Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - Minhtri_cugay

Trang: 1 [2]
21
Thú chơi cu gáy mồi / Tiểu đội cu gáy của minhtri
« vào lúc: 07/08/2013 09:55:46AM »

  Thưa các mod và các anh em cu thủ yêu quý,

              Hôm nay nhân tiết Lập thu, khí trời mát mẻ, trong lòng cảm thẩy phấn khởi nên minhtri xin phép được pót vài hình ảnh và clip Tiểu đội cu gáy nhà minhtri, để các em ra trình diện các bác cho mau được lớn nhanh và gù gáy giỏi  :))

1-Mã số 01 (hình bên trái-lồng Thổ Bắc Giang): Cu gáy mồi Tây Ninh (gốc Bắc): sau một thời gian chăm sóc, đến hôm ra phơi nắng để được lên hình, em 01 đã gù được 40 xạc  :d


2- Mã số 02 (hình bên phải): Cu khách Phú Thọ



Cu gáy mồi Tây Ninh gốc Bắc (trái) và gáy khách Phú Thọ (phải)




Cu gáy mồi Tây Ninh gốc Bắc (trái) và gáy khách Phú Thọ (phải)-2



3- Mã số 03 (lồng đấu giá): gáy khiển



Các binh sĩ còn lại đang xếp hàng, chờ đến lượt được trình diện các bác  =))

22
                                       Kế hoạch thu gom bổi xấu…..chuẩn bị cho lễ phóng sinh Rằm tháng 7,

  Kính thưa các mod, và các anh em cu thủ yêu qúy,

                 Rằm tháng 7 Âm lịch cũng sắp tới rồi, hòa cùng không khí sôi động, hứng khởi và mời gọi của ngày off lần 2, diễn đàn Cu gáy Việt Nam tại Hà Nội  :d, nhóm minhtri xin phép được trình bày Kế hoạch thu gom bổi xấu …chuẩn bị cho lễ phóng sinh rằm Tháng 7 năm nay,mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các anh em cu thủ  :d.

              Rằm tháng 7- Tiết Vu Lan là một trong những ngày lễ trọng đại theo truyền thống của người Việt Nam, là ngày mà con cháu thể hiện sự biết ơn  đối với Tổ tiên và báo hiếu Cha Mẹ. Trong ngày này, một nghi thức đang dần trở nên phổ biến và được khuyến khích đó là Lễ phóng sinh. Người ta có thể phóng sinh chim sẻ, cua, ốc và bây giờ còn là …cu gáy  =)) với tâm niệm nghiệp chướng sẽ được tiêu trừ và mang lại phúc đức, may mắn thuận lợi cho gia đình.

             Minhtri đã trao đổi với ngoductam (Sài Gòn) và Thọ (Tây Ninh) về kế hoạch này và xin phép bản quyền ý tưởng của ngoductam để cùng tiến hành  phóng sinh cu gáy bổi xấu, cu gáy bệnh, cu gáy bị bỏ rơi, hay cu gáy bị ngược đãi…(theo cách gọi của ngoductam)_. Trên diễn đàn, ngoductam và một số cu thủ khác cũng đã post các clip phóng sinh cugáy, khiến cho nhiều anh em chúng ta rất cảm động.

            Khi tiến hành phóng sinh cu gáy, chim sẻ, hay thậm chí cua, ốc, minhtri được dạy là tốt nhất là các cu thủ mang đến chùa hoặc những nơi có nhiều cây cối, thắp một nén nhang thơm xin Trời đất chứng tâm, và đọc bài văn Phóng sinh rồi phóng sinh các em nó, thì cu gáy sẽ được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, không còn sợ bị rơi vào ngã quỷ súc sinh nữa. Và sau khi được phóng sinh, thì em nào càng mau được nấu cháo đậu xanh thì càng sớm được đầu thai làm kiếp khác  =)) =)) =)), :_.

          Nếu cảm thấy thủ tục trên quá rườm rà, nhiêu khê, hoặc không có điều kiện thực hiện, thì nhóm minhtri (Hà Nội)-ngoductam (Sài Gòn)-Thọ (Tây Ninh) xin được nhận các loại cu gáy xấu xí, cu gáy bệnh, và cu gáy bị bỏ rơi  :d để cùng tiến hành phóng sinh trong ngày Rằm tháng 7 năm nay. Tiện thể, Minhtri có thể thu gom bổi trong ngày off sắp tới khi các anh em ra Hà Nội,  :-bd_.

      Kính mong các anh em ở Hà Nội có lòng hảo tâm với kế hoạch này  :d_. Hiện tại, ở đầu phố Lê Trọng Tấn, giáp với đường Trường Chinh, có một quán Chim Trời mới xuất hiện được vài tháng, ở trên vỉa hè có bày bán vịt trời, lele, gà tre, và khá nhiều cu gáy…để làm thịt. Minhtri đã gom được 2 em cu gáy với giá khá rẻ, 1 bé - 1 bị tiêu chảy về cho ăn thóc kê đầy đủ để chờ đến ngày khỏe mạnh béo tốt sẽ được ….phóng sinh. Ngoài ra, dọc đường Hoàng Hoa Thám cạnh Vườn Bách Thảo cũng có nhiều chim trời được bày bán la liệt chờ về làm thịt, chiên giòn.

      Nhân đây, để thể hiện lòng tri ân đối với diễn đàn cugay.org, minhtri xin tình nguyện nhận chăm sóc miễn phí đối với cu gáy giúp các cu thủ là thành viên chính thức, trên cùng địa bàn, khi các anh em bận đi công tác xa nhà, hoặc đi du lịch nghỉ hè, hoặc về quê ăn Tết  =))_ Các anh em chỉ cần bấm khóa mini cửa chuồng để chim khỏi sổng , và các em nó sẽ được chăm sóc kê thóc đầy đủ, nếu có thức ăn gì đặc biệt thì có thể gửi kèm theo, trong trường hợp em nó nhớ chủ mà bỏ ăn… hay bị ốm thì sẽ được thông báo ….hoàn trả lại ngay lập tức  =)) =)) =))-

Trân trọng cảm ơn
Nhóm Thọ-ngoductam-minhtri
Sửa lại chủ đề cho cô giáo.
-Cảm ơn bác mod ^:)^

23
Quê hương tôi / Tây Ninh mến thương!
« vào lúc: 15/06/2013 10:46:02PM »
                                              Tây Ninh mến thương!

                    Từ nhỏ tới giờ tôi chưa một lần được đặt chân tới Tây Ninh, vùng đất xa xôi của Tổ quốc  :d. Tây Ninh, trong câu chuyện của mẹ, là nơi mà bác trai thân yêu-khi đó đang làm huyện đội phó đã ngã xuống khi đang họp bàn nhiệm vụ  =((. Ngày đó tôi còn bé quá, nên chỉ có vài bô lão vào với bác trai. Hai người con của bác giờ cũng đã trưởng thành và lập nghiệp nơi đây, an bài với số phận. Năm tháng cứ thế trôi qua, nhóc con ngày xưa giờ cũng đã trưởng thành   (*)(*), nhưng đôi chân bé nhỏ cũng mới chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh một vài ngày vội vã rồi cũng nhanh chóng trở về với cuộc sống thường nhật với bao níu kéo, lo toan.

                  Một năm trước đây, hình ảnh Tây Ninh lại đến với tôi qua câu chuyện của một người nhà khi đi tìm mộ liệt sỹ. Sau bao năm tìm kiếm, sau hành trình vất vả cả tháng trời ăn và ngủ trên đường, với sự thành tâm tuyệt đối và niềm tin sắt đá, cả đoàn  người đã rước được liệt sỹ trở về với quê hương  :d. Tây Ninh lúc đó mang vẻ huyền bí qua những câu chuyện tâm linh mà người trần chưa chắc đã hiểu được  :-SS.

       Và giờ đây, hình ảnh Tây Ninh đến với tôi thật sống động và sâu sắc bằng chính tấm lòng chân tình của con người nơi đây. Dù chưa một lần đặt chân, nhưng tôi cảm thấy lòng mình thật ấm áp khi nghĩ về vùng đất này  _yahoo_. Ngự trị ở trung tâm ngôi nhà là một món quà thật đáng trân trọng tôi đã nhận được từ một người anh em, nhờ đó mà tôi có thêm niềm tin vào sự chân thành của con người, vốn ngày càng trở nên quý  hiếm trong cuộc sống gấp gáp đầy lo toan thường nhật- Cho đi mà chẳng nhận lại điều gì  =))- Đúng là chuyện cổ tích thời hiện đại  :d. Cũng chính từ đây mà tôi có thêm những người bạn mới, có cơ hội khám phá một thế giới khác đầy tiếng cười vui mà cuộc sống mô phạm ép xác bao nhiêu năm qua không thể có được. Xin cảm ơn Tây Ninh  ^:)^ ^:)^ ^:)^. Sau này nếu có điều kiện, nhóc con ngày xưa sẽ dành thêm thời gian khám phá những vùng đất mới. Hẹn một ngày- Tây Ninh mến thương !

[/color]

...............................................................

                          Vài nét về Tây Ninh
           Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốcCampuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có Thị xã Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 99 km theo đường quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc[2].


Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan…Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Tây Ninh ngày càng phát triển vững chắc đồng thời đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh[11].
Trong 3 tháng đầu năm 2012, phát triển ở mức tương đối, lĩnh vực nông nghiệp vẫn tiếp tục là thế mạnh, một số lĩnh vực đạt kết quả khả quan như thu ngân sách đạt dự toán, đảm bảo tiến độ thực hiện và đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao, chỉ số giá tiêu dùng được kéo giảm, đầu tư phát triển trên địa bàn do được tập trung chỉ đạo nên thực hiện có hiệu quả, các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai[11]. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 1.133 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng ước trên 21.880 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 287 triệu USD, tăng trên 22% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Tây Ninh hàng năm đạt 14%, GDP bình quân đầu người đạt năm 2010 đạt 1.390 USD[12].


                Văn hóa- Xã hội
Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.

                 Du lịch
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi và nhiều đạo khác. Tây Ninh là thủ đô kháng chiến, nơi đóng Trung ương Cục miền Nam trong những năm chống Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tây Ninh còn là nơi có hồ thủy lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó là hồ Dầu Tiếng.

           Ẩm thực
Tây Ninh nổi tiếng với các loại đặc sản sau đây:
•   Bánh Tráng phơi sương: Lọai đặc sản này ngày nay đã được sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh và được sản xuất công nghiệp, nhưng nó vẫn gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Trước năm 1980, Bánh Tráng Trảng Bàng được sản xuất từ củ sắn (khoai mì). Nhưng ngày nay thì chỉ được sản xuất từ lúa gạo. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ.
•   Bánh Canh thịt heo: Bánh Canh Trảng Bàng là một lọai thức ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
•   Muối tôm: là một đặc sản rất nổi tiếng của Tây Ninh.
•   Mãng cầu Bà Đen (trái na): được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen của Tây Ninh. Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà trái mãng cầu có quanh năm. Ngay cả các tháng 3-4-5, sản lượng cũng đạt gần 1.000 tấn/tháng. Tỉnh Tây Ninh đã tiến hành đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ về bảo hộ địa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý “Bà Đen” cho sản phẩm mãng cầu được trồng ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận núi Bà.
Dân cư & Giáo dục
 
 
Nơi thờ cúng Bà Đen
Dân cư

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Tây Ninh đạt gần 1.080.700 người, mật độ dân số đạt 268 người/km²[13] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 169.100 người[14], dân số sống tại nông thôn đạt 911.600 người[15]. Dân số nam đạt 535.500 người[16], nữ đạt 545.200 người[17]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,9 %[18]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 379.752 người, Phật giáo có 95.674 người, Công giáo có 32.682 người, các tôn giáo khác như Hồi giáo 3.337 người, Tin Lành có 684 người, Phật giáo hòa hảo có 236 người, Minh Sư Đạo có 4 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 2 người, Bà-la-môn có 1 người[19].

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có đủ 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh có 1.050.376 người, người Khmer có 7.578 người, người Chăm có 3.250 người, người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Thái, Tày...[19]...

Giáo dục
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh có 410 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 31 trường, Trung học cơ sở có 106 trường, Tiểu học có 271 trường, trung học có 1 trường, có 1 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 116 trường mẫu giáo[20]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Tây Ninh cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[20].

Giao thông
Tây Ninh có đường Xuyên Á đi qua với chiều dài gần 28 km, nối thành phố Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài. Tây Ninh có 2 tuyến sông chính là tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có cảng sông Bến Kéo nằm trên sông Vàm Cỏ Đông. Sân bay quân sự Trảng Lớn tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, có thể xây dựng thành sân bay cấp 4 - 5, đường băng rộng 25 đến 30 mét, dài 1000 mét, có thể tiếp nhận các loại máy bay 50-70 chỗ ngồi.

[/color][/size][/size]

(Nguồn: Wikipedia, 2013)[/size][/color]

24
Trồng cây gì, nuôi con gì’ để nuôi dưỡng niềm đam mê CU CÒ  :)) :)) :))

Các cu thủ thân mến,

  Tôi không hiểu biết lắm về cu cò, ngoài sở thích nuôi gần chục con để nghe gáy cho yêu đời hơn :d, cho nên ko dám bàn nhiều về chuyên môn, chỉ xin viết mấy bài hầu chuyện các quan bác  _yahoo_. Hôm qua tình cờ thấy trên chatbox có một đoạn tâm sự, nên tôi mạnh dạn viết mấy dòng chia sẻ với các bác về ‘Trồng cây gì, nuôi con gì’ để nuôi dưỡng niềm đam mê CU CÒ  *><*. Bài viết này hoàn toàn mang tính chủ quan, nên nếu có gì không hài lòng mong các bác bỏ quá cho tôi  =)).

Thứ nhất- Trồng cây gì sinh lời nhất hiện nay???
Câu trả lời chính là CÂY PHẬT THỦ


Mời các bác vào đây tham khảo

http://vov.vn/Kinh-te/Lang-trong-Phat-thu-thu-tien-ty-moi-nam/246101.vov

Làng trồng Phật thủ, thu tiền tỷ mỗi năm


(VOV) - Cây phật thủ đã giúp nhiều gia đình nông dân ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội có thu nhập hàng tỷ mỗi năm.

Càng gần đến Tết Nguyên đán, những con đường dẫn đến thôn Đông, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội) càng tấp nập. Thương lái các nơi đổ về đây, ra tận các các vườn cây phật thủ chọn mua để mang về các chợ đầu mối bán. Để bảo quản mang quả phật thủ đi xa, người ta phải bọc chúng bằng giấy vệ sinh và giấy báo rất cẩn thận thì mới không bị hỏng. Theo những người buôn bán hoa quả, quả phật thủ tươi lâu nên họ vào các vườn mua sớm để bán dần hàng tháng trước Tết.

Trong những năm gần đây, quả phật thủ ngày càng được người tiêu dùng chuộng mua về thờ Phật và cúng gia tiên vì hình dáng và tên gọi đặc biệt của nó. Người ta thích đặt trên thờ những quả phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe. Trong ngày Tết, nhiều gia đình còn bày riêng một mâm toàn quả phật thủ, thể hiện sự đầy đặn, cầu chúc tốt lành cho mọi người.
 

Quả phật thủ trong vườn nhà anh Nguyễn Phú Dũng

Tại vườn cây của nhà anh Nguyễn Phú Dũng, chúng tôi đã gặp nhà sư Thích Thanh Chiến - trụ trì chùa Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đích thân đến tận vườn chọn mua hàng nghìn trái phật thủ. Theo nhà sư Thích Thanh Chiến, hàng năm ông đến tận các vườn phật thủ mua các trái phật thủ đẹp có nhiều tay, đồng thời có màu sắc đẹp để dâng lễ Phật và biếu mọi người để dâng lễ cúng tổ tiên, ông bà.

Quả phật thủ chia thành nhiều nhánh như bàn tay của Phật che chở cho mọi người. Thời gian gần, quả phật thủ được người dân VN rất ưa chuộng vì nó rất thơm và để được lâu. Với những quả phật thủ có cuống dài, cắm cuống quả vào nước, có quả ra rễ có thể giữ được 5-6 tháng. Sau khi dâng lễ thờ cúng phật và lễ gia tiên, người ta lấy quả xuống thái thành từng lát mỏng để ngâm rượu hoặc ngâm vào mật ong để làm thuốc chữa bệnh cho mọi người, nhất là chữa bệnh ho cho trẻ em. Đây là bài thuốc dân gian rất quý.
 


Theo ông Nguyễn Phú Thủy, chú anh Dũng, là một trong những người có công đem cây phật thủ về trồng ở Đắc Sở, cách đây hơn một chục năm, trong một dịp đi Yên Bái chơi, thấy loài cây này có giá trị về kinh tế nên ông đem giống về trồng ở Đắc Sở. Đồng đất Đắc Sở hợp với cây và người Đắc Sở chăm chỉ, chẳng quản "một nắng, hai sương" chăm bón cho cây. Cây chẳng phụ người, ngày càng phát triển tốt, đem lại cuộc sống ấm no cho nhiều hộ nông dân.

Theo lời anh Nguyễn Phú Dũng, cây phật thủ là họ hàng của cam, bưởi. Phật thủ ra hoa, kết trái quanh năm. Từ tháng Giêng sau khi thu hoạch quả, người trồng phải vệ sinh vườn tược và bón xới vườn, bón phân hữu cơ và phân hóa học cân đối để cây có sức sống khỏe. Người ta cũng có những kỹ thuật đặc biệt như: vít cành hay phun hỗ trợ cho cây ra hoa và kết trái, chín rộ vào dịp Tết.
 

Nhà sư Thích Thanh Chiến lựa chọn từng quả phật thủ tại vườn

Cây phật thủ hay bị xỉ mủ, phải chăm sóc các loại thuốc đúng cách để cho nó tái tạo lại bộ rễ và không bị thối. Để cho quả ra đúng Tết phải ức chế thời gian sinh trưởng, khoanh vỏ để cho nó ra hoa đồng loạt và có nhiều quả trong dịp Tết.

Nếu có kỹ thuật canh tác tốt thì mỗi cây phật thủ cho từ 70 đến 100 quả/năm. Giá bán mỗi quả phật thủ rẻ nhất cũng 40-50.000 đồng. Những quả đẹp, có ngón dài, nhiều tầng lớp đều đặn có giá hàng triệu, thậm chí có quả bán được gần chục triệu đồng. Cũng là đồng đất ấy, nhưng cây phật thủ cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều các loại cây trồng khác. “Trước đây khu đất này chúng tôi trồng cây ngô và cây dong giềng nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Từ ngày chúng tôi chuyển đổi từ 2009 đến nay thì đem lại kinh tế cao, mỗi mẫu vườn cho thu nhập từ 400 triêu đến 600 triệu. Chúng tôi làm nhà khang trang, mua các thiết bị trong gia đình nhờ vào trồng cây phật thủ”- anh Dũng khoe.
 

Mỗi cây phật thủ cho từ 70-100 quả mỗi năm

Giờ đây, kinh tế gia đình những nông dân ở xã Đắc Sở như ông Nguyễn Phú Thủy, hay anh Nguyễn Phú Dũng đã giàu có hơn nhờ trồng cây phật thủ. Những người nông dân năng động vươn lên giàu có bằng đồng đất quê hương sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ các gia đình trong thôn xóm để nâng cao đời sống. Bà Lê Thị An cho biết gia đình bà chuyển sang trồng phật thủ vì loại cây này giúp phát triển kinh tế gia đình nhanh hơn thứ cây khác. Ông Thủy cũng như anh Dũng sẵn sàng giúp cho các con, cháu bà giống và kỹ thuật trồng cây phật thủ.
 

Đóng gói phật thủ để vận chuyển đi xa

"Hữu xạ tự nhiên hương", nhiều người nghe tiếng người dân Đức Sở trồng cây phật thủ giỏi đã tìm đến mua giống. Những người như ông Thủy, anh Dũng sẵn sàng cung cấp giống và tư vấn kỹ thuật để giúp đỡ cho họ cùng làm giàu từ cây phật thủ.

Theo lời anh Nguyễn Phú Dũng, hiện nay, anh đang thử nghiệm trồng các loại phật thủ bon-sai. Nếu thành công, thì cây phật thủ sẽ giúp cho gia đình anh và những người dân ở xã Đắc Sở ngày càng giàu có hơn./.

Bài 2: http://phatthuviet.com/home/Intro.aspx

Nhà mình ở Đắc sở Hoài Đức Hà Nội, Đây là vùng trồng nhiều phật thủ nhất Hà Nội.
Nhà mình chuyên cung cấp cây giống phật thủ, phục vụ cho nhu cầu của người dân!
Để mua cây giống và thông tin liên quan đến cách trồng phật thủ, phật thủ giống xin liên hệ

Tạ Văn Toản: 0985 101 896

Các bạn xem cây giống, quả phật thủ tại nhà em theo địa chỉ : Đắc Sở Hoài Đức Hà Nội.

Bạn sẽ được tư vấn miễn phí về cách trồng, phương pháp trồng, cũng như công dụng của phật thủ!

Dưới đây là một vài hình ảnh về cây giống phật thủ, quả phật thủ trong vườn nhà em!

 

 

http://vov.vn/Kinh-te/Lang-trong-Phat-thu-thu-tien-ty-moi-nam/246101.vov

Thứ hai- Nuôi con gì sinh lời?


Có lẽ là con cu gáy, và một số loại chim cảnh hót. Với vốn hiểu biết sâu rộng về chim cảnh và cu gáy, các cu thủ có thể nhân rộng mô hình cu gáy và thiết lập mạng lưới bán cu gáy ở Hà nội. Đây là thú tiêu khiển ngày càng phổ biến ở Hà Nội, nhưng để tìm được một con như ý thì  mất rất nhiều thời gian, nên các bác cu thủ ở Hà Nội đã có câu là ‘Hà Nội không vội được đâu’. Trừ khi nuôi gáy vì đam mê và không muốn kinh doanh, các cu thủ vẫn có thể nhân rộng mô hình để ‘Người người nuôi cu gáy’- ‘Nhà nhà nuôi cu gáy’ và như vậy vừa đạt được mục tiêu Bảo tồn, vừa đạt được mục tiêu sinh lời. Để đạt được hiệu quả cao, các bác có thể tham khảo thêm các chuyên gia về kinh doanh trên diễn đàn nhé.

Thứ ba- Không trồng cây-Không nuôi gáy- Mà đi Xuất khẩu lao động.

Hiện nay, khi nhiều doanh nghiệp trong nước làm ăn ngày càng khó khăn, nhu cầu tuyển lao động trong nước ngày càng hạn hẹp, các lao động bám trụ nhà nước thì vẫn sống sót, nhưng rất nhiều lao động tư nhân đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ trở nên nhàn rỗi  (*)(*). Ngày càng nhiều lao động phổ thông tìm đến các trung tâm xuất khẩu lao động để ‘ra đi tìm đường cứu nước’. Tôi có biết một số thông tin từ một công ty lớn về Xuất khẩu lao động ở Hà Nội đã hoạt động trong lĩnh vực này hơn 10 năm, và nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các công ty, nhà máy ở Đài Loan và Nhật Bản:

1-   Đi Đài Loan: nam giới làm cơ khí trong các  nhà máy, thời hạn đi 3 năm. Đóng 4 triệu để học một ít tiếng và để làm thủ tục khám sức khỏe làm visa. Khi nào ký hợp đồng được với công ty bên Đài Loan thì mới phải đóng khoảng từ 3800-6000USD tùy theo đơn đặt hàng bên kia, và công ty giữ lại 1000USD, đến khi lao động về nước thì sẽ trả lại số tiền này, lương một tháng bên Đài Loan là khoảng 14tr/tháng. Thường thì các thủ tục từ lúc học tiếng đến khi bay là trong vòng 1 tháng.

2-   Đi Nhật Bản: nam giới cũng làm cơ khí trong các nhà máy, thời hạn đi 3 năm. Cũng đóng khoảng 4 triệu để học một ít tiếng và để làm thủ tục khám sức khỏe làm visa. Khi nào ký hợp đồng được với công ty bên Nhật Bản thì mới phải đóng khoảng 12.000USD, và công ty giữ lại 1000USD, đến khi lao động về nước thì sẽ trả lại số tiền này, lương một tháng bên Nhật Bản là khoảng 35trieu/tháng. Thủ tục cũng nhanh gọn, trong vòng 1 tháng, nhưng đi Nhật thì yêu cầu mặt mũi người lao động sáng sủa hơn một chút   =))
.
Nhiều người họ hàng nhà tôi cũng đã thử cách này cách kia, nhưng cuối cùng vẫn chọn đi lao động xuất khẩu, về nước cũng xây được nhà được cửa, rồi cũng có một vốn liếng kha khá để tiếp tục sự nghiệp, và cũng chính là để nuôi dưỡng niềm đam mê cu cò.

Vài dòng hầu chuyện các quan bác. Chúc các quan bác một tuần làm việc mới tràn đầy niềm vui, niềm hy vọng và tràn ngập tiếng cu gáy  (*)(*) (*)(*) (*)(*).



25
Tâm sự- Nhật ký / Xin trân trọng cảm ơn Diễn đàn Cu gáy
« vào lúc: 06/06/2013 10:55:00PM »
Kính gửi Bác Tre làng và các Anh em cu thủ sáng lập ra diễn đàn Cu gáy,

   Minhtri_cugay tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tha thiết tới bác Tre làng và các anh em cu thủ đã sáng lập nên một sân chơi cực kỳ thú vị cho tất cả những ai đã, đang và sẽ đam mê cu gáy. :))

Qua diễn đàn này, tôi đã có cơ hội được chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình, và nhận được rất nhiều phản hồi từ các anh em. Đặc biệt hôm nay tôi đã nhận được món quà như mong ước từ một cu thủ rất có tâm đến từ Tây Ninh. Đây là một em cu mồi, mã rất hoành tráng và đẹp đẽ, đôi mắt sáng long lanh, dáng rất nhanh nhẹn, đúng là ‘không làm xấu mặt chủ nó’ như lời cu thủ Tây Ninh đã nói  *><*. Xin cảm ơn Mạnh Thường Quân và vùng đất Tây Ninh mến yêu. Chúc bạn mọi sự suôn sẻ, bình an, cát tường, và có nhiều người giống như tôi cũng sẽ nhận được quà tặng từ bạn.  _yahoo_

Thế là tôi đã thỏa lòng khao khát bấy lâu nay. Từ giờ quyết không còn ‘đứng núi này trông núi nọ’ nữa mà yên tâm chăm sóc 6 em gáy cả khách và bổi, 1 em mi, và đặc biệt là 3 con cu trống nhà tôi lúc nào cũng cần được âu yếm vỗ về  =)). Tôi cũng xin cảm ơn tấm lòng chân tình của cugay_mong cai nhưng hiện tại tôi chưa có điều kiện và kinh nghiệm để chăm cu non nên chưa dám nhận quà tặng của bác lần này mà xin nhường lại cơ hội cho các anh em khác  :d.

Ngoài ra trong thời gian qua tôi cũng đã có cơ hội làm quen  và nói chuyện  với những người bạn rất tâm đắc, luôn làm cho tôi cười vui vẻ. Giờ đây trong danh bạ điện thoại của tôi, ngoài list học trò, đồng nghiệp còn có bao nhiêu số điện thoại của các cu thủ  :-bd.

Một ngày trôi qua thật mau, tôi  luôn mong trời sáng để được thức dậy làm việc cùng cu gáy, và trở về nhà cất lồng chim rồi lên diễn đàn chát chit buôn dưa lê với bạn. =))

Chúc diễn đàn ngày càng phát triển và thỏa mãn niềm đam mê của tất cả anh em bạn bè  ở Việt Nam và trên cả thế giới.  _yahoo_

Vài dòng lê thê ướt át, mong cả nhà đừng cười  *><*



26
Thú chơi cu gáy mồi / Cu khách nhà tôi đã đẻ trứng!!!
« vào lúc: 04/06/2013 06:01:18AM »
 
  Các bác cu thủ thân mến,

               Tình hình là sau mấy tháng mong mỏi được nghe vài tiếng gù của em cu khách thứ nhất mà không được, sáng nay tôi đã nhận được câu trả lời: Em là cu khách mái  =)). Mấy hôm nay nhìn thấy em này nằm xù xù trong lồng tôi cứ tưởng em nó bị ốm, hóa ra là đòi ấp trứng các bác ạ. Nhìn quả trứng trắng xinh xinh vui quá, nhưng mà biết làm gì với quả trứng không trống này bây giờ, thôi đành nhìn ngắm làm kỉ niệm. Được cái em này ăn thóc tiêu của bạn Huy  *><* và ăn thêm it kê nên cũng đủ can-xi, vỏ trứng rất dày chứ không bị vỡ như những lần trước. Gỉải pháp bây giờ có lẽ là chuẩn bị 'xây chuồng cao tầng' để nuôi cu gáy sinh sản thôi  _yahoo_.

27
Tâm sự- Nhật ký / Hành trình đi tìm gáy khiển- Phần 1
« vào lúc: 27/05/2013 05:14:00PM »

Hành trình đi tìm gáy khiển

Các anh em cu cò thân mến,

Tranh thủ đang giờ giải lao, viết mấy dòng về Hành trình đi tìm gáy khiển của mình để cả nhà cùng vui:

1-   Em thứ nhất:  Nhân dịp đến nhà bác trai ăn giỗ ông nội, mình rất ấn tượng với em gáy khách/ khiển bác treo giữa sân. Cứ có khách vào thì em gáy gù, khách nào mà em không thích là xông ra mổ lia lịa, mà em này rất nhớ mặt khách bị ghét, đứng 2-3 lần trước mặt vẫn bị mổ  :-SS, vẫy tay và gọi cúc cù cu là em lại gáy gù; điểm đặc biệt là mỏ em này bị quéo, thế mà vẫn ăn uống ngon lành, giỏi thật. Em này do người nhà mang ở Nam Định lên. Sau đợt đó về nhà cứ bị ám ảnh mãi bởi gáy khiển và quyết phải tìm được một em hay hay.  Một thời gian sau nghe bà bác kể chuyện khóc mấy ngày ròng vì trót mở cửa lồng cho em nó ăn và sau đó đãng trí cứ để cửa mở để em nó vù đi lúc nào không biết. (Chẳng biết tại sao cho ăn lại phải mở cửa lồng cơ chứ, cứ xúc thóc và rót nước qua nan lồng là okie rồi  :d)

2-   Em thứ hai: Tình cờ vào thăm chị bạn ở khu nhà Công vụ-Học viện Phòng không nhìn thấy ở cổng gửi xe có treo bao nhiêu là lồng chim cảnh, lúc đầu mình hỏi thăm bác trông xe thì bác ấy ra vẻ ngại ngần nói là trông hộ mấy nhà đi nghỉ mát. Đến lần sau quay lại gặp chị vợ và hỏi là sao có lắm người gửi chim thế này, và đặc biệt có một em gáy khiển rất hay, chị vợ sung sướng khoe luôn đó là chim của nhà chị  =)). Em gáy này được nuôi từ cu non khi còn rất nhỏ, và bây giờ nhà của em ấy là một cái lồng sắt to đùng, có 3 nấc cho em nó đậu. Bình thường em nó trốn ở nấc trên cùng nên chẳng nhìn thấy, đến khi vẫy tay em nó lao xuống từng nấc trông rất hoành tráng, sau đó gáy như bổ củi, khách nào khiển cũng được. Nói chung em này ấn tượng, gạ mãi anh chồng nhưng anh ta không bán. Anh này độc quyến trông xe ở khu nhà đó nên chắc không thiếu tiền.  :))

3-   Em thứ ba:  Người ta nói Bụt chùa nhà không thiêng thật chẳng sai chút nào. Cứ lên mạng search mỏi mắt, gọi điện đi khắp nơi, nhưng hóa ra chạy vài bước ra ngõ là có hàng chim cảnh, chủ chim này vừa làm nghề sửa xe máy vừa buôn chim cảnh. Một lần đi dạy về mình vào ngó chơi, giơ tay lung tung trước mấy lồng gáy, thế nào lại có một em đáp lại, xông ra gáy gù luôn. Mình giơ tay lần nào em ấy gáy lần đó. Nhược điểm của em này là gáy gù mỗi lần có 2 xạc là thôi nên nghe ko sướng tai, hơn nữa nuôi từ cu non lên nên giọng hơi yếu. Chính vì chưa thật khoái em này nên mình trả giá chưa được như ý chủ chim, thế là đến nay vẫn thấy em ấy  treo một mình gần cửa vẫn chưa được ai rước đi. Kể ra em ấy gù thêm được vài xạc nữa là okie luôn. Nhưng mà chắc chủ chim chăm sóc bình thường nên tụt lửa mất rồi, vì thóc thì toàn thóc lép chứ làm gì có thóc tiêu hay tám tiêu. Mà kê thì bị mốc từ bao ngày hôi ơi là hôi.  *><*

4-   Em thứ tư: Qúa tam ba bận. Hôm qua ngồi nhà dịch tài liệu mà đầu óc cứ nghĩ về mấy em gáy hay đã được nhìn trên youtube, thế là chân tay lại ngó ngoáy lên mạng search lung tung, có mấy anh chủ chim bán gáy khiển với giá 1.8 triệu từ tháng trước nhưng chim đã bay mất rồi, search phát thứ hai ra luôn một anh chủ chim mới tên là Thắng. Anh này ở Thôn Yên Xá, Thanh Trì, Hà Nội. Thế là vứt tài liệu dịch ở nhà rồi xách xe chạy luôn đến địa chỉ mới này, đầu óc cứ như bị lú lẫn  =((. Đi khoảng gần 9-10km thì tới nơi. Nếu đi từ cổng khu đô thị mới Xa La- ở Phúc La-Hà Đông ra thì rẽ trái, đi khoảng 1km nữa là đến phiến đá to đùng ghi là Lối vào Thôn Yên Xá. Đi thẳng vào đến sân bóng thì đến nhà anh chủ chim. Hóa ra anh cũng là thợ sửa xe, kết hợp với gây giống chim gáy non để kinh doanh thêm. Trong sân nhà anh chủ chim có bao nhiêu là chuồng ghép gáy đẻ, sát trên mái nhà thì treo toàn lồng cu nhốt riêng. Chủ chim đang bận sửa xe nên cứ để khách tự do lượn đi lượn lại từ trước ra sau, rồi nhà trên nhà dưới. Vào một nhát túm ngay luôn được một em rất xịn, đó là em bạch đề, mã cực đẹp, cứ gáy chổng mông lên trời nhìn mê luôn, vừa gáy gù vừa di chuyển khắp lồng, khách cho ngón tay sờ vào đầu vào mỏ thì em nó chẳng sợ hãi tí nào, trái lại còn ưỡn ngực khoe ta đây có vẻ rất hoành tráng  =)), giọng gáy thì nghe rất khỏe. Mình mê tít em này luôn, chẳng thèm để ý đến mấy em gáy khiển khác và mấy lồng cu non. Gạ anh chủ chim thì lúc đầu anh này bảo ko bán vì để gây giống, nhưng sau lại bảo là có bán nhưng rất đắt. Keke người ta đã nói cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền, đúng thực chẳng sai  :)). Anh chủ chim còn sung sướng dẫn đi khoe các chuồng gáy đẻ, lôi ra cả con non bé tí cho khách xem.

 Anh em nào quan tâm hãy gọi điện thoại cho chủ chim tên Thắng: 0989 182 728. Giá một đôi cu non 1 tháng tuổi biết tự mổ ăn là 700k. Gáy khiển thì có mức: 1.5 triệu (giọng kim), 2 triệu, và 3 triệu (giọng chạm đồng). Nhưng mà chỉ có chủ chim khiển được thôi, khách giơ tay lên mấy em vẫn im thin thít.  :-S Ngoài ra còn mấy chuc, mấy trăm lồng gáy khác nữa. Nhà anh Thắng ở thôn Yên Xá, gần Học viện Quân Y, viện bỏng 103, gần đô thi mới Xa La, Hà Đông. Anh này rất dễ chịu và xởi lởi. Up lên cho anh bán được nhiều nào.

Hành trình đi tìm gáy khiển của mình chắc là còn kéo dài nữa, và có thể chẳng bao giờ mua được một con như ý dù đã tìm thấy rồi  Em bạch đề đó theo lời chủ chim là vô giá  các anh em cu cò ạ.


28
Tâm sự- Nhật ký / Đổi chất xám lấy cu gáy
« vào lúc: 21/05/2013 11:42:21AM »

 Các Anh Em mê cu cò thân mến  :d,

           Tôi là người chơi cu gáy nghiệp dư, mới vào nghề một thời gian thôi nhưng không ham đi gác cu hay thi đấu làm gì mà chỉ thích ngắm nhìn và nghe tiếng cu gáy.

Ngay từ lần đầu nhìn thấy em cu gáy, tôi đã chết mê chết mệt, giống như 'tình yêu sét đánh'  =)), nhất là nhìn thấy mấy em gáy như bổ củi và giọng sấm rền lại càng thích.

Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thắt lưng buộc bụng như hiện nay, để bỏ ra 2tr-3tr hay thậm chí 4tr-5tr để mua một em cu gáy mà mình thích thì thật không dễ tí nào. Cứ mỗi lúc có được số tiền này trong tay.  tôi lại ngồi nhẩm tính số tiền này có thể mua được gần 10 hộp sữa cho con dùng trong mấy tháng, hay là có thể giúp ông bà ở quê đỡ phải lao động nhọc nhằn là tay tôi lại chùn lại. Hiện tại tôi đã có 4 em rồi. Thế nhưng niềm đam mê cu cò vẫn không buông tha tôi. Vì thế  hôm nay tôi có một ý kiến có thể gọi là hơi kỳ quặc thế này: đổi chất xám lấy cu gáy 'xịn'.

Tôi vốn là một giảng viên đại học ở một trường đại học ở Hà Nội.Tôi chuyên luyện thi Tiếng Anh như TOEIC, IELTS, và dạy Tiếng Anh phổ thông.

Anh chị em nào ở quanh địa bàn quận Thanh Xuân hoặc Đống Đa hoặc xa hơn một tí nếu muốn bán cu  gáy lấy tiền học Tiếng Anh cho con hoặc cho bản thân thì có thể trao đổi cùng tôi. Tôi sẽ dạy học và học phí được trả bằng cu gáy  _yahoo_. Tôi chỉ thích cu khách hoặc cu mồi, ko thích cu gáy sinh sản  =))

Trang: 1 [2]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent