Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - AnhTưQn

Trang: [1]
1
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Có phải giọng thổ đồng??
« vào lúc: 27/03/2013 02:50:22PM »
 Lang thang trên mạng thấy clip này, post để mọi người đánh giá xem. Không biết có phải giọng thổ đồng ?

2
Tình cờ thấy bên trang arowana.com.vn có con này nhìn độc, đẹp post ACM chiêm ngưỡng. Nó là chim lai.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/sieuthiNHANH2011081122232zdjinwjlnd1194786.jpg[/img]
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/sieuthiNHANH2011081122232zdzkzda1yt968839.jpg[/img]

3
Don ở sông Trà (Quảng Ngãi) ( tôi xin phép được sửa lại tiêu đề cho có tính khái quát nha bác )
Hưởng ứng chuyên mục hay, mình xin giới thiệu 1 góc đặc trưng dân dã Quảng Ngãi quê mình.
Món này là đặc sản Quảng Ngãi nhưng chưa chắc đứa con Quảng Ngãi nào cũng đã từng biết và thưởng thức qua. Nó là đặc trưng sản phẩm ở dọc sông Trà, con sông biểu tượng của vùng quê hiền hòa Quảng Ngãi, không náo nhiệt như chốn đô thị phồn hoa. Kính mời thượng khách 1 tô don khi đã dùng chân tại Quảng Ngãi!

(Sưu tầm)
(QNĐT)- Nhà thơ Thanh Thảo có câu thơ ngồ ngộ: “Là con don tôi ở sông Trà”. Chỉ có sông Trà mới có loài thủy sản đặc biệt này. Nhưng đó là loài vật có hình thù ra sao để nhà thơ phải ví mình như nó? Và sự mê hoặc của dòng sông Trà như thế nào để con don xem đó như lãnh địa duy nhất của mình? Đi tìm câu trả lời về con don không quá khó vì những ai ở Quảng Ngãi là “ra ngõ gặp don” ngay, nhưng lại không hề dễ vì coi chừng nhầm hến với don.

“Độc quyền” của sông Trà

Trên hành trình 130 km, bắt nguồn từ dãy Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum, đến phía cuối nguồn thuộc địa phận huyện Sơn Tịnh, sông Trà như một vận động viên băng băng về đích. Trước khi nhập vào biển Đông, dòng sông hào hển thở và không quên để lại hai bờ của nó điệp trùng những cánh đồng màu mỡ phù sa.
 
Dụng cụ cào don.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403165_Don1.jpg[/img]
Dụng cụ cào don.

Ngoài việc bồi đắp thường niên một lượng phù sa rất lớn, dòng sông Trà còn dâng tặng cho cư dân ven sông những sản vật không nơi nào có. Đó là những chú cá bống chỉ to bằng đầu đũa, có một hương vị rất riêng; đó là những nàng thài bai, lớn hơn đầu tăm một tẹo, lại mang một hương vị không trộn lẫn với bất cứ loài thủy sản nào.

Nhưng có lẽ đặc biệt hơn cả là con don, loài hải sản “độc quyền” của sông Trà mà không một dòng sông nào ở miền Trung có được.

Khi những trận lũ cuối cùng ở miền Trung vừa dứt thì cũng là lúc mùa xuân bắt đầu gõ cửa từng nhà. Đó cũng là thời điểm “hồi hương” của một số loài thủy sản ở sông Trà sau một mùa cuồng lưu phải đi lánh nạn nơi bờ tre gốc rạ để tránh tai ương bị cuốn phăng ra biển. Dòng sông chợt hiền lành như chưa từng biết mình đã từng gây bao thảm cảnh suốt một mùa lũ dữ.

Cùng với những bãi cát vàng ươm mà dòng sông kịp để lại hai bờ, phấn hương của các loài thảo mộc nơi thượng nguồn cũng đã kịp lắng lại nơi cuối dòng sông. Đó là nguồn thức ăn vô tận của loài don.

Chúng vùi mình sâu trong cát để làm phận sự duy trì nòi giống đồng thời tận hưởng những “sản vật” mà dòng sông để lại nơi cuối nguồn trước khi sông nhập vào bao la biển cả. Chính nguồn thức ăn đặc biệt từ phấn hương của các loài thảo mộc nơi nơi Trường Sơn đã làm nên hương vị của con don.

Don cào, hến xúc

Tỉnh Quảng Ngãi có ba con sông lớn là sông Trà Bồng, Trà Khúc và sông Vệ nhưng làm nghề cào don thì chỉ có ở những cư dân sống ven sông Trà. Vì chỉ sông Trà mới có con don, còn hến thì sông nào cũng có. Hến sống hoàn toàn vùng nước ngọt còn don thì sống nơi nước lợ ở ngay cửa sông.
 
Luộc don.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403168_Don2.jpg[/img]
Luộc don.

Nhìn động tác của những người bắt chúng đủ để phân biệt đâu là don còn đâu là hến: “Don thì cào, còn hến chỉ xúc”. Ông Nguyễn Tiến Trung, quê Phú Thọ xã Nghĩa Phú huyện Tư Nghĩa, một chuyên gia của nghề “cào don” giải thích: “Con hến sống vùng nước ngọt, chúng nằm hẳn trên mặt cát dưới nước nên chỉ cần một cái rỗ chuyên dụng là cứ thế mà xúc, còn con don sống vùng nước lợ, lại vùi sâu dưới lớp cát nên phải dùng nhủi để cào thì mới bắt được”.

Ông lưu ý: “Nếu đứng trên cầu Trà Khúc mà nhìn thấy người dưới sông đang cầm trên tay một vật dụng nào đó ở tư thế xúc về phía trước thì đích thì là xúc hến rồi. Phải xuôi sông Trà thêm dăm cây số nữa, tới vùng nước lợ thì mới gặp cảnh cào don”.

Còn anh Hai Chì, quê xã Nghĩa Hà thì cặn kẽ hơn: “Phải đan một cái nhủi chuyên dụng, làm sao đó khi “nhủi” thì cát rớt lại xuống sông còn don thì nằm trên nhủi. Có một cái đụt (giỏ) đặt trên chiếc phao, cột vô thắt lưng, hễ mình nhủi đến đâu thì chiếc đụt “theo” đến đó. Khi thấy hòm hòm đầy đụt thì dừng tay mang lên bờ, trút don vô bao tời. Ba giờ sáng là phải “xuống sông” rồi, đến 10 giờ trưa mới xong việc. Mỗi ngày cào được chừng 100 lon don, giá bữa nay khoảng 200 ngàn”.

Nghe anh Hai nói vậy, tôi nhẩm phép nhân của một người “cào chữ” chứ không phải cào don: “Mỗi tháng anh kiếm đến 6 triệu lận à?”. Hai Chì cười rung rốn: “Thôi đi chú em! Chỉ cào được những ngày nắng ấm thôi. Còn những ngày mưa phùn và lạnh giá như bữa nay, chỉ cần ngâm mình dưới nước một tiếng đồng hồ là tất cả mọi thứ trong người mình nó cũng thun lại như con don vậy”.

Hít hà… hết

Đó là những âm thanh phát ra với những ai lần đầu thưởng thức món don. Sau khi bắt về, đem ngâm cho don nhả hết bùn ra rồi mới cho vào nồi luộc chín, sau đó đãi ra lấy ruột (thịt don). Ruột don chỉ to bằng cái móng tay út của trẻ con nên để có một tô don, có khi phải mất hàng trăm con như thế! Nước luộc don một lần nữa lại đem nấu với số ruột  vừa đãi.
 
Bán don dạo.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403169_Don3.jpg[/img]
Bán don dạo.

Sở dĩ người ăn phải “hít hà” là do tô don vừa nóng lại phải vừa ăn với một loại ớt đặc biệt, dân miền Trung gọi là ớt tép, hoặc ớt chỉ thiên, lớn hơn đầu tăm một chút. Ớt này không quá cay, lại rất thơm, ăn với don là… số dzách!

Ngoài chất “phụ gia” là ớt tép, tô don còn được rắc lên một ít hành lá và bánh tráng, một loại lương khô khá phổ biến ở Quảng Ngãi. Những ai không phải là dân Quảng Ngãi, khi lần đầu ăn don thường ngộ nhận điều này: ăn hết tô don mà cứ ngỡ đó chỉ là “khúc dạo đầu”, vì thịt don rất ít, nước trong tô lại lễnh loãng, ngồi đợi bà chủ quán bưng món don “chính thức” ra. Chủ quán cũng ra nhưng không phải bưng món don chính thức như suy nghĩ của khách mà là ra để … tính tiền.

Bấy giờ, vị cay của ớt, mùi thơm của don, chất đậm đà của hành và bánh tráng mới bắt đầu ngấm. Khách vừa tính tiền, vừa vỡ ra rằng mình vừa ăn xong một loại đặc sản. Cái lạ của don là khi anh cảm nhận được vị ngon của nó thì cũng là lúc phải … đứng dậy tính tiền!
 
Xin mời ăn don!
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/images403170_Don4.jpg[/img]
Xin mời ăn don!

Có phải vì “lạ” như thế không mà nhà thơ Thanh Thảo đã ví mình như con don ở sông Trà? Vì ông cũng là một nhà thơ hết sức đặc biệt vậy.


Bài và ảnh TRẦN ĐĂNG

4
Các dòng cu khác / CHIM CU XANH ĐUÔI ĐEN - Treron pompadora phayr
« vào lúc: 27/07/2011 03:06:39PM »
Nguồn nguyên văn www.vnsay.com

CHIM CU XANH ĐUÔI ĐEN
CU XANH ĐUÔI ĐEN
Treron pompadora phayrei Blyth
Osmotreron phayrei Blyth, 1862

Họ: Bồ câu Columbidae

Bộ: Bồ câu Columbiformes

[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/70_1289626111_xanhduoiden.jpg[/img]

CHIM CU XANH ĐUÔI ĐEN
Chim đực trưởng thành:
Trán và trước mắt xanh lục vàng nhạt. Đỉnh đầu và gáy xám, hai bên đầu hơi thẫm hơn. Phía trên cổ và trên vai xanh lục. Lưng, vai và lông bao cánh nhỏ nâu. Lưng dưới, hông và trên đuôi xanh lục, hơi nhạt hơn so với phần trên lưng. Các lông đuôi giữa xanh lục có mút lông xanh, các lông khác chuyển dần thành màu đen từ trong ra ngoài. Các lông bao cánh nhỡ và lớn đen, viền vàng chuyển thành xám ở phiến lông trong. Lông cánh đen chuyển thành xám ở các phiến lông trong, các lông cánh sơ cấp viền trắng vàng nhạt còn các lông thứ cấp có mép vàng rộng. Cằm và họng xanh lục. Phần dưới ngực, bụng và sườn xanh lục nhạt, phần quanh hậu môn và dưới đuôi nâu, có điểm vàng. Nách và dưới cánh xám, phớt xanh lục.

Chim cái:
Các lông màu nâu ở mặt lưng và màu cam ở mặt bụng được, thay bằng màu xanh lục. Mắt: vòng ngoài hồng, vòng trong xanh nhạt. Da quanh mắt xanh nhạt hay xám tro nhạt. Mỏ trắng xanh nhạt, mỏ dưới nhạt hơn, gốc mỏ hơi thẫm. Chân đỏ.

Kích thước:
Cánh (đực): 143 - 165, (cái): 145 - 160 mm.

Phân bố:
Loài cu xanh đuôi đen phân bố ở đông Ấn Độ, Axam, Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Việt Nam: loài này có nhiều ở Nam bộ (An Bình). Chúng thường hay đậu trên các bụi tre.

[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/70_1289626111_xanhduoiden1.jpg[/img]

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 415.

5
Các dòng cu khác / Cu gáy ở Singapore!
« vào lúc: 27/07/2011 09:32:43AM »
Vừa rồi có chuyến du lịch qua Singapore. lúc vào bảo tàng tình cờ phát hiện mấy em này, chim dạng thật, khu đông người mà nó vẫn nhởn nhơ đi  tìm thức ăn, gù chim mái nhìn hay thật, có thể do bên đó luật bảo vệ sinh vật nghiêm ngặt hơn bên mình nên nó cảm thấy an toàn " đất lành chim đậu". Vầi ảnh post cho mọi người xem.

Đang đi dạo kiếm ăn.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7557.jpg[/img]

Đang gù đuổi chim khác. Chim này tướng hơi nhỏ, gáy tiếng nhỏ, nhưng vẫn gáy gù bình thường.
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7553.jpg[/img]

Đang gù mái nè. "Kiếp này anh chỉ yêu mình em thôi nè" _yahoo_ _yahoo_
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7559.jpg[/img]


6
 Tình hình là mình có con thổ pha, tiếng gáy nghe rất đã tai, đã từng đem ra rừng, nhưng chưa bỏ lụp, siêng gáy, mỗi tội ít gù (giờ thì hiểu tại sao rồi)  _tuc_ _tuc_
 Hum nay thì đã ị ra 2 cái egg rồi, hic. Giờ đang phân vân, cu mái chơi mồi ra sao nhỉ, thấy cũng tiềm năng, đoán mò!
 Hình dung nhan em nó:
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_8000.jpg[/img]
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_8020.jpg[/img]
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7994.jpg[/img]
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7897.jpg[/img]

 Ké thêm 1 pé bổi gốc lâm đồng cho mọi người tham khảo cho ý kiến!
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7998.jpg[/img]
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7991.jpg[/img]
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7987.jpg[/img]
 [img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7989.jpg[/img]
 

7
Tâm sự- Nhật ký / Tình cảm giữa người và loài vật!
« vào lúc: 26/05/2011 08:51:36AM »
 Vô  tình xem được clip này, mình thấy rất hay nên share cho mọi người cùng xem và cảm nhận.
 Thật sự rất cảm động!!!

8
Chào hàng mọi người
Số 1
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7893.jpg[/img]
Số 2
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/IMG_7897.jpg[/img]
Số 3
[img]http://i1230.photobucket.com/albums/ee491/vutran684/123.jpg[/img]

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent