Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - cugay_cugay

Trang: [1] 2
2
hôm nay xem  cái ổ cu đẻ nhà em   thấy 2 con cu con nở rồi nhưng  thế nào   con mẹ lại đẻ thêm 2 quả nữa em đảm bảo  không phải người ngoài cho vào giờ thì  2 con cu bé tẹo với 2 quả trứng    chả biết phải làm ntn m.n tư vần giúp vơi         :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS

3
Thú chơi cu gáy mồi / Cu bổi không chịu về chung cây
« vào lúc: 03/07/2015 12:39:33AM »
Em theo con bổi nay 2 ngày  về gần nhà đấu vs mồi kèm dặm ghê lăm nhưng chưa gù bao h khi treo mồi lên cây nó không chịu chung cây mà cứ quanh quẩn xung  quanh nôm na tại 3 đỉnh tam giác và con mồi thì ở trọng tâm cách chừng 20m các bác bảo em giờ làm ntn. Thank!

4
Thú chơi cu gáy mồi / quá hay so với quy định
« vào lúc: 20/07/2014 08:06:36AM »

Đam Mê   PDF.   In   Email
Viết bởi Sưu tầm    
Thứ tư, 25 Tháng 8 2010 14:47
Chuyện thật đã xẩy ra, viết tặng anh Luân Hoán, người có cùng một 'đam mê dại dột'.

" Xin báo cùng anh sáng nay đầu ngõ
Có con cu cườm đậu tuốt ngọn tre
Nó đứng rỉa lông mà không buồn gáy
Có phải nó còn sợ ná ai đe "
Luân Hoán

Trời đã về chiều, ánh mặt trời đã ngả sau rặng dương. Chiều của một Nha Trang hiền hòa, êm ả với những hàng dừa nghiêng, những rặng phi lao rì rào trong gió.

Bà Khôi nhìn ra cổng, rồi thở dài. Cơm thịt đã sẵn sàng, bà đã tươm tất sửa soạn sẵn chai la de con cọp cùng đá lạnh chờ sẵn. Chồng bà lại về trễ, bà lo lắng cho sức khỏe của ông. Ông đã ngoài năm mươi, sức lực dồi dào. Hơn ba mươi năm ông phục vụ trong quân lao Nha Trang, ông đóng đến lon thượng sĩ. Mọi người vẫn gọi thượng sĩ già thay vì gọi tên. Thời gian quân ngũ của ông cũng bằng thời gian mối tình già của hai người. Nhưng cả hai hiếm hoi, không có một mụn con để vui vầy. Tính tình của ông hòa nhã, hiền lành. Mọi người đều mến ông. Tụi trẻ hàng xóm cũng gọi ông, thượng sĩ già. Ông chỉ cười.

Hai năm trước, ông bị một tai nạn làm đảo lộn cả cuộc đời của ông bà. Tai nạn làm bà đau buồn, riêng ông, vẫn thản nhiên và coi tai nạn ấy như một chuyện nhỏ. Ông mất một bên chân, lên đến hơn đầu gối. Chỉ hơi phiền cho ông khi di chuyển phải dùng đến nạng. Hôm xẩy ra tai nạn, ông cùng cậu bạn nhỏ, khoảng 16, 17 tuổi, cũng là đệ tử, rủ rê nhau đi rập cu ở vòng đai trường hạ sĩ quan Đồng Đế.

"Ông à, bên trong họ gài mìn à ông."
cugay
"Không có đâu..."

"Họ để cái bảng, bãi mìn, tổ chảng kìa ông."

"Ôi, tao ở lính có hơn ba mươi năm, tao biết rành ba câu vọng cổ mà mày...họ đề bảng để hù bá tánh đó."

"Tui thấy ớn ớn...gài đại bên ngoài, rồi con mồi của mình kéo nó ra..."

"Cả tháng rồi, nó khôn thấy mẹ, chắc gì nó ra, thôi tao vô..."

Khi ông dẫm phải mìn, ông ngất đi khoảng nửa phút, tỉnh lại, ông mới cảm thấy đau, cái đau như gập người ông lại. Ông nhìn thấy cậu nhỏ hoảng hốt quăng bỏ hai rập cu xuống đất, những muốn leo rào vào bãi mìn để lại giúp ông. Ông ra hiệu tìm người cầu cứu. Từ lúc đó trở đi, ông thấy bầu trời từ từ nhỏ dần cho đến khi ông tỉnh trong quân y viện, ông mới biết đã mất một chân.

Đơn vị ông đã cấp cho quân y viện một chứng thư công vụ. Do đó ông cũng được trợ cấp tàn phế loại ba, tạm cho bà không đến nỗi vất vả xoay sở kinh tế. Bây giờ ông lại có quá nhiều giờ rảnh rỗi để lo cho bầy chim.

***

Hơn cả tháng trời, ông và cậu nhỏ bị hành, một con chim trời đã làm ông ăn không ngon, ngủ không yên. Để rồi, dù ông thấy bảng cấm, đề "Bãi mìn" ông cũng cứ leo vào. Nằm trong quân y viện gần nửa năm trời, ông vẫn kết con cu cườm ngoài trời một cách kỳ lạ. Ông thôi thúc cậu nhỏ chăm cho ông bầy cu ở nhà cùng theo dõi vết tích con chim trời, ông kết nó. Nằm nghĩ lại những lúc run tay để gỡ con chim hay ra khỏi lưới, sau nhiều ngày theo đuổi, ông mỉm cười, có những lúc bị người chửi thậm tệ vì xâm nhập vườn đất của người không xin phép. Lại có lần hai thầy trò bỏ chạy trối chết vì bị các chú tiểu của ngôi chùa thật lớn ngay Mã Vòng rượt, ném đá theo sau lưng, vì cái tội cả hai đã dám lẻn ra vườn sau chùa, vùng đất lành dùng cho việc thờ phụng, để bẫy cu, bị đuổi không đi, còn cự nự.

Cùng chung một đam mê, hai thầy trò đã từng chia miếng bánh, miếng cơm, cùng nhau đạp hai chiếc xe đạp rong ruổi khắp Nha Trang. Từ đồi Lasan, Hòn Chồng, ra đến đèo Đại Hàn, đèo Rù Rì, Đồng Đế, cho đến Phú Vinh, Thành. Chỗ nào nghe tiếng chim cu lạ, giọng hay, cả hai sẽ có mặt, đôi lúc một vài giờ, có khi dăm bữa nửa tháng, lại có khi hơn cả tháng, hầu như trong những ngày cuối tuần hay nghĩ lễ, để bắt cho được mới chịu. Nhiều khi phải đem đi bốn con mồi khác nhau để thay đổi, lỡ trường hợp con ở ngoài quá hay, làm con mồi chịu không nổi, sói chuồng.

Dàn chim mồi của ông được sự chọn lựa gay gắt của cả hai thầy trò. Bất đồng ý kiến, kình nhau cũng không ít, tuy ông là thầy, nhưng đôi khi cũng phải nghe lời vì hắn có lối nhận xét khá khoa học, khá nhiều kiến thức và hiểu biết về chim cu để thầy trò bàn cãi cùng trao đổi, lại nữa hắn cãi lý cũng khá hay.

"Ông kêu nó bị nhậm mắt, ông thoa ớt lên mắt nó để chữa, con nào sống, ông kêu trúng thuốc, con nào chết, ông cho là phần số, tui thấy ông với mấy ông thầy cu không có lý chút nào, con cu nó thuộc loại điểu, có cái mề, cái mề để nghiền thức ăn, ngoài trời, tụi nó ăn cát, ăn sạn để giúp cái mề nghiền hạt, thức ăn, ông treo nó cả ngày trên cao, không có sạn, cát, mề nó không làm việc tốt, nó cú rũ, rồi ông kêu là nhậm mắt."

Thật khoa học, ông quy hàng liền. Cả hai cùng đồng ý ở vài điểm khi chọn một con bổi để làm chim mồi. Đầu thon nhỏ, gọn như đầu bồ câu sẻ. Mỏ cụt, thân dài như bắp chuối, mắt đỏ, không chọn con mắt lộ, mắt lộ thường chim nhát. Chân thấp để chim ít sói chuồng, da chân phải đỏ tươi, ông gọi cu son, vẩy chân đếm từ móng lên tối thiểu phải 14 mới được gọi chim tốt. Móng ngắn, nếu dặm thêm vài móng trắng nữa, càng tốt. Sắc lông phải sáng, xếp đều hai bên cánh vai, bầu như mái ngói. Cuối cùng, cả ông và cậu nhỏ đều cùng khó tính ở một điểm, hàng cườm trên cổ, cườm phải thật trắng, cao tận ót, mịn nhỏ như tấm, liên hoàn chạy gần giáp vòng cổ, những con có cườm bể đều loại bỏ, tuyển chọn cườm như vậy, khi chim gáy, gù hàng cườm phùng lên, coi mới thật chiến đấu. Giọng gáy, ông thích giọng đồng pha thổ, gáy giọng trơn, cậu nhỏ nuôi riêng toàn giọng thổ, thích chim giọng đôi, ba, cậu chấp nhận những con chim gục hai, ba lèo dù đầu nó dài như đầu vịt, nhưng cả hai cũng có vài con giọng kim cho rậm đám.

Chiến tướng hàng đầu của ông đóng lon thượng sĩ ngang hàng với ông. Đó mới thật là con chim mồi đáng kể. Hội lãnh đủ đức tính ông muốn. Vì anh chàng này, ông đã mất bên chân. Số là ông và cậu nhỏ nghe nói gần trường hạ sĩ quan Đồng Đế có một con rất hay, tất cả bạn chơi chim đều bó tay với những con chim mồi nổi tiếng của Nha Trang. Ông và cậu nhỏ đã thay đổi bẩy con mồi khác nhau, chim trong nào thúc, nào gù, nào gục cũng đều bị hắn át tiếng, đành thua. Cả hai về mất ăn, mất ngủ, làm bà Khôi cũng cảm thấy thắc mắc, nôn nao.

Con này mới ghê gớm, trong bảy con mồi ông đem đi, đến năm con bị bể, về nhà cứ sói chuồng cả tuần lễ, hai con còn lại,đôi khi dặm vài tiếng buồn. Nhìn đàn chim mồi thứ chiến của mình bị bể bởi một con chim trời. Ông Khôi hồn những thẫn thờ và quyết ý bắt cho bằng được. Hai thầy trò bàn mưu, tính kế, dù đã đem một con mái ra làm mồi, điều này cả hai đã bước lên trên cả nguyên tắc, lấy mái làm mồi, anh chim trời này lại giống kẻ lãng tử chỉ liếc bằng nửa ánh mắt rồi bay đi. Có lẽ hắn đã có cặp.

Một ngày nào đó, hai người biết chắc anh chim trời này đóng ổ ở trên một cây cao, chỉ phiền cây lại nằm trong bãi mìn cấm. Lòng đam mê mãnh liệt để được ngồi trong bụi rậm, sau khi đã gác chuồng rập ở ngay cây đó, để rình xem khi anh chim trời quay về, thấy một con chim lạ ngay tại giang sơn của mình. Lúc đó sẽ có một màn đấu khẩu, nếu chim lạ không chịu đi, anh sẽ nhảy tới đá cho một trận, lúc anh nhảy gần lại, sáp sát lại, thấy một cần gỗ nhỏ xinh xắn sát cạnh hắn đứng, anh nhảy lên ngay để lấy thế đá, than ôi! Anh sa vào lưới. Khi đó chắc ông sẽ rất sung sướng, run rẩy tay đè lấy lồng ngực cho tim bớt đập. Với cái sào dài do ông chế biến bằng trúc, có thể gập đôi lại cho dễ mang theo. Từ từ móc lấy chuồng rập, ông hạ xuống nhẹ nhàng. Tay giữ lấy con chim trong lưới và chậm rãi gỡ chim khỏi luới. Chỉ mơ có thế, khiến ông quyết định leo rào vào bãi mìn. Thủng thẳng một tay cầm chuồng, một tay cầm sào, ông tiến lại gốc cây, và việc đã xẩy ra. Con chim mồi chết theo một chân của ông trong cái chuồng nằm lăn lóc trên mặt đất.

Sau khi hồi phục, ông vẫn rất cay. Thầy trò đôn một con chim mồi khác nhưng cũng không bắt được. Lại bắt được con chim mái đi cặp với hắn, cả hai tuyệt vọng thử thay con mồi bằng chị mái và đã bắt được hắn. Kể sao cho hết nổi vui mừng của hai thầy trò, dù ngay lúc đó, ông muốn đập cho câu nhỏ một trận, chưa bao giờ ông nổi giận như vậy:

"Nhẹ chút mày, nó đang tới..."

"Kiến cắn ông ơi...tui đâu có cục cựa..."

"Nó mon men...nhẹ chút mày..."

"Tui ngồi ngay ổ kiến lửa..."

"Mày ráng chịu chút được không?...ê, nhè nhẹ... nó sắp vô... mày còn cục cựa, tao đập chết giờ..."

"Trời ơi, tụi nó cắn ngay háng tui... trời ơi..."

"Mày rên nữa tao oánh dập đầu..."

Cậu nhỏ miệng thì thào, tay gãi, mắt vẫn dán sát về hướng cái rập với con mái bên trong, con cồ mon men phía ngoài:

"Tui muốn chết luôn đó ông ơi, kiến nó cắn háng tui, trời ơi, nó cắn qua dái tui ...Ui trời, dính rồi..."

Trên đường đem chim về, ông hơi ân hận về chuyện giận dữ với cậu nhỏ, ông cũng đã từng chết cứng người chịu trận vì kiến cắn khi rình chim ngoài sắp vào lưới. Ông o bế con chim mới thật kỹ. Lúa trộn với lòng đỏ trứng, mè, đậu xanh, kê. Ông thay đổi món ăn luôn luôn để tẩm bổ cho hắn ta. Không quên bỏ vào cóng, hàng tuần, một chút cát trắng để hắn ăn cho nhuận trường. Đôi khi ông ngâm cả lúa cho thành mộng để hắn ăn và cấp thời gắn liền lon thượng sĩ.

Quả đúng là một chiến tướng, hắn không thua ai, chỉ bị sa lầy vì hắn quá chung tình. Ngay buổi chiều đầu tiên thả trong chuồng, hắn đã gáy liền. Một vài anh mồi khác đáp lễ, khiến hắn hứng khởi và làm lại tưng bừng. Hắn cất tiếng lớn mạnh (giọng đồng pha thổ khiến ông Khôi rất hài lòng và ưng ý). Rồi từ từ hắn át hết tất cả các anh khác. Chỉ trong một tháng, ông đã biến hắn thành một tay chơi trứ danh. Ông để chuồng hắn ngay lối ra vào, cạnh chỗ bà làm việc cho mau dạn. Chuồng phủ tấm vải đen, chỉ chừa một mặt, cẩn thận xoay hết các chuồng khác để chỉ nghe tiếng, nhưng không thấy được mặt những con khác.

Ông không được khéo tay, đành nhờ một người bạn làm hộ ông một chuồng rập đặc biệt. Chuồng rất nhẹ,ï mặt vi chuồng làm bằng dây điện mảnh như sợi chỉ, để chim ngoài chỉ nhìn thấy chim trong, không cảm thấy sợ. Chuồng được phủ bằng lá đủng đỉnh. Lưới bẫy chính tay ông đan và gắn. Hai cóng đựng nước và thức ăn, ông thay đổi hằng ngày. Ông làm một sào bằng trúc mới, cẩn thận hơ lửa cho lên vân thật đẹp. Theo ông, như vậy mới xứng đáng với đệ nhất danh thủ.

Anh chàng này hay đến độ làm hai thầy trò ông mê mẩn. Tối ngày quanh quẩn cạnh chuồng chim, bàn tán, thảo luận. Tất cả bạn chơi đều ghé xem, tấm tắc khen ngợi. Tiếng đồn đi xa, có khi có người đem cả bạc triệu lại để nài mua, lại có cả tỉnh trưởng của một tỉnh miền Trung đích thân lái xe jeep đến tận nhà ông để xem và nài nỉ, nhưng ông và cậu nhỏ không bán. Con chim hội đủ tất cả những điểm của người chơi chim mong muốn.Với ông, tướng chim như vậy đã quý lắm, nhưng hắn lại bạc má, loan đầu. Hai má bạc như chim bạc má, túm lông đầu lại xoáy như xoáy tóc của người. Các bạn chơi chim nhìn thấy, không đành bước đi. Tướng quý như vậy, cả chục ngàn con, chưa chắc tìm được một.

Hắn hay thật, khi gác lên cây ở một khu lạ, không bao giờ hắn để xẩy. Chim ngoài nếu hàng cườm ở cổ nâu đỏ, lưa thưa, thuộc hàng nóng tính, chỉ cần thúc ba câu, bắt được ngay. Gặp tay ngoài sừng sỏ, từ sáng đến chiều chưa bắt được, ngày hôm sau hắn đổi chiến thuật, gáy giọng nhát gừng, như trêu tức thiên hạ, đến khi chim ngoài dợm cánh định bay, hắn thúc luôn cả chục lèo, rồi lại nhẩn nha qua giọng cũ. Khi chim ngoài đến sát gần chuồng với vẻ hung dữ, hắn gù liên hồi, lại chuyển sang gục nước đôi. Chim ngoài tức lắm, không biết thằng quỷ nào ở đâu lại giang sơn của mình, lớn tiếng gáy như vậy. Kệ, cũng phải đá nó vài cái cho nó tởn. Chàng sừng sỏ nhảy vào, ông Khôi ra gỡ lưới. Lắm khi gặp hàng cụ, hàng này khó nhai lắm, các cụ đã có tuổi, không muốn ăn thua, anh đổi ngay giọng đồng rặc, vừa dậm, vừa thúc như giọng cụ bà. Cụ ông giận lắm, mình muốn yên ổn, cứ lải nhải mãi, đến phải đập cho một cánh, lại gỡ lưới. Gặp ngay chị mái tơ bay ngang, anh quay ngay thành giọng thổ, buồn và chậm rãi, vừa gáy anh vừa nhịp nhẹ hai đầu cánh, rồi rù rù khe khẽ như điệu ru. Chị mái sa lưới tình.

Còn mấy anh chàng đa tình, dâm đãng, chỉ trong vài phút anh trở giọng đồng pha thổ của anh rồi bắt chước chị mái đơn lẻ, theo thế "sa cầu nhịp cánh" nép sát vào trong chuồng, nhịp đều hai đầu cánh, cúi thấp đầu, mỏ ngậm nhẹ sợi dây thép dưới đáy chuồng làm như đang vén tổ. Hấp, loại này nhảy vào ngay. Không cần biết hoa đực hay hoa cái, có chủ hay chưa, tiếp tục gỡ lưới. Gặp vài cậu mới lớn, anh hung hãn đuổi đi ngay, nhiều khi có cậu háo đá cũng nhảy vào. Thật đồ láo ranh.

Sau mùa lúa chín, qua vụ gặt. Người trong làng thường lưới chim cu bằng lưới lớn. Đôi khi bắt cả trăm con một lúc. Ông chê lối bắt này không nghệ thuật. Sau vụ gặt, chim con của bầy vừa lớn, bay theo bầy đi kiếm ăn. Lưới dài dăng ra ngụy trang bằng rơm khô. Cần một con chim bã (chim cu thường) để làm mồi, con chim này sẽ bị khâu hai mí mắt lại bằng chỉ, chân buộc vào một cọc tre nhỏ, đuôi buộc bởi một sợi dây cước. Chim bị khâu mắt, không thấy đường, không dám bay, chúi đầu xuống như đang mổ lúa, khi dây cước được giật nhẹ, người ngồi trong bụi chỉ chờ sau khi rắc đầy lúa quanh chim mồi. Thấy đàn chim bay qua giật nhẹ dây cước cho chim cử động. Chim bầy sẽ sà xuống kiếm ăn và người rình chỉ cần giật. Trăm con bắt được, ông không buồn ngó vì ông cho rằng chim bầy không hay. Chỉ có những con chim độc, đơn lẻ ở từng khu riêng rẽ mới hay.

Từ ngày bắt được con thượng sĩ này, ông hả dạ và hãnh diện lắm, lịch sử những người chơi cu ở Nha Trang chưa ai có được con bạc má, loan đầu như ông, ông không tiếc gì về chuyện tai nạn xẩy ra. Trước khi có con thượng sĩ này, ông đã phải lặn lội ra mãi Phú Yên, nhất là vùng Vạn Giã, Tu Bông để xem những con nổi tiếng và nài mua. Gia đình không con, chi tiêu không nhiều, thành ra tiền bỏ mua chim hay, ông tiêu cũng bộn. Khi gặp thêm cậu nhỏ thời ông cảm thấy cuộc đời ông thật mãn nguyện. Ông chỉ hơi thắc mắc một chút về chuyện bà buồn rầu vì hiếm hoi.

***

Nhìn chiếc lồng bàn úp trên mâm cơm đã nguội, thở dài cùng chút lo âu. Không chừng lại có chuyện gì xẩy ra chăng. Sau ngày ông bị tai nạn, chuyện gì cũng làm bà lo sợ, biết rõ sự đam mê cùng tận của chồng về mấy con cu, bà còn sợ hơn, chuyện gì ông cũng dám làm, nếu dính đến mấy con chim mồi. Đơm chén cơm, xẻ chút thức ăn nguội, lùa cho qua bữa. Ngoài hiên trời đã tối hẳn, mọi nhà đã lên đèn. Vừa uống xong hớp nước trà, bà nghe tiếng chó sủa ngoài sân, ông vừa về, nhưng ông không vào nhà, hai thầy trò rầu rĩ ngồi ở góc hiên nhà, lặng im không nói. Linh cảm có chuyện lạ, bà ra mời ông và gọi cậu nhỏ vào ăn cơm cho vui, cả hai chỉ ầm ừ lấy lệ.

Cuối cùng ông nói với bà cứ đi ngủ trước, mọi chuyện để ông, đừng thắc mắc. Tuy chẳng yên tâm, chiều ông bà cũng phải đi ngủ. Giấc ngủ tuy khó, rồi cũng đến.

Trời gần sáng, khí trời hơi lạnh. Tay với chiếc chăn đơn không thấy, bà hơi nghiêng người để tìm, chăn đơn ở cuối giường, song không thấy ông, chỗ ngủ của ông lạnh tanh, chứng tỏ ông chưa đi ngủ. Ra nhà ngoài, ông đang ngủ ở trên ghế. Mâm cơm còn nguyên, chai bia đã cạn, vỏ chai nằm ngả trên bàn. Thấy tư thế của ông, nửa nằm, nửa ngồi trên ghế với chiếc chân còn lại, coi thật tội nghiệp. Bà lay nhẹ ông để nói ông vào giường ngủ, rồi bà chết sững vài giây, tay ông lạnh, cứng đờ. Chợt đến lúc mắt chạm vào đôi mắt ông, bà lạnh khắp châu thân, chân chết đứng, người bủn rủn. Hai mắt ông mở lớn, trắng dã không tròng.

Ông đã chết. Bà la lớn lên. Hàng xóm vài ánh đèn bật. Vài người chạy qua. Ngoài hiên, trời sáng dần. Một ngày mới khởi đầu.

***

Ông và cậu nhỏ nghe nói ở xóm Dương mới xuất hiện một con rất hay. Bà con có người đã bỏ cuộc. Hai thầy trò vội lên đường, lại không xa nhà, khoảng 15 phút xe đạp. Sau khi gác con Thượng Sĩ lên cây. Ông và cậu nhỏ tìm gốc cây lớn ngồi ngả lưng nói chuyện. Con mồi đã gáy vài câu rồi im. Cả hai tiếp tục ngồi nói chuyện, hơn nửa tiếng sau, không thấy con mồi lên tiếng gáy, ông đứng dậy lẩm bẩm, chắc lại con chim bã nào nhảy vô lưới, nhưng ông cảm thấy có một cái gì không ổn, khi ông thấy khá nhiều lông chim vật vờ qua lại trên đám cỏ dưới tàn cây. Hấp háy đôi mắt nhìn lên, một chú dính lưới, thảo nào con mồi êm re. Thầy trò đem sào hạ rập xuống. Thình lình cậu nhỏ thảng thốt la lớn, chạy lại bên chuồng. Thượng sĩ gác vai trên cần đậu, không cử động và đầu đã biến mất. Bên cạnh, vùng vẫy trong lưới, một con bù cắt.

Ông cố không tin, mắt mình nhìn thấy như vậy. Song con bù cắt đã đâm chết thượng sĩ của ông, rồi dính vào lưới. Ông ngồi thụp xuống cỏ, tay chậm rãi, hơi run run vấn một điếu thuốc rê, cũng thật chậm rãi mồi lửa, thả một làn khói xanh đục, nhẹ nhàng bay lên. Khói thuốc bay cao rồi loãng dần trong không khí, hồn ông cũng lặng lẽ theo khói thuốc bay. Ông chưa bao giờ buồn như vậy. Thượng sĩ của ông đã chết. Bao nhiêu năm mơ ước của ông cũng chết theo. Lặng lẽ hai thầy trò đào một huyệt nhỏ để chôn thượng sĩ cùng con bù cắt, sau khi ông đã thẳng tay đập chết. Hai thầy trò ở lại rất lâu. Bất ngờ miệng ông lẩm bẩm, ông đứng dậy với một chân còn lại, tay với chiếc nạng gỗ, đập thẳng vào chuồng rập. Ông đập mãi, đập mãi cho đến khi chiếc chuồng chỉ còn là một khối dây thép rối bùi, dẹp lép, chiếc nạng gỗ của ông cũng gãy theo. Cả hai lặng lẽ lên xe đi về.

Cái đam mê nhất trong đời của ông đã mất. Ngồi ở hiên nhà ông tự nhiên bật cười khi nghĩ đến chú nhỏ. Mình chừng này tuổi đầu đi kết bạn với một đứa cỡ cháu mình. Đôi khi lại nhà nó chơi, coi mấy con chim cu, lại phải cúi đầu chào cha mẹ nó thật lễ độ,
vì mình chơi với nó. Thiệt là dưới cơ. Xoay đầu nói với cậu nhỏ:

"Ngày mai đem hộ tao hết dàn chim cu về nhà mày nuôi."

"Sao vậy?"

"Ờ thì cứ làm như tao nói đi mà."

Cả hai lại im lặng. Cậu nhỏ xin phép ông về. Ông cũng chỉ gật đầu.

Vào nhà, làm hết chai lade, ông cảm thấy đời ông đã hết. Ngả người trên ghế, ông thở hắt hơi thở cuối cùng. Thượng sĩ của ông đã chết, tim ông cũng ngừng theo.
10-26-92

Nguyễn Dũng Tiến
Nguồn:http://www.aquabird.com.vn/forums/sh...ad.php?t=15697

5
Tổng quan về chim cu gáy / ông cụ kể chuyên về cu
« vào lúc: 13/07/2014 03:14:47PM »

Ông cụ kể về chuyện gát chim cu gáy 1.mp4

Ông cụ kể về chuyện gát chim cu gáy 2.mp4

Ông cụ kể về chuyện gát chim cu gáy 3.mp4

6
hay như gà chọi
Tombee Fighting.mpg

7
Các dòng cu khác / thích nhất con mèo này
« vào lúc: 22/10/2013 11:57:03AM »
Bird annoying cat (troll dove)

 :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd

8
ngưỡng mộ
Merbok Competition @ PJS 4

9
Tổng quan về chim cu gáy / chim cu gáy
« vào lúc: 03/10/2013 04:17:56PM »
mấy con chim khủng bố của các cụ thái lan
Tekukur - Hybrid Columbidae

10
Cara2 pasang racik terkukur.

:d :d :d :d :d

11
lồng và phụ kiện / đi lanh quanh thầy quả lồng siêu to
« vào lúc: 12/09/2013 07:01:28PM »
hì mày hêt pin nên chụp được vài cái






12
Cu gáy sinh sản / chừa này
« vào lúc: 04/09/2013 06:35:08PM »
nhà em nuôi 2 đôi cu đẻ
chắc vỡ chồng chúng nó mâu thuẫn nội bộ gì đó
hôm trước thì con mái ơ chuồng 1 bị con trống đáng te tua lông lá tơi bời em tạm gọi vũ phu
hôm sau ơ chuồng 2 con trống bị con mái đánh nhổ sạch lông ở lưng đưng nép 1 chỗ không giám ho he cái nay thi em không biết gọi như thế nào nữa  hài
bây giờ cả 2 cặp lại ở chung với nhau rồi  không biết nên cơm cháo gì không ?
 đúng là nam nữ bình đẳng  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_

13
Thú chơi cu gáy mồi / cu ơi là cu
« vào lúc: 14/08/2013 11:14:03AM »
mọi người cho em hỏi con bổi nhà em nó gáy gù nhiều rồi em đến gần cách 1 mét vẫn gù nhưng chêt cái cứ lại gần lồng là lại nhảy chòi lông đòi ra rúc nhiều lắm cho em hỏi như thế đã chuẩn bị đi tập sự đươc chưa con này em nuôi được 2.5 tháng
 :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS

14
 theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, giảng viên trường ĐH NNHN, chim mắc bệnh thương hàn.
Để phòng trị bệnh này cho chim, anh Hoan và bà con chăn nuôi cần làm như sau:
-  Thực hiện cách ly cu gáy ốm và cu gáy khoẻ.
- Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại bằng các thuốc sát trùng như AXIT PHENIC 5%; VIKON 0,1%, Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
          - Dùng một trong các loại kháng sinh sau để điều trị:
          + ENROFLOXACIN: Liều dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Điều trị liên tục từ 5-7 ngày.
          + Hoặc BISEPTON: 100mg/ kg thể trọng, tán nhỏ thuốc pha nước đổ cho bồ câu  uống hoặc trộn với thức ăn cho ăn,thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
          + Hoặc OXYTETRACYCLIN với liều 100mg/kg thể trọng, thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn hoặc tiêm bắp thịt, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
- Dùng thuốc trợ sức và trợ lực: kết hợp với thuốc điều trị cần bổ sung Premix khoáng và PREMIX VITAMIN cùng với chất điện giải vào nước uống hoặc thức ăn để tăng sức đề kháng cho chim.
          - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn chim với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại khoáng và các VITAMIN A,D,E,B1, C để nâng cao sức đề kháng với bệnh.

15
chả là con bổi của em nó mới nổi gáy gù rồi tuy nhiên nó gù em thấy điêu điêu the nào ấy
2 tiếng đầu tiên đúng gù cà lăm nhưng lúc sau thì lại gù bình thường chịu luôn
đã ai gặp th này chưa ạ
 :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O :-O

16
Tại một xã ven biển (Quảng Bình), có một cây dương cổ thụ, rất to. Trên cây dương này có đến 20 tổ chim cu gáy. Các tổ chim đều đã nở con, mỗi tổ khoảng hai con.

Người dân ở đây cho biết, cây dương có đến 20 tổ chim cu gáy là điều xưa nay hiếm, người dân chưa gặp. Họ cũng cho biết, rất ít khi họ bắt các loài chim về nuôi nên chim về đây làm tổ nhiều.
 
Để bảo vệ những con chim non này, người dân đề nghị phóng viên không nêu địa danh làng xã có cây dương nhằm tránh bị bắt trộm.
 
Theo Quốc Nam

17
Cu gáy sinh sản / cu gáy ấp bóng
« vào lúc: 20/07/2013 07:44:14AM »
tình hình em nuôi một đôi cu đẻ con đực rất sung đạp mái mấy lần nhưng con mái nó không chịu đẻ chỉ nằm trong ổ cả ngày ấp bóng
ai biết giúp em với   *><* *><* *><* *><* *><* *><* *><*

18
Cu gáy sinh sản / đỉnh cao
« vào lúc: 10/06/2013 07:10:05PM »
Gần 7 năm qua, chị Lê Thu Hà, thôn Phúc Mãn, xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) nuôi chim cu gáy để bán, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Chị Hà nuôi 400 con chim cu gáy (200 lồng) trên tầng thượng và tầng hai của ngôi nhà khang trang. Ưu điểm của loài vật nuôi này là không tốn diện tích, ít chất thải nên không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khu chăn nuôi được trang trí cầu kỳ, có tranh vẽ phong cảnh trên các tấm xốp lắp trong các lồng nhằm tạo cho chim thấy gần gũi với thiên nhiên. Chim cu gáy có nhiều loại, trong đó gáy lơ có giá bán cao nhất bởi trọng lượng lớn và màu sắc đẹp.
Chị Hà cho biết: "Gia đình tôi chỉ có 200 m2 đất trong đó hơn một nửa diện tích xây nhà, khoảnh còn lại làm xưởng mộc nên không còn chỗ nuôi lợn, gà. Một lần đi giao đồ thủ công mỹ nghệ cho khách hàng, thấy họ nuôi chim cu gáy lợi nhuận cao nên tôi đã dành 26 triệu đồng mua chim giống về nuôi".
Những ngày đầu, vợ chồng chị đến tìm hiểu mô hình nuôi chim cu gáy ở Thái Nguyên, Hà Nội, Cao Bằng. Theo chị Hà, mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng hoặc chiều tối bằng thóc, hạt kê, thỉnh thoảng bổ sung sỏi son vào thức ăn để kích thích tiêu hoá. Mùa đông chị thắp điện, che bạt kín ủ ấm chuồng; trồng cây xanh, lợp tấm xốp làm mái che mát cho chim trong mùa hè.
Ngoài ra, chị thường xuyên phun thuốc tiêu độc, khử trùng và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, chuồng trại. Nhờ làm chủ kỹ thuật, đàn chim luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt. Từ những đôi chim ban đầu, nay chị đã nhân lên hàng trăm con. Mặc dù vật nuôi này có giá bán cao nhưng hiện vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng. Chim non 13-14 ngày tuổi được bán 600 nghìn đồng/đôi; chim bố mẹ khoảng 5 - 6 triệu đồng/đôi. Nhiều người từ Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn đến đặt mua. Đặc biệt, đối với chim gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá, khoảng 10 - 15 triệu đồng/đôi.
Mỗi năm, gia đình chị xuất bán hàng trăm đôi chim, trừ chi phí thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm. Thời gian tới, chị tiếp tục mở rộng nuôi khoảng 300 lồng.
Trịnh Lan
Nguồn: Báo Bắc Giang
thật đáng ngưỡng mộ :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :))

19
Cu gáy sinh sản / mong mọi người giúp đỡ
« vào lúc: 06/06/2013 09:11:58PM »
các bác cho em hỏi với em mới ghép đẻ một đôi gáy
lồng kich thước 0,5.0,5.0,5m không biết có đc không
em thấy mấy anh trên điễn đàn cũng nuôi như vậy nhưng nuôi mãi chưa đẻ mặc dù con đực thúc nhiều
monh mọi người tư  giúp em
thank     ^:)^ ^:)^ ^:)^

20
Cu gáy sinh sản / thêm một lần đau
« vào lúc: 08/05/2013 11:59:56AM »
chao cac bac
 =(( =(( =((
em rất mong các bác cho một lời khuyên
con chim nhà em nó đẻ đc một trứng hôm kia
tối qua nó không ấp em đã thay lạ
hôm nay đi học về không những nó không đẻ tiếp mà con hất quả trứng kia ra ngoài
không biết là li do gi
măc dù em đã che kín cả lồng
tình hinh em định chăc phải mua cu pháp nhưng hơi khó tìm
em định cho chim bồ câu ấp liệu co dc không ạ
em xin cảm ơn ^:)^ ^:)^ ^:)^ 

Trang: [1] 2
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent