Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Re: Từ điển Cu gáy  (Đọc 3813 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

BigBird

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 230
  • Thanks 39
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:09:03PM »
III/ LỒNG VÀ PHỤ KIỆN.

1, Lồng và phụ kiện nuôi cu gáy.
2, Lồng và phụ kiện đánh bẫy cu gáy.
a, Lồng đôi: Lồng tròn hay lồng hột xoài được ngăn làm đôi, để có thể cùng lúc co thể mang hai mồi ra rừng tác chiến. Thông thường, lồng đôi được dùng trong những mó cần hai mồi như đánh dất, hay đờn cò (gáo) đóng...vì những món này thường cần hai mồi một lúc: một đánh, một bẹo.
 
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/39.jpg[/img]

b, Dò đất: Những bẫy nhỏ theo kiểu thắt chân, được cắm ngang hướng di chuyển của bổi khi đánh. Dò thông thường được làm theo hai mẫu:
--- Chân đồng (hay nhôm) + thân cáp inox + dây thắt chỉ dù + khuyết (khoen) đồng hay cước...
--- Chân đồng (hay nhôm) + thân cước + như trên

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/40.jpg[/img]

c, Đờn cò (lụp gáo): Là loại lụp có hình dáng giống như đờn cò, hay gáo múc nước vùng miền tây nam bộ. Đờn có có nhiều loại tương tự về nguyên lý vận hành:
--- ĐC đóng: Dùng đóng vào gốc cây, từ sát mặt đất cho đến hết tầm với.
--- ĐC gác (sào, treo...): Có thêm sào có thể tháo ráp với lụp. Khi đánh sẽ treo hoặc gác lên cành trên cao.
Ngoài ra phần lụp để chứa mồi có thể trên hoặc dưới thân chính. Cần bật, bath đóng có thể đặt phía lụp hay đầu thân chính.

thuyet-hoctromechim
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/41.jpg[/img]

d, Lụp sân trên: là một loại lụp bẫy phổ biến của miền ngoài, Lụp thường được làm từ mây tre. Sân, cánh sập và cầu tử được bố trí phía trên lụp.

 
mayrau-namnhi
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/42.jpg[/img]

e, Lụp thượng (lụp lếch, lụp chạy...): Lụp có sân, cầu tử, và cánh sập được bố trí phía trước, khi đánh dùng sào gác lụp lên cành ngang. Điều đặc biệt của lụp thượng là cầu tử được đặt dọc theo cành thế, chim tấn theo cành thế, từ từ tiến sát lụp, khi đã lên cầu tử và bước tiếp qua khớp cầu sẽ kích hoạt cánh sập.

 
 trongnghia-trungsgtvt-cudat
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/43.jpg[/img]

f, Lụp treo: Một loại lụp nặng tính miền trung và đông nam bộ. Lụp treo bố trí sân, cầu tử, cánh sập phía trước tương tự như lụp thượng. Nhưng khi đánh thì không gác mà treo.

 
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/44.jpg[/img]

Lụp thái: một kiểu đáng để nghiên cứu.

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/45.jpg[/img]

Kèm : tức là thúc + gù
Nếu :
- Thúc 1 câu gù 1 tiếng thì là kèm mắc me.
- Thúc 1 câu gù 2 tiếng là kèm đôi, thúc 1 câu gù 3 tiếng là kèm ba
- Thúc 1 câu gù gù 1 sạc ( nhiều tiếng ) là kèm dây hay kèm bo.
- Thúc nhiều câu lâu lâu mới gù 1 sạc thì là kèm dặm.
Còn
- Dặm ( miền nam ) = lèo ( miền bắc ) ( thì cũng có nhiều kiểu phải ko các bác có con dặm ít tức lèo ít có con dặm nhiều tức nhiều lèo )
- Thúc lợi = chu
- Vấp : thì rõ rồi nhỉ
- Gù chồng đấu = gù là lăm ( một số địa phương )

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent