Nếu nói là cái thú vui cũng đúng mà cái thú ngu cũng chẳng sai, chỉ cần trời đẹp. À! Mà không, như vậy vẫn chưa đúng vì trời đẹp thì tốt mà trời không đẹp cũng chẳng sao miễn là rảnh một buổi cũng được, mà cũng có khi không rảnh cũng không vấn đề gì:
- allo,...rảnh không?
- có gì không? ( khôn quá có gì thơm thì mới rảnh đây
)
- à! Rảnh thì đi làm kèo
- um,..mà đi đâu mới được
- đổ đèo nhé!
- sao đi trễ vậy ông
- Um,.. Thì bây giờ mới rảnh
- mà tôi chưa ăn
- thì ăn lẹ rồi đi
- OK
Ai chơi cu mồi rồi thì cũng sẽ hiểu sự lôi cuốn của nó, không biết con cu nó có gì mà làm người ta say mê đến vậy? ( chỗ này có lẽ các chị em phụ nữ họ rành )
Rảnh ít thời gian thì đi gần (50 km đổ lại) mà rảnh nhiều thời gian thì đi xa:
" Không đi thì ức choi lồng
Đi rồi thì tức biết vậy chẳng đi"
... Mà tại sao lại phải tức,... Vì ông trời ổng không được vui nên cu thủ hát bài:" con cò đi đón cơn mưa,..."
Thôi thì coi như ta đi hóng mát uống Cafe ngắm mưa, nói vậy nghe cho nó lãng mạn mà phần nào cũng để tự an ủi bản thân và an ủi lẫn nhau. Nếu như một người không đam mê cu gáy mà biết mấy ông này vác cu chạy 30 - 40 km tắm mưa, uống ly cafe xong lại vác cu chạy về thì họ gọi là gì...!
Thì có như thế mới xứng cho cái tên gọi là cái ngu gác cu,... Ai cũng hiểu chỉ một số người không hiểu chơi cu là ngu chỗ nào...
Thua kèo này ta bày kèo khác, cũng không lên lịch trình trước mà chỉ là có ý định thôi vậy mà tới bữa đó anh em lại có chuyến ngao du 130 km, Damrong thẳng tiến. Theo tình hình thì thời tiết có vẻ là rất thuận lợi cho tới lúc này (3h sáng):
- allo.....
- xong chưa ông, sao lâu vậy
- .........
- allo,.....
- đang ở đâu đó?
-..........
Um,... Xuống nhà nó đi đang chờ
-..........
Chuyến này đi xa nên xuất phát sớm, mà địa hình ở đây không biết là xa hay gần mỗi lần đi là đổ đèo hoặc leo đèo, vào mùa này trời tương đối lạnh nên tay lái cũng cứng hết lại làm ảnh hưởng tới tốc độ nhưng phải nói là cảm giác rất thú vị.
Tới chỗ đánh chắc cũng tầm 7h, anh em từng cặp chia ra đi tìm bãy đánh. Mình dừng xe nghe xem có tiếng cu gáy không thì không phát hiện được gì, đi thêm một đoạn nữa có hai con 1 thổ pha và 1 đồng kim đang gáy:
Ông bạn - tắp vào đánh thôi
Mình - hai con đó mà đánh gì, tìm con nào khá tý
Ông bạn - vậy để tôi đánh
Mình. - um vậy ông đánh đây tôi vô trong
Đi được một đoạn nghe gáy cũng nhiều mà có con đồng dưới vườn điều nghe có vẻ lẹ miệng, nên tắp xe rút sào tìm cội đánh cho nó sớm chứ không lại hết giờ.
Từ ngày tiền đạo chính bị chấn thương phải tạm ngưng thi đấu thì Chó Cắn ( tên con cu ) được đẩy lên đá tiền đạo. Mới máng lên cây do có bổi rừng chơi nhiều kích thích, !!! Cắn nó sủa ( gáy ) liên hồi mà mãi không con nào về đấu với nó. Nghe phía trên có con thổ giọng khá tốt bài bản cũng có vẻ được, xách Chó Cắn dí nó. Chó Cắn chơi như sủa vào tai nó mà nó cứ như không hay biết gì, chắc có lẽ nó bị điếc rồi hay sao đó. Nó biến mất hút và thay vào đó là 1 con thổ pha chơi xa xa nhưng có vẻ ăn đèn !!! Cắn. Trả lời qua lại 1 lúc thì em nó nóng máy nhập cây, Chó Cắn có vẻ thích thú chụp gù cho đã cái miệng và lời qua tiếng lại rồi thì đấm đá dẫn đến đau thương cho số phận nông nổi
Tiếp những kèo trưa vắng tiếng chim rừng thì bắt gặp được một đôi đang xây tổ ấm nên anh chàng rất siêng thúc trưa, đưa mồi lên nó cũng không ham hố gì. Vậy là mắc võng nghỉ chờ các đội khác, đúng lúc này thì có đội bạn gọi:
- allo nghe đây
- nó vào đấu nãy giờ đá lồng rồi mà không chịu nhảy, giờ đứng rìa lông rồi
- mồi còn chơi không?
- còn, vẫn thúc
- vậy chuyển thế xem sao nếu thấy không xong thì dời thôi
-um,....
Một lúc sau thì con bổi ngoài cũng bị thu phục, cũng đã trưa nên các đội rút khỏi núi ra ngoài nghỉ trưa, nghe thông tin thì có đội chim đang trong cây nên ngâm luôn trong rừng thuê bà con dân tộc có rẫy ở đó trông giúp ( có hậu tạ ). Ra chiêu liều thế này thì bổi rừng khó mà thoát rồi đây.... Vậy là cặp đôi của đội này mỗi đội 1 bổi, do nhà có công việc nên chỉ đánh được trong ngày vậy là chỉ còn 3 đội ở lại.
Kèo chiều Chó Cắn sủa vẫn sung như thường nên cắn được một em bổi rừng nữa và mãi tới lúc này thì tiền đạo của đội chung xe với Thông Xanh mới ghi được bàn thắng.
Tối về anh em ăn nhậu tám dóc ngủ sớm mai còn chiến đấu tiếp.
Nghe đội 1 mình 1 ngựa đụng con bổi hay nên sáng nay vào đánh lại, còn đội Thông Xanh thì đi điểm khác, mục tiêu là tìm bổi chiến. Lòng vòng mãi chưa kiếm được kèo cho ra hồn,... Thì bắt gặp một em bổi đồng pha thúc tu tu trên rẫy điều xen lẫn cafe, may quá có bổi để đánh rồi, vậy là đưa Chó Cắn lên cho nó sủa. Lúc này thì đội bạn phía ngoài chim đang chung cây gù inh ỏi từ lúc vào cây tới giờ cũng khá lâu rồi mà chưa quyết được.
Đội Thông Xanh do Chó Cắn nghe có hơi bổi nên chơi cũng tưng bừng mà mãi con bổi đó không chịu nhập cây hay chuyển động gì, vậy mà từ đâu con bổi rừng khác nhập cây, Chó Cắn đập cho mấy sấp mà em nó không đáp trả, nhưng lúc này thì con bổi đồng pha mà hình như cội nó ở đây nghe có vẻ điên tiết đứng phóng vài cây phi ra khỏi cội chung cây dí gù con bổi ngoài, 2 con gù qua lại một lúc thì có vẻ vị khách lạ chịu không nổi bay đi.
Lúc này chỉ còn Chó Cắn và chủ nhà đồng pha, như bị chọc tức con đồng pha đập gù Chó Cắn cũng đáp trả liên hồi nhưng thằng chủ nhà không chịu lên thế mà đấu qua lại rồi dặm kèm các loại phun ra, Chó Cắn cũng đuối nhưng luôn bám đuổi, rồi chuyển thế chuyển cây các loại vẫn không ăn thua gì. Tới quá trưa đội bạn gọi ra nghỉ, thôi thì hẹn chiều cho em nó nguôi ngoai và gần hết giờ thì em nó cũng chịu về với đội nhà.
Bên đội ông bạn cũng thu phục 2 em nữa và cặp đôi Thông Xanh làm 6 vé. Trên đường về ghé nhà anh bạn cách đó 30km làm ly cafe rồi Đơn Dương thẳng tiến.
Kết thúc cuộc hành trình với cảm giác thật thoải mái và sảng khoái với những không gian đồng quê, đồng lúa,... và đặc biệt là những thước phin đấu đá nhiệt tình của chim rừng
Trong thời gian Liên Giáp dưỡng thương thì Chó Cắn đảm nhiệm vai trò tiền đạo cắm, dù trời mưa hay trời gió cũng rất chịu khó mở miệng. Còn bổi rừng vào mùa gió này thì lo tìm chỗ núp nên không hăng đấu đá cho lắm, nhưng cũng còn một số con vẫn khá máu lửa
Cứ mỗi khi cu thủ gọi là lại chuẩn bị hành trang lang thang núi rừng, có khi đường rừng còn rành hơn đường phố. Vậy mà cũng có những trận do núp mưa đến khi trời tạnh thì không còn nhìn thấy đâu là đường, đâu là bụi và đâu là hướng ra, đâu là hướng vào. Nên có những chuyến lạc trong rừng 8 - 9h tối mới ra được đường lộ, nghĩ lại cũng thấy ghê. Gặp những hôm trời mưa lúc vào rừng chưa mưa thì không sao đến lúc ra mưa lớn nước dâng cao ở các con suối là coi như xe không qua được, vì vậy các cu thủ có kinh nghiệm thông thuộc địa hình nơi đó phải luôn luôn cảnh giác và thông báo cho các đội bạn tình hình mùa mưa bão để luôn trong tư thế sẵn sàng với mọi tình huống.
Đúng là chỉ có đam mê thì mới yêu mến được cái bộ môn nghệ thuật gác cu này....