Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Đừng để chim cu gáy đi vào hồi ức - tiếng vọng quê hương  (Đọc 1536 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

long_hoang

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 2
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Chơi chim cu gáy: Tiếng vọng của đồng quê

Không giống như những loại chim cảnh khác, thú chơi chim cu gáy từ xưa đến nay của người quê tôi hấp dẫn bởi sự tao nhã, mộc mạc, khơi gợi sức liên tưởng.

Mỗi khi nghe tiếng chim cu gáy râm ran, cảm giác sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống hiện đại như dịu đi, nhường chỗ cho nguyên vẹn một đồng quê yên ả với sắc vàng của lúa chín, màu xanh yên ả, thanh bình của lũy tre làng.

Niềm đam mê với một thú chơi

Một tay cầm ống thóc, một tay xách lồng chim, nhớ lại hình ảnh của ông tôi khi tôi còn ở quê, lững thững đi ra đầu ngõ rồi móc chiếc lồng trái đào lên nhánh cây trứng cá.

Ánh nắng chiều xiên xiên nhảy múa trên tán lá cây xanh rợp, nhuộm màu vàng nhạt lên chú chim cu gáy tám năm tuổi lông màu nâu đất. Ít phút sau, con chim khoan khoái khẽ cất tiếng gáy bổ tư, giọng cù rù, đùng đục: "Cúc cù cu... cu".

Ngồi ngắm chú chim cưng, ông nội tôi khẽ mỉm cười. Con "Linh Đàm" giọng thổ rền treo trên nhánh cây chỉ là một trong sáu chú chim gáy mà người đàn ông bốn mươi tám tuổi này nuôi.

Ông rất thích tiếng hót của chim cu đất, sống đã gần nửa đời người thì hơn ba phần tư cuộc đời ông đã gắn bó với loài chim đồng quê này.

Đưa bàn tay to bè, xù xì, tháo mảnh gỗ lũa buộc hờ hững cửa lồng, nhẹ nhấc ra chiếc chén rồi đổ lưng thóc trộn hạt kê, đỗ xanh, vừng, tình yêu của ông dành cho loài chim cu gáy, ngoài truyền thống của gia đình cũng như mong muôn bảo vệ loài chim này mà còn bởi sắc màu nâu đất của lông chim - màu của ruộng đồng giản dị, mộc mạc.

Rồi ông cười khà khà bảo: "Khác nhiều người chơi chim cu gáy ở quê tôi, hầu hết số chim ông tôi sở hữu đều là tự bắt được mà có, không phải là bỏ tiền mua về."

Mê chim cu gáy như vậy nên với ông, lịch trình một ngày cho "công tác" nuôi chim của anh đã chiếm khá nhiều thời gian. Buổi sáng, buổi chiều, đi luyện chim ở một địa điểm nhất định. Buổi trưa, tranh thủ tắm cho chim.

Ngoài ra là thời gian cho chúng ăn, vệ sinh chuồng..., nhìn chung, một ngày ông mất ít nhất bốn, năm tiếng đồng hồ. Đó còn chưa tính đến những lặn lội ở giữa đồng trống hoặc ở canh mé sông để "săn" những chú chim hay.

Thú chơi lắm công phu

Ông nội tôi thường bảo, nghề chơi nào cũng công phu. Chơi chim gáy tưởng chừng đơn giản như... nuôi gà nhưng thật ra không mấy dễ dàng. Chim gáy ăn chủ yếu là lúa, thóc nhưng phải là loại hạt ngắn, được rửa sạch, phơi khô, bỏ vào chai lọ, đậy kín và thêm một ít thức ăn khác như đỗ xanh, vừng, để "bồi bổ", khiến chim gáy căng hơn.

Nước uống phải là nước sạch, nếu là nước máy thì phải đợi cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Chim gáy cũng thích được hứng ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày để chúng nằm xòe cánh và đuôi phơi nắng, loại trừ côn trùng ra khỏi lông, nhưng không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chỗ cho chim vào khi cần thiết...

Cũng có tiếng là người sành chơi chim cu gáy, ông Tư bạn của ông tôi ở gần nhà tôi ” dành hẳn nửa cái hiên nhà để nuôi 5 con chim cu gáy.

Cứ hàng ngày, người đàn ông đã ngoại sáu mươi tuổi này lại hì hụi leo lên, xuống hàng chục lần dinh lên rồi để xuống để chăm chút cho những chú chim của mình.

Ông Tư bảo, để có được một chú chim đẹp, gáy thành thục, căng, chuẩn, cũng lắm gian nan, đòi hỏi người chơi chim phải có con mắt tinh tường trong khâu chọn chim giống rồi những bí quyết luyện riêng.

Theo ông Tư, trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim mộc bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con. Tiếng gáy của mỗi con cũng có cao độ, trường độ rất khác nhau, chỉ những người chơi chim nhiều năm mới có thể phân biệt được.

Thường chú chim nào gáy càng dài, càng được quý. Các kiểu gáy của chim rất đa dạng, người ta phân biệt là tiếng bổ hai, bổ ba, tùy thuộc vào độ dài cũng như nhịp ngắt. Và âm cũng chia thành nhiều loại như âm thổ, đồng, son, kim. Song, người chơi chim gáy có kinh nghiệm thường dựa trên tiếng gáy trận có tiếng chu, lèo, vấp của con chim gáy để đánh giá đó là con chim hay, dở.

Như lèo, là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm một nhịp "cục cù cù" hoặc "cục cù" gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. Cùng với tiếng gáy, hình thức con chim cũng phải chuẩn.

Nếu thân mình cân đối, lông sáng màu, đầu nhỏ vuông, mắt bé, con ngươi đen, mỏ gồ, chân cao màu đỏ son, đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối, lông hậu nở kéo gần hết đuôi, cườm dầy, hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ mới đích thị là con cu gáy có hình thức đẹp.

Ông tư nói: "Tìm được một con chim gáy được đánh giá là hay có khi khó như đi tìm hoa hậu vừa đẹp người, đẹp nết".

"Cúc cù cu...cu". Trong thanh âm ồn ào, náo nhiệt của cuôc sống hiện đại, tiếng chim cu gáy lại rủ rỉ vang lên từ đâu đó của một lúm cây hoặc một nơi xa xăm nào đó  khiến lòng người như chợt tĩnh lại.

Xưa nay, người quê tôi  vẫn vậy, thích những thú chơi thanh tao, đẹp cả về tâm hồn và cuộc sống./.
 
Khi tôi viết những dòng chữ này mong các anh em đọc và hiểu rõ rằng mình đang chơi chim chứ không phải là mình đang tiêu diệt chúng  và làm sao khi chúng ta đi về quê thì nghe ở đâu đó trong tán cây hay nơi xa xa có tiếng chim cu gáy phát ra, một loài chim mà khi chúng ta nghe nó hót phải chạnh lòng mà thương nhớ quê hương....
 
Hoàng mong anh em trong diễn đàn cùng nhau bảo tồn loài chim này nha.

Chứ đừng như ở quê của hoàng giờ đây loài chim này chỉ còn trong ký ức mà thôi…..

« Sửa lần cuối: 26/10/2011 11:19:56PM gửi bởi cugayquangngai »

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent