Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - huyhq

Trang: [1]
1
Cu gáy sinh sản / Sản phẩm mới ra lò
« vào lúc: 10/07/2011 12:12:04PM »
Cách đây đúng 2 tháng, mình có ghép 1 đôi, bố giọng thổ đồng,  mẹ cũng giọng thổ đồng.
Now có thành quả rồi, không biết con thì thuộc tầng lớp nào, nhờ các cao thủ đánh giá giúp. Thanks

2
     Cu gáy cũng như nhưng chú chim hót khác thôi, nghĩa là một chú chim hay   cu phải có 2 cái lồng. Một lồng để nuôi , một lồng để bẫy. Đây là số   lượng lồng tối thiểu bắt buộc cho một chú cu yêu quý của bạn.Nhất là   lồng đi bẩy cu thì nó khá đặc biệt. Tại sao nó đặc biệt hơn những lồng   khác ? vì cu gáy là loại chim rất thông minh đấy các bạn à, nếu ai đã   từng đi bẫy cu ở nhũng vùng mà nhiều người đi bẩy thì chắc chắn biết   điều này!!!!!!!
   Thứ nhất chim ở vùng đó đã quen với cu mồi , chim đã trãi qua trận mạc nhiều....
   Thứ   2 thì khi chim đã trãi qua trận mạc ,chinh chiến nhiều thì nó nhìn và   nhận biết cái lồng bẩy , do đó ta phải ngụy trang lồng bẩy thật đẹp,   thật khéo thì mới lừa chúng được.   Chim cu ở những vùng miền Nam (Bình Phước, Đắc Nông, ...) trận mạc kinh lắm. Tuy nhiên ở những Miền khác   thì ít người đi bẩy và rừng nhiều chim thì OK. Ngày xưa ở quê, tôi cũng   thường lấy lá ngâu , hay đùng đình bong cho lồng và xài vài tháng chưa   hư. Nhưng ngày nay thì thay đổi rồi.... hihi
   THứ 3 có những con chim   đã bị trúng lồng hay lưới bị hụt thì khỏi chê, chú này thì phải cao thủ   mới giải quyết được. Tôi đã từng gặp và cả nhóm quyết định không bẩy lục   nữa mà gài giò.( Cái thú của bẩy cu là bẩy lục , khi đó bạn tha hồ thả   hồn theo chúng....những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới cũng kg   bằng đâu...ý cha hơi quá rồi) .Nhưng có chú nhìn thấy giò thì né hoặc   lấy mỏ gở giò... bó tay luôn chứ không vừa đâu. Đôi khi ta bố trí giò   như ma trận , nhưng nó cũng phát hiện...Tôi nêu ra những tình huống trên   để khẳng định lồng bẩy cu rất quan trọng, chưa nói đến cái lồng đó sát   bổi nữa..
   NHưng bạn không thể nuôi cu trong lồng đánh được , do đó phải có lồng nuôi riêng.
Lồng   nuôi cũng có nhiều dạng khác nhau lắm: Lồng nuôi chim bổi khác vớii   lồng nuôi chim mồi chứ. Tuy nhiên lồng cu gáy khi nhìn là biết ngay à.
Cầu   chim không cao , lồng không quá rông hay cao mà thấp.Tại sao ư? Sẽ giải   thích sau nhé! có ai có ý nào thì cho mọi người biết với nha.

Cu   gáy là chim chân thấp, bay lượn chứ không nhảy nhót nhanh nhẹn như loại   khác, mà khi xuống đất chỉ đi bộ thôi ... hoặc khi di chuyển cự ly ngắn   ( 2m trở lại )dưới đất mà gấp thì nó cũng dùng đôi cánh bay nâng người   lên chứ kg ít đi bộ xa, chỉ khi nào nó đi và ăn thôi.. do vậy đôi cánh   cu đất rất khỏe và mạnh nữa.Có ai bị cu đất dùng cánh đập vào tay chưa?   Đau lắm đó.... Coi chừng chấn thương so nao đấy.

Khi   nhốt cu trong lồng thỉnh thoảng bạn thấy chú giang hai cánh và đập liên   tục chưa? Nó đang mơ tưởng đến sự tự do đấy, hay là nói cho oách là nó   tập thể dục đó.Do vậy phải cắt bớt lông cánh chúng thôi.
Cắt lông   cánh thì an toàn cho cu của mình vì nó không bay được. Nếu nó bay đi thì   bạn ân hận cả đời luôn đó. Tôi dám chắc điều này mà!
Thứ 2 khi cu đập cánh thì không vướng vào lồng hư chim...thức ăn hay phân không bay lung tung dơ bẩn...
Thứ   3 : khi bạn chăm sóc chim hoặc thỉnh thoảng bạn thả cho nó đi bộ trong   nhà hay hè hoặc cho chúng ăn những món khác nhằm bổ nhiều thứ....sẽ nói   sau.Thì chúng hổng bay mất. Điều này rất cần, vì ta cùng chim vui chơi   tạo sự thân mật cho chim mau dạn. Nếu dạn rồi thì thân thiện sẽ tốt cho   chim khi đi bẫy nhiều ngày liên tục...Vậy cắt cánh bằng cách nào??? Khi   thấy cánh chim ra lông dài bạn đừng thả nhé mà hãy lấy cái mùng giăng ra   rồi thả chú cu vào. Nó sẽ bay vài vòng trong đó là mệt liền à . Khi   chúng mệt đứng xuống đất bạn chỉ cần kéo cánh ra và cắt lông tha hồ....   có con còn nhát thì bạn thao tác nhanh .Chứ đừng bắt trong tay cầm cắt   lông. Có con nó chịu thì không sao, nhưng có con nó khiếp và chìm chim   luôn và không gáy đấy. Đã nhiều người bị rồi... đừng thử nha. Nó cứ   tưởng mỉnh tra tấn nên có con quẩy rụng lông tùm lum và sau này thấy ta   là nó hoảng luôn...thế là công cốc .

Cắt lông đuôi thì quá dễ rồi, có thể dùng kéo cắt trực tiếp trong lồng...nhưng đường cắt kg đẹp nên phải chỉnh tới chỉnh lui...
Nếu   không cắt lông đuôi ,lông dài quẹt vào lồng hư lông và làm đau chim..   mà đau chim thì chẳng khác nào ta đau đâu? mà đau thì không gáy   ...hihi..
Như vậy ta đã HỚT TÓC cho chim xong rồi nhỉ.

3
Tổng quan về chim cu gáy / Người Hà Nội chơi chim cu gáy
« vào lúc: 10/12/2010 02:31:21PM »
     Chẳng biết tự bao giờ, người Hà Nội có cái thú chơi chim cu gáy. Ông tôi   bảo: có lẽ thú chơi cu gáy của người Hà Nội là do đất Kinh kỳ kẻ chợ   vốn dễ kiếm ăn nên đã thu hút khá nhiều người dân từ tỉnh bạn về đây lập   nghiệp. Để đỡ nhớ cánh đồng,mảnh ruộng nơi chôn rau cắt rốn, giữ cho   tâm hồn nhớ về cội nguồn nên nhiều người, nhất là các cụ già thích chơi   chim cu gáy. Từ đó thú chơi này lan rộng.
     Mặc   dù hiện nay trên thị trường đã du nhập nhiều loại chim cảnh có giọng   hót hay trên thế giới nhưng những loại chim này vẫn không thể thay thế   được cu gáy, loài chim mang hồn quê hương xứ sở một vùng văn hoá lúa   nước. Chuyện rằng, có Việt kiều bên trời Âu, sau khi bước xuống sân bay   Nội Bài đã thuê ngay xe ô tô về thẳng Thái Bình. Giữa trưa hè, ông không   về ngay nhà mà ra ngồi dưới luỹ tre rìa làng để nghe tiếng cu gáy rồi   xúc động trào nước mắt.Những   người chơi chim lâu năm bảo: Cu gáy sống gẫn gũi với ruộng đồng nên để   có được một con cu gáy hay cũng không dễ dàng gì. Các loài chim r ng thì   mầu lông hình dáng cũng khác nhau và chỉ có con đực mới hót nên dễ phân   biệt. Với loài chim cu gáy thì ngược lại, hình dáng bên ngoài con trống   con mái cũng từa tựa như nhau và điều làm người chơi khó phân biệt nhất   chính là chim đực hay mái đều có tiếng hót mà người trong nghề chơi   chim gọi là "gáy" như nhau. Để phân biệt chim trống, mái, những người   chơi chim gáy thường truyền nhau một số kinh nghiệm như: Đầu nhỏ, tròn,   lông đầu xanh. Mỏ to, gồ, khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống. Xương   bụng phía dưới gần hậu môn chụm, khi gáy có khả năng đảo giọng thì chắc   chắn đó là chim đực.Tuy   nhiên, kiếm được con chim đực không có nghĩa là đã có được con chim có   giọng gáy hay. Những người chơi chim gáy lâu năm thường bảo: tuyển được   con chim gáy hay cũng có những tiêu chuẩn riêng không khác gì... tuyển   hoa hậu. Chim cu gáy phải có dáng đẹp, thân dài, khéo, gọn. Đầu phải   nhỏ, mỏ thẳng đúng theo câu lưu truyền trong giới "đầu nhỏ mỏ ngay, có   chết nó cũng hay". Vòng lông cườm quanh cổ phải cao, thẳng, dày. Lông   cánh dặm phải khô, mịn. Chân phải gọn, đóng vảy, đặc biệt tránh xa chim   có chân giống con tôm... Thậm chí có nhưng câu ca để tìm ra một con chim   cu gáy hay:
"Đầu xanh phao xám
Lông xốp, vẩy xộp
Cao cầu thấp quản
Vàng cườm thì thổ
Bỏng nổ thì kim"
Chọn   cu gáy, ngoài đặc điểm về ngoại hình thể hiện một thể lực sung mãn,   người ta còn chọn những con "nhất huỳnh kiên, nhì liên giáp, tam quá   khoé, tứ chân khô, ngũ liên hoành, lục cườm dựng" (nhất: cườm vàng đóng   xuống tận vai, nhì: bộ cườm đóng kín xung quanh cổ, ba: đuôi mắt đen kéo   dài ra sau ót, bốn: cặp chân phải khô trắng như ruộng mùa hạ, năm: sắc   lông, sắc cườm, từ đầu đến đuôi phải thật đều, sáu: con chim có lông gáy   dựng đứng là con chim dữ). Đó là những đặc điểm của một con chim tài   hoa.
Ngoài   ra, giọng gáy của chim là một đề tài tranh luận vô hồi kết trong giới   chơi cu gáy. Với những người sành chim thì thậm chí cả khi nhắm mắt lại,   chỉ cần nghe qua tiếng gáy, dân chơi cũng biết chim hay, dở. Không   giống như những loài chim khác chỉ có một loại giọng nhất định, chim gáy   có nhiều loại giọng khác nhau nhưng tựu trung thường được chia làm hai   loại giọng là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm và chim   gáy có tiếng Kim có nghĩa là giọng thanh, cao. Trong giọng thổ lại chia   ra nhiều kiểu như thổ đất, thổ lùm, thổ rỗng, thổ pha, thổ sấm, kim pha   thổ, kim còi. Giọng thổ là giọng được ưa chuộng nhất của chim cu gáy,   bởi cái giọng ấy ác liệt lắm, cất lên là có kẻ tìm đến kịch chiến. Chim   giọng kim cũng hay, kêu thánh thót, ồn ào như gõ thùng rất sốt ruột,   khiêu khích chim rừng rất nhanh nhưng có nhược điểm là hay đá lồng. Khi   chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc gáy tiết tấu ra   sao? Có con gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống   thấp...).
Những   người chơi chim lâu năm bảo: muốn có được con cu gáy hay chỉ chọn con   đã trưởng thành, không ai chơi chim cu gáy non tuy gáy non lớn lên siêng   gáy nhưng giọng đơn điệu không có tính "rừng".Dân   chơi mới vào nghề, bỏ tiền ra mua mồi sẽ rất tốn kém. Một con cu thuần   dưỡng chưa biết hay dở đã có giá 500.000-1.000.000đ. Còn loại mồi xịn vô   giá, quý hoá thì tặng nhau, mấy ai chịu bán. Thành thử muốn có chim mồi   hay thường phải mất vài năm vo thóc đãi sạn nuôi nấng, chăm bẵm rất   công phu. Thức ăn chính cho cu gáy là lúa ngâm, có thể cho ăn thêm hạt   cải, kê, bắp. Anh   Minh Long bảo: Chim rừng thường phải nuôi trong lồng rộng mới hót thì   nuôi cu gáy lại hoàn toàn ngược lại. Chim gáy không ưa lồng rộng, trông   không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần. Muốn   chú chim cu gáy mau thuần người chơi thường nhốt chim vào lồng càng chật   càng tốt, thậm chí độ rộng của lồng chỉ đủ để chim xoay chuyển là được.   Có lẽ vì vậy mà chim gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thân   lồng nửa dưới to, trên nhỏ, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng nhìn   càng đẹp. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại.
Lựa   chọn được một con chim cu gáy hay không dễ, đôi khi trăm con, hoặc ngàn   con mới có một ! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình   một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa   lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nỗi có người dù nghèo,   nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề "sống nuôi chết chôn"; Dân   chơi cu gáy thường truyền nhau chuyện Tổng đốc Hoàng Cao Khải đã từng   đổi xuyến vàng và chuỗi ngọc trai để lấy một cặp chim cu gáy nên đặt là   con Kim Xuyến và con Ngọc Trai. Dân chơi chim gáy Nam Định lại thường kể   chuyện Giám mục xứ Bùi Chu (Nam Định) vì mê cu gáy đã phải mời về một   thợ bẫy cu gáy lão luyện nhất vùng về nuôi cơm rượu hàng tháng ròng rã   chỉ với mục đích thuê bắt được con gáy thổ đồng bổ ba mà đức giám mục   lâu nay đem lòng say mê. Sau khi con chim đã sa bẫy đức giám mục thưởng   cho người thợ bẫy chim 3 lượng vàng đền công khó nhọc.

4
Thú chơi cu gáy mồi / Hình ảnh đẹp
« vào lúc: 09/12/2010 01:45:17PM »

 
  [img]http://img812.imageshack.us/img812/4707/ecollardovepreening339a.jpg[/img]
 
  [img]http://img836.imageshack.us/img836/4769/443475960468dc5cfb21z.jpg[/img]
 
  [img]http://img163.imageshack.us/img163/5726/9733185md.jpg[/img]
 
  [img]http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH201001141302ztgxzgqxyj1279254.jpeg[/img]
                                                                 
       

                                                                               

5
Các dòng cu khác / Chim cu sen
« vào lúc: 09/12/2010 01:41:57PM »
CU SEN    Họ: Bồ câu Columbidae
Bộ: Bồ câu Columbiformes 
Chim trưởng thành:

Trán   và bên đầu xám nâu nhạt. Họng và cằm hung nâu nhạt. Đỉnh đầu xám tro.   Gáy, trên cổ, vai và phần trên lưng nâu, các lông ở trên lưng hơi phớt   hung ở mép lông.

Mỗi bên cổ có một vệt gồm các lông nhỏ đen có   viền xám xanh ở mút lông. Lông bao cánh nhỏ nâu đen nhạt viền hung vàng   cam; lông bao cánh lớn xám. Lông cánh đen nhạt có viền hung nâu nhạt.   Phần giữa và dưới lưng, hông và trên đuôi xám, hơi viền nâu.

 

 
Lông đuôi đen nhạt, phần cuối mỗi lông đuôi trắng nhạt, vệt   trắng này lớn dần từ các lông giữa đếc các lông ngoài. Ngực hung hơi   tím, phớt xám lục ở phía trên. Bụng trắng nhạt. Sườn và dưới đuôi xám   nhạt. Dưới cánh xám.

Mắt nâu thẫm hay đỏ. Mi mắt hồng có viền da trần xám nhạt. Mỏ xám nâu, chuyển thành đen nhạt ở gốc mỏ. Chân đỏ.

Kích thước:

Cánh (đực): 175 - 190. (cái): 131 - 190; đuôi: 115 - 122, giò: 16 - 20; mỏ: 15 - 18mm.

Phân bố:

Cu sen phân bố ở phần đông châu Á từ vùng, Đông nam Xibêri, Đông Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản đến Bắc Việt Nam.

Việt Nam có thể gặp loài này ở khắp các vùng nhưng vào mùa sinh sản chỉ gặp ở gần biên giới phía Bắc (Cao Bằng).

6
Các dòng cu khác / Chim cu ngói
« vào lúc: 09/12/2010 10:45:47AM »
CHIM CU NGÓI

Họ: Bồ câu Columbidae
 Bộ: Bồ câu Columbiformes        CHIM CU NGÓI


Chim đực trưởng thành:
 Đầu và hai bên cổ   xám. Cằm hung nâu nhạt. Họng và trước cổ hung nảu nhạt hơi phớt tím.   Phía dưới cổ có nửa vòng đen hẹp, hở phía trước lưng, vai, lông bao cánh   và lông cánh tam cấp nâu tím. Phía dưới lưng, hông và trên đuôi xám.   Lông đuôi giữa xám phớt nâu, các lông hai bên có phần gốc xám đen và   phần mút xám nhạt chuyển dần thành trắng.
 Lông ngoài cũng có phiến   ngoài hoàn toàn trắng. Lông cánh nâu đen có viền xám rất hẹp ở mép   ngoài. Mặt bụng hung nâu nhạt. Dưới đuôi trắng nhat.
 
Chim cái:
 Gần giống chim đực nhưng màu nhạt hơn, trán và đỉnh đầu xám tro. Mắt nâu. Mí mắt xám. Mỏ đen. Chân xám chì hay đỏ nhạt.
 
Kích thước:
 Cánh (đực): 132 - 145, (cái): 130 - 140; đuôi: 90 - 98; giò: 13 - 16; mỏ: 12 - l4mm.
 
Phân bố:
 Cu ngói phân bố ở đông Ấn Độ, Bengan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Philipin.
 Việt Nam cu ngói có khắp các vùng từ Nam chí Bắc.
 
CHIM CU NGÓI




7
Các dòng cu khác / Chim cu xanh
« vào lúc: 09/12/2010 10:40:57AM »
Cu xanh đầu xám - Pink-necked Green Pigeon Treron vernans
  Chim trống
 
  [img]http://static.flickr.com/45/141307423_134e34b400.jpg[/img]
 
 
  Chim mái
 
  [img]http://static.flickr.com/47/141307424_4136a65b63.jpg[/img]
 
 
  Một cặp
 
  [img]http://static.flickr.com/51/141307425_1dcfffa476.jpg[/img]
 
 
  [img]http://static.flickr.com/49/141307426_0438e9ce7d.jpg[/img]
Cu xanh khoang cổ - Orange-breasted Green Pigeon Treron bicinctus
  Chim trống
 
  [img]http://static.flickr.com/49/141308592_fdec8f9019.jpg[/img]
 
 
  [img]http://static.flickr.com/49/141308591_48c483b69c.jpg[/img]
 
 
  Cu xanh mỏ quặp - Thick-billed Green Pigeon Treron curvirostra curvirostra
  Chim trống
 
  [img]http://static.flickr.com/50/141308596_d44a71db9d.jpg[/img]
 
 
  Chim mái
 
  [img]http://static.flickr.com/44/141308594_538d706ff9.jpg[/img]             
        <blockquote>  Cu xanh chân vàng - Yellow-footed Green Pigeon Treron phoenicopterus annamensis
  Chim trống
 
  [img]http://static.flickr.com/52/141307422_beab0acdb9.jpg[/img]
 
 
  Chim mái
 
  [img]http://static.flickr.com/50/141307421_8ecba3e3c7.jpg[/img]
 
 
  Cu xanh đuôi đen - PompadourGreenPigeon Treron pompadora pompadora
 
  [img]http://static.flickr.com/46/141308590_43e5df0357.jpg[/img]  </blockquote>       

8
Các dòng cu khác / Chim cu Nhẫn - Ringneck Dove
« vào lúc: 09/12/2010 10:27:47AM »
     Khác với Sắc Nhật - một loài chim Di được phát triển thuần hóa và cho sinh sản từ nước Nhật mà từ đó chết tên gọi trên cả thế giới (dù hoang dã chúng đến từ Đông Nam Á, Trung Quốc), chưa ai tìm được lí do vì sao   loài chim họ bồ câu xuất xứ Châu Phi này lại được người VN ta âu yếm gọi tên là cu .... Pháp !? (Bác Trelang gọi là Cu nhẫn, chắc có cái nhẫn ngay cổ nhỉ!)
     Ringneck Dove là loài chim cảnh khá phổ biến ở Châu Âu và Châu Mĩ.
     Một trong những lí do khiến nhiều người nuôi chúng là chúng hiền hòa, dạn người. Nuôi từ nhỏ có thể dạy cho đậu, cho ăn thoải mái trên tay, hay có thể gọi bay đến theo hiệu lệnh chủ.
     Tuy thuộc họ bồ câu, nhưng kích thước nhỏ hơn và bay kém hơn nên Ringneck Dove thường được chuộng nuôi trong aviary (Bác Trelang nhà ta thì nuôi Cu gáy cũng trong Aviary), trong lồng lớn chứ không nuôi thả đua như bồ câu đưa thư --> Nó được nuôi giống như bồ câu cảnh.
     Trứng chim - kích thước bằng trứng chim cút. Quá trình phát triển sinh lý, thời gian ấp, mớm y hệt chim bồ câu
     Ringneck Dove cũng là loài chim được nhiều nhà điểu học quan tâm nghiên cứu lai tạo giống. Bởi lợi thế của loài này là đẻ đều và nuôi con giỏi, lại dễ bắt cặp nên dễ lai tạo nhiều màu sắc. Đến nay, ghi nhận có hàng chục màu chuẩn (standart colour) khác nhau để người nuôi sưu tập loài chim này.
      Ngoài nuôi kiểng, chim còn được ưa chuộng sử dụng trong các tiết mục ảo thuật nhờ vóc dáng nhỏ, tính lành hiền nên khi được luyện tập rồi thì rất chịu đứng yên một chỗ, dễ đem giấu dưới các lớp vải, khăn hoặc trong các khe, hộp nhỏ đồ nghề của nhà ảo thuật.
      Màu trắng và kem nhạt là những màu được ưa chuộng. Song, được đánh giá cao là khi màu thân thì càng nhạt mà vẫn giữ được viền cổ đặc trưng thật rõ, như thế này:
  [img]http://static-p4.fotolia.com/jpg/00/08/82/11/400_F_8821136_42Xwtj5OD2z9gHJ5VM4PFVtJznpa7QJ1.jpg[/img]
      Ngoài ra, các nhà điểu học còn thử nghiệm lai ghép Ringneck Dove với một số loài cu hoang dã để nghiên cứu kết quả di truyền phục vụ nhiều mục đích khoa học.
       Ringneck Dove mái trắng đem ghép với Trống cu cườm (Cu gáy) hoang dã - Kết quả thế hệ F1, chỉ biết gù, không biết gáy gọi, gáy trận --> ẩn gen:
       Đem ghép trống F1 này với Mái cu cườm hoang dã lần nữa, ra thế hệ F2:
       Màu trắng gen ẩn ở thế hệ F1 đã được thể hiện ở thế hệ F2, biết gáy gọi, gáy trận và gù.
       --> Nên các bạn thích cu gáy hàng độc rất cần cẩn thận khi sở hữu những con cu gáy có màu trắng trên thị trường hiện nay. Có thể chúng là dạng cu cườm hoang dã đột biến, mà cũng có thể chúng là kết quả lai ghép   giữa cu cườm với các cá thể ringneck dove.
       Chim làm tổ đơn giản trong các hốc rộng, dạng tổ mở (open), tha rơm rác lỏt tổ như bồ câu. Mỗi lần đẻ 2 trứng. Đa số trường hợp giới tính chim con ra đời 1 trống, 1 mái. Cá biệt các trường hợp lai ghép trùng gen có thể cho ra toàn mái hoặc toàn trống
     Nuôi từ nhỏ các cá thể chim sống với nhau khá hòa thuận. Vào thời kì   trưởng thành chim trống có thể đánh nhau để tranh giành mái. Hoàn toàn có thể nuôi tập thể trong chuồng rộng, nhưng cần thu xếp các ngăn riêng   cho các cặp chim làm tổ.
       Ghi nhận trong điều kiện nuôi riêng từng chuồng, các cặp chim sinh sản tốt hơn nuôi chung

9
Tổng quan về chim cu gáy / Mới đẻ
« vào lúc: 06/12/2010 09:27:06AM »
Cặp cu Pháp mình mới đẻ

10
Thú chơi cu gáy mồi / Mới mua
« vào lúc: 06/12/2010 09:19:29AM »
Con này ngón sau và 1 ngón trước có móng trắng
nuôi lâu mà chưa gáy, nhờ pàkon xem giúp.
Thanks!

11
Tổng quan về chim cu gáy / Cu gáy
« vào lúc: 02/12/2010 09:21:56PM »
Lang thang trên net tìm được cái này hay lắm. Các bác xem rùi bổ sung và cùng thảo luận(thêm ảnh minh họa thì tuyệt vời).

  --- Tổng quang: giới thiệu tổng quang.
  --- Hình thể: Giải thích các thuật ngữ về hình thể.
  --- Phụ kiện: Cách gọi và chức năng các phụ kiện.
  --- Âm giọng: Phân tích về âm giọng.
  --- Nước chơi: Giải thích các thuật ngữ về bài bản, cách chơi của một chú Cu gáy.
  --- Khác: Những thuật ngữ trong quá trình nuôi, những thuật ngữ trong thú mồi
  ---vv... vv... và vv...
 
 
I/ TỔNG QUANG.
Tên gọi: Cu gáy, Cu cườm, Cu đất.
  Tên Latin: Streptopelia Chinensis Tigrina.
  Họ: Bồ câu Columbidae.
  Bộ: Bồ câu Columbifornes.
  [img]http://i464.photobucket.com/albums/rr2/cuccru/cugay-1-1.jpg[/img]

 
  [/color][/font]Chim trưởng thành:
 
Đầu,   gáy và mặt bụng nâu   nhạt hơi tím hồng, đỉnh và hai bên đầu phớt xám,   cằm và họng có khi   trắng nhạt, đùi, bụng và dưới đuôi màu hơi nhạt   hơn. Lông hai bên phần   dưới cổ và lưng trên đen có điểm tròn trắng ở   mút tạo thành một nửa vòng   hở về phía trước cổ. Mặt lưng nâu, các lông   có viền hung nhạt rất hẹp.
 
Lông   bao cánh nhỏ và nhỡ   phía trong nâu nhạt với thân lông đen nhạt, các   lông phía ngoài xám   tro. Lông cánh nâu đen có viền xám rất hẹp ởmút và   mép ngoài. Lông đuôi   giữa nâu thẫm, các lông hai bên chuyển dần thành   đen với phần mút lông   trắng.
 
Mắt nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở trong. Mép mí mắt đỏ. Mỏ đen. Chân đỏ.
 
Kích thước:
 
Đực:   cánh: 140 - 166,   đuôi: 140 - 170; giò: 25 - 30; mỏ: 12 - 20mm. Cái:   cánh: 140 - 160;   đuôi: 135 - 170; giò: 21 - 31; mỏ 14 - 21mm..
 
Phân bố:
 
Cu gáy phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Xumatra.
 
Việt Nam: loài này có ở khắp các vùng, không cách xa những chỗ có trồng trọt.
 
 
Nguồn: www.vncreatures.net

II/ HÌNH THỂ.
  1, Đầu
(kiểu đầu - mắt - mỏ - chỉ dàm...)
  ---Kiểu đầu.
  Đầu bi (đầu tròn):
Đầu có hình dáng tròn.
  Đầu xà: Đỉnh đầu hơi bằng, trông vuông và góc cạnh.
  ---Mắt.
  Mắt sâu (mắt đóng):
[img]http://i464.photobucket.com/albums/rr2/cuccru/chimomo.jpg[/img]
   
                                  Mắt lồi (mắt lộ):  [img]http://i464.photobucket.com/albums/rr2/cuccru/crossroadml.jpg[/img][/size][/font]

---MỎ.
  Mỏ đinh:
Mỏ thẳng, nhỏ và dài. 
                                      [img]http://i464.photobucket.com/albums/rr2/cuccru/modinh2.jpg[/img]
2, Cườm - cổ.

12
1. Chim cu là giống ăn hạt, hạt không được bóc vỏ (xây sát) trước khi cho chúng ăn.

Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Lúa hạt ngắn, trước khi cho ăn, họ thường rữa sạch bụi và những cọng cỏ, phơi khô rồi cất giữ chúng nơi khô ráo hay bỏ vào chai lọ rồi đậy kín lại để tránh ẩm móc và côn trùng. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình ( chim ngói, chim gáy ... ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ ( cu pháp, cu gầm ghì ... ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn. Ở thailand, lúa là món ăn chính cho chim cu, những loại hạt khác chỉ món ăn phụ. Chứa đựng thức ăn trong hủ riêng. Không được trộn hạt với lúa bởi vì chim cu chỉ ăn ngũ cốc thôi, như vậy sẽ làm chim cu mập và không khỏe mạnh được.

2. Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lòng chim thường treo ngoài nắng, thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng.

3. Đất đen - ở Thailand, công thức làm đất đen thật đặt biệt, đất đen được làm ra từ cây cỏ và khoán chất, làm nền tản vững chắc cho sức khỏe và giọng gáy cho chim cu. Nó bao gồm chất vôi, trộn với đất và một ít than đập nhỏ ( hay mồ hống ). Chim cu trong thiên nhiên ăn đất và đất núi lửa ( đất đỏ ) đôi khi liếm muối để bồi dưỡng chất dinh dưỡng và sức khỏe.

4. Chim cu trong tự nhiên rất cần ăn sạn để nghiền nát thức ăn nhất là những hạt già và cứng. Chim cu cần chất vôi để tạo vỏ trứng và sú thức ăn cho chim con. Đặt biệt cho việc sinh sản và tạo xương của chúng. Sinh học của chim cu mái sẻ lấy chất vôi từ xương chúng để cung cấp đủ cho con cái, bởi thế sự sinh sản sẽ dừng lại đến khi nào có đầy đủ chất vôi chúng cần cho cơ thể. Than củi giúp tiêu hóa và sạn giúp nghiền nát hạt trong mề của chim cu. Đất sạn không nên trộn chung với thức ăn mà phải chứa vào cóng riêng.

13
Các dòng cu khác / Lai tạo giống
« vào lúc: 30/11/2010 02:05:36PM »
[img]http://www.cugay.org/forum/index.php?action-gallery;sa=view;pic=45[/img]

[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/92_30_11_10_12_00_51.jpeg[/img]
Cu trống đang gù mái
[img]http://www.cugay.org/forum/gallery/92_30_11_10_12_01_28.jpeg[/img]
Tèn ten tèn _yahoo_

[img]http://www.cugay.org/forum/index.php?action-gallery;sa=view;pic=46[/img]

14


Cu gáy không bay

15
Đời sống sinh học của chim cu gáy

Mô tả: Cu gáy (Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 160 đến 200g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím.
Phân bố: Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam.
- Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồng bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt.
Nơi sống và sinh thái: Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu.

Sinh Học

- Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.
- Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua.
Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trứng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 1 quả là (27,6x21,8mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trứng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng.
Cu gáy con mới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc, khoảng 1 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ.
- Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên:
Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều.

Vì sao chơi chim gáy lại hấp dẫn thế?

Vì sao chơi chim gáy lại hấp dẫn thế? Có người cả đời không chơi một loại chim nào khác ngoài chim gáy. Nếu có chỉ nuôi vài con cho nó vui chứ chim gáy vẫn là chính. Loại chim nào được coi là đặc trưng của đồng quê Việt Nam với lũy tre làng? Đó là chim gáy. Có cụ già năm nay gần 90 tuổi vẫn có tới 30 lồng gáy ai hỏi cũng không bán. Có người trẻ nhưng cũng có tới 20 lồng gáy.

Tôi thấy ai đã chơi chim gáy rồi và hiểu chim gáy rồi gần như không bỏ chơi trừ trường hợp bất khả kháng thôi.
Dưới đây tôi xin đưa ra một vài lý do mời anh em đóng góp thêm.
1. Con chim gáy là loài chim khôn. Nuôi già khôn theo kiểu chim già đặc biệt chim nuôi non lên rất quấn người. Nghe tiếng chủ từ xa nó đã gù chào thậm chí là tiếng xe. Có con chim như chó giữ nhà ai đến nó cũng gụ ầm lên. Trộm vào nhà lộ hết hi hi...
2. Chơi chim gáy là một thú chơi cổ truyền có tính tiếp nối nhiều thế hệ. Từ cách đánh giá con chim, cách chơi, cách thi chim...tới cái thú ngồi uống trà, nhắm rươự nghe chim...
3. Đối tượng chơi và địa điểm chơi cũng phong phú đa dạng nhất. Đi đâu bạn cũng có thể gặp người chơi chim gáy dù những người này đa phần rất kín đáo...
4. Kỹ thuật nuôi chim gáy tuy đơn giản nhưng cũng rất đa dạng và cầu kỳ. Từ cách cho ăn, uống, chăm chim, bẫy chim...tới sự phong phú và đẹp của các kiểu lồng chim gáy từ trong Nam ra Bắc, từ cổ chí kim...
5. Nghệ thuật đánh giá và phân tích âm thanh, giọng điệu của con gáy vô cùng thú vị và sâu sắc.
6. Thú đi gác cu. Chỉ xin đúc kết qua câu ca dao.
Ở đời có bốn cái nguLàm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
7. Dù bạn là ai, dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn nuôi cu nhiều hay ít thì tìm hiểu con chim gáy bạn phải làm cả đời vì nó luôn luôn hấp dẫn, phức tạp mà không ai có thể nắm bắt hết được.
Trên đây là một vài ý kiến chủ yếu của tôi. Tôi không dám phân tích ra nhiều vì trình độ và thời gian có hạn. Mong được phản hồi từ các bác để chúng ta cùng nhau lưu giữ và phát triển được thú chơi cổ truyền của cha ông
8. Nuôi chim cu là một thú chơi tao nhã, dân dã và phong lưu. Người nuôi chim cu thường là những người có tâm hồn nghệ thuật và hướng thiện . Bình thường người ta thường cho rằng chim cu gáy hình dáng không đẹp và tiếng gáy đơn điệu, nhưng những ai am hiểu và đam mê về nó thì thấy không phải như vậy. Những cái hay của chỉ có những người nuôi nó mới cảm nhận hết được và khó có thể diễn tả ra bằng lời ....Vì sao chơi chim Gáy lại hấp dẫn đến thế ư? Cứ chơi đi rồi Bạn sẽ có câu trả lời chính sác nhất.

Chim cu Cườm Kỹ thuật, Nghệ thuật, Đạo chơi.

Nói về Kỹ thuật, Nghệ thuật, Đạo chơi thì nghề chơi nào cũng có. Ví như chơi cờ thì kỳ thủ cũng cần phải giỏi kỹ thuật, nghệ thuật và biết đạo chơi thì mới trở thành đại kiện tướng được. Hay như thú thả diều cũng có kỹ thuật, nghệ thuật và đạo chơi riêng của nó. Ngay cả việc uống trà, con người cũng đã đúc kết được kỹ thuật, nghệ thuật pha trà, uống trà sành điệu, thanh thoát đến mức nó trở thành đạo “trà đạo”... Chợt nghĩ về nghĩa của 3 từ “Kỹ thuật, Nghệ thuật, Đạo chơi” của nghề chơi chim cu cườm, xin mạo muội có vài ý mọn. Ngộ như không phải, xin được bỏ qua.
Kỹ thuật nuôi chim cu cườm là gì?
Đó là cách thức, phương pháp, kỹ năng, thậm chí là kỹ xảo trong việc chọn lựa, thuần dưỡng, chăm sóc, tập luyện, bẫy bắt… của nghề chơi chim cu cườm. Gọi là kỹ thuật bởi xuất phát từ kinh nghiệm, người đời đã đúc kết gần như thành công thức để người khác tham khảo và vận dụng.
Ví như kỹ thuật nuôi cu cườm con, thuần cho nó ghiền người để treo trước ngõ hoặc trong phòng khách sẽ khác với kỹ thuật thuần những con cu cườm già dặn, bẫy bắt từ thâm sơn cùng cốc để thuần thành cu mồi.
- Hoặc kỹ thuật thuần những con gáy giọng đồng khác với cách thuần những con gáy giọng kim, giọng thổ, nhìn sắc lông là biết nó gáy giọng gì, nhìn tướng tá, điệu bộ là có thể đoán được con chim hay hoặc dở. (có cả một khoa tướng số về loài chim cu cườm).
- Hay là kỹ xảo khắc phục tật xấu cho những con chim giở chứng, tung lồng, xoi lục. Đang đấu với chim ngoài đồng, giữa chừng bỏ lơi (không bền, không mịn, không biết cách giữ chân chim ngoài để đấu cho hết nước, hết non, làm cho con chim bên ngoài chán nản bỏ đi).
- Ngoài ra còn có kỹ thuật chế tạo, sử dụng một cách thành thạo các loại bẫy.
+ Vâng, vâng và vâng… Tất cả những cái đó gọi chung là kỹ thuật.
Có thể có đến hàng ngàn, hàng vạn kỹ thuật trong nghề chơi chim cu cườm. Nói thì thấy đơn giản thế, nhưng khi đi vào cụ thể, thao tác, kỹ năng của từng kỹ thuật thì nó đa dạng, ngóc ngách vô cùng tận, phải không các lão huynh?
Nghệ thuật chơi chim cu cườm là gì?
- Một khi nghệ nhân đã tường tận kỹ thuật, có một bề dày kinh nghiệm trong nghề chơi, đạt đến trình độ thượng thừa về kỹ thuật nuôi chim cu cườm thì lúc này kỹ thuật không còn đơn thuần là kỹ thuật nữa mà nó đã đã trở thành nghệ thuật. Nói theo cách nói của triết học có nghĩa là quá trình tích luỹ về lượng đã đủ để chuyển hoá về chất. Thật vậy, sự rành rẽ, thông thạo, cao cường về kỹ thuật chính là điểm làm nên nghệ thuật chơi chim cu cườm.
- Nói cách khác nếu như đối với kỹ thuật, nghệ nhân chỉ mới quan tâm về kỹ năng nuôi chim cho tốt thì đối với nghệ thuật đòi hỏi người chơi hướng đến một trình độ cao hơn, đó là cái đẹp, cái hay trong nghề chơi.

Đạo chơi chim cu cườm là gì?
Có thể nói ngay đó là tinh hoa, là tột đỉnh của nghệ thuật, của cái đẹp, cái hay trong nghề chơi. Lúc này, không phải nghệ nhân chơi chim cu cườm chỉ để được giải trí, để được thưởng thức thú vui tao nhã là nghe tiếng gáy, giọng thúc, gù và những pha đấu đá của loài chim cu cườm mà qua nghề chơi để đúc rút, chiêm nghiệm sự đời. Hình như đạo chơi chim cu cườm cũng đã cho con người có được nhiều triết lý sống ở cõi nhân gian. Từng nghe cổ nhân truyền rằng: chơi chim cu cườm có thể rèn dũa nhiều đức tính của người chơi, nhất là rèn chữ “Nhẫn”, chữ “Trí”, chữ “Tín”, chữ “Tâm”… Đấy là chính đạo! Và nếu quả đúng như vậy thì đích thực đây là một đạo chơi cũng công phu, cao thượng, tao nhã, bổ ích lắm. Nhưng hình như nếu ai quá ham chơi thì dễ thường bị mếch lòng các mệnh phụ phu nhân ở nhà thì phải?
Thú chơi chim cu cườm mà không thấy được cái hay, cái đẹp, cái quảng đại của nghề chơi, không biết coi trọng đạo chơi, lại đi mắc các tật như: đố kỵ, lường gạt, ăn thua, cay cú… thì đích thị là tà đạo rồi. Thật không nên chút nào! Có phải vậy không quý vị?

- Thành thật xin lỗi những ai bất đồng quan điểm, nhưng xin cho tôi thưa thật một điều: thú chơi chim cu cườm mà xài lưới rập thì cơm gạo quá, phi nghệ thuật quá. Con chim bên ngoài dính vào lưới khi nó không kịp cất lên một lời trăn trối thì quả là oan ức lắm thay. Hơn nữa, với cái lưới rập diệt chủng này, chẳng chóng thì chày, cái thú chơi chim cu cườm chỉ còn lại những con chim mồi đấu với nhau, làm gì còn chim rừng mà đấu!
- Thiết nghĩ: đã là nghệ nhân chơi chim cu cườm thì khi có điều kiện nên tự tay đi bẫy chim rừng. Hãy nên dùng các loại bẫy có tạo ra thế đấu cho cu mồi với con bổi bên ngoài. Vì có chứng kiến chúng đấu đá mới thú, mới sướng, mới nghệ thuật. Qua đó mới có thể tuyển chọn được những con chim vừa ý giữ lại mà nuôi, mà thuần dưỡng cho nó thành tài. Để rồi nếu có bằng hữu nào cùng sở thích và tâm đầu ý hợp thì lấy làm kỷ vật thâm giao, tri kỷ. Không biết đó có phải là đạo chơi hay không?
+ Được tận mắt xem con chim mồi đấu với con bổi bên ngoài, ta mới thấy con mồi bản lĩnh đến mức nào, văn võ, nước non, thao lược đến mức nào hay là còn những nhược điểm nào đòi hỏi ta phải tiếp tục thuần sửa trong thời gian tới… Còn con bổi ngoài rừng trước khi nhảy vào bẫy (tức là lúc chúng xáp lá cà để đánh đá), chúng thường từ từ tiếp cận đối thủ. Quá trình tiếp cận từ xa đến gần ấy có thể diễn ra trong thời gian ngắn hay dài là tuỳ thuộc vào con chim bổi ở ngoài khôn hay ngu, hay hoặc giở, thông thường hai con đấu với nhau một vài giờ thì con bổi ở bên ngoài sẽ xuất chiêu cuối cùng là nhảy vào kèo thế để đánh xáp lá cà với con chim mồi, lúc này là lúc con bổi bị sập bẫy. Nghe đồn có nhiều con bổi cực hay, nghệ nhân mất rất nhiều thời gian phục cho con chim mồi đấu hết ngày này qua tháng khác mà con bổi không chịu nhảy vào đánh xát lá cà, chúng chỉ đứng sát bên ngoài “phun châu, nhả ngọc”, trổ hết tài nghệ vờn vập với con chim mồi, làm cho những kẻ có cái thú gác cu lắm lúc phải thót tim ra ngoài, mất ăn, mất ngủ, lao tâm khổ tứ để rồi chịu cái tiếng là “Ngu” trong 3 cái ngu ở đời.

16
Tổng quan về chim cu gáy / Cách thuần cu gáy
« vào lúc: 20/11/2010 08:50:52AM »
Như các bạn đã biết chim gáy là một loại chim có thể nói là quân tử nhất trong các loài chim & cũng là loài chim khó thuần dưỡng nhất khi bắt ở ngoài tự nhiên về. Song không phải là không có cách thuần dưỡng chúng, mấu chốt là ở chỗ người chơi phải kiên trì. Khi bắt được chim các bằng hữu nên cho chim vào một cái lồng rộng tất nhiên là phải có đủ nước uống và thức ăn, ngoài ra còn cần dùng một tấm lưới (người ta hay dùng để vớt cá) màu trắng bao quanh bên ngoài lồng, để làm gì mục đích là để chim không sợ hãi, thêm nữa bạn nên chịu khó vờn chim thường xuyên để chim không cảm thấy bị nguy hiểm mỗi khi thấy bạn tiến đến bởi chim gáy rất sợ bóng người. Sau một vài tuần đầu khi bạn cảm thấy chim đã có chuyển biến đỡ hoảng sợ, bạn nên bắt đầu thực hiện bỏ đói chim, cho ăn theo bữa tuy nhiên tuyệt đối không dể chim bị khát nước, bởi chim có thể chịu đói được vài ngày chứ không thể chịu khát 2 ngày, mục đích của việc này là gì? mục đích của việc này là để bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp với chim, để chim luôn luôn ngóng bạn mỗi khi cảm thấy đói, thêm nữa bạn nên có nhưng cử chỉ thân mật với chim như vuốt ve chim, vờn chim ...vv. Sau 1 đến 2 tháng sau bạn bắt đầu chuyển chim sang lồng quả đào chú ý khi chuyển chim sang lồng bạn nên cắt lông đuôi và lông cánh của chim. Với lông cánh bạn chỉ cắt 8 cái lông nằm ở bên trong mục đích là để chim không bị vướng mỗi khi di chuyển trong cái lồng chật hẹp. Đến giai đoạn này bạn đã có thể bắt đầu bảo chim gáy theo mệnh lệnh của mình, đây cũng là giai đoạn kì công nhất.
(ST)

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent