Chào bạn!
Xin giới thiệu: Mình tốt nghiệp ngành Tài nguyên môi trường, về phần sinh học di truyền cũng tạm ổn.
Vấn đề này mình xin phép trả lời như sau:
Loài chim cu hay những họ bồ câu (loại đơn thê) có nguồn di truyền rất đồng đều từ bố mẹ. Khác với chó thường mang nguồn gen của cha nhiều, gà thì giống mẹ. Cho nên khả năng bị lặp đoạn hoặc mất đoạn nhiễm sắc thể khi giao phối cận huyết rất cao. Trường hợp mang tính trạng tốt sẽ được nhân đôi và ngược lại. Nghĩa là: có những con rất hay hoặc rất tệ. Vì vậy, tôi xin khuyến cáo bạn không nên cho chúng giao phối cận huyết vì khả năng chim non bị dị tật do đột biến nhiễm sắc thể theo hướng bất lợi rất cao so với những loài khác. Khả năng đề kháng rất yếu do nguồn gen không được phong phú (chỉ do cha mẹ truyền lại một cách rập khuôn).
Theo quy luật tự nhiên, khi chim cu non rời tổ thì mỗi con đi một hướng để tránh giao phối cận huyết. Khi chúng tìm được một đàn riêng (gồm những thanh thiếu niên độc thân) sẽ tìm hiểu và bắt cặp ngẫu nhiên. Có rất nhiều trường hợp nuôi một đôi từ bé khi chúng bắt đầu dậy thì sẽ đánh nhau ác chiến mà không chịu kết đôi. Lý do rất đơn giản, chúng không hòa thuận vì bản năng ngăn cấm việc giao phối cận huyết.
Yêu cầu trước mắt là bạn nên để ý phân biệt chim trống mái, khi chọn được chim mái muốn sinh sản, bạn nuôi trên 6 tháng (chim nuôi nhốt dậy thì trể hơn tự nhiên) thì tìm một chú trống hay và bắt đầu cho chúng bắt cặp.
Chúc bạn thành công!
Nếu bạn tìm được nguồn chim non giá cả phải chăng thì giới thiệu cho mình với!
Bút danh: Bảo Xuyên - 0902.847.946 - Tân Bình, Tp. HCM