Đèo Ngoạn Mục trở thành nỗi ám ảnhQĐND - Thứ Ba, 27/08/2013, 22:49 (GMT+7)
QĐND - Đèo Ngoạn Mục (còn gọi là đèo Sông Pha) nằm trên Quốc lộ 27, nối liền 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng, là tuyến giao thông huyết mạch, cửa ngõ giữa các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Từ năm 2008 trở lại đây, do dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 kéo dài, dở dang, nên đèo Ngoạn Mục đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người, phương tiện qua lại...
Đèo Ngoạn Mục dài 19km, nối thung lũng Ninh Sơn (Ninh Thuận) và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), là một trong những đèo hùng vĩ, hiểm trở, nhưng cảnh quan rất đẹp. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu liên tục thay đổi theo độ cao, Ngoạn Mục là danh thắng, điểm tham quan lý tưởng của du khách.
Qua 4 năm triển khai, nhiều đoạn trên đèo Ngoạn Mục vẫn dở dang và nguy hiểm.
Đầu năm 2009, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 từ TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Ngã ba Phi-nom (Lâm Đồng) được khởi công, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải), tổng kinh phí toàn bộ dự án là 996 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Riêng đoạn đèo Ngoạn Mục được chia thành 3 gói thầu, có 5 nhà thầu tham gia gồm: Công ty cổ phần 471, Công ty cổ phần Hoàng An, Công ty TNHH Thành Long, Công ty cổ phần xây dựng 123 và Công ty cổ phần và tư vấn đầu tư 18. Tính ra, trung bình mỗi đơn vị chỉ đảm nhiệm thi công khoảng 3,8km. Theo kế hoạch, cuối năm 2011, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Có mặt trên đèo Ngoạn Mục những ngày này, hình ảnh về một tuyến đường đèo mới, khang trang, an toàn… như hình dung ban đầu của chúng tôi đã biến mất, thay vào đó là nỗi lo về mối nguy hiểm mất an toàn luôn rình rập. Toàn bộ tuyến đường đèo dài 19km bị cày xới nham nhở, đất đá ngổn ngang, hệ thống biển báo hoen gỉ, vỡ nhiều. Tại các điểm sạt lở, một nửa thân đường đã bị nước cuốn trôi xuống vực, phần đường còn lại chỉ đủ cho 1 xe ô tô "bò" qua. Tại những điểm như vậy, hệ thống lan can chỉ là những cọc gỗ buộc dây ni-lông sơ sài, tạm bợ. Toàn bộ tuyến đèo lầy lội, trơn trượt, người và xe cộ lấm lem bùn đất. Anh Dương Minh Tùng, nhà ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, lái xe tải chở rau tuyến Đà Lạt-Phan Rang than thở: “Đèo Ngoạn Mục là chiếc "thang" bắc giữa đồng bằng với cao nguyên, nhưng bây giờ nó giống như một chiếc... thang mục. Mỗi khi trèo lên là tim đập, chân run…”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, từ tháng 3-2011, do thiếu vốn, nên dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27, trong đó có đoạn qua đèo Ngoạn Mục, bị dừng lại. Toàn bộ công trường cải tạo đèo ngổn ngang, đình trệ. Đến tháng 10-2012, dự án mới được tái khởi động, nhưng do nguồn vốn bố trí hạn hẹp (khoảng 30 tỷ đồng), chỉ đủ để thi công một vài đoạn đường xung yếu, chắp vá trên đèo.
Đến nay, dù chưa có thống kê chính thức về thiệt hại do sự chậm trễ tiến độ của dự án gây ra, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy, các tour, tuyến du lịch như: TP Hồ Chí Minh-Đà Lạt-Ninh Chữ; TP Hồ Chí Minh-Đà Lạt-Vĩnh Hy đã không còn nằm trong hoạt động của các công ty du lịch. Một số cơ sở kinh doanh vận tải tuyến Đà Lạt-Phan Rang đã phải thay đổi hành trình bằng cách đi vòng xuống Nha Trang sau đó vào Ninh Thuận. Phải đi vòng như vậy, quãng đường di chuyển xa gấp 3 lần, thời gian di chuyển và nhiên liệu tiêu hao cũng tăng lên tương ứng.
Thời gian qua, trên đoạn đèo này cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, có vụ nghiêm trọng như chiếc xe khách 45 chỗ ngồi khi chạy trên đèo đã lao xuống vực vào tháng 12-2012, khiến 15 hành khách bị thương nặng. Thiếu úy Mai Văn Dung, làm việc tại Trạm cảnh sát giao thông 1/27 dưới chân đèo cho biết: “Tuyến đường này thi công quá chậm, lại thiếu các biển báo an toàn, nên thường xảy ra tai nạn giao thông”.
Từ năm 2013, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 được chuyển giao cho Ban quản lý dự án 8 (Tổng cục Đường bộ), mặc dù số vốn bố trí cho toàn bộ dự án năm 2013 đã tăng lên đáng kể, khoảng 110 tỷ đồng, nhưng tiến độ thực hiện vẫn diễn ra chậm chạp. Riêng đoạn đèo Ngoạn Mục, các đơn vị thi công mới thảm nhựa được 3,5km, phần còn lại vẫn đang thực hiện các bước như xây ta-luy, lắp đặt hệ thống thoát nước, khắc phục các đoạn bị sạt lở, nổ mìn phá đá, cấp phối nền đường...
Theo thống kê của ngành giao thông-vận tải hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, hiện số phương tiện lưu thông qua đèo đã giảm nhiều so với trước, tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có hàng trăm phương tiện di chuyển qua đèo, rất nguy hiểm. Việc thi công chậm tiến độ không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân trong khu vực. Bao giờ đèo Ngoạn Mục hết ngổn ngang, nguy hiểm, xứng với danh thắng, cảnh đẹp nơi đây?
Rất mong chủ đầu tư có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án. Trước mắt, các đơn vị thi công và cơ quan chức năng cần sớm lắp đặt bổ sung hệ thống biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm, khẩn trương khắc phục các điểm sụt lún, sạt lở. Lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường tuần tra, ứng trực và hướng dẫn giao thông, nhằm hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra đối với người, phương tiện lưu thông qua tuyến đường này.
Đầu năm 2009, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 từ TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến Ngã ba Phi-nom (Lâm Đồng) được khởi công, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông vận tải), tổng kinh phí toàn bộ dự án là 996 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Riêng đoạn đèo Ngoạn Mục được chia thành 3 gói thầu, có 5 nhà thầu tham gia gồm: Công ty cổ phần 471, Công ty cổ phần Hoàng An, Công ty TNHH Thành Long, Công ty cổ phần xây dựng 123 và Công ty cổ phần và tư vấn đầu tư 18. Tính ra, trung bình mỗi đơn vị chỉ đảm nhiệm thi công khoảng 3,8km. Theo kế hoạch, cuối năm 2011, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Có mặt trên đèo Ngoạn Mục những ngày này, hình ảnh về một tuyến đường đèo mới, khang trang, an toàn… như hình dung ban đầu của chúng tôi đã biến mất, thay vào đó là nỗi lo về mối nguy hiểm mất an toàn luôn rình rập. Toàn bộ tuyến đường đèo dài 19km bị cày xới nham nhở, đất đá ngổn ngang, hệ thống biển báo hoen gỉ, vỡ nhiều. Tại các điểm sạt lở, một nửa thân đường đã bị nước cuốn trôi xuống vực, phần đường còn lại chỉ đủ cho 1 xe ô tô "bò" qua. Tại những điểm như vậy, hệ thống lan can chỉ là những cọc gỗ buộc dây ni-lông sơ sài, tạm bợ. Toàn bộ tuyến đèo lầy lội, trơn trượt, người và xe cộ lấm lem bùn đất. Anh Dương Minh Tùng, nhà ở thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, lái xe tải chở rau tuyến Đà Lạt-Phan Rang than thở: “Đèo Ngoạn Mục là chiếc "thang" bắc giữa đồng bằng với cao nguyên, nhưng bây giờ nó giống như một chiếc... thang mục. Mỗi khi trèo lên là tim đập, chân run…”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, từ tháng 3-2011, do thiếu vốn, nên dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27, trong đó có đoạn qua đèo Ngoạn Mục, bị dừng lại. Toàn bộ công trường cải tạo đèo ngổn ngang, đình trệ. Đến tháng 10-2012, dự án mới được tái khởi động, nhưng do nguồn vốn bố trí hạn hẹp (khoảng 30 tỷ đồng), chỉ đủ để thi công một vài đoạn đường xung yếu, chắp vá trên đèo.
Đến nay, dù chưa có thống kê chính thức về thiệt hại do sự chậm trễ tiến độ của dự án gây ra, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy, các tour, tuyến du lịch như: TP Hồ Chí Minh-Đà Lạt-Ninh Chữ; TP Hồ Chí Minh-Đà Lạt-Vĩnh Hy đã không còn nằm trong hoạt động của các công ty du lịch. Một số cơ sở kinh doanh vận tải tuyến Đà Lạt-Phan Rang đã phải thay đổi hành trình bằng cách đi vòng xuống Nha Trang sau đó vào Ninh Thuận. Phải đi vòng như vậy, quãng đường di chuyển xa gấp 3 lần, thời gian di chuyển và nhiên liệu tiêu hao cũng tăng lên tương ứng.
Thời gian qua, trên đoạn đèo này cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, có vụ nghiêm trọng như chiếc xe khách 45 chỗ ngồi khi chạy trên đèo đã lao xuống vực vào tháng 12-2012, khiến 15 hành khách bị thương nặng. Thiếu úy Mai Văn Dung, làm việc tại Trạm cảnh sát giao thông 1/27 dưới chân đèo cho biết: “Tuyến đường này thi công quá chậm, lại thiếu các biển báo an toàn, nên thường xảy ra tai nạn giao thông”.
Từ năm 2013, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 được chuyển giao cho Ban quản lý dự án 8 (Tổng cục Đường bộ), mặc dù số vốn bố trí cho toàn bộ dự án năm 2013 đã tăng lên đáng kể, khoảng 110 tỷ đồng, nhưng tiến độ thực hiện vẫn diễn ra chậm chạp. Riêng đoạn đèo Ngoạn Mục, các đơn vị thi công mới thảm nhựa được 3,5km, phần còn lại vẫn đang thực hiện các bước như xây ta-luy, lắp đặt hệ thống thoát nước, khắc phục các đoạn bị sạt lở, nổ mìn phá đá, cấp phối nền đường...
Theo thống kê của ngành giao thông-vận tải hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, hiện số phương tiện lưu thông qua đèo đã giảm nhiều so với trước, tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có hàng trăm phương tiện di chuyển qua đèo, rất nguy hiểm. Việc thi công chậm tiến độ không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân trong khu vực. Bao giờ đèo Ngoạn Mục hết ngổn ngang, nguy hiểm, xứng với danh thắng, cảnh đẹp nơi đây?
Rất mong chủ đầu tư có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn, nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án. Trước mắt, các đơn vị thi công và cơ quan chức năng cần sớm lắp đặt bổ sung hệ thống biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm, khẩn trương khắc phục các điểm sụt lún, sạt lở. Lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường tuần tra, ứng trực và hướng dẫn giao thông, nhằm hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra đối với người, phương tiện lưu thông qua tuyến đường này.
Bài và ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/259392/Default.aspx- Dưới đây là topic mà TX có chụp 1 số hình ảnh về con đèo này mọi người xem lại cho vui
http://www.cugay.org/diendan/index.php?topic=5999.msg38460#msg38460