Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Lễ vu lan  (Đọc 575 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

tranquanghd123

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 480
  • Thanks 76
    • Xem hồ sơ cá nhân
Lễ vu lan
« vào lúc: 21/08/2013 09:04:28PM »
thật tình cờ hôm nay em có vô tình đọc dc bài viết này , em thấy rất xúc động và có ý nghĩa , em chia sẻ cùng mọi ng , từ đáy lòng em xin dc gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến những ng cha ng mẹ , chúc mọi ng trên diễn đàn có ngày vui lan thật ấm áp tình thương

Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn và xin chớ quên rằng: Ai còn Cha mẹ… xin đừng thờ ơ!
Những ngày tháng Bẩy âm lịch lại về, mang theo chút mưa nắng thất thường đan xen vào dòng đời tấp nập. Cũng chính lúc này, nhà nhà đều thành kính bước vào mùa Vu Lan - mùa báo hiếu…

Bản chất cuộc đời như con thuyền ngoài biển khơi, có lúc sóng yên gió lặng, thuyền đi êm ả và đích đến dễ dàng đạt được. Nhưng phần lớn trên hành trình ấy, con thuyền thường phải đương đầu với muôn vàn sóng gió để cập bờ.

Đó là những lúc buồn - vui – sướng - khổ, là những giây phút tươi nở nụ cười hay rưng rưng nước mắt. Trong khoảnh khắc đó, con người ta thường có thiên hướng nghĩ tới xuất phát điểm của cuộc đời mình mà tung hô hay than vãn.

Và cho dù là sung sướng hay kêu than, thì ngàn đời nay muôn người vẫn thường than với Trời, sau đó là than với Cha mẹ. Ừ thì than Trời, nhưng dẫu có than Trời thì vẫn cao quá, xa quá, đâu thấu lòng ta!

Vậy còn lại chỉ có Cha mẹ là nơi trút bỏ mọi ưu tư, sầu khổ của kiếp người. Bởi Mẹ cha là nguồn cội, là cái nôi sinh thành và cho ta được sống để có thể biết khổ đau hay hạnh phúc!

mùa vu lan, mùa báo hiếu, cha mẹ, rằm tháng bảy, bông hồng đỏ, bông hồng trắng

Kiếm đâu ra trên thế gian này một điểm tựa vững chắc như Cha. Tìm đâu ra giữa biển người bao la một vòng tay ấm áp yêu thương như vòng tay Mẹ. Dù cho đi hết cuộc đời thì lòng cha mẹ vẫn không phút giây nào thôi trông mong, lo lắng cho những đứa con mà họ đã dứt ruột sinh thành.

Công lao trời bể của Mẹ cha cho tới hết đời, không một người con nào có thể trả cạn. Chỉ có thể đền đáp ơn sâu ấy bằng việc sống sao cho nên người, cho lành thiện. Nhất là với người trẻ chúng ta khi nhớ về Mẹ-Cha, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống hiện đại, ai đó đã có phút sao nhãng, lãng quên.

Mùa báo hiếu tháng 7 Âm lịch cũng là dịp để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới những số phận xung quanh mình.

Ai đã mất đi Cha mẹ thì trọn đời không được quên lãng công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Ai còn cha mẹ thì càng phải sống sao cho có đạo hiếu, chớ thờ ơ, tàn nhẫn mà bất kính, bất hiếu với Mẹ cha để phải ôm trong lòng nỗi xót xa, ân hận.

mùa vu lan, mùa báo hiếu, cha mẹ, rằm tháng bảy, bông hồng đỏ, bông hồng trắng

Ta hành động hiếu hạnh không phải để mong cho bản thân ta có thêm điều lợi hay tiếng thơm, mà đơn giản là để thấy lòng nhẹ bẫng, vui vẻ và thanh thản, hành động để thấu được triết lí giản đơn mà sâu xa của Phật dạy, ấy là phải biết “Từ, bi, hỷ, xả” hay “vô ngã", "vị tha”, cũng là tiếp bước dòng chủ lưu của đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

Bạn có thể chọn một bông hoa cài lên ngực áo hoặc không trong ngày lễ Vu Lan, nhưng nghĩ về ngày này với ý nghĩa nhân bản, âu cũng là cách để bạn tri ân cuộc sống tươi đẹp này. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương.

Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ-Cha. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.

mùa vu lan, mùa báo hiếu, cha mẹ, rằm tháng bảy, bông hồng đỏ, bông hồng trắng

Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ-Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm.

Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn. Và xin chớ quên rằng: Ai còn Cha mẹ… xin đừng thờ ơ!
trích dẫn từ vct  new
« Sửa lần cuối: 21/08/2013 09:18:29PM gửi bởi tranquanghd123 »
người ta nuôi cu để xả tress còn mk lại bị tress thêm

CuGáy_ ĐàNẵng

  • Mê Cu Cò
  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 576
  • Thanks 226
  • Đam mê là chính
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • Cu gáy Việt Nam
Re: Lễ vu lan
« Trả lời #1 vào lúc: 22/08/2013 02:15:20AM »
Cảm ơn chú đã chia sẻ.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Minhtri_cugay

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 808
  • Thanks 414
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Lễ vu lan
« Trả lời #2 vào lúc: 23/08/2013 11:09:58AM »

 Thấy bạn có lòng nên mình  up ủng hộ bạn nè  :d. Sáng nay mở máy tính ra thấy bài này hiện lên luôn, hóa ra là bài trên vnexpress, bài trích dẫn lời dạy của một hòa thượng trong Miền NAM, chứ không phải là mình muốn truyền đạo nhé hehe  :)) (Lần này tư tưởng của miền Bắc và miền Nam đã gặp nhau rùi  :d).

http://vn.nang.yahoo.com/ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-t%E1%BB%A5c-c%C3%BAng-c%C3%B4-h%E1%BB%93n-v%C3%A0-l%E1%BB%85-015225632.html
Vnexpress – 22 giờ trước

Nguồn gốc tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch

Người ta tin rằng tháng 7 âm lịch là tháng "mở cửa mả", có rất nhiều quỷ đói lên quấy phá dương gian nên phải cúng đồ ăn cho chúng để quỷ khỏi quấy nhiễu.

Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TP HCM) cho biết, tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là "Phóng diệm khẩu", tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành "cúng cô hồn", tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái.


Hai ngày lễ cúng lớn trong tháng 7 âm lịch là lễ Vu Lan và cúng cô hồn đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…

Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).
 

Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình.

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, còn ở Việt Nam thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không ấn định riêng ngày nào. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là "tháng cô hồn" không đem lại may mắn nên người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này.

Như vậy, trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, người hầu của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông.

Vì tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ nên ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính "tham sân si" nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.


Đức Phật dạy ông rằng một mình con không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.


Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa "mùa hiếu hạnh", tháng bảy âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình.

Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tuy nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. (Đây là thông điệp của bài viết đó-)


 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent