Thú chơi cú gáy có lẽ bắt đầu từ xa xưa, từ khi có văn minh lúa nước ra đời. Con cu gáy gắn liền với ruộng đồng, làng quê Việt nam. Trong thơ văn thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp những câu thơ về chim cu gáy, trong phim ảnh nếu có cảnh về thôn quê đạo diễn thường lồng tiếng chim gáy vào để nói lên một miền quê yên tĩnh trong lành và trầm lắng. Thú chơi cu gáy không phải ai cũng chơi được mà phải là người yêu thiên nhiên yêu đồng ruộng, yêu tiếng chim gù và hơn hết phải là người kiên nhẫn và chịu khó.
Tôi là một người mê chim gáy từ nhỏ, từ khi con học cấp II. Tôi chơi cho đến khi vào đại học thì đành bỏ lại chim mồi cho gia đình tôi nuôi. Hồi đó những năm 1990 nghe đâu có người đến trả chim mồi với một số tiền lớn nhưng ba tôi nhất định không bán. Chim mồi tôi nuôi là do tôi đổi một con chó săn rất đáng giá, nó gáy thỉnh thoảng có một hậu (cục cu cu...cu- một hậu) nhưng thường thì không hậu (cục cu cu- không hậu). Con chim này người bẫy không biết nó thế nào vì không quan sát kỹ. Nuôi chưa tới 1 năm thì nó đã "nổi", và tơi đã mang nó đi thử. Hồi đó chăn bò nên tôi thường mang nó theo và chẳng bao lâu nó đá thu phục được con chim ngoài (gọi là chim bổi) đầu tiên, từ đó bất kể mùa mưa hay nắng cứ mang nó ra là nó gáy, có ngày vài ba con, có hôm không có con nào nhưng nó không nãn. Có lần nó thu phục một con bổi dính bẩy 3 lần nhưng thoát ra được vì con bổi này quá nhỏ. Cứ mỗi lần thoát là nó như mất hôn nhưng sau đó chim mồi lại làm cho nó quên ngay và lao vào lần hai...lần 3. Lần thứ ba có lẽ nó không còn sức nữa và kể từ đó biết bao người đến bẩy mà không được. Lần thứ ba tôi ngồi gần hơn và khi dính lưới tôi lấy sào treo chim có câu liêm đè nó xuống cho đến khi nó mệt hết vùng thì tôi lấy sào ra móc chim xuống. Thế mà vừa gần chạm đất nó lại tuột ra.
Tháng ngày đưa đầy tôi lang thang từ nước này qua nước khác, trong tôi máu cu gáy vẫn chảy âm ỉ từng ngày. Tôi không còn nuôi chim gáy từ vào đại học cho đến khi ra trường đi làm đi học. Học xong tiến sĩ thì tôi lại về nước và gầy dựng hai con mồi, một con có thể nói là cực hay, giọng thổ đồng, một hậu, khi gù dặm rất nhiều. Mới nuôi hơn 1 tháng thì nó đã thành mồi (con này tôi mua lại của người khác với giá...50.000 đồng thời điểm năm 2004), nghe đâu họ nuôi từ nhỏ lên. Mới đi thực địa làm quen có mấy bữa mà nó gáy rất hăng. Còn con mồi thứ hai là thổ sấm, một đứa bạn cho tôi. Thế rồi tôi lại khăn gói ra đi, tôi sang Mỹ theo một chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ đằng đẳng cho tới tận bây giờ. Mỗi lần gọi điện thoại về cho vợ là hỏi ngay "Cu anh có khỏe không?". Thường thì bà xã nói trêu là "Cu anh rấttt khỏe, nó gáy suốt ngày". Rồi vợ con cũng dắt nhau qua Mỹ, mấy con cu để lại nhờ dì (em vợ) trong coi. Thỉnh thoảng vẫn hay gọi điện về hỏi thăm nhưng không còn nói năng dạn dĩ như nói với vợ. Rồi ông cậu bên vợ cũng lên lấy 1 con về nuôi, lại lấy đúng con hay thổ đồng, nghe đâu ông bẫy quá trời chim bỗi, bẫy về toàn thịt. Năm tháng trôi mau, ở nhà gặp đợt cúm gia cầm cả hai đều đi theo ông bà. Nghe tin tôi tiếc ngẫn ngơ, biết khi nào tìm ra 1 con mồi như vậy.
Người ta thường nói trên đời có 4 cái ngu, làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu. Mấy cái ngu khác thì không biết thực hư thế nào. Còn cái ngu thứ ba thì tôi đã trãi qua. Xin nói ngay, gác cu tức là đi bẩy cu (chim cu gáy) hay gọi là đánh cu. Chim cu gáy có nhiều loại, nhưng loại thông thường người ta nuôi để đánh là loại chim gáy có tên tiếng anh là dove spotted và tên khoa học là Streptopelia chinensis. Nó thuộc loài bồ câu nhưng nhỏ hơn rất nhiều, thường sống ở vùng nhiệt đới nam châu á như Trung quốc, Ấn độ, Sri Lanca, Việt nam...Thôi thì nó sống đâu mặc nó, cái quan trong là gác cu nó thế nào mà nhiều người chấp nhận "ngu" với nó vậy? Thường thì ở Việt nam, nếu ở thôn quê ít nhất một lần mọi người đã nghe tiếng cu gáy. Người bình thường thì nghe tiềng gáy con nào cũng như con nào. Nhưng người "trong nghề" thì hoàn toàn khác. Có con gáy giọng thổ, con gáy giọng kim, rồi thổ đòng , thổ sấm...Rồi con thì gáy 1 hậu, con thì 2 hậu thâm chí có con gáy 3 hậu và có con không có hậu, nhưng 2 loài sau cùng rất hiếm. Gáy như vậy là sau là 1 hậu, cục cu cu...cù. Còn 2 hậu sẽ là cục cu cu...cù...cù. Chim gáy đá nhau hoặc là tranh gianh chim mái hoạc tranh gianh lãnh thổ. Thường 2 con đứng ở hai gốc cây khác nhau cùng thi nhau tiếng gáy. Chim mái chỉ đứng lắng nghe và theo dõi. Hai bên trổ hết tài nghệ ra, nào là chiêu, nào là thúc, nào là gù nào là dặm... Bên nào chịu hổng nỗi coi như thua cuộc và sẽ bay đi. Nếu sau khi đã hết ngón nghề mà vẫn bất phân thắng bại thì mới sử dụng tới chân tay và miệng nữa. Cả 2 lao vào nhau thể hiện sức mạnh một bên mà bảo vệ tình yêu còn một bên là chiếm đoạt người yêu bên nào cũng có động lực để chiến đấu hết mình. Nó dùng cách quật vào nhau, dùng mỏ mổ nhau, dùng chân kẹp nhau và còn nhiều độc chiêu khác như dã đò bay đi khi thấy địch thủ thừa thắng đuổi theo, nó sẽ quật ngược trở lại, gọi là đòn hồi mã thương đó! Nhìn 2 con chim gáy đánh nhau còn sướng hơn đá gà nhiều nhiều lắm cơ. Nếu gặp chúng đá nhau dưới lúc trời mưa thì đơi khi nó đá say, lông nó sẽ ướt bởi nước mưa và khi đó ta có thể bắt luôn cả 2 con đem về...nấu cháo nếu không phải dân chơi cu. Còn gặp dân nhà nghề thì khỏi phải nói, chỉ xem thôi đã thay sướng rồi huống chi là tóm được chúng. Có khi được vàng còn không sướng bằng nữa. Kể cũng lạ hễ con trống mới mà thắng con trống cũ thì con trống cũ lập tức bay đi nơi khác và con mái lại theo con trống mới, cái này không giống người lắm nhỉ? Gặp con trống mà vì lý do nào đó mà chim mái nó không còn thì không đến nỗi khó bảo vệ hạnh phúc nếu con trống gan da và khỏe một chút. Chứ gặp con "cu một" thì xui cho hạnh phúc nhà em rồi đó, nó chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, với lại nó còn non nên rất khỏe nữa, chim non háu đá là vậy đó!
Mãi kể chuyện cu đá nhau quên cả chuyện gác cu luôn.
Xem một video clip minh họa của một bạn có nick là cuccru post trên youtube
Trước hết muốn gác cu thì phải nuôi được một con cu mồi. Chuyên này không dễ chút nào. Thường thì cu trưởng thành (loại mình đánh về, chứ không phải từ chim con nuôi lên), phải nuôi ít nhất là 1 năm có khi 2 có khi 3-4 năm nó mới nổi, nghĩa là nó bắt đầu gáy trả lại chim ngoài. Nhưng coi chừng, nếu đem đi đánh ngay có khi gặp con ngoài dữ quá là "lặn" luôn, phải cho nó tập dần, nghĩa là phải chơi với con hiền hiền trước để nó tự tin cái đã. Sau khi đánh được con đầu tiên nó mới thực sự thành mồi. Kiếm được con cu mồi hay khó lắm, nhiều con hay lên tới mấy cây vàng nhưng thường dân chơi cu nghề thì bao nhiêu cũng không bán. Tôi biết có con đổi một chiếc xe dream Thái mà họ không đổi. Con mồi hay phải là con mồi phải dạy sào, nghĩa là treo đâu gáy đó, treo lên là gáy ngay, không được sợ cu ngoài, phải biết lúc cương lúc nhu. Lúc nào cần thì thúc, lúc nào thì gù, lúc trầm, lúc bổng, lúc khoan thai lúc dồn dập...
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 23 Tháng 6 2010 21:44
Tản mạn cu gáy Mỹ
Viết bởi Tre làng
Thứ bảy, 07 Tháng 7 2007 09:54
Mỗi người có một thú vui, người mê câu cá, kẻ mê chim, người mê cây cảnh, kẻ mê săn bắn...chưa kể những người mê cá độ. Tôi có một đam mê đó là thú nuôi cu gáy. Những ngày xa quê bỏ lại những con chim cu mồi ở lại quê hương, lòng hồi hộp chờ một ngày trở về nghĩ rằng khi đó những con cu gáy chắc là đã thành những con mồi tuyệt vời. Thế nhưng sau ba tháng gầy dựng cơ đồ từ ngày ở New Delhi về, tài sản chỉ có 2 con chim gáy, cả hai chưa thành cu mồi thì tôi đã lại dứt áo ra đi.
Những khi gọi điện thoại về cho vợ, những lời hỏi thăm thật là ngồ ngộ "Con cu anh thế nào rồi em" , "con cu anh tối nào cũng gáy om sòm không cho hàng xóm ngủ". Thế mà khi mọi thứ đang trôi đi thì đùng một cái cúm gà, cúm chim, cả hai con cu gáy đều về chầu diêm vương. Một cảm giác tiếc, nhớ, thương tràn trề.
Những chiều nghe tiếng chimcu gáy lòng bồn chồn nhớ quê, tưởng rằng ở Mỹ không ai nuôi cu gáy, ai ngờ một ngày vào mạng nhờ ông google, được ông chỉ tới mấy địa chỉ, có nơi đáng tin cậy thì giá quá cao, một cặp tới 380 đô mà phải chờ tới 4 tuần mới có. Thì ra cu gáy nó đắt thế, thử hỏi tại sao nó đắt và đây là câu trả lời. Hồi trước cu gáy thường nhập từ Philippine và các nước châu á nhưng từ ngày bị dịch cúm chim từ Châu á thì họ cấm nhập. Chỉ có giống chim cu gáy tên là spotted dove là hiếm vì nó ít sống ở Mỹ. Ở Việt nam cũng có nhiều loại khác nhau nhưng mọi người chỉ thích loại cu cườm này (spotted dove) mà thôi.
Lang thang khắp nơi trên nét thế rồi cũng tìm ra một đôi 300$, nhờ một chị bạn ở Florida xem coi địa chỉ đó có chính xác không hay là địa chỉ ma, lừa đảo...vì ông bán chim chỉ lấy tiền money order mà không lấy bất cứ hình thức thanh toán nào khác như personal check hay paypal. Thế rồi chị H cho hay chị có nhờ bạn chị gần đó ghé xem thế nào vì nhà chị tới đó hơn 4 tiếng lái xe. Kết quả chị cho hay:
Dưới đây là email của nhà thơ Dương Quân ở Tampa, người mà chị H hỏi việc mua chim gáy dùm T, Chị H thấy không ổn rồi T ...