Diễn đàn cu gáy mở thêm mục quê hương tôi để bà con giới thiệu vài nét về quê hương nơi mình đang sống, ai cũng có một quê hương, một tuổi thơ yêu dấu. Hãy giới thiệu về quê hương nơi bạn đang sống, đã sống... để chia sẽ cùng anh em trên mội miền đất nước. Để mở đầu Tre làng xin giới thiệu làng Lệ xuyên có biệt danh là làng đực hết. Mời bà con xem qua cho biết và rất mong bà con giới thiệu làng quê của bà con. Mấy thành phố thì có lẽ sách báo đã nói nhiều, còn những vùng quê nhiều người chưa một lần nghe, cũng chưa một lần đến....
----------------------------------------------------------
Sự hình thành: Giữa thế kỷ thứ 15, dưới tiều Vua Lê Thánh Tông, để phát triển kinh tế và cũng cố quốc phòng bảo vệ biên giới phía nam. Ngoài việc thành lập các công xã khai phá đất mới, Vua còn ra chỉ dụ những ai bỏ tiền của, công sức qui dân lập ấp sau này khi làng bản được thành lập sẽ được phụng làm Tiên Công Khai Khẩn và khi chết sẽ được lập miếu thờ Thần Hoàng. Hai ngài Lê và Nguyễn quí công đào viên kết nghĩa vào khảo sát đất đai, rồi về chuẩn bị lương thực, tiền bạc, công cụ, trâu bò giống má và mọi thứ khác... Hai Ngài đóng thuyền, chiêu mộ dân xuất quân vào đường biển đến đất Thuận Châu vỡ hoang lập làng vào năm 1467 và đến năm 1469 làng đã được hình thành lấy tên là Ôn Tuyền, ranh giới hoạch định được nhà nước công nhận và đưa vào sổ địa bộ Hồng Đức. Diện tích tổng thể là 350 ha. Trong đó có khoảng 150 ha có khả năng canh tác trồng trọt, còn lại 200 ha là rừng rú và đất bạch sa (cát trắng). Dân số có hạn, đất rộng người thưa nên mỗi cặp vợ chồng phải tách thành 1 hộ để đủ tiêu chuẩn lập làng từ 50-70 hộ. Lúc bấy giờ chỉ có 2 dòng tộc là Lê và Nguyễn. Bước đầu nông cụ thiếu thốn, chủ yếu dùng sức người là chính. Lương thực thì tập trung độc canh lúa khoai, còn các ngành nghề khác chỉ đủ tự cung tự cấp.
Về văn hóa vật thể: Lúc đầu mới vào lập miếu thờ Ngũ hành và bà Quán tiên nương. Tục truyền rằng khi hai ngài Lê và Nguyễn vào khảo sát đất đai, có một bà bán quán chỉ đường dẫn lối, phân tích thế mạnh để lập làng. Nhưng khi hai Ngài quay lại khai khẩn thì không còn thấy bà lão đâu nữa nên hai ngài gọi là bà quán Tiên Nương và phong làm vị Thành hoàng hiệu là Bảo An Chính Trực – "Thiện Đôn Ngung"
Thời gian đầu, hai ngài còn trẻ, vẫn vào nam ra bắc trong các ngày lễ hội, giỗ chạp ông bà như tinh thần hướng về nguồn cội nơi mình ra đi. Nhưng khi về già không thể đi xa được, vì vậy hai Ông cho xây dựng hai ngôi nhà thờ, để thờ phụng, để tưởng niệm tiên linh.
Sau này con cháu sử dụng hai nhà thờ ấy để thờ hai ngài Lê và Nguyễn và qui định "Lê tháp Lê, Nguyễn tháp Nguyễn", nghĩa là ai họ Lê thì khi đến làng sinh sống sẽ nhập vào họ Lê còn ai họ Nguyễn thì nhập vào họ Nguyễn, có khi không cùng một nguồn gốc con cháu của hai ngài ban đầu.
Văn hóa phi vật thể: Tổ tiên trước chi tiết hóa bộ luật Hồng Đức, lập ra một bản hương ước hương lệ riêng để tự quản trong làng. Ngoài ra còn có tục lệ tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau như khi đau ốm, chết chóc, thiên tai, chiến họa...Họ thường giúp nhau không những về mặt tinh thần mà còn cả về mặt vật chất nên trong "Phủ biên tạp lục" cụ Lê Quí Đôn có viết: Làng Ôn Tuyền có nhiều tục lệ hay mà các nơi khác cần noi theo…(http://www.lexuyen.org/photo/albums/userpics/Phiatruochua.JPG)
Chùa Lệ xuyên được xây lại mới đây (2007)
(http://www.lexuyen.org/photo/albums/userpics/Nha_tho_ho_Nguyen_2.jpg)
Nhà thờ họ Nguyễn. Ảnh Lê Đức Dục
(http://www.lexuyen.org/photo/albums/userpics/nhathophetrung.JPG)
Nhà thờ Phe trung. Ảnh Lê Đức Dục
(http://www.lexuyen.org/photo/albums/userpics/Mieu_Le_Xuyen.jpg)
Miếu bà Quán tiên Nương. Ảnh Lê Đức Dục
(http://www.lexuyen.org/photo/albums/userpics/Dau_xua_tu_duong_ho_Le.jpg)
Dấu xưa của Từ Đường họ Lê. Ảnh Lê Đức Dục
(http://www.lexuyen.org/photo/albums/userpics/Cong_lang.jpg)
Cổng làng Lệ xuyên. ảnh Lê Đức Dục
Về tên đất tên làng: Lúc đầu làng được đặt tên theo địa hình, tên "Ôn Tuyền" có nghĩa là con suối ấm áp, vì làng hồi đó có một con suối chảy qua. Khi Nguyễn Hoàng vào cai quản hai xứ Thuận Quảng, quan Hứa Đức cho thay đổi một số tên làng xã dùng từ không "đẹp", trong đó có làng "Ôn Tuyền" của chúng ta, chữ "ôn" cũng có nghĩa là ôn bệnh, dịch bệnh nên đổi thành là "Lễ Tuyền".
Năm Thiệu Trị nguyên niên có tên hiệu là "Nguyễn Thước Miên Tuyền", như vậy chữ "Tuyền" lại phạm húy nên khi tục quản địa gia lấy Châu bộ cải tên thành "Lễ Xuyên". Thời chống Pháp, mấy ông hội tề (phần lớn không biết chữ) nên cứ kêu theo tiếng địa phương "Lễ" thành "Lệ" nên tên làng Lệ Xuyên có từ đấy (Một ví dụ cho thấy tiếng địa phương mà dấu hỏi hoặc ngã thành dấu nặng đó là "cái cửa" thành "cái cựa").
Những truyền thống: Từ khi hình thành làng, người Lệ xuyên đã có truyền thống hiếu học cả văn lẫn võ, vì vậy trong làng luôn có những người Thầy dạy văn và võ giỏi. Thời kỳ lịch sử nào cũng có những người văn hay, những người võ nghệ cao cường mà sử sách vẫn còn lưu truyền.
Những người làm rạng danh quê hương qua các thời kỳ lịch sử: Sẽ tiếp tục truyền tải đến các bạn khi nhận được thông tin từ hai ông Nguyễn Thược và Mai Tùng.
Biên soạn của hai Ông, Nguyễn Thược và Mai Tùng.
Ông Nguyễn Thược đọc và tre làng ghi lại qua điện thoại, vì vậy nếu có gì chưa chính xác mong các anh chị em, cô bác bổ sung thêm