Các a cho em hỏi! E có con mồi đất nước chới rất kỳ lạ. Khi có chim về gần nó gáy thúc ( tự chơi); khi bổi rớt xuống đất con nào đấu nhanh thì dính dò, con nào đấu lâu (hoặc đụng dò) thì nó gù đấu khoảng chục sạc, sau đó nó gù ít đi, chim rừng gù 3 hay 4, 5 sạc nó chỉ gù 1 hoặc 2 sạc rồi lại chạy bổi, có lúc tưởng như nó bỏ bổi vì chim ngoài gù mười mấy sạc ( gù ghê lắm) nó chỉ làm lại 1 hoặc 2 sạc rồi lại chạy bội. nói chung về sau nó chơi ít gù đí, thiên về chơi kiểu chạy bội; chim bổi ngoài rừng đá hay đánh nó thì nó chỉ né rồi gù lại + chạy bội, rất ít khi nó đá lại bổi rừng. Theo các a chim như thế có phải yếu gù, khó bắt chim ko ah. Cũng nói thêm nó chơi nước như thế nhưng đa phần chim rớt xuống đất là dính dò, con này em mới tập, nó ra mồi từ chim bổi chính xác gần khoảng 1 tháng rưỡi và bắt dc 12 con. Mấy a cho ý kiến về nước chơi của e nó ah!