Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - Duy Hùng

Trang: [1]
1
Thú chơi cu gáy mồi / Bạch đề bốn móng
« vào lúc: 20/10/2012 12:01:40PM »
Mới có được một em bạch đề 4 móng và dán cánh nhờ AE xem tướng dùm xem em nó thế nào. Thanks!
(lông cánh dán cong lông dai bên trong nên nhìn hơi khó thấy)
[img]http://nr4.upanh.com/b6.s35.d3/41f189dc9bde65611a7799bd9de01207_50154084.dsc0000009.jpg[/img]
Thân!!!

3
GIAO LƯU - KẾT BẠN / Vài hình ảnh của AE Thanh Hoá offline
« vào lúc: 06/08/2012 05:13:15PM »
  Chào toàn thể ACE trên DĐ đây là vài hình anh của AE Thanh Hoá offline gặp mặt nhau hôm qua 05/08/2012 nay mình úp lên chia vui cùng các ACE trên DĐ!  _zoo_ _zoo_ _zoo_ _zoo_
Thân Chào!!!




4
Thú chơi cu gáy mồi / Đôi chim non
« vào lúc: 17/06/2012 11:26:31AM »

5
Những chuyến gác cu thú vị / Bổi bắt ngày 24/05/2012
« vào lúc: 24/05/2012 08:34:04PM »
  Kính thưa các cụ hôm nay trời mưa gió mấy AE hú nhau mua mồi về nhậu, tới gần trưa trời tạnh mưa hừng nắng vào xem AE làm mồi thế nào rồi, đi vào nhà trong cách nhà ngoài khoảng gần 20.000cm, phát hiện có một em đứng trên cây dừa gáy giọng khá hay chợt nghĩ mưa gió mà có em gáy sung thế nhắc là khá đây liền quay về lấy mồi và lụp vào gác gay, khi gác mồi lên thì bổi bay mất tiêu, mồi gáy mà chẳng thấy bổi đâu chờ lâu quá không thấy bổi về trong khi đó AE trong nhà thì kêu vào nhậu nên để đại mồi trên kèo vào nhà nhậu. Nhậu được chừng gần nữa tiếng đi lại cưa sổ lắng xem sao thì nghe mồi đang gù dồn dập, đi ra thì nhìn thấy lưới đã sập bổi đã nằm yên  _yahoo_ _yahoo_ giờ úp vào tấm hình lên nhờ các cụ xem em nó thế nào! (gác có một mình nên ko chụp được hình phong cảnh và kèo gác lụp dừa mong ACE thông cảm).
Đây là hình em nó các cụ cứ chém thoải mải:
[img]http://nm6.upanh.com/b5.s1.d4/acbc28f2b5f6ae89b114621aaf1b551b_45173756.hinh0194.jpg[/img][img]http://nm4.upanh.com/b5.s26.d2/26c6cdd1c4e7725919fac2f5e7cb7612_45173764.hinh0195.jpg[/img][img]http://nm9.upanh.com/b4.s1.d4/4f2003fc59e1440c1b960c4bcc155d46_45173779.hinh0196.jpg[/img][img]http://nm6.upanh.com/b3.s29.d2/19c28ec8f657efec526c5a4bb16e7aa9_45173796.hinh0197.jpg[/img][img]http://nm4.upanh.com/b5.s26.d1/2c3121c0e313745825efef2e817ccdb0_45173804.hinh0198.jpg[/img][img]http://nm0.upanh.com/b3.s27.d2/f9e22df6f8bb74cdd4a48bc7756fc5e8_45173810.hinh0199.jpg[/img][img]http://nm0.upanh.com/b2.s26.d2/2361636c434cecf70abb811f6b6e8d40_45173820.hinh0200.jpg[/img][img]http://nm0.upanh.com/b2.s29.d1/2eb201152be05f63aa19cb00ca377e4a_45173830.hinh0202.jpg[/img]
Thân chào!!!

6
Thú chơi cu gáy mồi / Cu gáy lưới
« vào lúc: 20/05/2012 05:36:03PM »
  Tình hình là lâu nay bận quá ko lên DĐ tán với ACE được và củng ko đi bẩy được nên hôm rồi đi làm gặp người bán cu gáy dật lưới về lựa mua được một em để nuôi cho vui. Nay mình úp lên nhờ ACE xem dùm tướng số em nó ra sao, nhất là em nó trống hay mái đây chân thành cám ơn!
Đây là hình em nó:
[img]http://nm3.upanh.com/b1.s28.d2/425ebad6ec1a231775fc6b00e495d4c9_44974833.hinh0189.jpg[/img][img]http://nm5.upanh.com/b2.s1.d4/39b0e89d7358f4e28706f15a0179ec7e_44974835.hinh0187.jpg[/img][img]http://nm7.upanh.com/b2.s1.d4/ab065dab6194dd9c265e00f11c5a2f15_44974837.hinh0188.jpg[/img]
Hình quá lớn ACE ko xem rõ thì nhấp vào hình xem dùm cám ơn!
Thân chào!!!

7
  Hôm nay một ngày đẹp trời tranh thử buổi sáng nắng ấm đi gần nhà đặt một kèo tập em mồi mới lên (vì buổi chiều phải đi trực rồi  _handup_) lượn một vòng thấy có bổi kêu ghé có cây xoài  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ loay hoay tìm mãi mới có dược một cành thế coi tạm tạm được vậy là xin chủ nhà  _calm_ _calm_ _calm_ bẻ bớt vài nhánh cho thoáng chủ nhà đồng ý  =)) =)) =)) thế là xong. Kèo đầu tiên vì quá vội vả nên cài chốt bẫy ko dược sâu bổi về gáy thúc rồi chuyền cành mồi củng ko sợ chơi lại mày luôn  _yahoo_ thế là mồi gù làm rung lụp sập bẩy  =(( =(( =(( (bổi chưa chảy đã sập lưới  =(( ). Bắt buộc phải đuổi bổi đi để cài lại bẫy  =)) gác tiếp kèo thứ hai, gồi 30 phút mồi thúc thế là bổi về  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ , bổi xuống đấu 20 phút nữa, mồi ko chụi thua ăn miếng trả miếng với bổi ngay bổi chơi ko lại giận quá nhảy tử đá thế là hết phim  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ !

  Nhờ các AE xem, chém dùm luôn em bổi đánh được đầu tay này thế nào. Và dưới đâu là một số hình anh em nó!
Chú ý: Em ở hình trên cùng các bác đừng có chém nhé  =)) =)) =)) chém em đó rớt đất thì tiêu mấy  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_.





















8
Các bác xem dùm nước non như thế nào. Xin cám ơn!





9
Tâm sự- Nhật ký / Gửi lời cám ơn
« vào lúc: 05/11/2011 11:31:34AM »
    Hôm nay là một ngày đẹp trời, nên sáng thức dậy Hùng thấy trong người rất phấn khởi và củng đỡ đau nhiều rồi đi lại thấy dễ dàng hơn mấy ngày trước, ko rõ hôm hay có động thái gì mà sức khoẻ của mình lại tốt thế ko biết. Vậy là Hùng tranh thủ gồi vào máy tính một chút để viết vài lời cám ơn tới toàn thể ACE trong Diễn đàn.
   
   Lời mở đầu Hùng xin chân thành cám ơn tới toàn thể ACE trong BQT và toàn thể  ACE thành viên trong Diễn đàn cugay.org đã quan tâm, gúp đỡ và điện thoại gửi lời hỏi thăm sức khoẻ tới Hùng trong thời gian Hùng bị bệnh vừa qua. Hùng cảm thấy rất vui sướng và xúc động khi được làm bạn với nhiều bạn bè trên khắp mọi miền đất nước cùng chung niềm đam mê, dù có những người chỉ biết qua trên DĐ và trên điện thoại. Đã quan tâm, hỏi thăm, gúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Một tình cảm gắn kết với nhau  thật ko thể nào quên và chúng ta cần phát huy như thế mãi mãi sau này!
      Một lần nữa Hùng ko biết nói lời gì hơn, xin chân thành cám ơn toàn thể ACE trong DĐ cugay.org chúc toàn thể ACE sức khoẻ dồi dào, thành công trong công việc, gia đình hạnh phúc!!!

         Thân chào!!!
 

10
Các thứ khác / Nhất tiễn mai
« vào lúc: 12/10/2011 12:23:55PM »

Nhất tiễn mai (lý văn vệ).flv
Nhất tiễn mai (lý văn vệ).flv

11
Quê hương tôi / Kiên Giang quê hương thứ hai
« vào lúc: 11/10/2011 07:14:45AM »
    Kiên Giang là quê hương thứ hai của tôi, nơi hiện tại tôi đang sinh sống và làm việc. Để mưu tả bằng lơì thì dài dòng quá nên tôi đã sưu tầm một số hình ảnh về Kiên Giang làm lên một đoạn video này cho mọi ngươì thưởng thức và biết nhiêù hơn về KG. Trong video Clip tôi có sử dụng thêm một số ảnh tư liêụ về đồng quê Việt Nam và chim cu cò cho thêm sinh động, thơì gian có hạn nên làm chưa được hoàn mỹ lắm mong bà con thông cảm và cho lơì góp ý thêm!

Kiên Giang qê tôi.wmv

             Thân chào!!!

12
Tâm sự- Nhật ký / Lời tâm sự
« vào lúc: 26/09/2011 02:30:46PM »
Những lời tâm sự chân thật
    Chúng ta ngồi đây, vốn dĩ chẳng ai có thể tự hiểu được mình, mà mình đã không hiểu được mình thì ai có thể hiểu được mình hơn mình đây ? Vì thế, để tìm ra một người hiểu mình là điều không tưởng. Cái quí nhất không phải ở chỗ hiểu hay không hiểu, mà là ở sự thông cảm.
Con người sống trong cuộc sống này, vốn cũng chỉ là một cá thể trong một quần thế, và cuộc sống không có nghĩa chỉ là ăn, ngủ, uống, tự thoả mãn những nhu cầu của mình. Cuộc sống riêng rẽ hơn là quan hệ giữa con người với những con người khác. Giống như một hạt thóc trong bịch thóc vậy, mọi thứ đều mông lung khó xác định, không có công thức mà cũng không có chân lý.

    Vì thế điều khó nhất không phải là sống được hay không ? Sống như thế nào ? Mà là sống cho điều gì và thực hiện điều đó ? Có những người họ không cần bạn bè, thậm chí ít bạn bè và họ quí trọng những người bạn ít ỏi đó của họ cao độ. Còn có những người có nhiều bạn bè và họ coi ai cũng như ai. Điều đó chẳng có gì là sai cả, mỗi người, mỗi vật, sinh ra và lớn lên, trải qua bao nhiêu ngày tháng đều quí lắm, đều là sự chắt chiu từng li từng tý một của những ngoại cảnh, hình thành nên con người họ. Người xấu cũng vậy mà người tốt cũng chỉ thế mà thôi. Đối với mình, họ là kẻ xấu, còn đối với họ, mình là kẻ xấu. Ai đúng ai sai ? Chẳng điều gì quyết định được cả.

"mình nhận được nhiều hơn đã cho đi ư ?" phải, nhưng vấn đề là ... nhận cái gì ?
Mình cho đi sự tốt đẹp và nhận lại nhiều hơn sự xấu xa ư ? Cuộc sống không có công thức, không có sự suy ra, không có tư duy lô zíc một cách chính xác, không có chân lý như Toán học, khoa học tự nhiên. Cuộc sống là những điều ngẫu nhiên, vô tình, trớ trêu sắp đặt dưới sự tác động của những điều đó. Vì thế, khi ta gặp toàn kẻ xấu, thì điều đó có nghĩa là: ta xấu xa và cái số của ta là số gặp kẻ xấu. Tất nhiên trong cả hai điều đó chẳng điều gì hoàn toàn cả, chúng có tỷ lệ phần trăm cả đấy.

    Vì vậy, con người không thể nào bắt ép người khác hành động theo đúng suy nghĩ của mình được, mỗi người đều tồn tại độc lập và không có sự ảnh hưởng nào thay đổi được tận gốc con người họ. Ở một mức độ nào đó, sự cố gắng chỉ đem lại cho riêng mình nỗi buồn.

   Tại sao không chấp nhận điều đó và lo lắng cho bản thân mình nhiều hơn ? Có tự hoàn thiện mình, tự đối xử tốt với mình thì mọi việc mới trở nên đơn giản, dần dần người khác với mình cũng vậy.

   Hãy sống theo những gì mình cho là đúng và mình nghĩ rằng nên làm. Bởi vì, nếu có sai đi chăng nữa, tự mình sẽ hiểu được mình nhiều hơn, tự mình sẽ tự bổ sung, sửa chữa cho mình. Thay đổi làm gì nếu sự thay đổi đó không có ích, không thay đổi làm gì nếu mình không hợp với hoàn cảnh đó nữa ?
Quá khứ là những điều có thật, và người ta hay bị cái bệnh "to lớn hoá" quá khứ. Những gì đã trải qua đều đã từng là những gì đang trải qua. Nhìn lại quá khứ là để nhìn lại mình, nhìn vào tương lai là để nhìn vào điều mình cần làm. Quá khứ là bài học, là kinh nghiệm, là điều không thể quên. Chúng ta, chỉ sau một khắc, một phút, một giây đều thay đổi, BlackDragon của 1' trước là quá khứ của BlackDrragon của 1' này. Bởi vì sau 1', BlackDragon đã viết được thêm một hai dòng.
Nhìn vào quá khứ, sống vì quá khứ là điều không sai, chỉ sai khi ta hoàn toàn sống dựa vào nó. Bởi vì dẫu sao những điều đã qua đó cũng đã qua rồi, mọi thứ chỉ còn là ký ức, hình ảnh, tương lai cũng chỉ là ảo mộng mà chỉ có thực tại là a:= true mà thôi.
Con người ta vốn không sống với hiện tại và sống vì tương lai, để rồi cứ mãi mãi như thế cho đến già, sống vì quá khứ.

    Sống có nghĩa là ta không chết, và không chỉ vậy. Làm người, một lần, hai lần ta từng nghĩ lại xem mình là ai, có khi ta không tìm ra được câu trả lời, bởi vì điều sai đã ở chính câu hỏi rồi. Ta là ai ư ? Ta vốn là một phương trình vô số nghiệm, ta vốn là một đồ thị hàm số chứ không phải là một hằng số để có thể định nghĩa.

    Xét cho cùng, ngày mai còn là một ngày mới, bởi vì ngày hôm nay đã cũ dần, ngày hôm qua đã là quá khứ mất rồi. Cái chu kỳ đó cứ lặp đi lặp lại như vậy mãi, đó là vòng chuyển động của cuộc sống này. Vì thế, chẳng ai có thể níu kéo lại được những giây phút đã qua. Quí trọng nó và đánh giá, yêu mến nó thế nào, phải chăng chúng ta cần suy nghĩ lại ?

Điều cuối cùng, có lẽ trong cuộc sống này, con người thực sự quá nhỏ bé, vì thế nên chấp nhận sự nhỏ bé đó, tìm cho mình một lối đi riêng, một khoảng trống riêng trước những sự bon chen, xô đẩy và cám dỗ.

    Ngày hôm qua sẽ không bao giờ trở lại, tương lai vốn chỉ là mơ hồ, vậy tại sao không sống cho hiện tại, sống cho tốt đẹp hơn, thoải mái hơn với chính tâm hồn của mình ?

    Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của đàn kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.

Sưu tầm


13
Cách chọn chim cu gáy
________________________________________
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY TÔI THEO DÕI THÂÝ CÓ MỘT SỐ ACE MỚI CHƠI CU GÁY HỎI THĂM CÁC CAO THỦ, NHỜ XEM CHIM GÁY DÙM (NÓI LÀ MỚI CHƠI NHƯNG KO BIẾT CÓ ĐÚNG LÀ MƠÍ HAY ĐÃ CHƠI LÂU RÔÌ). NÊN ĐÂY LÀ BÀI VIẾT VỀ CÁCH CHỌN CHIM CU GÁY XEM QUA (MỎ, MẮT VÀ CÁI ĐẦU ). TRONG BÀI VIẾT NÀY TÔI SƯU TẦM SỬ DỤNG TÀI LIỆU CỦA CAO NHÂN CHO CÁC ANH EM THAM KHẢO. CÓ GÌ KO PHẢI ACE BỎ QUA!!!
 
Nhìn cái mỏ ta biết ngay con đó gáy nhanh hay chậm , nhìn cái lổ mủi ta biết nó gáy to hay nhỏ , nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít , nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm ... nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ...
Nên nhớ con chim cũng có ẩn tướng đó nghen tôi ví dụ : con dán cánh , con đeo tan ( lông trắng mọc trên đầu ) , con giao long ( chân có hai hàng vẫy như chân gà nòi ) , con móng trắng ...vân vân ...

Xin chào !
PHẦN I
Tại sao khi ta nhìn cái mỏ của chim ta biết ngay con chim đó gáy nhanh hay chậm?
- Thường thường thì mỏ của chim cu cườm na ná giống nhau ... nhưng nếu bạn là người tinh tế thì bạn vẫn nhận ra được điều đó mặc dù sự khác biệt ấy... rất ... rất .... là nhỏ ....
tôi ví dụ : mỏ chim thường có màu đen nhưng vẫn có sự khác biệt đó là : đen bóng và đen mốc ...ngoài ra còn có loại mỏ đỏ , trắng nữa nhưng mỏ đỏ và trắng thường rất hiếm .... khi nhìn vào mỏ chim nếu con nào có mỏ đen bóng là con đó siêng gáy nhưng không phải con nào cũng liền kèo , liền vát ( nhớ cho rõ điểm này kẻo lẩn lộn ... con siêng gáy phải cộng thêm một điểm nữa ....mới trở thành liền kèo ...nhớ nghen !) .
Còn gáy nhanh hay chậm thì ta cũng coi ở mỏ chim nhưng nó lại nằm ở phần hình dáng của mỏ , có con mỏ to , có con mỏ nhỏ , có con mỏ dài , có con mỏ ngắn , có con mỏ hụt ( thiếu mỏ ) , có con mỏ cong , có con mỏ thẳng , có con mỏ quẹo ....vậy ta phải xem ở đâu đây ?
Xin thưa các bạn ! Con nào mỏ to , bự ,không phân biệt dài hay ngắn nhưng " lổ mủi gồ cao "( cái phần phù lên , cục thịt gù chỗ lổ mủi càng cao thì càng chậm ) ...thì con đó gáy lớn tiếng , gáy chậm ...và không liền kèo .
Con nào mỏ vuốt nhỏ , nhìn từ trong ra ngoài càng nhỏ , có người gọi là mỏ sẻ , mỏ đinh có màu đen bóng thì con đó gáy nhanh , mau miệng .... nếu con nào mỏ nhỏ , gọn , ngắn , cộng với mỏ hơi cong ,sống mũi cao hơn phần gồ của lỗ mũi ... thì con này gáy rất nhanh ... khi có bổi về ta đếm không kịp ...nhớ nghen !
Còn gáy to hay gáy nhỏ thì ta nhìn vào cái lổ mũi .... nhớ nghen cái lổ mũi chứ không phải cái cục thịt gù của lổ mũi đâu nghen .... con nào mà lổ mũi hẹp , ngắn thì gáy nhỏ ...còn con nào lổ mũi dài và rộng thì gáy lớn tiếng ....
Còn khi ta nhìn vào lổ mũi biết ngay con đó kèm hay không kèm ....ta chỉ đoán được 70% ta phải xem kỹ lông quy mới dám chắc 100% ...tại sao vậy ?: khi nhìn vào chóp mỏ thấy nó hơi gồ cao y như đang ngậm hạt lúa vậy thì ta biết ngay con đó là con chim kèm nhưng kèm nhiều hay ít thì ta phải nhìn vào đầu cánh , xem lông quy mọc ngay hàng hay không bộ quy dặm có diều và đóng từ 4 lớp trở lên là tốt ... cái này khó nhìn đây nhưng nếu bạn cố học vẫn học được ...
Còn khi ta nhìn con chim ta biết nó bền hay không bền ( tức là có gáy liền kèo hay không ? hay chỉ gáy 3 đến 4 kèo là nín 1 đến 2 kèo sau đó mới chịu gáy tiếp ...hoặc chỉ gáy từ sáng sớm đến 9 , 10 giờ là gói cánh nghĩ mệt .... đến 3 giờ chiều mới gáy tiếp ...) .hay bổi về dốc toàn sức cho mấy vát đầu còn mấy vát sau thì bỏ bổi . Để ý nghen con nào ngực lép là không bền đồng nghĩa với không liền kèo ... nhưng bộ ngực hơi thiếu mà lưng gù thì chơi được nhớ nghen lưng gù ... ( chú ý những con ngực lép nhọn thường hay chòi lồng khi đấu với bổi )Con nào ngực to , có người nói ức đôi hay nhìn bộ ngực don don nhưng mình dài đòn thì rất bền .... nhớ là thân càng dài càng tốt nghen ! nhưng phải gọn gàng và rắn chắc thì quá tốt.(loại này rất êm lồng khi bổi về )
PHẦN II:
Tiếp theo câu chuyện của cái mỏ nhé!
Mỏ chim cu có rất nhiều loại ta nên chọn loại mỏ nào đây ? để xem xem nhé ...
1. Mỏ nhỏ và mỏng : tức là cái cuốn mỏ thì vừa phải nhưng sau đó nhỏ dần , nhỏ dần hay thon dần ra đến chóp mỏ , càng vót càng tốt ... loại này có người gọi là mỏ sẻ hay mỏ đinh .
- Loại chim có mỏ nhỏ như trên thường rất được nghệ nhân chọn nuôi vì :
+ Gáy trận rất nhặt hay có vùng gọi là gáy gọi rất nhặt, thúc sắp gằng rất nhiều ..... điều này làm cho bổi mau bay về ...
+ Thúc dồn và gù dồn .... làm cho con bổi nôn ... mau đá , mau bắt bổi ....
+ Rất nhặm xào , treo lên là gáy liền và gáy đủ bài bản ....thường là con chim hay và không trong khi đấu với bổi .
Cũng chính vì những ưu điểm đó mà được các nghệ nhân chọn làm...." ưu tiên số một " ....
2. Mỏ trung bình không to cũng không nhỏ thì tùy vào từng con .... ai thích thì nuôi ...phải xem các yếu tốt khác có tính quy luật bù trừ .
3. Mỏ rất to : đa phần gáy gù đều chậm nên ít người chọn nuôi .
4 . Mỏ ngắn : rất mau mồm mau miệng .... nhưng về chiều khi bổi gù siết thì mồi thường bị hụt hơi .... đa phần những anh có mỏ ngắn là kèm rất át ... nhưng gù thì có hạn .... đặng này thất kia ...thường bắt bổi rất nhanh
5. Mỏ dài : dài hơn bình thường những anh này rất bền bĩ .... gáy hoài không biết chán , gáy từ sáng đến tối ....laoij này thường gáy gọi , chiêu gióng nhiều hơn
6. Mỏ quẹo : chẳng những dài mà còn cong xuống hai cái mỏ không trùng nhau như những con khác , nếu ta không cắt thì không ăn được ... những con mồi có mỏ quéo đa phần rất hay ... nên chọn mà nuôi ...laoij này rất hiếm gặp .
7. Mỏ cong : Nếu mỏ cong mà nhỏ thì hay vô địch nhưng nếu mỏ cong mà to là đồ vô dụng ... nhớ nghen !
Các bạn nên nhớ cho một điều : một con chim cu được đánh giá là hay thì phải kết hợp rất nhiều điểm lại chứ có cái mỏ tốt mà cườm lưa thưa vài ba hạt .... liệu nó có hay được không ?
Nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì loại mỏ nào cũng có hay có dở cả ... tùy vào người chơi mà thôi ... nhưng các bạn nên để ý rằng khi chọn mỏ nên chọn những con có cái mỏ màu đen bóng , óng ánh như ánh than vậy .... mấy anh có loại mỏ đen bóng ấy thường rất siêng gáy và ta treo đâu nó cũng gáy .
..... còn nhìn mỏ như thế nào mà ta biết nó kèm hay không kèm ..... hẹn lần sau nhé .... thân chào ...

PHẦN III:
Coi đầu tròn hay vuông : ta nên chọn loại nào đây?
- Con đầu tròn , nhỏ: ( ĐẦU BI )
Ưu điểm : rất nhẹm sào , treo đâu cũng gáy , gáy nhanh hay dồn " thúc dồn và gù dồn " và gáy đủ bài bản y như câu thiệu " ĐẦU NHỎ CỔ THẮT " nếu con bổi nào chịu đấu với nó là nó bắt tốc hành , không rề rà mất thời gian ... loại này đa phần gáy giọng son và giọng đồng , rất hiếm gặp con thổ nào được như vậy .... nên dân chơi hay chọn loại đầu tròn nhỏ là vậy .
Khuyết điểm : rất hay nhưng không bền , có con trưa không gáy ...loại này thường nhát rừng , ít lì rừng .
- Con đầu vuông :
Ưu điểm : Gáy tiếng chậm chậm nhưng bền bĩ , không nhịn bất kỳ con bổi dữ nào , nó có thể đấu với bổi từ sáng đến chiều , thậm chí ngày mai đấu tiếp .
Khuyết điểm : bắt bổi lâu ... những ai nóng tính thì không chơi loại này được .loại này rất lì rừng
Loại đầu vuông thường gáy giọng thổ , sấm thổ và sấm đồng .đồng thổ , đồng
Tóm lại con đầu tròn hay đầu vuông cũng có cái hay cái dở của nó cả ( nên chọn con nào đầu vuông mà nhỏ thì rất hay còn đầu vuông mà to thì rất nhát rừng rất biếm gáy ). Những người nhỏ tuổi thì chọn con đầu tròn vì nó bắt bổi nhanh , còn những người lớn tuổi thường chọn con đầu vuông đầu gồ , nghe đấu cho đã , từ sáng đến chiều cũng được ...
Đây chỉ là quan niệm của tôi mà thôi còn hay cở nào thì phải kết hợp nữa tôi ví dụ :
- Con đầu tròn mà có mỏ thon nhỏ , đen bóng ( có người gọi là mỏ đinh hay mỏ sẻ ) nếu mỏ ngắn thì khi nó gáy dồn ta đếm không kịp , khi nó kèm ta nghe y như nó gù không vậy ... nếu cộng thêm con mắt nhỏ và sâu , tròng vàng nghệ lớn , cộng lỗ mũi dài và to ... thì cái đầu ấy là 10 điểm
Con chim cũng kỳ lạ thật , chẳng có con nào có tiếng gáy giống con nào , cũng thổ , cũng sấm , cũng đồng , cũng son .... nhưng Nguyên chưa bao giờ nghe hai con bổi nào gáy y như nhau , mặc dù cha với con cũng khác ... chúng chỉ hơi na ná với nhau mà thôi ... từ giọng gáy đến dáng hình , điệu bộ , ngay cả con mắt là phần ta dễ quan sát nhất nhưng cũng chẳng có con nào giống con nào . Cũng từ sự khác biệt đó mà ta đã phân định được sự hay , dở ở trong đó ... Người đời vẫn nói vui rằng " đôi mắt là cửa sổ tâm hồn " đúng vậy , khi ta vui , khi ta buồn , khi ta nóng giận ... tất cả đều thể hiện qua cái cửa sổ đó ...
PHẦN IV :
Câu chuyện của đôi mắt nhé!
- TÔI xin diễn giải về các loại mắt nhé :
+ Con mắt to và lộ : Loại này có tính nhác người , lì rừng khó thuần dưỡng , nuôi lâu lắm mới nổi ... nhưng không ai chọn loại mắt to và lộ để nuôi thành con mồi cả . Cho nên khi ta gặp con " mắt to - lộ " là loại ngay đở tốn lúa .
+ Con mắt nhỏ và sâu hay thụt vào trong : Loại này tốt nhất nên chọn nuôi . Cực kỳ gang dạ và bền bĩ , nó không sợ bất cứ con gì ...... khi ta treo nó ở cây rậm hay cây thưa , rừng sâu hay rừng chồi nó vẫn gáy , té xe rớt lồng treo lên nó vẫn gáy ... nếu thấy nó là ta cho nhập hộ khẩu nhà mình ngay nhớ nghen ....
+ Con mắt không lộ và không sâu TÔI gọi nó là trung bình thì tài năng của nó cũng từ chử trung bình đến khá mà thôi .... cái này tùy ai thích thì nuôi ...
+ Con mắt lé : Loại này nếu ta để ý sẽ gặp , nhưng có nhiều người chê vì cho rằng nó không đẹp ... loại mồi có mắt lé này tinh khôn vô cùng tôi dám bảo đảm rằng nếu ai sở hữu được con mắt lé thì khi mang nó vô rừng nó sẽ làm cho ta hài lòng về nó + Con mắt có khoen hay có quần : Loại này nuôi uổng công ta nên loại ngay .
- Còn màu mắt thì sao ? Màu mắt rất quan trọng vì nội lực của con mồi đều thể hiện qua màu mắt ấy ... một con mồi bị suy dinh dưỡng thì màu mắt thường là tái tái , khi ta nhìn sâu vào trong đôi mắt ấy không tìm thấy sự tiềm ẩn của sức mạnh bên trong ...
+ Con mắt trắng dã : loại mắt này không nên nuôi vì nó không biết bắt bổi ( mắt trắng + phau trắng ... thì hay cở nào cũng không bắt được bổi ) các bạn nên nhớ kỹ cho điều này .
+ Con mắt vàng nhạt : tạm , loại này nhác rừng . Ở nhà thì gáy gù không ai chịu nổi nhưng khi đem nó vào rừng thì nó cứ run run ... sợ như sợ ma vậy ... cái đồ khôn nhà dại chợ ... chỉ nuôi làm chim kiểng , chim khách mà thôi .
+ Con mắt vàng nghệ hay vàng đậm : loại mắt này nên chọn nuôi , nó không bao giờ sợ rừng , thậm chí vừa tới bìa rừng là nó đã nghe hơi rừng ... nếu lúc này ta dở áo lồng ra nhìn kỹ vào mắt nó sẽ thấy màu vàng ấy đậm hơn và có sát khí hơn ... ( mà hình như loài chim cũng biết nghe hơi thì phải , nó biết chổ nào có bổi và chổ nào không có bổi ... ) .
+ Con mắt đỏ tươi : khi ta nhìn nó như hai giọt máu long lanh , loại mắt này có tính sát bổi cao nhất trong tất cả các màu mắt . Nhớ kỹ nghen nếu gặp là nuôi ngay chứ đừng ăn thịt nhé ...
+ Con mắt đỏ thẩm: loại này bền bĩ và gan dạ vô cùng nên chọn nuôi .
3. Những điều cần chú ý :
-Ta nên chọn những con có tròng vàng lớn , càng lớn càng tốt , loại này không bao giờ bỏ bổi cả , có tính sát bổi rất cao . Nếu bạn không tin hãy cho hai con mồi kè lại gù đấu bạn sẽ thấy ngay khi nó gù tròng vàng cứ to dần , to dần , tròng đen thâu nhỏ , nhỏ dần ... nhỏ lại như cây kim vậy . Nếu gặp nên chọn mà nuôi .
- Con mắt hai bên không giống nhau , nhìn kỹ thấy kỳ kỳ ... chẳng hạn một bên tròng đen tròn còn một bên tròng đen bị méo . Ta gọi đó là " Lưỡng nhãn " . Lưỡng nhãn ắt kỳ tài . Nên chọn mà nuôi .
-Con mắt lé : lanh khôn , tinh quái nên chọn mà nuôi .
-Con mắt đen : chỉ có tròng đen không có tròng vàng cái này chỉ nghe các cao nhân nói chứ chưa bao giờ thấy ...
Sưu tầm
    ACE đọc thấy vui miệng thì cho xin một tràng vỗ tay  =)) =)) =))
Thân chào!!!

      Mời các cao thủ tiếp tục cập nhật về các tiêu chẩn, đặc điểm (VD: Cườm, Quy, Dặm...) để chọn một chú cu gáy hay cho ACE mới chơi đọc tham khảo!!!


14
Nguồn Báo Thanh Hoá
Quê Hương Thanh Hoá
Topic giới thiệu con người.quê hương Thanh Hoá.Danh lam thắng cảnh,Đặc sản Thanh Hoá.Nhân kiệt Thanh Hoá.

Suối cá Cẩm Lương-Thanh Hoá

Suối cá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng trăm năm nay bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thuỷ (cách trung tâm TP Thanh Hoá gần 100 km về phía Tây Bắc).

Huyền thoại về suối cá thần

Huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình.

Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người.

Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.

Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.

Một ngày du ngoạn, khám phá suối cá thần

Theo những phân tích của các nhà ngư loại học gần đây, đàn cá hàng nghìn con lớn, nhỏ ở suối cá Cẩm Lương gồm các loài: Cá dốc (có tên khoa học là Spinibarbichthys denticulatus- thuộc bộ cá chép, có tên trong sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng...

Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt, ấn tượng. Đặc biệt, đàn cá thần rất thân thiện với con người. Mỗi khi đồng bào ra suối Ngọc rửa rau, vo gạo, ai cũng nhớ thả cho đàn cá thần một ít rau, ít gạo. Hàng ngày, cá thần nhảy lên khỏi mặt nước vui đùa cùng du khách.

Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20- 40cm, nước trong vắt, du khách có thể đưa tay xuống nước mơn man, vuốt ve những con cá thần to như bắp chân, bắp tay. Đây là điều kỳ thú, hấp dẫn, nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong, ngoài nước đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm.

Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Đồng bào dân tộc Mường nơi đây với những nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách. Đặc biệt, dọc dãy núi Trường Sinh hiện còn có nhiều hang động nguyên sơ chưa được khám phá.

Để đến suối cá thần, du khách có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn, cạnh quốc lộ 1A về cầu treo Cẩm Lương; hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh, đến thị trấn Cẩm Thuỷ rồi rẽ lên quốc lộ 217. Những du khách yêu thích sông nước thì sẽ có dịp đi đường thuỷ dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử (TP Thanh Hoá) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thuỷ nên thơ, hùng vĩ.

Hiện nay, cầu treo Cẩm Lương nối quốc lộ 217 với đường vào suối cá thần vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mỗi khi về Cẩm Lương.

Sau đây là một vài hình ảnh về Suối cấ Cẩm Lương-Thanh Hoá:









Thành Nhà Hồ - Một điểm du lịch xứ Thanh

Thành Nhà Hồ:

Từ thành phố Thanh Hoá, theo quốc lộ 45 ngược lên phía bắc, qua các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, đến huyện lỵ Vĩnh Lộc, ngược con đường Thiên Lý xưa kia độ 2 km là chúng ta đã đến Thành Tây Đô hay còn gọi là Thành An Tôn, Thành Tây Giai, thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.

Năm 1397, Hồ Quý Ly chọn đất An Tôn xây thành thủ hiểm. Thành được xây dựng ở khoảng giữa sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngoạ, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Sử cũ cho biết thành xây 3 tháng thì xong. Thành Tây Đô được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông. Hiện nay, thành có độ cao trung bình 7m đến 8m, các cổng thành còn khá nguyên vẹn, riêng cửa nam cao tới 10m. Thành Tây Đô là bằng chứng về sức lao động và tài năng của nhân dân ta và là công trình mang nhiều giá trị lịch sử văn hoá to lớn. Nét đặc sắc của tường thành này là ở phần xây đá bên ngoài, còn bên trong đắp đất. Mặt ngoài thành được gia cố bằng những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu ít nhất có từ 4 đến 5 mặt phẳng. Nhiều phiến rất to ở cửa Tây (dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,30m), được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công. Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm trường tồn cùng những biến cố, thăng trầm của đất nước và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tường thành không những được xây bằng đá tảng mà năm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương hạ lệnh cho nhân dân nung gạch để xây thêm phần tường thành phía trên. Phần tường gạch ngày nay gần như không còn nữa nhưng những viên gạch vẫn thấy nằm rải rác trong các gia đình gần thành.

Cho đến nay, nơi khai thác và cung cấp đá cho việc xây dựng thành Tây Đô và cả việc chuyên chở vật liệu đang là đề tài bàn bạc. Nhân dân địa phương cho biết, người xưa có thể lấy đá ở nhiều nơi quanh vùng Tây Đô, gần nhất là núi đá xanh Yên Tôn, hiện còn những tảng đá xanh mang tên “An Tôn xã”. Hang Tượng dùng để nhốt voi chuyên chở đá xây thành. Con đường phía Tây được lát đá xanh bằng phẳng từ bờ sông Mã đến cửa Tây còn có tên gọi “Bến Đá”. Gần đây, những hộ dân xung quanh đường còn giữ được những viên bi đá. Đá lấy từ nhiều nơi khác, chuyên chở bằng đường sông, đường bộ, chở bằng cộ (loại xe lớn có một bánh gỗ), chở bằng voi kéo, hoặc người ta dùng những viên bi đá cho khối đá khổng lồ trượt lên trên.

Thành Tây Đô có 4 cửa : Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam, có kích thước rất lớn. Với hai cánh cửa dày, nặng và chắc được thể hiện qua dấu vết để lại của những lỗ đục vào đá và những chỗ lắp ngưỡng cửa. Xưa kia khi đóng, khi mở bởi những bộ cánh cửa gỗ có bánh xe lăn, then cài chốt ngang. Ba mặt thành: Đông, Tây, Bắc đều được xây một cửa cuốn vòm riêng, cửa Nam là cửa chính được xây ba vòm cuốn, vòm giữa xây to và cao hơn hai vòm bên. Hai cửa Đông, Tây đều xây rộng 5,8m; dài 13,40m. Những tảng đá được xây ở vòng cuốn này được đẽo công phu, phẳng ba mặt nhưng chỉ mặt dưới được tạo nên bề mặt ở vòm cửa và phần tiếp giáp gờ bờ thành. Riêng mặt trên đỉnh còn nhiều tảng nhấp nhô không thành hình khối gì. Nhân dân địa phương còn cho rằng, vì mặt cửa Đông, Tây có thể chưa làm xong hoặc hai cửa này không xây chòi canh nên không cần gia công kỹ. Cổng Bắc chỉ có một cửa nhưng được xây công phu hơn. Toàn bộ cửa Bắc dài 20m, rộng 12,7m. Hiện nay Vọng lâu tuy không còn nhưng qua vết tích nền móng để lại cho biết đây là hệ thống cấu trúc khung gỗ có mái che, cột lầu không kê chân tảng mà được cắm sâu xuống nền cửa 0,45m. Cửa Nam là cửa chính, rộng 38m, cao hơn 10m, xây nhô ra tường thành phía ngoài 4m, ba vòm cuốn đều rộng 5,8m, vòm giữa xây cao hơn hai vòm hai bên 7,8m. Cả ba cửa đều xây rộng 14m. Cửa nào cũng được đóng bằng hai cánh cửa gỗ dày và nặng, hiện còn gờ cửa. Ở trên đỉnh phía nam cũng là một nền được lát đá bằng phẳng. Những lỗ đục hiện còn cho biết lần cửa Nam này chắc chắn to và đẹp hơn cửa Bắc vì lầu cửa Nam này không chỉ mang chức năng của một lầu canh mà còn là bộ mặt của quốc đô, nơi nhà vua ngự mỗi lúc duyệt binh hay chủ trì các nghi lễ trọng đại. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai lát đá dài khoảng 2 km hướng về đàn tế Nam Giao được xây dựng vào tháng 8 năm 1402. Công trình này đã bị sập đổ hoàn toàn và cách đây 2 năm Viện khảo cổ kết hợp với Ban quản lý di tích, danh thắng tỉnh Thanh Hoá tiến hành khai quật khảo cổ học bổ sung những luận cứ đánh giá về triều Hồ cũng như góp phần soi sáng thế giới tâm linh cùng những hoạt động văn hoá cung đình của một triều đại phong kiến ngắn ngủi.

Tây Đô độc đáo bởi tường thành được ghép bằng các khối đá khổng lồ nhưng vẫn mang nét chung của thành quách bấy giờ là thành được bao bọc bởi con hào vừa rộng, vừa sâu bao quanh, bốn mặt bên ngoài tường thành có rải chông. Thời gian, sa bồi đã lấp đầy hố sâu phòng ngự chủ động của công trình kỳ vĩ này. Dù vậy, cách thành vài km về phía Bắc có dãy đồi tạo thành tuyến phòng ngự thiên nhiên; phía Đông và phía Nam được phòng ngự bởi luỹ đất nối liền với đồi, phía Bắc được phòng vệ bởi dãy núi đá xa xa. Và còn đó thế sông Mã, sông Bưởi ngăn cách kéo vệt dài từ tây bắc qua phía nam và đông Thành Tây Đô. Bên cạnh đó, sử cũ chép “năm 1399, sai Trần Ninh đốc suất người phủ Thanh Hoá trồng tre gai ở phía Tây thành, phía Nam từ Đốn Sơn, phía Bắc từ An Tôn thẳng đến cửa Bào Đàm, phía Tây từ chợ Khả Lãng ở Vực Sơn đến sông Lỗi Giang, vây bọc làm La Thành”.

Thành Tây Đô không chỉ nổi rõ vai trò Trung tâm quân sự, hơn thế nữa, nó là quốc đô của nước Đại Ngu triều Hồ. Kiến trúc chính trong nội thành, sách cũ còn cho biết : Nhà vua ngự triều ở điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly) Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái Miếu, cung Phù Cực. Ngoài ra còn một số kiến trúc tuy không được ghi vào sử sách như nhà ngục, Ao Gạo, Ao Vàng, Đọi Đèn, cồn Súng Bắn v.v... Những kiến trúc ấy giờ đây không còn nữa nhưng tên gọi của nó còn ứng với từng thửa ruộng nông dân hiện nay đang cấy trồng. Những khoảnh đất cao nổi lên cân đối là nền móng của các công trình kiến trúc, lâu đài đồ sộ vẫn âm thầm nói với thế hệ hậu sinh nhiệm vụ của nó thuở ban sơ. Và Thành Tây Đô, di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu, công trình kiến trúc vững chắc, đồ sộ, độc đáo đang đệ trình UNESCO công nhận di sản văn hoá còn ôm trong mình những bí ẩn cần tiếp tục được nghiên cứu, khám phá và đầu tư thoả đáng cho công tác quản lý, bảo vệ, trùng tu, phát huy giá trị của di tích để nơi đây luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn bạn bè và khách thập phương.

Một vài hình ảnh thành Nhà Hồ:






[/center





Nem chua Thanh Hóa đặc sản, thơm ngon

Nem chua được xem là món đặc sản của xứ Thanh. Ai đi qua cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Chúng tôi xin giới thiệu một cơ sở nem nổi tiếng và được nhiều người biết đến đó là là cơ sở sản xuất nem Minh Luân Tp. Thanh Hoá.


Cửa hàng nem chua Minh Luân là cơ sở sản xuất nem chua có quy mô lớn, đảm bảo chất lượng, chuyên cung cấp nem cho đám cưới, hỏi, tiệc tùng và khách du lịch mua về làm quà đến từ khắp nơi.  Minh Luân đã khắng định được thương hiệu nem chua của mình trên thị trường Thanh Hoá cũng như các tỉnh lân cận. Minh Luân, hàng ngày cung cấp một lượng nem chua lớn cho các tỉnh, bởi nem chua tại đây đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý.

           Đặc biệt của món ăn này là không cần luộc, hấp  mà chỉ cần Giò sống nhất thiết phải từ thịt nạc, ngon, tươi, không dính gân. Cho thêm một chút gia vị, mì chính, đặc biệt là hạt tiêu, tỏi, thiếu nó sẽ không có cái cay cay đầu lưỡi. Và lá đinh lăng, một thứ cây cảnh vừa làm đẹp vừa tạo mùi vị hấp dẫn của nem chua. Nói nem chua nhưng tuyệt nhiên không có chanh, me hay men. Đơn giản nhưng mùi vị lạ, hấp dẫn: chua, cay, ngọt, thơm, bùi lại mát khiến nem chua Thanh hóa  trở thành món ăn nổi tiếng từ bao đời nay.

 

            Đến với Nem chua Minh Luân, bạn Yên tâm về chất lượng, luôn đem lại ấn tượng khó phai trong lòng thực khách. Nem chua Thanh Hoá là một đặc sản nổi tiếng, bởi thế mà rất nhiều thực khách qua đây, đều không quên thưởng thức nem và còn mang về làm quà cho những người thân, bạn bè. Đặc biệt, nem chua Minh Luân là cơ sở nổi tiếng sản xuất nem thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm….


Sưu tầm

15
lồng và phụ kiện / Lồng bẩy của anh Tuấn mới làm
« vào lúc: 17/09/2011 02:11:52PM »
    Đây là lồng bẩy của anh Tuấn Cà Mau mới làm xong nhờ Hùng úp lên cho các bác thưởng thức và đánh giá xem tay nghề của Tuấn có khéo ko!
















16
em này mới bắt về AE xem giúp thế nào.
  chân thành cám ơn!



17
Mấy hôm nay thấy có nhiều người hỏi về cách chữa trị các bệnh của cu gáy, nên mình mạo mụi đưa mấy bài thuốc lên xem có giúp ích cho mọi ngường được không. Các bài thuốc này mình sưu tầm của các bác sỹ thú y đó!

- Cu gáy: sử dụng D'nutrical Calcium (Vitamin tổng hợp 3 trong 1: Calci, khoáng chất, vitamin)
Cách dùng: trộn chung vào cám(bột) cho chim ăn hàng ngày liều lượng thì tùy từng loại như họa mi thì 6 - 8 muỗng/100gr cám (bột), chích chòe ( 4 - 6 muỗng/100gr cám (bột), cu gáy 8 - 10 muỗng/100gr.
Mùa thay lông thì dùng thêm: Featheriffic hoặc Feather Up (hai loại vitamin thay lông), Vanhee Bỉegist 9000 (vitamin B complet)
1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
- 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
- 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Ampicilin;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
- Chủng ngừa bằng vaccin;
- Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .
Ghi nhớ :
- Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
- Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
- Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
- Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
- Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
- Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
- Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
- Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .



Xin phép đc chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc chăm sóc cu gáy.
Chim cu gáy thường có 3 bệnh chính:


- Bệnh đau mắt.
- Bệnh ỉa chảy.
- Bệnh giun.

Bệnh đau mắt thường phát sinh vào tháng 6, tháng 8. Nếu ko chữa kéo dài hàng tháng sẽ gây chết chim. Khi đau mắt chim thường nằm rù, kém ăn không gáy. Chữa bệnh cho chim bằng thuốc đau mắt nước, nếu ko khỏi thì tra thuốc mỡ cloroxit-H, ngày tra từ 2-3 lần, có người lấy quả ớt chín bỏ hột, sát mặt quả ớt vào mắt chim ngày 2 lần cũng có hiệu quả.

Bệnh ỉa chảy:
- Khi thấy chim ko gáy, phải kiểm tra phân chim nếu mắc bệnh ỉa chảy, phân nát có màu trắng lẫn với màu xanh thẫm. Bệnh ỉa chảy phải chữa gấp, nếu để quá 3 ngày thì đã chuyển sang thời kỳ cấp cứu. Nếu là chim từ chim non thì thường khoảng 3 ngày chim sẽ chết. Nếu phân chim có mùi khó chịu là bệnh đã nặng, trầm trọng.
- Chữa: có thể lấy 1/4 viên cloro xit (hàm lượng 250) tán nhỏ hoả với nước đun sôi để nguội độ 3-4cc, lấy ống tiêm hút thuốc & bơm vào miệng chim, dùng dây dẫn thuốc dài khoảng 9-10cm, lúc bơm phải cho ống dẫn thuốc vào mồm xuống cổ chim sâu khoảng 6-7cm rồi bơm thuốc; nếu cho sâu 2-3cm đã bơm, thuốc không vào ống thực quản mà vào khí quản, chim dễ tắc thở.

Chú ý: khi tiêm thuốc ỉa chảy, lúc cho ống dẫn vào miệng chim phải từ từ. Khi đưa sâu xuống thực quản, nếu đẩy mạnh đề phòng có thể thủng thực quản của chim & chim có thể chết (ống dẫn thuốc, có thể dùng ống dẫn của tiêm huyết thanh).

Bệnh giun:
Rất ít khi gặp, nếu chim bị ỉa chảy thì lấy thuốc đường ruột của gà con cho uống 1 lần là có thể khỏi được.

Và đây nữa
                                                  Triệu chứng và chữa trị
1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
- 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
- 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Ampicilin;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
- Chủng ngừa bằng vaccin;
- Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong
Ghi nhớ :
- Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
- Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
- Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
- Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
- Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
- Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
- Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
- Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa.

Và đây nữa
                                          Thiếu Vitamin A Ở Chim Cảnh

Thiếu Vitamin A xảy ra khi bạn chỉ cho chim ăn các loại hạt, chế độ ăn kém dinh dưỡng.
Thiếu vitamin A làm cho chim yếu đi, dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm hơn. Chứng bệnh này nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hại đến tính mạng người bạn lông vũ yêu quý của bạn.
Vitamin A là một trong những vitamin hòa tan trong chất béo. Đó là chất chống ôxy hóa, giúp phát triển và phục hồi mô và quan trọng đối với việc thực hiện chức năng riêng của mắt, thính giác, da, xương, và màng nhầy. Nó được tìm thấy trong nhiều loại rau quả, nhưng không đuợc tìm thấy trong nhiều loại hạt. Chứng thiếu Vitamin A dễ dàng ngăn chặn được ở các loài chim làm bạn với người nếu cho chúng ăn rau và quả có hàm lượng Vitamin A cao.
Những bệnh do thiếu vitamin A gây ra:
Vitamin A có tác động mạnh nhất lên các mô xếp thành hàng trên ống hô hấp, tiêu hóa, và sinh dục. Khi chế độ ăn chứa hàm lượng thấp hoặc thiếu Vitamin A, những tế bào này chịu sự thay đổi làm ngăn chặn quá trình bài tiết chất nhầy, do đó phá hủy hàng rào bảo vệ thiết yếu để chống vi khuẩn xâm nhập. Khi đó các vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể, và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Hậu quả cuối cùng phụ thuộc vào hệ nào trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thông thường, đó là hệ hô hấp.
Nhìn bề ngoài, người ta sẽ thường thấy những đốm hoặc “mảng” nhỏ màu trắng trong miệng và trên lưỡi. Tiến trình nhiễm trùng và các mảng này bắt đầu sưng lên và xuất hiện áp xe, cuối cùng trở nên rất đau làm chim không ăn được. Tùy theo những mảng đó trở nên to như thế nào, các mảng bị áp xe này có thể làm tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Quá trình này dẫn đến việc thở khó hoặc thở há miệng – một điều gì đó mà bạn không hề muốn thấy ở chim.
Tiếp sau đó sẽ là chứng chảy mủ nhiều ở mũi và sưng thật to quanh mắt, cũng là hậu quả của việc tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Chỗ sưng tấy sẽ đạt đến điểm mà chim sẽ không thể nuốt thức ăn đuợc nữa, ngăn không cho bất kỳ dinh dưỡng nào vào đến cơ thể. Từ đây, các vi sinh vật di chuyển khắp cơ thể và gây hậu quả mang tính tàn phá.
Các dấu hiệu khác:
Triệu chứng thay đổi theo thứ tự từ rõ ràng đến không rõ ràng và bao gồm bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng sau đây: hắt hơi, chảy mủ ở mũi, thở khò khè, bị mảng bám hoặc nghẹt mũi, ngủ lịm, suy nhược, tiêu chảy, trứng dính lại với nhau và sinh khó, lắc đuôi, không muốn ăn, gầy mòn (mất trọng lượng rất nhiều), màu lông kém sắc, mắt sưng to, chảy mủ ở mắt, thở há miệng, hơi thở có mùi hôi, các đốm trắng hoặc “nhớt” xuất hiện ở miệng.
Hầu hết các triệu chứng này gợi ý rằng chú chim của bạn rất ốm và cần được chăm sóc ngay lập tức. Các dấu hiệu này không phát triển đột ngột, nhưng xảy ra qua tiến trình nhiều tuần đến nhiều tháng.
Cách điều trị:
Cần bổ sung Vitamin A ngay lập tức. Các phương pháp điều trị khác tùy theo hệ nào bị ảnh hưởng. Vì vấn đề chủ yếu và chứng bệnh đe dọa nhiều nhất thường là nhiễm trùng không quan trọng bằng thiếu Vitamin A, nên bệnh nhiễm trùng cũng phải được điều trị ngay và điều trị một cách triệt để. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh của chim thường có thể được chữa khỏi mà không cần tác động lâu dài. Quá trình điều trị thường gồm một khoảng thời gian nhập viện, vì chim cần được chăm sóc y khoa chuyên môn. Bác sĩ thú y của bạn có thể dùng một lò ấp trứng hoặc ống phun, và chim cũng có thể cần được cho ăn bằng ống và được tiêm thuốc.
Cách ngăn ngừa bệnh:
Nói chung, hầu hết các loài chim nên được cho ăn với một chế độ ăn gồm 65-80% thực phẩm được chế biến theo công thức: 15-30% rau và phần còn lại là quả và hạt. Một số loài có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì thế hãy chắc chắn hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn.

Đọc xong cho mình xin ý kiến đóng góp.
         Thân chào!


18
Hình ảnh & Video chim cu gáy / clip cu gáy bốn mùa
« vào lúc: 24/07/2011 01:17:11PM »
mời các anh em thưởng thức và cho ý kiến

19
Tổng quan về chim cu gáy / Úp lại mời cả nhà chiêm ngững
« vào lúc: 24/07/2011 01:03:23PM »
Úp lại mời cả nhà chiêm ngững

20
Bổ xung khoáng chất và vitamin cho chim cu gáy

Thưa ACE, những người nuôi chim cu gáy khi được hỏi ngoài thóc nước ra còn phải làm gì ? thì đều có thể trả lời ngay là "hạ thổ, tắm nắng".
Đối với những bác nhà có điều kiện sân vườn hoặc hay đi gác thường xuyên thì việc hạ thổ, tắm nắng rất đơn giản nhưng với số đông những AE nhà ở TP hoặc mới chơi cu thì việc hạ thổ, tắm nắng không đơn giản một tí nào. Đơn cử như việc hạ thổ, hiện nay ở TP tấc đất tấc vàng, bê tông hóa đô thị thì việc kiếm cho được một khoảng đất nhỏ để hạ thổ là rất khó, có chỗ rồi thì khi hạ thổ còn phải mất thời gian trông coi, không may bị mèo, chó, chuột, kiến, gà...phá nhẹ thì mất tiếng, xuống lửa, nặng thì te tua, bầm dập, hỏng con chim luôn hoặc sao lãng một phút gặp đạo chích phá thì không riêng con chim mà cả cái lồng không có cánh cũng bay theo con chim luôn thế thì thành ra lợi bất cập hại . Những AE mới chơi chưa có kinh nghiệm dùng lồng có lưới đáy dầy, chân lồng cao(lồng sắt bọc nhựa của TQ), có hạ thổ thì con chim chỉ "nhìn được thổ" chứ không làm gì được....
Hôm nay Giỏ thóc tôi mạo muội mở topic này trình bày cách bổ xung khoáng chất và vitamin cho chim cu của tôi cho những AE mới chơi hoặc không có điều kiện hạ thổ.....
1-KHOÁNG CHẤT (cách làm):
-Vỏ trứng gà, vịt (10 vỏ) rửa sạch, bóc bỏ màng, luộc qua để tiêu diệt hết mần bệnh, phơi khô, giã nhỏ...bổ xung chất vôi, canxi (có thể dùng vỏ sò, vỏ hến đốt lên nhưng hơi phức tạp).
-Sỏi nhỏ :chọn lọc trong cát vàng dùng xây nhà ,dùng rổ thưa sàng lấy loại to cỡ 3mm có tác dụng tham gia làm mỏng vỏ thóc và các loại hạt trong dạ dày chim giúp chim tiêu hóa tốt hơn.
-

-Đất tổ mối ùng đất tổ con mối đùn lên ở trên đồi, trong vươn, bờ đê (không phải loại đùn lên trong nhà thành đường). Loại tổ mối làm ở vùng đất đá ong là đẹp nhất(vùng Hòa lạc-Hà tây), có tác dụng bổ xung các loại khoáng vi lượng và một số vi khuẩn có lợi cho dường ruột.

Dùng một 100g đất tổ mối phơi khô, giã nhỏ

- Phân con giun đất: được giun đùn lên thành đống trong vườn, gốc cây...đây là loại thuốc sinh học thiên nhiên mà chim cu rất thích, phân giun lấy được đem phơi khô, loại bỏ tạp chất...


Các thành phần trên trộn vào nhau tạo thành khoáng mà chim rất thích, khi cho chim ăn nên cho vào cóng riêng, chim thiếu khoáng lâu ngày sẽ ăn rất mạnh vào tuần đầu
2- VITAMIN :
-Viên dầu gấc: Bổ xung vitamin giúp chim có bộ lông bóng mượt, phòng chống các bệnh về mắt, nâng cao thể lực
Trộn vào thóc cho chim định kỳ 3 tháng vào những lúc giao mùa hoặc khi thay lông...(Đong nủa giỏ thóc trộn với 1 viên dầu gấc đã bóp lấy thuốc, bỏ vỏ, trộn đều, đợi 4h cho thóc khô dầu và đổ cho chim ăn...


- Thuốc Terramycin -D:Phòng chống, trị đậu cho gà và gia cầm. Cho uống định kỳ 3 tháng hay lúc giao mùa.
Nhỏ 5 giọt vào lọ nước 100ml khoắng đều cho chim uống (4 ngày thì bỏ -lại cho uống nước bình thường ) Phòng chống bệnh lên đậu (khi chim đang bị lên đậu thì pha 7 giọt, uống trong 5 ngày, đậu sẽ khô và chim tự lấy chân gãi rụng) Giỏ thóc tôi áp dụng cách này 2 năm không thấy chim bị đậu và đau mắt nữa.


- Vitamin B1 nước: Loại dùng tiêm cho người, dùng định kỳ 3 tháng hoặc những lúc mới vận chuyển xa về có tác dụng nânh cao thể lực, chống ngã nước....
Bẻ ống thuốc, dùng bơm tiêm hút thuốc bơm vào lọ nước 100ml cho chim uống hết thì thôi
Chú ý: Khi được bổ xung vitamin chim có hiện tượng thay lông nhẹ, nên áp dụng vào những lúc chim thay lông...

Trên đây là một số cách bổ sung khoáng chất và vitamin của tôi áp dụng cho chim, bác nào có cách hay và tiện thì tiếp tục bày thêm cho những AE mới chơi!
ST.
Chúc vui !

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent