Chào anh em !
hôm nay cugayquangngai xin được viết bài này , để bổ sung thêm kinh nghiệm cho anh em cách xử lý cu gáy mồi khi bi BỒ CẮT vồ nha !
Đây là kinh nghiệm thực thế của bản thân tôi khi đi bẫy cu gáy , Nói về bồ cắt có thể chia làm 2 loại như sau :
Loại 1 : là bồ cắt lớn như : đại bàng , chim ưng , chim ó , diều , quạ, bìm bịp ... loại này không đáng sợ vì chúng to lớn dễ phát hiện mà chúng không săn cu gáy , cu gáy thấy loại này chỉ giật mình thôi không sợ vẫn gáy gù bình thường khi không còn thấy bóng dáng chúng nữa .
Loại thứ 2 : là bồ cắt nhỏ ( gọi là bồ cắt cu ) loại này là khắc tinh chuyên săn cu gáy , loại này nhỏ bằng cổ tay ( to lắm thì bằng con chim khứu thôi ) hay đứng trong những cây rậm , những cây khuất dễ mai phục .
khi gặp loại này thì ta xử lý như sau :
- Kiểu thứ 1 : nó chưa nhảy vào lồng cu mồi mà bị ta phát hiện thì nhanh chóng , cầm sào tới đuổi và la thật to như đuổi gà vậy . cho chim mồi mình đỡ sợ phân tán tư tưởng bớt , vì có con cu mồi yếu mật nhát gang chỉ thấy bồ cắt là ngã đùng ra chết mà dân chơi cu gáy gọi là bị lưng mật do sợ quá nên chết .Và đem mồi đi chỗ khác treo chứ để đó nó không gáy nữa đâu
- kiểu thứ 2 : là cu mồi đã bị tấn công bồ cắt đã nhảy vào lồng và mắt lưới ,thì ngay lập tức cầm sào chạy tới hạ cu mồi xuống đất , nếu cu mồi bị giết chết rồi thì bó tay thôi do số nó xui thôi , xin chia buồn cùng anh em .
còn nếu cu mồi còn sống thì xử lý như sau :
+ Bước thứ 1 : anh em nhanh chóng cầm con bồ cắt thật chặt ( cẩn thận cặp chân móng nó sắt lắm đó ) tay còn lại bẽ gãy hai của nó làm nhanh lên nha , sau đó lấy ra khỏi lồng rồi nhanh chóng lo cho cu mồi đã
+Bước thứ 2 : anh em nhanh chóng lấy nước đem theo uống nếu không có thì lấy nước suối ... miễn là nước sạch thôi . tưới điều và ướt đẫm hết lồng mà phải cho, chim ướt luôn nha mới tốt càng ướt còn tốt nhưng đừng tưới nhiều lần nha . lúc đó chim có thể bị thương và rất hoảng sợ bạn nên ngồi gần và suýt gió theo tiếng cu gáy cho chim bình tĩnh lại nha
sau khi làm xong các thao tác trên bạn nên xách chim ra chỗ thoáng đoãng có vùng đất khoáng ,có ánh nắng măt trời rồi hạ thổ cho chim ăn đất và tắm nắng nha bạn cũng ngồi gần gần đó thôi cho chim yên tâm . khi chim đã tắm nắng khô lông thì lồng bạn cũng đã khô , thì bạn xếp lồng bao lồng lại không treo chim nữa đem về nhà
+Bước thứ 3 : khi đem về nhà bạn cần sang chim ra lồng rộng , cho ăn uống đầy đủ cho chim lại sức và dưỡng thương . sau 1 thời gian khi thấy chim đã mạnh trở lại như lúc xưa thì tiếp tục sang vào lồng bẫy đi ra chiến trường chiến đấu như xưa
Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi , đã cứu được rất nhiều chim cu gáy mồi và sau này có gặp lại bồ cắt thì chúng cũng ít sợ hơn !
_friend_