Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - Hoàng ĐL

Trang: 1 [2] 3 4 ... 17
21
Hôm thứ Bảy có anh bạn rủ tôi xách con mồi Đồng Kim đi bắt con cu gân. Con chim này ở gần vùng hồ Tuyền Lâm. Anh bạn tôi âm thầm theo nó hơn tháng nay không ăn thua gì – mà mê mẩn nó quá. Sở dĩ rủ tôi đi là vì “Thấy mấy ông Đức Trọng biết nó rồi, mấy bữa nay nhào vô voọc nó ghê lắm mà mấy chả chưa biết cội nên chưa mần ăn gì được …”. Hic, thường thì một lời rủ đi săn cu trận, bao giờ cũng kèm theo một vài cảnh báo hấp dẫn …
Khổ nỗi, mồi Đồng Kim tôi đã bán cho người khác chơi, mới bắt lại con mồi ở Xuân Sơn (xuất sứ ở thôn Xuân Sơn, xã Đa thọ, Đà Lạt nên gọi là mồi Xuân Sơn). Mặc dù đã nghe về thành tích của con mồi này, qua lời chủ, qua lời bạn bè của chủ quanh xóm nó ở (cu mồi quanh xóm này đa số là do con mồi Xuân Sơn thu phục được). Nhưng nó chân ướt chân ráo mới về nhà, chưa biết ra làm sao nên tôi không thấy chút tự tin nào. Tôi rủ thêm một anh bạn nữa, 3 người, 6 con mồi đi săn 1 con cu …
Vào đến bãi đánh, anh bạn chỉ cho chúng tôi vùng hoạt động của chim, chỉ đám cây mà nó rúc về sau 18h hàng ngày … Thật khó tin. Theo lời ông bạn thì con chim này không có bất cứ thói quen đi ăn nào cả, nó đi – về theo hướng loạn xạ, kể cả là từ trên rừng già về cội. Chỗ ở là đám rừng thông già, trống hơ trống hoác – gió lồng lộng. Phía trên giáp với rừng tạp già, sâu hun hút phía dưới (khoảng 300m) mới là rẫy, mà là rẫy cà phê non. Tôi với anh bạn cùng đi quá nghi ngờ về kết luận của anh bạn chỉ điểm – rất có thể hắn mượn mồi của mình để rào con bổi dùm hắn … Nhưng hắn là người theo dõi con chim hồi giờ chứ có phải mình đâu. Tạm thời tin hắn – cứ tìm chỗ máng mồi lên coi như chuyến này đi thăm dò.
Anh bạn chỉ điểm chỉ chỗ xong lụi đi mất tiêu. Tôi vào nơi được cho là chỗ ngủ của con cu rừng tìm kèo gác. Tôi chọn cây tạp già, đi tới máng lụp. Chu choa, tới nơi mới thấy, cỏ quanh cây tạp bị dẫm be bét. Thì ra ông bạn cũng đã voọc choe choét ở chỗ này rồi. Tôi máng con Xuân Sơn lên cây này. Nhìn quanh thấy cách đó chừng 30m có một cây tạp nhỏ hơn, tôi đến máng nốt con mồi Thổ lên đó (sai lầm cơ bản). Còn một anh bạn nữa vào thấy bãi gác ngán ngẩm quá nên treo đại 1 con cu mồi ra cho gáy chơi, 1 con thả cho ăn đất …
Treo lụp xong xuôi vào tầm 14h30, 3 AE tụ lại ngồi chém gió.
-   Hêy winh, chỗ này bị voọc tè le rồi …
-   Có mình anh thôi àh, chưa ai biết chỗ này đâu.
-   Vậy sao anh không bám tiếp đi?
-   Ngán rồi, mà 5h nó mới về, đấu căng được xí, nhây tới tối là im luôn …
-   Con này chắc già đầu roài …
-   …
Từ lúc máng lụp lên đến tầm 4h chiều, 3 AE ngồi chém gió, mồi thì hát cho nhau nghe. Thêm tiếng gió thông vi vu. Chẳng nghe tiếng con cu rừng nào. Chúng tôi bắt đầu thể hiện nghi ngờ với ông bạn chỉ điểm. Anh bạn kia thì rủ ra phía ngoài làm kèo nhẹ nhẹ rồi về. Tôi thấy đã trễ, cộng với làm biếng lội nên thôi – cứ ngồi nhây đây chút coi sao. Anh chỉ điểm xem ra rất đau khổ, sốt ruột …
Giữa lúc khí thế đang ngán ngẩm, bỗng đâu cả bọn nghe con mồi Xuân Sơn, con mồi Thổ của tôi đổ gù thật mạnh. Sau đó là từng tràng, từng tràng, từng tràng … gù xối gù xả của con cu rừng. Con bổi về thắng vào cây tạp già chỗ treo mồi Xuân Sơn, không nghe một tiếng chiêu, không nghe một tiếng thúc, cứ thế vừa chuyền cành vừa đổ gù. Khi thì đứng 1 chỗ đổ gù như đào khoai trộm, lúc thì ra cành to, nhất bộ nhất bái gù theo nhịp … 3 AE ngồi phía trên, cách đó tầm 80-100m, chỉ nghe tiếng con cu rừng gù không. Khi nó dứt tiếng mới nghe được giọng gù của con Xuân Sơn với con Thổ (gần đó) gù nho nhỏ vọng lên. Con bổi vào thế, gù áp đảo một chặp rồi ra, nhớm đuôi muốn bay qua cây con Thổ, con mồi gù gấp gấp, bổi quay trở lại, chuyền cành, vào thế, áp đảo, sau đó quay trở ra … cứ như vậy đến lần thứ tư thì bổi nhẩy cầu tử.
Con bổi muốn qua bên cây con Thổ mà do con mồi cột chân không đi được. Sai lầm ngớ ngẩn của tôi là đã máng con Thổ quá gần con Xuân Sơn, điều này làm cho con bổi xao nhãng, may mà bắt được con chim bổi chứ không thì chỉ do một chút lười biếng của mình thôi, tôi đã tự tay vứt đi con chim bổi, mà cỡ con bổi này đối với tôi, có lẽ tôi sẽ chẳng thể gặp lại lần thứ hai …
Úy giờ ơi, anh bạn chỉ điểm phấn khởi ra mặt.
Tôi lội xuống thu kèo xong, cả bọn ra chỗ anh ấy máng lụp để thu kèo đi về. Ra gần đến nơi, nghe chim đấu ác liệt. Không biết trận đấu căng thẳng dồn dập từ lúc nào rồi. Chúng tôi ngồi thụp cả xuống. Con bổi bên này gù kinh khủng quá. Nó xoắn xít lấy cái lụp chấm chân đâu là đổ dây gù ở đó. Không biết là do gió thổi hay do bị đá xẹt mà cáy lồng bị xoay mất tiêu nhánh thế. Con mồi của anh bạn nằm trong lụp đấu với bổi theo thế chơ quơ chớt quớt … Nhưng nó cũng chẳng vừa vặn gì. Nó không gù nhiều như con bổi nhưng nó bám theo con bổi không bỏ dây gù nào. Con bổi này quá dữ, nó bám sát, không buông lồng ra. Dường như suột trận đấu, nó ra không cách lồng quá 2 m. Con bổi cứ thế hành hạ con mồi đến gần 5h (khoảng 45 phút kể từ khi AE chúng tôi đến nơi), sau đó nó lên cành treo lụp, thả bom xuống cầu tử.
Vì anh bạn bắt được con này nên tôi sẽ nuôi con chim kia. Túm lại chim ai túm thì nấy nuôi ...
Úy giờ ơi, anh bạn chỉ điểm … Kể từ đó, trên đường về, hôm sau đi chém gió cà phê … anh ấy vẫn say sưa về chuyến đi bữa thứ bảy.
Về con mồi Xuân Sơn:
- Nước ngoài:
+ Nhược điểm: giọng nhỏ
+ Ưu điểm: siêng rao, nhạy sào, dặm rất dày, kèm dày, rước nhạy
+ Điểm lạ: gù cà lăm, gù la, vấp, hừ   
- Trước trong: như miêu tả.
+ Nhược điểm: Hay chọt mặt lụp vì gù yếu.
+ Ưu điểm: biết gù
+ Điểm lạ: Khi đấu, thi thoảng nó đứng trên cầu cắm đầu xuống xoay tròn tại chỗ 1 vòng … giống như kiểu chơi trò chơi khi thua bị phạt chỉ tay xuống đất, chổng mông lên trời rồi xoay tròn 1 chỗ vậy.   

Vài hình ảnh

Kèo của mồi Xuân Sơn


Xuân Sơn và bổi






Chim đã vào trại, xin mời các bác xem mặt mũi em nó:













Còn đây là mồi của anh bạn và bổi








Ảnh ké: Mồi Đồng Kim bắt tặng chủ 1 con trước khi về với chủ mới

22
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: Xáp gù
« vào lúc: 13/10/2014 11:40:37AM »
Nước trong của con mồi Đồng Kim.

Thi thoảng tôi thấy con Đồng Kim nó bắt con chim bổi bằng một cái cách rất chi là trớt wớt. Ở xa nhìn thấy con bổi quần lụp gù đấu ầm ầm, mà con mồi chỉ loay hoay trong lụp, thúc hiền hiền, rồi gù lại sơ sơ, … vậy mà bổi không bỏ đi được. Lại có con bổi về đấu với con Đồng Kim chán rồi nằm bẹp trên cành thế rỉa lông luôn, ậy nhưng đang nằm bẹp thì bỗng dưng đứng dậy nhảy đụi xuống cầu tử … Thường mình núp ở xa, nhìn qua bụi cây nên thấy thấp tha thấp thoáng chứ hiếm khi được thấy rõ là con mồi nó làm cái giống gì trong lụp. Hôm qua không đi bẫy chim, tôi thử nhử con chim mồi rồi xem thật gần xem nó dụ con bổi kiểu gì. Mời các bác xem cho vui mắt.

Đầu tiên là kê đất cho thật điên tiết lên:


Sau đó là lên cây:



Con Đồng Kim ở bên phải màn hình.
Cảm ơn đã xem bài viết. Chúc mọi người vui vẻ.

23
Thật quá khâm phục, quá ngưỡng mộ anh em ta. Phóng sự làm quá chuyên nghiệp.
Tôi hâm mộ cụ giáo Lữ từ lâu, nhưng chỉ biết rằng là có một ông giáo về hưu, ở Bắc Giang, làm lồng quả đào. Nay được tận thấy cụ đã ngoài 80 mà còn nhanh nhẹn, làm lồng vẫn năng suất (hơn chục ngày/chiếc lồng kỹ). Được nghe cụ nói, cụ giảng cho về độ lớn hợp lý của cầu đậu, giá trị của hàng thủ công so với hàng công nghệ (khoan ép, khoan rút ruột ...). Thật không còn gì bằng. Cảm ơn đoàn làm phim rất nhiều. Chúc các tác phẩm nghệ thuật sau sẽ luôn tuyệt vời như tác phẩm này.
P/S: Cụ Dũng cứ trẻ hoài như thế nhề, thế là như thế nào ấy nhề ... AE ta có videoSoftware cho cụ ấy không đới ??!

24
Ngày nghỉ không đi dợt mồi mà ở nhà voọc cu thế àh?

25
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Nghỉ phép gác cu.
« vào lúc: 25/03/2014 03:55:19PM »
Cũng túm được một con ưng cái í

Sau cái hôm tôi với ông anh bạn đánh xổng chim, tôi ở nhà 1 ngày cho mồi nghỉ ngơi, sẵn xem chỉnh sửa lại lụp lá, lưới lung, sào sủng …
Hôm sau rủ anh ấy đi, thì do chưa sửa lụp xong nên anh không đi. Tôi đi một mình. Chủ bụng đi vào đánh lại con chim xảy, vì con chim này không bị hoảng, do tôi ra đuổi nó đi thôi, chứ khi xảy ra nó vẫn còn ở lại cây đấu căng lắm.
Tôi chỉ đem theo 1 con mồi Thổ. Tôi muốn cho con mồi này cọ xát thêm cho khôn chim lên tí, chứ cách nó đấu với bổi còn rzốt lắm … Trên đường đi thấy một cái khe đèm đẹp, thôi thì tạt đại vào đây làm kèo khởi động xem sao.
Tôi máng mồi lên, một lúc sau mồi mới kêu. Kêu được vài tiếng thì phía bên kia đồi có chim trả lời. Ui mom ơi - giọng con bổi sang quá thể …! Không theo con này thì theo con nào ??!
Tôi cứ để cho 2 con chiêu đấu xa xem thế nào cái đã. Khoan vội manh động. Càng nghe càng tê tái. Con bổi này giọng khá sang trọng, dặm, kèm đều đều. Chắc khó mà nó dám mò sang đây, vì bên này gần đường đi mà nó lại ở xa quá. Hy vọng là nó trụ ở bên đồi đó, sang đó nó sẽ đấu, nhưng ở bãi này gần thế thì dễ gì nó còn zin ?! Không biết mềnh có bao nhiu cơ hội ?! … Tôi đang mải nghĩ ngợi linh tinh, ngó nghiêng sang bên kia đồi để chọn cội đánh thì thấy có cậu làm vườn vác cuốc đi lên. Hắn cười toe, nói chuyện giọng Quảng rẹc ri.
-   Hi hi, ông anh cũng kết con nớ hỉ? Con nớ hay ghê gứm đó ông anh …
-   Vậy hả, có ai vọc nó không?
-   Mà khó bắt lắm … Có cái ông ngoài Cầu Đất đeo nó từ Tết tới chừ rồi …
-   Có thấy nó về đấu với mồi không?
-   Thì cũng có. Ổng hay treo mồi bên kia kìa …
Hắn chỉ tay đúng vào mỏm đồi mà tôi đoán là con chim trụ ở đó. Hic, hắn củng cố cho cái sự nản của mình.
Thôi kệ. Tôi cứ để 2 con chim kêu tự do, tiếp tục xăm soi chọn kèo đánh. Cuối cùng thì cũng chọn được một kèo – là cây dẻ tương đối độc lập, đứng thoáng ở lưng chừng đồi, cách chòm thông nó ở chừng 50m.
Tôi tháo lụp, thè thẹ mò lên kèo, cố gắng không gây chú ý nhiều cho con chim bổi. Lên đến kèo vẫn nghe con bổi gáy trên mỏm thông non. OK!
Tôi núp ở gốc cây chọn thế đánh. Chọn cành thế to bằng bắp chân, hơi thấp hơn cầu tử, cách cầu từ chừng 20cm lại có thế dấu lưng lụp. Quá đẹp!
Máng mồi lên, không quên kiểm tra kỹ càng chốt, lưới, lò xo, châm thêm cho con mồi ít nước … rồi thè thẹ tụt xuống khe ngồi rình, ngồi tránh bãi cát gần khe nước để ngộ nhỡ con bổi nó xuống uống nước lại bắt quả tang có thèng đang rình nó …
Mồi kêu vài tiếng thì bổi đập ngay về cây. Con bổi này có nước đấu chậm nhưng dai dẳng, ít chịu di chuyển, vào sáp lá cà rồi mà nó vẫn dặm kèm đều đều. Đặc biệt là cái nước gù của nó. Mỗi lần nó buông dây gù nghe dài đằng đẵng … Có nhiều khi để ý thấy mồi gù hết một hơi, loay hoay dặm kèm, làm thêm hơi nữa, hết hơi lại dặm dặm xoay xoay, lại dập tiếp hơi nữa … ngoài cây, con bổi chưa đổ hết một hơi gù. Con bổi này gù không nhanh nhưng dai nhách. Để ý một lúc thì thấy mỗi khi đổ gù, lúc gần kết thúc dây gù thì nó nhấn 4-5 tiếng cuối, rồi kết thúc, chuyển sang dặm, kèm, di chuyển, đổ gù … rồi thì xuống đất, lên cây, dặm, kèm, gù … Lúc khoan, lúc nhặt, cứ thế hơn 1 tiếng đồng hồ …
Tôi ngồi thin thít, bắt đầu lo lắng linh tinh, lo cái lưới, cái lò xo, lo con mồi nó nín … lo linh tinh … Lén nhìn lên cây để tìm cách đổi thế. Do cái thế quá đẹp mà con bổi nó không nhảy. Trận này con mồi biết nhấn biết nhả đúng lúc, nhưng con bổi lại quá đằm – không chịu nhảy. Do khi vào thế, con bổi nó nhìn rõ hết cái sân, cái mặt quy, nhìn rõ mồm một con chim mồi trong đó, thế quá vững lại quá gần lụp nên nó đâu cần phải nhảy đến cầu tử làm gì - cứ đứng tại thế chửi cho nó đã …
Tôi đã chọn được một thế khác. Chỉ còn chờ cho con mồi bỏ đi uống nước là lao lên sửa thế ngay. 2 con chim đấu mãi rồi con bổi cũng phải đi. Chỉ chờ có thế, tôi khẩn trương mò lên kèo, vẫn giữ cành thế cũ nhưng treo cái lụp khuất ra phía sau thân cây dẻ, cái sân với cầu tử đưa ra hướng nhánh thế.
Mồi kêu một lúc sau bổi lại về. Nó vào luôn thế, lại kèm lại gù. Nhưng lần này nó gù ít hơn, di chuyển nhiều hơn. Khoảng nửa tiếng sau, nó vào thế đứng đổ gù. Bên kia thân cây, con mồi gù nhát gừng – gù 2 3 tiếng lại nín, rồi 3 4 tiếng lại nín, lại 2 3 tiếng lại nín. Con bổi bên này thân cây đổ hết dây gù, nó xích gần vào thân cây rồi nhảy vào cầu tử. Pạch!
Tôi run rẩy mò ra chỗ núp, lập cập leo lên kèo, gỡ lụp xuống, chụp vội được tấm hình rồi nhổ luôn mấy cọng lông cánh của con bổi.
Cầm con bổi trên tay, thầm cảm ơn cụ tổ cu. Nghĩ đợt này hưởng lộc rừng như thế là đủ, tôi về sớm dọn chỗ nhốt con chim. Lâu lắm rồi, kể từ khi bắt lại được con Thổ Núi Voi. Nay mới lại có được cảm giác như hồi ấy.

Con bổi khi thất thủ





Soạn ngay một cái lồng cho em nó ở




Chân dung em nó sau 5 ngày bị bắt




Thời gian nghỉ phép đánh cu đã chấm dứt. Bây giờ có ghiền thì cũng ráng tranh thủ phọt phẹt đeo hóng chim rừng.
Vui là chính, chúc mọi người vui vẻ./.

26
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Nghỉ phép gác cu.
« vào lúc: 25/03/2014 02:29:01PM »
Cuộc đụng độ lần thứ 3. Tối hôm ấy, vừa về đến nhà là tôi soạn đồ ngay để ngày mai lên đường sớm. Lúc này, ham muốn của tôi gần như hướng hết vào con bổi Thổ. Tôi nghĩ bụng “Phải túm được con Đồng trước thì mới có cơ may túm con Thổ ấy được. Giờ nhìn lại thấy mình tham lam thật “chưa sờ được voi đã vội đòi túm lấy 2 bà Trưng” he he …
Sáng sớm hôm sau, 5h tôi đã có mặt tại bãi, tôi chỉ đem theo con mồi Thổ, định bụng đánh chớp nhoáng, cùng lắm là 9h sáng tháo kèo về, vì tối còn phải đi công chuyện xa nhà vài ngày. Vào đến bãi trời vẫn còn tối nhờ nhờ, chưa tan sương. Đốt đống lửa lên đứng xuýt xoa cho đỡ lạnh cái đã – đúng là 4 cái ngiu ở đời …
Cội cung, thế thủng đã được dọn dẹp, toan tính sẵn từ chiều hôm qua, sáng nay chỉ việc máng mồi lên rồi núp chờ ra nhặt chim thôi. Việc nó là như thế !
Một lúc sau thì con bổi xuất hiện. Nó ngủ gần ngay đó, mồi kêu là nó về ngay. 2 con lại lao vào cuộc chiến. Nói chung là đì đùng được chừng hơn 1 tiếng thì bắt đầu ề à … Con bổi bắt đầu đi đi, về về, cứ mỗi lần về là lại làm căng được một chặp. Nó vào ra cành thế, đối diện cầu tử không biết bao nhiêu lần, có lần đã nhớm chân muốn nhảy, rồi lại dãn ra. Có nhiều lúc khi mồi làm căng thì nó chùng, mồi chùng thì nó căng - cứ nhì nhằng như vậy mãi đến gần trưa. Con mồi chơi cũng không giỏi như mình muốn. Lúc cần nhấn thì nó lơ, lúc cần lơ nó lại nhấn, thi thoảng lại loi nhoi, có khi bỏ đấu cả chục phút …
Đến độ 1h chiều thì con bổi bỏ đi. Lúc ấy tôi đói rã cả ruột, khát khô họng vì ủ mưu đánh nhanh 9h về nên có chuẩn bị đồ ăn thức uống gì đâu. Nhưng nghĩ trong bụng chuyến này trở lại con bổi ắt sẽ nhảy, nó đi ăn khi về canh lại cội nếu vẫn còn thấy con chim mồi nó sẽ rất điên. Tôi nghĩ vậy vì đã bắt nhiều con như thế. Thế là ngồi chờ trong đói khát … mãi đến 3h chiều, đói quá không chịu nổi nữa, tôi tháo kèo đi về. Trên đường về, thấy nó đang đứng gáy trên một cây ven vạt đất mới, tiếng như trêu ngươi, thách thức mình …
Tối hôm ấy tôi đi công việc. 3 ngày sau trở về, Đà Lạt bắt đầu chuyển mùa, trời đã trở gió mạnh. Tôi lần vào bãi nhưng thấy người ta đã lên luống, rải phân lên bãi đất mới gần đó rồi. Kiểu này bị động bãi có lẽ nó bỏ cội luôn. Thế là hết cơ hội. Y như rằng – con chim về đấu lơi lơi rồi bỏ đi thẳng. Tôi mò vào thêm lần nữa thì nó không còn về nữa. Đứng gáy ở thung xa tít phía bên kia …
Thôi được. Chấp nhận keo này thua trắng. Nhưng cứ đợi đấy, đợi cho vài tuần để cho nó nhận giấy chứng nhận sở hữu cội mới tôi sẽ lại vào gây chuyện với nó, tiện tìm xem con Thổ kia ở đâu.
Giờ mỗi lần nghĩ lại vẫn cứ thấy AKAY.
...

27
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Nghỉ phép gác cu.
« vào lúc: 25/03/2014 01:57:47PM »
bái phục bác có bao nhiêu mồi bổi đem đánh hết

nhở bồ cắt ,bim bịp về thì thì.....bó tay

Tôi chỉ có 2 con cu mồi thôi. 1 con Thổ, 1 con Đồng Kim. Đi rừng thường thì đem cả 2 con đi, khi me trận nào thì chỉ đem đi 1 thôi. Thi thoảng đi gần thì đem thêm 1 con chim đã nổi để dợt.
Nhỡ có con nào bị làm sao như bác nói thì đành phải dợt con khác lên đi tiếp vậy ...

28
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Nghỉ phép gác cu.
« vào lúc: 25/03/2014 11:33:33AM »
Con đồng bên kia thì gào rú um sùm. Trong lúc trận đấu bên này đang bắt đầu nhạt thì bên kia chợt có 1 con thổ 2 hậu đảo về. Nó chiêu vài tiếng xa xa, thúc vài hơi rồi bắt đầu vờn con mồi Đồng. Nó cứ đảo quanh cội, hơn 20 phút mới vào cây … Con này giọng rất tốt. Chiêu 2 hậu, thúc, gù đều thổ nặng; tiếng ấm, rung mà vang … Nó đáp vào cây bắt đầu đấu với mồi. Bổi vào cây là mồi chộp lấy ngay, gù vỗ mặt, bổi loay hoay một lúc mới chọn được cành đứng đấu, từ từ bửa lại. Mồi thì khi căng khi nhả, còn con bổi thì căng dần lên, nó bắt đầu di chuyển quanh tàn cây, tìm thế tiếp cận mồi …
Đang khi con bổi Thổ bắt đầu sung thiên lên thì con bổi Đồng bên này bật thẳng sang cây bên đó tham chiến. 3 con đấu với nhau nhặng xị - chẳng biết phe nào đấu với phe nào …
Một lúc sau thì con Bổi Đồng đánh đuổi con bổi Thổ đi, nó ở lại cây bên đó đấu căng với con mồi Đồng 1 chặp rồi khi nghe con mồi Thổ bên này rút gấp, nó lại trở về cây bên này, đấu căng thêm lúc nữa rồi lại ra bài “chạy rô đa” …
Cứ thế đến hơn 6h chiều, không thấy con bổi Thổ về lại nữa, con bổi Đồng cũng tắt tiếng luôn, mồi thì cũng đã nghỉ ngơi từ trước đó …
Tôi nghĩ bụng “Con này phải đánh sáng sớm tại cội”. Lúc này trời đã nhá nhem tối, không còn nhìn thấy móc lụp nữa. Tôi lần ra cây, mò mẫm tháo lụp xuống.
Cuộc đụng độ lần thứ 3 …

(Còn nữa)
Cũng túm được một con ưng cái í


29
Những chuyến gác cu thú vị / Nghỉ phép gác cu.
« vào lúc: 25/03/2014 10:40:39AM »
Vừa rồi được nghỉ 10 ngày phép, tôi tranh thủ tối đa thời gian đi hóng cu. Cũng bắt bớ được vài con linh tinh, để xổng mất mấy con lôm côm. Sự tình thì nói chung là chẳng đáng kể gì, nhưng thôi thì cứ viết ra gọi là góp câu chuyện hầu các bác.

Chuyện về cái vụ để xổng chim
Ngay ngày đầu nghỉ phép, tôi đã tranh thủ vào rừng ngay. Gọi là rừng cho xôm chứ thật ra bãi đánh là các khu rẫy ven rừng – cũng chỉ loanh quanh cách thành phố chừng chục km.
Tối hôm trước đã lo lọ mọ xem lại lụp lá, sào sấu … vv …, alo lôi kéo vài người - chẳng ai rảnh cả. Thế là hôm sau đi một mình. 2 chim mồi, 1 chim dợt. Vào bãi đánh máng chim lên, mồi làm một lúc thì bổi đáp về đấu. A ha, con bổi đấu khá căng, tầm 15 phút thì nhảy cầu …
Chốt bật ra, gọng lưới lỏng ra, lưới không ụp xuống … Con bổi còn nhảy ra nhảy vào thêm vài lượt nữa tôi mới ra gỡ lụp xuống xem. Nguyên nhân là do mắt lưới kẹt vào khe nan ở đầu lụp. lò xo yếu không kéo lướt được, nên chốt bật nhạy nhưng gọng và lưới ở lại …
Điên cái lụp. Tối về tôi thay hết cả dàn lò xo khủng vào – cú này chỉ có rách lưới hoặc chết chim chứ không thể kẹt bậy nữa.
Cách vài chuyến, sau một thời gian hoạt động khá ổn, túm chim lai rai. Một hôm đẹp trời, tôi với ông anh bạn rủ nhau đi đánh bãi kết. Buổi sáng thất bại – chim đấu lơi lơi. Giờ nghỉ trưa, 2 anh em cho mồi nghỉ giải lao, tìm thế máng lụp. Ông anh máng gần chỗ nghỉ, tôi vòng ra sau đồi. Chim mồi kêu khoảng 1 tiếng thì có chim về đấu, khoảng 10 phút sau thì nhảy cầu tử, gọng bung được 1/3 đường, lưới vẫn còn vén gọn trong mặt lụp. Mía nó chứ, tôi để cho con bổi bớt hung rồi mới ra gỡ lụp xuống. Nguyên nhân là khi vén lưới, lưới vừa đan vừa quấn vào một cái cuống lá phía trên đầu lụp mà mình không để ý - xổng. Đang ngồi chửi bới cái lụp, cái sự cẩu thả của mềnh thì có điện thoại. Ông anh bên kia đồi cũng vừa bị xổng một con. Trong loa điện thoại nghe tiếng chửi nhiều hơn tiếng kể:
-   !@#$ nó đấu nãy giờ với con mồi …
-   … cà lăm ròng !@#$
-   $#@! chơi hay lắm, dặm kèm !@# … ra gù zô gù … $#@!
-   !@#$ lưới ụp không hết …
Lưới của anh ấy bị dồn, nên làm căng chỗ vành ráp với gọng, gọng úp không hết, con chim chui ra được, cũng bị vướng lưới tung lông lã chã – con của anh ấy hết hy vọng bắt lại được
Hôm ấy 2 AE để xổng 2 con cu.

Chuyện về cái vụ bắt được chim
La cà với mấy AE cu cò thấy họ kể chuyện bắt con bổi nọ túm con bổi kia, con thì bắt nhanh con thì đấu nghiệt…, không biết họ kể được bao nhiêu % sự thật, nhưng nghe đã cái tai quá.
Mềnh thì cũng túm được vài con nhưng không có nhiều điều để kể. Đại để là: vào rừng, hên hên thì gặp con chim đang căng, nó đấu một chặp ở ngoài, giọng cũng thường thường, làm cũng đường được, rồi về cây, rồi cũng đấu với mồi, rồi nhảy cách bạch. Con nào nhanh thì mới gù hết 2 hơi là nhảy, con lâu thì về cây đấu cũng được chừng 15 phút thì nhảy, Bắt ra xem thấy chim cũng thường thường …

Chuyện về cái vụ akay con chim rừng
Nhưng rồi lội mãi tôi cũng đụng được con chim nhây.
Cuộc chạm trán đầu tiên. Hôm ấy tôi đem 1 con mồi đi dò bãi. Đi đến 9h sáng thì đụng nó. Giọng đồng, rước mồi từ xa, kèm cà lăm, dặm cũng khá thôi, không nhiều. Nghe mồi kêu nó đáp trả ngay, rước từ bên kia đồi, đấu vài giọng rồi đáp luôn về cây. Cuộc chiến bắt đầu. Bổi với mồi chiến căng với nhau chừng 1 tiếng thì cả 2 bắt đầu nhây. Đến khoảng giữa trưa thì bổi bỏ đi. “Con này phải xem sửa lại thế đánh, mai vào là bắt được …” – nghĩ thế, tôi xách mồi về.
3h chiều hôm sau, tôi đem 2 com mồi vào. 1 Thổ, 1 Đồng. Định bụng là dùng con Thổ để bắt nó. Ưu tiên cho con mồi Thổ kèo đẹp, máng thế bắt nhanh - thế đánh sở trường của lụp cầu dài. Con mồi đồng cho ra cội xa xa đón lõng …
Mồi làm chừng 15 phút thì nó về, cũng cái bài như hôm qua. Nhưng hôm nay nó đấu căng hơn, vào thế mấy lần … Nhưng cứ vào rồi lại ra. Hung lên thì lần vào, mồi căng thì nó lại nhả ra … cứ thế hơn 1 tiếng … Mồi bắt đầu nhây, làm cứ như ta để ga lăng ti để rô đa xe máy lâu lâu mới gù được một hơi. Con bổi cũng để ga lăng ti lè nhè nhưng chịu gù lại nhiều hơn mồi. Con đồng bên kia thì gào rú um sùm. Trong lúc trận đấu bên này đang bắt đầu nhạt thì bên kia chợt có 1 con thổ 2 hậu đảo về. Nó chiêu vài tiếng xa xa, thúc
Vài hơi rồi bắt đầu vờn con mồi Đồng, cứ đảo quanh cội, hơn 20 phút mới vào cây …

(Còn nữa …)
Cũng túm được một con ưng cái í


30
lồng và phụ kiện / Re: Cách may áo lụp cây
« vào lúc: 10/03/2014 10:46:31AM »
Nếu đã đầu tư đặt may áo lụp để đem chim đi rừng thì ta nên may luôn cái túi hay cái ba lô, kín đáy.
Trước đây tôi chỉ trùm tạm cái áo thun che quanh lụp rồi đem chim đi, để hở đáy - nghĩ để vậy cho thoáng chim. Nhưng từ khi dùng cái túi kín đáy, có sự khác biệt rất rõ - nhất là mỗi khi đi xa.

31
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: Xáp gù
« vào lúc: 06/03/2014 10:32:58AM »


   Bác HoàngĐL toàn chơi lụp nhỉ  :d, nhìn các em này giống bộ đội đặc công đang sẵn sàng nghinh chiến quá  :d. Trời nắng đẹp, phơi cu gáy thì không còn gì vui bằng  :d
Mình mới chỉ chơi lụp thôi, mà cây nhà lá vườn cả đấy mợ. Lụp thì tự làm, cu thì đại đa số là bổi nuôi lên.
Quả thật là "Trời nắng đẹp, phơi cu, gáy thì không còn gì vui bằng ..." mợ ạh.

32
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: Xáp gù
« vào lúc: 05/03/2014 03:26:21PM »
Cảm ơn các bác. Trong đấy chỉ có 2 con mồi thôi chứ không có cả dàn đâu. Lên mồi hết được thì còn lâu lắm.

33
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Xáp gù
« vào lúc: 05/03/2014 03:07:57PM »
Đợi đến cuối tuần lâu quá. Mời ACE xem ... đỡ sốt ruật ...

https://www.youtube.com/watch?v=VTwuczN5bfI&feature=youtu.be

34
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: Sưu tập các giọng gáy
« vào lúc: 17/01/2014 07:55:38AM »
Có video cùi chim giọng sấm đồng các bác nghe nhá . Nếu thấy hay thì cảm ơn , ko hay cho em xin  những lời bình luận
http://youtu.be/4lKpRwCvjVg

Bác này có cu mái giọng nạt, rát, giọng này rước bổi cực nhanh đây hiiiiiiiiii

 Bác lại đùa em rồi . em này của em mới là chim lỡ thôi . hê hê hê . Ra rừng anh nghe ko rõ nó đang thúc hay là đang gù . thành tích mới 5 em bổi . chim chung phútem nó bắt nhanh nhất 5 giây , chậm nhất 15 phút. còn lại ...văng. Em ko chém gió nghe . đừng ném đá em nhé . hi hi hi . Chúc bác vui .


Chắc ý của cụ cu gáy_ Tây Nguyên nói đến là em cu mái đang nuôi thả ở ngoài ấy. Có giọng nạt, dựt sang sảng ấy ... thì phải.

35
Trong topic nhiều anh em có đề cập một vấn đề mình rất quan tâm ! Do điều kiện nhà ống ở TP vì vậy diện tích treo chim hơi bị eo hẹp, đam mê nuôi nhiều cu gáy chính vì vậy muốn hỏi anh em xem cách treo mồi ở nhà như thế nào mà mồi không bị biết thành chim đấu, hoặc khi đi bẫy nhìn bổi về chung cây nó chỉ  gáy gù vài câu, hoặc đứng rỉa lông.
Treo một mình nó ở một chỗ cách xa các con cu khác ?
Treo chung tất cả cùng một chỗ ?
Treo chung một vài ngày rồi tách ra ? 
Mấy câu hỏi  trên nó sẽ xảy ra như thế nào với chim mồi khi đi bẫy cu ?
Rất mong được các anh em có kinh nghiệm chia sẻ.
Trân trọng cảm ơn !  ^:)^ ^:)^ ^:)^ ^:)^

Nhà tôi không được rộng rãi thoải mái lắm nhưng cũng nuôi nhiều chim: vài con mồi, vài con nổi, vài con lỡ, vài con bổi ...
Chim mồi với chim đã nổi căng mà có ý định cho đi dợt rừng thì tôi treo cố định, rất ít khi đổi chỗ treo, hai con cách nhau khoảng 2m. Chim lỡ với chim bổi thì để gọn vào 1 chỗ, con nào nổi căng mà có ý định dợt thử thì mới cho ra lụp, treo riêng còn không thì cứ mặc cho căng ... Chim mồi với chim đã nổi căng thì nên hạn chế đổi chỗ treo để tránh chúng tập trung đấu đá nhau. Khi chim đã nhàm nhau rồi thì không nên thay đổi nữa.
Thực ra chim nhà ở mãi với nhau rồi thì chúng cũng nhàm nhau, thi thoảng cao hứng đấu nhặng xị một tí rồi lại việc ai nấy mần ... Chim bổi với chim lỡ cũng vậy. Con nào máu sớm thì cứ tự nhiên nổi sớm, bọn còn lại không ý kiến gì - không bị đè hoảng cũng chẳng phấn khích hơn là mấy.
Tôi với bạn chơi cu đều nuôi như vậy và cảm thấy ổn. Có nhiều người nhà chật chội nhưng cũng bố trí được chục con cu, trong đó có 2 con mồi.
Bạn nào có kinh nghiệm thực tế khác xin chia sẻ thêm.

36
... đem đặt ở đầu ngõ
bắt được bổi chân dài,
gác ở cầu sông Hàn
bẫy được chú gà con ...
...
 *><*
 *><*
 *><*

37
Tâm sự- Nhật ký / Re: Một chút gì....cho nhau
« vào lúc: 03/01/2014 10:11:43AM »
Ay za, anh Tuấn hôm nay lại có nhã hứng "Một chút ... Nhàu cho Di ..."
Hồi xuân roài ...

38
Tôi nuôi chim thì cứ hướng theo kinh nghiệm thực tế, mày mò các kiểu rồi theo dõi quan sát là chính chứ không theo hướng nghin cú, nên những cái mình biết thì đơn giản là biết thế, chứ không dám gọi là kiến thức cao siu chi mô ...
Tôi đồng ý chăm phần chăm với "... 1 cậu nói là cách nuôi nó làm cho con Cu gù nhiều hay ít đi (So với bản năng thực của nó) Và Cu gù không phải do bộ cườm hoàn toàn" vì:
- Nếu mình nuôi không tốt, chăm không ổn thì con cu nó thở còn không nổi chứ nói chi gù -> vậy cách nuôi nó ảnh hưởng đến gù hay không!
- Nhà chật mà nuôi nhiều chim mồi chai, chim thuộc mà không che lại, không treo xa nhau - cứ xáp với nhau cho chúng đấu, gù, leo, cự ... mái thoải thì sớm muộn gì, chim hễ nổi lên, ở nhà thì nằm vỉ thúc đều, ra rừng thì nằm rỉa lông phơi nắng, gặp chim về gù sơ sơ lấy lệ rồi nằm vỉ thúc đều ... con nào cũng sẽ bị như thế. Tôi thì chưa bị cái tình trạng này, nhưng tôi nghe nhiều người nói rồi. -> vậy cách nuôi nó ảnh hưởng đến gù hay không!
- Chim mồi mà cứ xáp cho đấu gù miết, đấu tới khi phân thắng bại mới thôi. Hoặc là ngày nào cũng xáp vô cho gù 5 phút lấy ra ... cứ thế làm miết ... thì khi ra rừng con chim gặp bổi nó cũng sẽ dễ bị tình trạng gù chừng 5 phút rồi thôi, cho dù khả năng nó có thể đấu gù hàng giờ. -> vậy cách nuôi nó ảnh hưởng đến gù hay không!
Dân chơi gà đòn có câu "Gà linh nuôi dở không bằng gà phở nuôi hay". Con cu nó gù cỡ nào thì không chỉ phụ thuộc vào khả năng vốn có của nó, mà còn phụ thuộc vào cách nuôi của chủ nó nữa. Tôi nghĩ vậy áh.

39
[/color]
... Lụp nghệ thuật và Lụp bắt bổi, hơi...bị choáng tí.
...
Theo Em thì lụp nào mà chẳng dùng để bắt bổi...chắc qua nó đẹp, xấu khác nhau.
...

Bạn nghĩ giống rất nhiều người chơi cu mồi. Tôi cũng nghĩ như thế.
Nhưng mà nếu có nhiều lụp để chọn thì tôi luôn luôn sẽ chọn cái đẹp hơn, cái đẹp nhất ... nếu tôi có lắm tiền thừa thì tôi sẽ chọn cái khủng nhất (theo cảm nhận của tôi).
Nghệ thuật hay không, thì không chỉ có vài người đánh giá mà nên được đâu. Một cái lụp chỉ trở thành một tác phẩm nghệ thuật thực thụ khi nó được rất nhiều người, ở nhiều nơi đánh giá cao vì tính thẩm mỹ, công dụng, độ bền, nét riêng độc đáo ... 
Nghệ thuật hay không nó còn phụ thuộc vào cảm nhận của cá nhân mỗi người. Có thể bạn đang cầm một cái lụp - chẳng ai thích nó cả, nó bình thường với mọi người, nhưng trong mắt bạn, nó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật ...

[/color]

... 1 cậu nói là cách nuôi nó làm cho con Cu gù nhiều hay ít đi (So với bản năng thực của nó) Và Cu gù không phải do bộ cườm hoàn toàn.


Tôi đồng ý chăm phần chăm với bạn này.

40
GIAO LƯU - KẾT BẠN / Re: anhem ĐàLạt vào đây
« vào lúc: 26/12/2013 03:06:11PM »
HIHI.em thấy anh Hoàng làm nhóm hội trưởng là hợp lý quá,anh  lớn tuổi ,có vị trí xh nói anh em sẻ dễ lắng nghe hơn,anh Hoàng cứ tập họp anhem lai giao luu cho vui nghen
Ui ra! Chuyện chơi chim giải trí, AE ai hạp nhau thì húi vào chơi với nhau thôi - địa vị, gia cảnh chẳng có giá trị gì ở đây đâu. Cứ nhóm vài ba AE hạp nhau chơi với nhau nó bền hơn. Lập hội thì cũng vui nhưng có nhiều cái rối rắm lắm. Nhất là đang có nhiều cụ muốn lân la vào hội kiếm kèo bán chác, được thì chẳng ai biết, đến khi có chuyện lại lôi hội ra lèng èng. Vì vậy mềnh là mềnh ngại đứng ra lập hội lắm. Dưng mà nếu có ai đứng ra lập thì mềnh sẽ nhiệt tềnh tham gia hết mềnh ... 

Trang: 1 [2] 3 4 ... 17
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent