Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - vuaquayfa

Trang: [1]
1
Mở đầu em xin kính chúc các bác các anh các bạn và diễn đàn một năm mới an khang thịnh vượng! Đã lâu rồi em không còn những chuyến đi bẫy những lần nín thở cùng tiếng chim cu mồi,những góc rừng những vạt lúa trĩu bông ,những lũy tre làng...vì dòng đời xô đẩy  :-j nhưng dòng máu đam mê thì vẫn còn nguyên vẹn! như các bác đã biết bẫy cu thường chia ra làm nhiều loại!nào là bẫy bằng mồi cây ,bẫy mồi đất,bẫy giật lưới,bẫy bằng keo...và thậm chí có cụ còn vác mồi cây đi để gọi chim về để bẫy nó bằng đạn chì  =(( cái này tàn sát quá..em cũng không dám bàn đến! với em thì nếu bẫy thì em mới chỉ dùng có 2 loại đó là mồi cây và đất!nhưng mồi cây vẫn là chính! đất thì cùng gà mờ lắm!hix. nên em cũng chỉ chia sẻ và đề cập đến mồi cây!
trước tiên đi bẫy cu gáy cái tối thiểu ai cũng biết là phải có lụp bẫy và cu mồi,sào tre hiện đại hơn thì sao inox ...caset loa đài iphon gì đó để giải trí,kích chim khi cu mồi nó tịt hoặc đợi bổi về :-j nói về cách cầm mồi giọng gì lối chơi thế nào cành thế vị trí... để bắt được chim bổi phù hợp và nhanh thì cũng dài dòng quan trọng là do kinh nghiệm cái này em sẽ nói sau! khi bác chuẩn bị được những thứ tối thiểu kia là bác có thể bước vào nghiệp bẫy cu được được rồi!"
với các bạn mới bước vào điều đầu tiên các bạn còn lúng túng khi có chim mồi phụ kiện đầy đủ thế này, và giờ ta bẫy ở đâu??!với các bác ở vùng khác em không nói chứ như các bác ở hà nội giống em thì quả là bài toán khó!và giờ em sẽ đi sâu vào vấn đề cốt lõi đó là cách nhận biết đâu là thung cu gáy đâu là cội ăn cội ngủ đâu là nơi chúng tụ tập đấu đá...! cái này nghe đơn giản nhưng lại là cái phức tạp nhất mà các bác mới chơi có khi phải mất rất nhiều thời gian mới có giác quan và cảm nhận được!và em cũng nói luôn kể cả các bác tự hào trong tay mình có mồi giỏi mồi chai mồi khủng mua rất chi là đắt tiền nhưng bản thân lại yếu về cách tìm" thung" cũng như nhận biết thì các bác chỉ có đem mồi đi chơi với cây với không khí ,và nghe ở nhà mà thôi và lúc đó chả mấy chốc nghiệp đam mê bẫy cu của các bác cũng dần đi vào quên lãng! :)) mặc dù ở hà nội đất chật người đông ,cỏ cây chen lá đá chen nhà!mồi thì trùng trùng điệp điệp,giật lưới có súng đạn có,các kiểu công cụ bẫy cu hiện đại đều được tung ra nhưng các bác đừng nản vì với em cu gáy còn quá nhiều không có dịp để đi bắt và sơ sơ những thung trước kia của em lâu rồi đi thăm quan lại còn rất nhiều cơ số! :-j em biết vấn đề về thung các cao thủ  luôn dấu và rất ít khi chia sẻ !vì cũng đúng thôi họ vất vả cả ngày đi tìm ,tìm rồi chỉ cho các bác, các bác chỉ việc đem mồi ra treo lên lựa lựa cho đúng thế và thế là bắt thì ai dại gì mà nói ra! :)) bài viết ở đây em cũng không chỉ rõ thung nào có để các bác đến đánh mà chỉ hướng dẫn những bác mới chơi cách nhận biết cách tìm để có xác suất gặp bổi cao và từ đó tạo dần niềm đam mê!
1: công cụ chuẩn bị đi tìm thung gồm 1 đôi chân nếu các bác thích tập thể dục,hiện đại hơn thì xe đạp,hơn nữa thì xe máy...nói chung là phương tiện để đi lại cho phù hợp địa hình  :)) 1 lồng bẫy và cu mồi hoặc cu bẹo!và các phụ kiện kèm theo! nên dùng bẹo đi phá thung thì hay hơn! thấy chim hay thì cho mồi ra bắt cho đỡ mất sức! vì đây là phá chứ chưa phải là bẫy đâu nhé! gặp cu rồi xem nó gáy thế nào đấu ra sao giọng có ưng không và xem vị trí nó đấu nghiên cứu địa hình cội ngủ cội ăn ...sau mới mang cu mồi ra và đánh! thường thường định vị xong thì té ngay chỗ khác và làm sao kết hợp 1 ngày tìm 3 4 thung!nói nghe vô lý do cái này nằm ngoài chủ đề em đề cập nhưng các bác cũng nên nhớ bắt được con cu gáy không phải các bác gặp nó các bác treo đại nên rồi là bắt được ngay đâu nhé!các cụ nói dục tốc bất đạt! nên nghiên cứu kỹ kỹ rồi ra kế sách hợp lý. tuy mình mới chơi ít kinh nghiệm nhưng cũng phải cố gắng nhẫn lại!nhiều cụ hôm đầu đi với em phá thung thấy cu bay qua cái là sướng lên kêu phải bắt cho bằng được!uh thì may mắn thì nó đấu cho nó nhảy cho nhưng thường thường với cái kiểu này thì 80% hôm đó cầm lồng đi về !vì cụ ý chưa hiểu con chim ở ngoài có sung không có máu không ? có trận không.?thời tiết có lợi không :-bd mồi mình mang đi có hợp giọng nó không? nói chung đã xác định đi phá thung là phá thung không lẫn lộn đi bẫy!nhưng nói vậy thôi nhiều khi đi phá gặp bổi giữ đấu tợn đòi nhảy thì cứ bắt tội gì  :)) :)) :)) (*)(*)
2: khi có đầy đủ tất cả các phụ kiện và việc các bác giờ là lên đường tìm thung!trước tiên ta phải nghiên cứu địa hình,điểm đến để chuẩn bị khởi hành mà hôm đi các bác cũng nên chú ý thời tiết cũng như thời gian,tốt nhất nên đi vào lúc sáng sớm thì việc xác định sẽ không vất vả vì lúc đó là lúc cu gáy sung nhất và gọi nhau và cũng là lúc chúng bắt đầu bay đi kiếm ăn sẽ dễ dàng cho ta phát hiện ra chúng! các bác nếu có internet hay 3g thì có thể truy cập vào google map mở bản đồ vệ tinh cập nhật hình ảnh mới nhất và chú ý những điểm có khoang xanh của cây những đồng bãi những ao hồ cũng như diện tích cội đánh để khoanh vùng những điểm ta cần đến cũng như đường đi lối lại cho phù hợp! cu gáy là loài sống gần người! mặc dù nó rất nhát người! nhưng nó vẫn phải sống ký sinh vì nó là loài ăn ngũ cốc thóc lúa ngô đậu mè ... mà những thứ đó giờ không còn nhiều trong thiên nhiên và đều do con người trồng ra! vì thế các bác nên lưu tâm vấn đề này!
như các bác đã biết cu gáy cũng là loài sống bầy đàn trong bầy đàn chúng cũng phân theo cấp bậc! đầu đàn thứ đàn...con cháu và các ả mái! thường thường chúng chỉ tách đôi khi đến mùa ghép đôi và sinh sản! và các thung của 1 đàn khi tách đôi thường thường là không xa nhau! nếu khẩu phần thức ăn cung cấp đủ cho đàn đó! nói cho dễ hiểu khi các bác tìm được 1 thung cu gáy mà có 1 đôi, mà bãi ăn rộng thì đảm bảo rằng xung quanh đó với bán kính 1 đến 2 km chắc chắn sẽ còn có những đôi khác!mà các bác nên nhớ cu gáy là loài cực ít khi bỏ thung vì chúng không phải loài chim di cư có bỏ chúng cũng chỉ quanh quẩn làm tổ và sống ở đó cho đến hết đời! chúng chỉ bỏ đi khi chúng ta tác động đến cuộc sống của chúng!nên khi đi mà gặp bẫy không được hôm khác xuống mà không thấy,có thể xảy ra 2 trường hợp hôm đó 1 là  chúng đi kiếm ăn,2 chúng không xung nhưng nhiều lần xuống mà vẫn không thấy thì nên nghĩ ngay đến việc chúng đã bị đồng chí khác bắt rồi! Nói về thung cu gáy thì lại chia theo bãi ăn,cội ngủ để đáp ứng nhu của chúng!nếu mật độ bãi ăn rộng cội ngủ lớn thì thung quản lý của đàn gáy đó diện tích sẽ rất lớn.nên việc xác định chính xác thời điểm ăn cũng như chỗ ngủ của chúng sẽ rất vất vả để tìm chính xác cội đánh!như các bác đã biết cu gáy có tần xuất âm thanh cũng không phải là lớn!nếu ta treo cao vừa tầm thì bán kính giọng gọi của chúng nếu xuất sắc lắm thì âm gọi để những con cu gáy khác nghe thấy mà về đấu cũng khoảng khoảng 100m là cùng! ngoài bán kính đó ra cu gáy mồi các bác có gọi chai cả cổ thì cũng chỉ tốn sức mà thôi! vừa mất thời gian vừa không hiệu quả và vấn đề ở đây là ta phải làm sao?để rút gọn lại diện tích thung đánh để hiệu quả về đấu nhanh nhất mà không bị tốn thời gian ngồi đợi! mặc dù biết chắc thung đó có cu gáy!
Nói về cách nhận biết nơi ở của cu gáy!trước tiên em sẽ nói về nơi cội ăn vì là loài sống ký sinh với con người và ăn ngũ cốc thóc lúa!mà khi đi ra những nơi đó, đồng ruộng thì bao la bát ngát vậy đâu là nơi chúng sống!các bác nên hiểu dân ta chủ yếu  là trồng lúa nước mà lúa chỉ ra bông và và thu hoạch vào vụ mùa 1 năm thu hoạch 2 vụ nên việc sống gần đó hoàn toàn bất tiện! và không là điểm lý tưởng để chúng chọn!chúng chỉ bay đến kiếm ăn ngoài đồng ruộng khi vụ mùa về!rồi lại bay đi!vì thế nếu có gặp thì chúng ta không nên vội xác định đây là cội của nó! vậy đâu là cội chính đâu là nguồn thức ăn chủ yếu đâu là những nơi chúng có thể đến kiếm ăn theo mùa đâu là nơi để chúng duy trì sự sống thường xuyên? và em chắc chắn rằng không thể bỏ qua được 3 yếu tố đó là thức ăn,nước,và sự an toàn!nên theo kn những lần đi đánh của em thì nơi đồng bãi trồng màu!nơi mà những lần thu hoạch ngắn hạn nơi cầy xới đất thường xuyên của những người nông dân để gieo hạt!! nơi mà chúng có thể tìm kiếm những hạt giống !những chú giun béo mầm!là điểm lý tưởng nhất!và khi các bác tìm được những nơi thế này thì các bác đã chắc chắn được 30% là nơi này đã có cu gáy!tiếp theo khi xác định được thung ăn của chúng việc tiếp theo ta nên tinh ý quan sát,đâu là nơi khi ăn xong chúng chọn để nghỉ ngơi!để cất tiếng gáy oai hùng cũng như gọi đồng loại khi đủ độ an toàn,đâu là chốn ngủ..!đó chính là những cái cây cao! những lùm cây rậm rạp,những bụi tre!hay một góc vườn rộng gần đó!thêm 20% nếu kết hợp thêm yếu tố nước đó là 1 cái hồ,một con sông,hay đơn giản chỉ là 1 con mương thì quả là tuyệt vời và lý tưởng!với thiên thời địa lợi nhân hòa như vậy thì ta có thể yên tâm thêm 20% nữa! nói nôm na nếu nếu các bác chỉ thấy thiếu 1 trong các yếu tố trên thì xác xuất sẽ giảm xuống!và một điều này nữa em cũng chưa lý giải được nếu gần bãi ăn mà lại có ngôi chùa,hay bãi tha ma (nghĩa địa) hoặc đền thờ mà có sân vườn rộng thì  lại là nơi chúng tụ tập và ngủ ở đó!nếu trong vườn có cây xoài to thì 100% đó lại là nơi ở nơi ngủ của chúng!có thể về tâm linh cũng có thể nơi đó yên tĩnh, còn em thì cũng hãi mấy vụ này dù biết chắc chắn nhưng cũng sợ khi vào những nơi thế này, bác nào mà gặp có máu thì vào đảm bảo là túm được!@@ "à với cu gáy sống trong thành phố thì là chim sổng  nên việc ngủ nghê ăn uống của chúng sẽ có đôi chút khác với cu gáy ngoài bãi!vì chúng có thể làm tổ trên những dải cây ven đường tấp nập hoặc đứng trên nóc nhà gáy và kiếm ăn ngoài bãi rác!cũng như đi nhặt nhạnh cơm nguội!vì thế em không đề cập đến"!
Tiếp theo khi tìm được những điểm lý tưởng như vậy mà bãi trồng màu lại quá rộng bụi cây có nhiều ,hồ ao cũng lớn mà tần xuất âm thanh cu gáy mồi của mình lại không lớn thì việc tiếp theo ta lại phải xác định cội chính của chúng thường lui tới để ra chính sách hợp lý rút ngắn thời gian xác định bổi ngoài cũng như kiểm kê số lượng chất giọng nếu chúng đấu lại!
khi các bác đã chọn cho mình được 1 điểm lý tưởng việc tiếp theo là đến lúc ta chọn cội(cây) thích hợp để treo bẹo lên! việc chọn cội lý tưởng để gọi chim lúc này là rất quan trọng!nó ảnh hưởng đến thời gian cũng như giúp chúng ta nhanh biết bổi và đánh giá được chim bổi ở ngoài!
sẽ có những trường hợp sau đây mà ta nên ưu tiên theo thứ tự chọn cội treo:
1:Giữa cánh đồng có 1 cây độc lập (cây này không cần lớn quá nhưng cũng đừng bé quá)
2:Giữa cánh đồng có một lùm cây ( chọn cây cao phía ngoài và thoáng)
3:Chọn cây thoáng gần mương nước,ao,hồ (việc gần ao hồ rất có lợi em thì không biết về định luật âm thanh nhưng nếu treo gần là hồ nước hay con mương thì âm thanh được kích lên rất nhiều,)
để giải thích rõ hơn vì sao treo như vậy em xin giải thích như sau:
1: cu gáy là loài có tính tranh giành lãnh địa rất lớn việc thiếu nguồn thức ăn cũng như đi cưa cẩm gái làng khác!nên chúng cũng thường hay vi phạm đến lãnh địa của nhau nên việc đấu đá vẫn thường diễn ra và những con gáy chúa thung cũng vậy mỗi lần ăn uống no nê xong,nếu đủ yếu tố an toàn chúng sẽ bay lên cái cội chính giữa đó để cất tiếng gáy oai hùng gọi đàn và khẳng định chủ quyền bãi ăn của chúng!(và cái lợi khi chọn cội này vừa dễ quan sát vừa có thể bắt được bổi luôn,nhưng yếu điểm vì là 1 cội thoáng như vậy nên yếu tố ẩn nấp cũng như yếu tố tác động bên ngoài là rất lớn,nhiều khi đang gay cấn gần nhay thì từ đâu lại có bác nông dân đi làm đồng đi đến làm bổi hoảng và bay đi,hoặc một con chim cắt lượn lờ... vì thế nên bố trí thời gian cũng như lường trước mọi vấn đề khi đặt chim ở cội này)
2: thôi em đi ngủ hix hôm nay rượu hơi nhiều mai viết típ chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ..^^'






Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent