Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - Cugaybinhduong

Trang: 1 [2]
21
Tâm sự- Nhật ký / Gác cu rừng - thú đam mê
« vào lúc: 26/01/2011 11:29:52AM »
Ở miền Tây, cu rừng là một trong vài loại chim thường   được nuôi làm cảnh. Để có được chú cu rừng gáy hay, dáng đẹp, người ta   phải đi gác (bẫy) rất công phu


Ông Tám Chinh ở xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên   – An Giang là một trong những người chơi chim cảnh nghệ thuật có tiếng ở   An Giang và cả ĐBSCL. Trong các loài chim cảnh, hiểu biết sở trường và   là niềm đam mê lớn nhất của ông chính là cu rừng. "Để gác cu rừng, việc   đầu tiên là phải huấn luyện cu mồi" - ông Tám Chinh cho biết.

[img]http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/3438889848-9tam-1.jpg[/img]
Ông Tám Chinh và con cu mồi chiến của mình

Khổ luyện chim mồi    Theo   ông Tám Chinh, cu mồi không thể nuôi từ con non mà phải là con bỗi rừng   đã biết gáy thuần thục. "Nuôi cu mồi phức tạp hơn những loài khác rất   nhiều. Gác được cu bỗi rừng về nuôi dưỡng phải 6 tháng đến một năm mới   có thể thành con mồi. Trong quá trình đó, phải tập cho cu mồi làm quen   với chủ, làm quen với người lạ và biết gáy đủ các "bài". Điều quan trọng   là phải huấn luyện cho cu mồi không sợ rừng, dù nó đã bị nuôi nhốt   trong nhà cả năm trời" - ông Tám Chinh tiết lộ.     Dù   dày công khổ luyện cả năm trời, thậm chí lâu hơn nhưng khi ra "chiến   trường", cu mồi hay dở mới thật sự lộ diện. Vì thế, cu mồi hay rất hiếm,   phải được sàng lọc trong nhiều lần "ra trận mạc". Những con cu mồi đi   gác không thành công thì được cho là bị "bể". "Cu mồi bị "bể" thường là   do gặp phải diều hâu khi đang xung trận" – ông Tám Chinh khẳng định.      Chỉ   vào chiếc lồng sắt có một chú cu rừng đang cúi gập đầu gáy liên tục,   ông Tám Chinh cho biết đó là con mồi chiến nhất trong số 40 con ông đang   nuôi dưỡng. "Con này đã từng chạm trán với diều hâu, bị thương nặng gần   chết mà vẫn sống sót. Điều đáng nói là sau khi thoát chết, vài tháng   sau, tôi đem ra rừng gác, nó vẫn gáy vang trời. Đó là con mồi duy nhất   không bị "bể" sau lần chết hụt dưới móng vuốt diều hâu" – ông Tám Chinh   quả quyết.     Từ   nhỏ, ông Tám Chinh đã đi theo những người lớn tuổi trong vùng để gác   cu. Đến năm 17 tuổi, ông đã thông thạo hết mọi ngón nghề, nhất là biết   cách đặt lục (bẫy làm bằng sắt) gác cu rừng. Để có thể "hành nghề", ông   phải bán 3 chỉ vàng mua cu mồi và lục.     "Hồi   đó, rừng còn hoang sơ lắm, muốn đi gác cu thì phải thức dậy từ 1 giờ   sáng, đem cà-men cơm theo. Cả nhóm 4-5 người băng rừng, lội núi đến nơi   thì mặt trời đã chói chang rồi. Vậy là lấy cơm ra lót dạ rồi mới tiếp   tục lội vô rừng tìm nơi có cu gáy để gác. Cực lắm nhưng vì đam mê tiếng   cu gáy, chúng tôi không quản gì” - ông Tám Chinh nhớ lại.

[img]http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/01/22/8-9tam-2.jpg[/img]

Ông Tám Chinh đặt bẫy lục để gác cu rừng

Kỷ niệm nhớ đời    Cũng   vì ghiền tiếng cu gáy nơi hoang dã mà ông Tám Chinh phải mang một kỷ   niệm buồn thê thiết và đến giờ vẫn còn ân hận. Đó là năm 1979, trong một   lần ông đi gác cu ở rừng xa, cha ở nhà đột ngột lâm bệnh nặng và qua   đời. Tối mịt trở về, không còn được gặp mặt cha lần cuối khiến ông ray   rứt mãi. "Lần đó, tôi giận mình quá, quyết định thả hết mấy chục con cu   mồi mà mình dày công nuôi dưỡng. Tôi gác luôn cả thú đam mê của mình   được vài năm nhưng rồi không chịu nổi, lại đi gác cu rừng" – ông Tám   Chinh tâm sự.     Hàng chục năm gác cu rừng, ông Hai Tấn, 52 tuổi,  bạn   nghề và là hàng xóm của ông Tám Chinh, cũng có đầy ắp kỷ niệm. "Trước   đây, nhà tôi nghèo khó lắm, dù rất mê gác cu nhưng đành chịu vì không đủ   tiền mua nổi con mồi. Sau đó, tôi tích cóp nhiều năm mới cùng ông Việt,   người cùng xã, hùn tiền mua được một con cu mồi. Có chim mồi rồi nhưng   tôi lại bị bệnh đau khớp hành hạ, không đi lại được. Ghiền quá, tôi bèn   bảo ông Việt lấy xe chở vô bìa rừng xem gác cu. Nhưng gác cu thì phải đi   vô tận rừng xa nên tôi không thể đi vào xem được. Tức quá, tôi lần dò   đi theo rồi đi được lúc nào không hay! Từ đó, bệnh khớp của tôi cũng dần   dần thuyên giảm, không còn đau nhức gì nữa" - ông Hai Tấn nhớ lại. Thấy   gác cu "trị” được bệnh của chồng, vợ ông Hai Tấn đã "bật đèn xanh" mua   một con mồi để ông đi gác ở những cánh rừng gần nhà!     Theo   chân ông Tám Chinh đi gác cu vài lần, quả thật tôi cũng bị lôi cuốn bởi   thú chơi dân dã này. Đi sâu vào rừng, chọn chỗ xong, ông Tám Chinh treo   chiếc bẫy lục lên cây. Con mồi bên trong bẫy liên tục gáy vang như   khích bác đối thủ và mời gọi bạn tình. Chẳng mấy chốc, một chú cu rừng   lao tới đáp xuống bẫy gáy trả rồi nhào vô đá con mồi. Chiếc bẫy liền sập   xuống, nhốt cả chú cu rừng vào trong...      Ông   Tám Chinh cho biết gác cu chỉ từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm sau.   "Lúc này, cu bắt đầu tách bầy, chia lãnh địa và kết bạn sinh sản. Cu   trống rất hung hăng, hiếu đá. Chỉ cần nghe tiếng một con cu lạ gáy trong   lãnh địa là nó lập tức bay về đánh đuổi để bảo vệ lãnh địa và giành bạn   tình. Từ tháng 5 đến hết tháng 10 âm lịch, chúng nhập đàn đi kiếm ăn   chung và thay lông, không còn cảnh "nội chiến" nữa" - ông Tám Chinh   giảng giải.
Chẳng mất lòng ai
Ông   Tám Chinh cho biết ông đam mê đờn ca tài tử, chơi gà chọi... nhưng   không có gì qua được thú gác cu rừng. "Chơi gà chọi thì bị vợ con phản   đối dữ quá vì tối ngày cứ ôm gà đi kiếm chỗ đá; còn đờn ca tài tử thì   mỗi lần muốn chơi phải nhậu lai rai... Vậy là, tôi chọn thú gác cu rừng.   Lúc nào rảnh rỗi thì ngồi nghe cu gáy, khi ghiền xem chúng trổ tài thì   xách đồ nghề ra rừng gác. Đây là một thú chơi chẳng mích lòng ai" - ông   Tám Chinh giải thích.     Còn   ông Hai Tấn thì khẳng định vì đam mê tiếng gáy của cu rừng nên nhiều   người như ông đã bỏ thời gian nghiên cứu về tập quán sinh sống của   chúng.

(Nguon: Bao Nguoi Lao Động:http://nld.com.vn/20110122121256689P0C1002/gac-cu-rung-thu-dam-me.htm)




22
Em có con chim mới nổi của người bạn để lại, cườm rất cao, hay nhát nhưng có cái tật là gù dang hai cái ra, mới đầu nó chỉ dang một cái cánh, nhưng sau nay dang thêm một cái nữa, các bac cho ý kiến về em này, có lên mồi được không? Em quên chưa post hình lên được, để nay mai em post.

23
Cùng lúc mất đi cả mẹ và bố khi mới lên 8, lên 10 tuổi, bên nội ngoại   gần như chẳng ngó ngàng gì vậy nhưng hai em Bùi Thị Ly, Bùi Thị Tuyết,   học sinh lớp 8A và 6A Trường THCS Dũng Phong, Cao Phong, Hòa Bình vẫn   rất chăm ngoan, học giỏi.

Nỗi đau người ra đi
Biết tin bố các em mắc bệnh ung thư cổ   chướng giai đoạn cuối, không còn sống được bao lâu, mẹ các em trở nên   buồn rầu, chán nản. Đêm tối mịt mùng, chị bước đi vô định giữa cánh đồng   mía mênh mông của làng.
Để rồi sáng hôm sau, người dân xóm Bãi Bệ   2, Dũng Phong, Cao Phong, Hòa Bình phát hiện xác chị dưới giếng hút   nước giữa đồng. Cái giếng dùng hút nước tưới cho đồng mía khá sâu. Nó   không có thành xung quanh miệng mà bằng lì với mặt đất.
50 ngày   sau, người cha thân yêu của các em cũng trút hơi thở cuối cùng giữa   những giọt nước mắt xót thương và khuôn mặt ngơ ngác của hai chị em.
Cái   Tuyết (Bùi Thị Tuyết) khi ấy mới lên 8. Mặt em nhỏ xíu, mắt như dại đi,   khóc thét lên, hai bàn tay ôm chặt lấy người chị Bùi Thị Ly. Hơn em hai   tuổi, Ly- cô bé có cái tên thật lung linh- đã thực sự thấu hiểu nỗi đau   tận cùng là như thế nào.
Xót thương người ở lại
Kể thêm về   hoàn cảnh của bố mẹ các em, ông Bùi Văn Bằn, 67 tuổi, bố chồng bác Dấu   cho biết: “Bố cháu, Bùi Văn Duân bị bệnh lâu rồi. Ngày trước, hai đứa   lấy nhau có cái gì đâu. Bố nó đi ở rể, được thời gian thì mình gọi về   đây, cho ít đây làm nhà với trồng trọt thêm. Ngày nông nhàn hai vợ chồng   dắt díu nhau đi làm thêm, ai thuê gì cũng làm từ cày cuốc, khuôn vác,   cưa xẻ”.
Xòe bàn tay thô ráp của mình ra, ông Bằn nhẩm tính:   “Chúng nó về đây ở đã được 9 năm. Trước là cái nhà sàn lụp xụp, sau thì   chính quyền xã Dũng Phong có cấp cho 6 triệu làm nhà tình nghĩa.
“Vợ   chồng nó ốm đau suốt, tôi cùng anh Biên (con trai, chồng bác Duân) cùng   các cháu bên này lại hùn vai vào, bỏ công chặt tre, dựng nhà giúp” –   Tới đây giọng ông CHùng xuống, mắt buồn xa xăm: “Cái nhà nhỏ hai gian   dựng lên, mẹ các cháu còn chưa kịp nhìn đã vội đi. Bố cháu ít lâu sau   cũng bỏ con “về” với vợ”.
Tính ra bây giờ, cộng cả vợ chồng bác   Biên, vợ chồng anh con trai và con trai nhỏ mới sinh, ông Bằn, hai chị   em Ly, cái nhà sàn bé nhỏ ấy đang có 8 con người cùng chung sống.
Vốn ít nói, từ ngày bố mẹ mất, Ly và Tuyết gần như câm lặng. Căn nhà mới xây ngay cạnh giờ cũng bỏ hoang, không ai dám ở.
Tài   sản quý giá nhất bố mẹ để lại cho hai chị em là con chim cu gáy nhốt   trong chiếc lồng sắt nhỏ. Trước có người vào chơi, thấy con chim hót hay   đã trả 3 triệu đồng mua nó.
Vợ chồng bác Biên nhìn cháu xót xa,   chẳng đặng bán nó đi. Bây giờ, ngày ngày, hết hai chị em lại đến cậu con   trai của bác Biên vẫn mang nó ra ngoài cánh đồng gần đó để cho nó hót   giữa thiên nhiên bao la.
Chuyển sang với gia đình bác bá Biên, mọi   người thường xuyên phải đi làm vắng. Ở nhà chị lớn phải lo hết cho em   từ tắm rửa, giặt giũ. Mới 10 tuổi và 8 tuổi nhưng hai chị em từ trông   cháu cho anh chị, cắt rau, nấu cám cho lợn, cấy hái đã trở nên quá đỗi   quen thuộc với Ly và Tuyết.
Hai cô học trò giỏi, hát hay
Khó   khăn là thế, song hai chị em vẫn học khá tốt. Ly và Tuyết liên tục là   học sinh khá, giỏi của trường. Vừa qua, Tuyết đi thi và đạt giải công   nhận môn Toán của huyện Cao Phong. Kết thúc năm học lớp 7, Ly đạt danh   hiệu học sinh giỏi toàn diện.
Không chỉ học tốt, Ly còn là “cây   văn nghệ” rất sôi nổi của lớp, trường. Em là quản ca của lớp. Cô Tống   Thị Hải, tổng phụ trách Đoàn trường THCS Dũng Phong cho hay: “Hoạt động   nào của trường, lớp Ly cũng nhiệt tình tham gia. Em là người dân tộc   Mường nên hát mấy bài dân ca như “Đập bông bông”, “Mời trầu” rất hay và   xúc động”.
Nghe cô học trò Bùi Thị Ly ca bài "Đập bông bông" và "Mời trầu" - Dân ca Mường
Ngoan   ngoãn, chăm chỉ, có nhiều cố gắng trong học tập, nhiệt tình, sôi nổi   trong các hoạt động của trường, lớp cũng là nhận xét của cô Bùi Thị   Thoa, GV chủ nhiệm lớp 8A của em Bùi Thị Ly.
Đồng cảm với hoàn   cảnh của hai chị em, những năm qua phía địa phương, cơ sở nơi hai em   sinh sống, học tập cũng đã có nhiều hỗ trợ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn   tinh thần.
Cô Lê Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường THCS Dũng   Phong chia sẻ: “Nhà trường đã miễn hoàn toàn học phí cho hai em, đồng   thời các thầy cô cũng nhiều lần ủng hộ tiền và quần áo cho Ly và Tuyết.   Đầu năm qua, Mặt trận Tổ quốc của huyện thông qua trường có trao tặng   các em 1 xe đạp trị giá 800 ngàn đồng và hai cặp sách”.
“Hôm nhận   được tiền hỗ trợ, tôi hỏi em sẽ làm gì với số tiền vừa được trao tặng   thì Ly thật thà: “Em dành một nửa mua trứng gà cho các bác, còn lại nhét   lợn, tiết kiệm cô ạ” – Cô Tống Thị Hải kể thêm với tôi.
Hỏi về   ước mơ sau này, cả Ly và Tuyết đều mong ước trở thành cô giáo dạy Văn,   bởi như Ly tâm sự: “Vì môn này dạy ta tình thương, giàu giá trị nhân   đạo”.
Văn Chung
Không khí năm học mới bắt đầu rộn   ràng khắp nơi. Nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ không được   đến trường hoặc con đường đến trường đầy gập ghềnh, gian khó.

[img]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2023398_anh12.jpg[/img]
[img]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2023389_ANH5.jpg[/img]

[img]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2023415_ANH7.jpg[/img]

[img]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2023416_ANH3.jpg[/img]

[img]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2023417_ANH2.jpg[/img]

Nguồn: http://www.baomoi.com/Info/Chi-em-mo-coi-va-con-chim-cu-gay-3-trieu-dong/139/4757757.epi

24
Các bac cho em hỏi, em có một chim cu gáy mà một ngón chân có móng bị đứt, ko biết nó có mọc lại không? Em quan sát kỹ thì đúng là bị mất đi gần hết móng (cái móng gốc vẫn còn), nhưng vì con này có vài điểm đặc biệt nên em giữ lại nuôi.

25
Tâm sự- Nhật ký / Đánh bắt chim theo kiểu hủy diệt
« vào lúc: 29/12/2010 03:39:21PM »
Chào các anh, các bác, minh vô tình doc duoc bai này trên trang http://lananhbirds.com/diendan/showthread.php?t=1002 nói về cách bẫy chim theo đàn, bẫy bằng lưới. Măc du bài viết này ko liên quan đến chim cu gáy, nhưng mình thấy bài nay thuc su co ý nghĩa. Trong tương lai, neu họ cứ bẫy cu gáy theo kiểu này thì AE chúng ta có ngày hết chim de choi (Tuy mình cũng mua một vài em cu gáy bẫy lưới, lý do là ko bit o dau bán chim bay lồng _khotro_ Hihih)

Trích bài:

Đây là những việc làm có thật ở DaLat cũng như nhiều nơi.Có một số người   đã dùng lưới, ban ngày và bên đêm bắt các loài chim đặc biệt là loài   Chào Mào, vì sinh thái của loài chim này thường ngủ chung theo bầy đàn   khi chúng chưa đến mùa chia cặp. những người săn bắt kiểu này chúng tôi   gọi là đánh bắt hủy diệt, vì bất cứ loài chim nào nằm trong phạm vi của   lưới, trống mái,non già đều bị họ bắt hết.    Một việc làm mà những người nuôi chim như chúng tôi hết sức bất bình.   Như các bạn đã biết chỉ vì những lợi nhuận riêng của một vài cá nhân mà   những lớp người chơi chim kế tiếp không còn chim để chơi nữa... Bằng   chứng hiện nay những loài chim Chào Mào giọng Cam Ly, một dòng chim có   tiếng tăm đã không còn có ở ngoài thiên nhiên . Nếu chúng ta có phương   án đánh bắt bằng lồng (chim mồi) thì chắc hẳn hiện nay dòng chim Cam ly   vẫn còn rất nhiều. vì bắt theo kiểu này ta chỉ bắt những chim hay khi có   lửa thì chúng mới đá    Như chúng ta biết luật pháp về bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng thông   cảm du di cho những ngưởi nuôi chim cảnh rất nhiều. chính lợi dụng những   kẽ hở này mà những người đánh bắt chim theo kiểu hủy diệt mà chúng tôi   đã nói... Ta không thể xót xa khi nhìn thấy tận mắt những mẻ lưới họ bắt   về có đến vài trăm con các loại và nhiều nhất là chim Chào Mào....     Bài viết này tôi xin gởi lên Diễn Đàn tuy có hơi muộn màng, nhưng cũng   là lời kêu gọi với những người đã và đang đánh bắt chim theo kiểu hủy   diệt này hãy suy nghĩ mình vì cộng đồng...hãy  bảo vệ các loài chim sao   cho được cân đối, để mai này con em của chúng ta vẫn còn nhiều các loài   chim nuôi làm cảnh, chứ không phải việc nuôi chim là thú chơi tao nhã   chỉ còn là trong ký ức, hay chuyện cổ....        

26
Chúc mừng - chia sẻ! / Chúc mừng Giáng Sinh và năm mới
« vào lúc: 23/12/2010 11:25:30AM »
Xin được thay mặt BQT diễn đàn (Thay mặt vì chưa thấy BQt nói gì! Hihi, coi chừng bị xóa bài!!! _khotro_ ) chúc tất cả thành viên cugay.org một Giáng Sinh đầy yêu thương. Cùng với những chú chim cu gáy trong tiếng gáy thánh thót , vang vang, đón một Giáng sinh thật vui tươi, và năm mới thật hạnh phúc.
[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/cu_gay_01.jpg?t=1293078293[/img]

27
Gui dien đàn hai chim nhà em bẫy lưới nhưng mới nuôi 3 tuần đã gù khủng khiếp rồi, 6 hình đầu tiên là chim đã gáy gù ,còn 3 hình sau là chim gáy thích tự tử mà em đã có bài viết về nó . Các bác xem và cho nhận xét xem chim có tương lai lên mồi không nhé. Hình hơi mờ, cac bac thông cảm.

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200009.jpg?t=1292833378[/img]

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200008.jpg?t=1292833378[/img]

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200007.jpg?t=1292833378[/img]

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200006.jpg?t=1292833378[/img]

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200004.jpg?t=1292833378[/img]

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200001.jpg?t=1292833378[/img]

Chim thích tự tử xem duoi đây:

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200013.jpg?t=1292833523[/img]

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200012.jpg?t=1292833523[/img]

[img]http://i1235.photobucket.com/albums/ff437/chiase2010/PC200011.jpg?t=1292833523[/img]




28
Tâm sự- Nhật ký / Chim cu gáy thích tự tử
« vào lúc: 17/12/2010 02:05:03PM »
Số là em có con chim mới mua, nhìn cực dữ, lông đầu dựng lên, cưồm cao tới chóp đỉnh đầu, ức màu hơi đỏ, gáy giọng rất vang (em chả biết giong thổ hay đồng hay sấm, vì em nghe chưa quen), có mỗi tội là nhát kinh khủng, cứ hễ gặp người đến gần là nó chỉ muốn tự tử, nhảy đến nỗi chảy cả máu đầu, lông bù xù. Cac bac co cách nào trị nó , chi em với!! _khotro_

29
Thú chơi cu gáy mồi / Cách chọn chim mồi đất - đánh dò
« vào lúc: 13/12/2010 09:22:00AM »
Chim mồi đất có 2 loại.

- Loại mồi đất kết hợp với mồi bẹo dùng đánh lưới úp, nghệ nhân các tỉnh phía bắc hay dùng cách đánh này để bắt bổi.

-   Loại mồi đất úp trong lụp (hoặc buộc chân đánh trần ko up lup) dùng dò   để bắt chim bổi.Các nghệ nhân các tỉnh phía nam thường dùng cách đánh   này.

Ở đây chỉ xin đề cập đến cách chọn con mồi đất đánh bằng dò   bởi loại này mang tính nghệ thuật hơn, đòi hỏi con mồi phải có thực tài   mới mong nhử được bổi xuống bãi đã giăng dò và bị bắt.

Cách chọn con mồi để đánh đất cũng như cách chọn chim mồi lụp, nhưng có vài điểm hơi khác.

- Con mồi đất phải là con chim thật dữ, chịu đá lộn ...thế thì nhìn ở đâu mà ta biết được con mồi chịu đá lộn hay không đá lộn :
+ Lông dày, to bản ...
+ Phần đầu chóp cánh phải trắng sát, kéo càng dài càng tốt.
Đó   là đặc điểm của con mồi đá vô địch, loại này nếu để ý ta phát hiện ra   ngay vì khi chim khép cánh lại thì đường trắng hay chòm lông trắng ở đầu   cánh vẫn nổi trội hơn những con chim khác trong chuồng...nhớ nghen!
Vóc dáng: chim lớn con,dài dọc, lông đỏ(chịu nắng tốt hơn).
Giọng: thổ, sấm(bền chim. giọng đồng, son , kim, chơi nhanh, bắt chim nhanh nhưng không bền chim,)
Chân:   chân cao hay thấp không quan trọng, miễn đừng sục bội là được (thúc ra   đòi đá chim bổi) đôi khi mấy con chân ngắn cứ yên một chỗ thúc, không   chịu đi lại, làm chim bổi không thấy chậm rớt.
Gù: không cần gù dài,   quan trong là không được bỏ gù nửa chừng, (chim đánh lụp thì con nào   cũng gù hết, nhưng thả đất không phải con nào cũng gù, bỏ gù là chuyện   thường sảy ra)

- Chọn những con khi ta cho nó gù với những con   mồi khác, nó chỉ đứng 1 chỗ gù, không lội, lao ra cắn... nhìn chung phải   chững chạc ... phải có tư thế của con mồi hay.

- Quy càng đóng   dày chừng nào càng tốt chừng đó, đó là sức bền của con mồi, sự chịu đựng   bền bĩ, dẻo dai cần có của con mồi đánh đất. À các bạn nên để ý thêm   chọn những con mà phần quy có màu đậm, xẫm (xám chì), loại này chịu nắng   rất tốt
Các tiêu chuẩn ở trên rút lại là tìm một con mồi có sức bền   là cốt lõi, vì không như chim đánh lụp, lúc nào lúa, nước cũng bên cạnh,   cần là uống. Chim đánh đất, đổ ra bội là chỉ có chơi, không nước, không   thức ăn, kèo nào mau không sao, có những kèo 2-3 tiếng là mất sức rất   nhiều. (nên không ai cho chim mồi ăn cám bao giờ cả)

Mồi đất Hay :
Một   con mồi đất hay là khi úp dưới đất vẫn gáy gọi như trên cây (giọng tốt,   rõ, sát bổi) nếu không được như vậy thì phải biết rước (gù, thúc khi   thấy chim bổi về cây) về nước gù thì biết gù căn (chim bổi đang gù thì   mồi không gù, căn bổi vùa gù xong thì gù) và biết dẫn bội (chim mồi vừa   gù vừa đi vòng quanh bội, chim rừng đi vòng vòng theo sẽ mau dính dò   hơn)
Tóm lại lựa theo tiêu chuẩn của một con mồi lụp hay + với những tiêu chuẩn trên đây sẽ có một con mồi đất xuất sắc.

Đào   tạo một con mồi đất khó khăn hơn mồi cây, chim phải có it' nhất 4 năm   lồng mới thuần thục được, thông thường nuôi hai năn lồng người ta gác   lụp 2-3 năm nữa mới thả đất.
Còn về cách chăn sóc thì về phần lúa thì các bác đã nói cả rồi, em chỉ góp ý chút xíu thôi:
Không nên trộn lúa với trứng, hay bị kiến bu (có ngày chúng nó thịt con chim của các bác luôn ý) cứ ăn lúa mẩy là đủ rồi.
Không   nên cho ăn mè thất thường, nếu cho ăn thì phải có thường trực, cho ăn   thất thường chim thay lông (nếu chim đang thay lông thì cho ăn)
nên thay bằng kê, mỗi ngày hay vài ba ngày một thìa cà phê kê. Đậu xanh, đậu phộng (lạc), bắp thỉnh thoảng cho vài hột.

 

 
Phương pháp huấn luyện một con mồi đất (có úp)

***

Như   chúng ta đã biết tập tính và đời sống của chim cu cườm, đa phần gáy gù   đều ở trên cây cao là chủ yếu, xuống đất chỉ để kiếm ăn, và uống nước   ... nên khi ta huấn luyện nó thành một con mồi đất, không phải con nào   cũng trở thành một con mồi đánh đất , mặc dù khi ta treo nó trên cây nó   gáy gù nghe rất đã nhưng khi ta cho nó xuống đất thì nó cứ tung bành   bạch .... thử hỏi làm sao mà gáy gù, cái cổ thì teo lại, cái đầu lúc nào   cũng nhướng lên cao .... chẳng lẻ bó tay sao? ... Hãy kiên nhẫn rồi   thành công sẽ mỉm cười với bạn mà thôi!
- Khi chọn một con bổi ưng ý đưa xuống đất ta phải để ý mấy vấn đề sau:
Thứ nhất: Quy cực dày, chồng khít như ngói lợp nhà ...
Thứ   hai: Khổ cườm phải lớn, gù phóng ít nhất cũng 2 đạc, khi thúc thật dồn,   thỉnh thoảng phóng một đạc ... mồi đánh đất mà không gù phóng, gù rước,   không thúc dồn thì làm sao mà đem bổi trên cao xuống đất được.
Thứ ba: Chóp cánh phải trắng, thật trắng ...mới chịu đá lộn ...
Thứ   tư: Mắt phải thật lì .... màu mắt này ai để ý kỹ mới phát hiện được,   khi bạn đem con mồi ra tới rừng, nhìn vào cặp mắt của nó ta có thể đoán   được nó là con may rừng hay nhát rừng, lì hay nhát (những anh nhát mà ta   đem thả nó xuống đất thì suốt ngày không gáy một tiếng ...)
Thứ năm: Lông thô và chịu nắng, con mồi đất mà không chịu được nắng thì thua ....
-   Tại sao ta phải chọn? thưa các bạn khi ta thả mồi dưới đất thường thì   nguy hiểm hơn ở trên cao chó mèo, chồn, rắn, bồ cắt ...thậm chí có con   còn bị cả gà nó mổ rụng lông tơi tả ... như vậy ta có nên chọn con bổi   lì đưa xuống đất hay không?
Và đây là phương pháp huấn luyện:
Khi   con bổi đả nổi mùi, sa cầu nhịp cánh hay thấy con gà !!! đi ngang   qua là nó cất tiếng gù cù cụ, cù cụ .... ta tiến hành huấn luyện.

-   giai đoạn một như sau: Chọn một cây thế cao khoảng 5 đến 7m, cây cội   này thường xuyên có bổi bay về đậu ... sáng thật sớm ta thả mồi vào bội.

-   Lần đầu thả ra bội (lồng úp) nếu mồi giãy, tung, (hoặc nhiều lần sau   vẫn tung) Ta có thể khắc phục vấn đề này bằng cách: chọn một bãi đất, có   bổi hay không cũng được, đặt bội xong mở cửa bội, đồng thời mở cửa lồng   để lồng và bội thông nhau, rồi cứ để vậy cho mồi ra vào tự nhiên, ra ăn   đất sau đó vào lồng uống nước, nói chung là tự do ra vào. Do bị nhốt   trong lồng lâu ngày, con nào thấy đất cát cũng đều thích cả, nhát lắm   thì để một lúc là ra ngay, ngó nghiêng ngó ngông rồi đi vào, rất ít   trường hợp tung giãy, cứ thế để trong 10, 15 hay 30 phút... tùy vào thời   gian rãnh của các Bác. Cách tập này giúp mồi quen dần dần với bội, ta   cứ lặp đi lặp lại chừng vài ba lần là quen bội ngay, ta sẽ thấy sau khi   đặt lồng và bội thông nhau, thời gian mồi từ lồng ra bội càng ngắn lại,   có con mồi dễ chơi khi được áp dụng cách này một lần là lần sau tự chạy   ra bội ngay, không mất nhiều thời gian đâu. Sau khi thấy mồi quen bội   rồi bắt đầu có thể tập.

+ Làm cách này khi mồi lần đầu ra bội sẽ   không giãy tung, chứ con mồi hay mà giãy tung, máu me không, nhiều khi   nhát quá bể luôn... thì xót lắm.

+ Lần đầu mà ép ra bội ngay, có   giãy tung, sau đó đa số vẫn thuần được nhưng có trường hợp bị bể, lông   xác xơ, nuôi lại lâu và mất thời gian hơn không áp dụng giai đoạn   này...và nhiều phiền phức khác nửa...
- Ta treo một con bẹo gần đó,   khi con bẹo gáy, bổi bay về đáp vào cây cội nếu con mồi đất gù rước một   hai đạc coi như được ... còn nó im ru thì mang về nuôi tiếp.
Ta quan   sát xem con mồi dưới đất sau khi phóng một hai đạc nó có thúc dồn hay   không? hay chỉ tung, tìm cách bay lên cây đá bổi ....có nhiều con ở dưới   đất mà cứ bói xòe cánh mới lạ chứ ... dù thế nào ta chỉ đánh đúng một   vùng là về ....
Khi về nhà ta quan sát xem em nó có bị tơi tả hay   không? hai đầu cánh có bị chảy máu hay không? ba ngày sau ta mới đi tiếp   ....ta cũng thả ở chổ hôm trước ... quan sát xem khi bổi về nó có tung   dữ như lần đầu hay không?
- Nếu nó tung dữ hơn lần đầu thì ta xem lại   ... đúng một tuần sau mang đi một lần nữa nếu không chuyển biến thì ta   đưa nó lên cây, loại này nếu ta ép nó thì nó sẽ bị bể đất… hư mất con   bổi hay, nhớ nghen!
- Nếu nó có tiến bộ ...khi con bổi bay về nó làm   bài bản như con mồi thuộc mặc dù thỉnh thoảng cũng có lội, tung nhưng   vẫn gáy là được. Ngày hôm sau đi cội khác, đi như vậy khoảng nữa tháng   .... nếu nó bắt được bổi thì ta đi ra từ từ, đừng chạy làm cho nó sợ   ......nhớ là cho nó vào lồng rồi hãy bắt con bổi nghen ... chứ cứ lo   chụp bắt con bổi.... khi quay lại thấy !!! đang vồ con mồi thì uổng   lắm ... nhớ cẩn thận nghen ...!Qua giai đoạn một coi như ta đã thành   công rồi.

- Giai đoạn hai : Cho quen dần với xe cộ Ngày đầu cho   nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...khoảng 30 phút   tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không? làm   như vậy hai ba ngày gì đó, nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm   sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo ... sau đó mang nó về, nhớ   là chạy xe chậm chậm thôi nghen ... chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị   bể xe ... cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng, nhớ nghen từ   từ thôi.

Đi ba ngày liên tục sau đó nghỉ hai ngày cho nó lại sức   ...ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì   ngày mai đi buổi chiều, hôm nay treo cây rậm, ngày mai treo cây thưa,   chổ mát chổ nắng ....

Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà   tốc độ xe chạy 80 đến 90 km/h mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành   công bước nữa rồi.

- Giai đoạn ba: Tập đi rừng ... ở giai đoạn   này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng, thả ra là đánh   liền, vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa, đói khác,   lạnh, tốc độ xe, nhưng nhớ đi trong ngày về thôi,khoảng 100km là được   ...cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp.

Cho nó va chạm với   đủ loại bổi, dữ có, hiền có ....đủ giọng son, sấm, thổ, đồng ...coi nó   phản ứng ra sao, nó có sợ giọng nào không? .

Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi.

***-   Một con chim mồi chỉ có nên tập làm mồi đất hoặc làm mối cây. Nếu ta   tập cả hai vai thì chim sẽ không hay? Sở trường của anh mồi cây thì chỉ   hay ở trên cây mà thôi, khi ta đem xuống đất nó cũng gáy gù liên tục   .... nhưng vẫn không sao bì được khi nó ở trên cây cho nên gọi là "thuận   cây". Ngược lại một con mồi "thuận đất" nay ta đem chú lên cây vẫn gáy   bài bản, khi bổi về đấu hết mình ...nếu ở dưới đất là bắt bổi rồi, vậy   mà trên cây chỉ thiếu một chút xíu nữa thôi, có khi chỉ cần gù một hơi   nữa là bắt được bổi ngay ... vậy mà nó không gù ... thế mới tức chứ.

- Khi ta treo mồi cây và thả mồi đất tốt nhất là đừng cho chúng nhìn thấy nhau....

+   Khi chim mồi cất tiếng thường thì con bổi bay về sẽ nhập tàn và đấu với   con cây trước .... Nếu con mồi cây thật hay thật bài bản và cực kỳ may   bổi thì chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn là nó đã tóm anh bổi đó   rồi ... làm gì có chuyện xà xuống đất.
+ Nếu anh mồi cây chỉ biết đấu   mà không biết dụ (khi thấy con bổi nhúc nhích là gù ngay, thì con bổi   không tài nào đi được ... nhưng nếu con mồi không gù mà chỉ nằm thúc và   nhịp cánh "sa cầu nhịp cánh" cứ cái đà đó thì không làm sao giữ chân   được con bổi) .... thì đa phần mồi đất sẽ bắt hết.

- Khi ta treo   mồi cây và thả mồi đất tốt nhất là cách từ 30m trở lên sao cho chúng ko   thấy nhau... thì không bao giờ anh mồi cây bị hư cả.
- Nói thì nói   vậy chứ loài chim cũng thi đua đó bạn à, vì lúc trước Nguyên từng có một   cặp mồi vô cùng ưng ý, anh mồi cây bén vô cùng khi con bổi gù đấu với   con mồi đất vài đạc mà nó vẫn gù rước lên cây được ... mỗi khi con mồi   đất bắt được con bổi thì anh mồi cây cũng rán mà dụ cho được nhất định   không chịu thua ... nhưng nếu ta đi bẫy chim ở những vùng bổi bị bể lụp   thì anh mồi cây bó tay ... chỉ có con đất là lấy huy chương mà thôi... (còn tiếp)

(theo TTHL_Online)

30
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Cườm nhiều và dữ
« vào lúc: 07/12/2010 12:27:15PM »
Em moi thay con này tren youtbe hay quá, cườm nhiều và nhỉn dữ dằn quá. Nhà em co con giong hte nhu vậy, nhưng chưa gù , mà gáy 5 tiếng. Cac bac cho y kien nhé, ức chim và cươm màu đỏ là chim quý hả ?

chim ku dat.flv

31
Góp ý xây dựng diễn đàn / Chim cu gáy bẫy dưới đất
« vào lúc: 17/11/2010 02:25:14PM »
Các pac cho em hỏi, em có mua may chim cu gáy ở ngoài tiệm bán chim, nghe ông chủ bán nói chim này là chim bẫy đàn, chứ không phải chim bẫy lục hay bẫy ở rừng. Em thi mê chim cu lắm, nhưng hồi nhỏ không có dieu kiện nuôi, bây giờ nuôi lại , cho em hỏi loai chim đó khác biệt gì với chim bẫy lồng, có trở thành chim mồi đựơc không? Cám ơn các bác

32
Tâm sự- Nhật ký / Nhớ lại hồi xưa
« vào lúc: 10/11/2010 04:20:47PM »
Mình lang thang trên mạng thấy trang web hay quá, nên đăng ký lấy tên nick là nholaihoixưa. Sở dĩ như vậy là hồi nhỏ mình mê chim cu lắm, mê đến quên ăn, quên ngủ. Lúc đó nhà nghèo không có tiền mua chim, bòn mãi mới được 4 ngàn đồng để mua đựơc con chim cu bổi. Hồi đó, ngoài ruộng ở quê có ông già hay bẫy chim cu bằng cái lưới thật to, khoảng 3, 4 m gì đó, họ cột con chim cu mồi lại, một hồi sau có cả bầy bay đến và ông lão ngồi từ giựt cái sợi dây thế là hai cánh lưới ụp lại và tóm duoc chim cu... Bây giờ nhìn thấy con chim cu gáy là kỷ niệm hồi xưa lại tràn về, làm mình nhớ lắm... Cách đây mấy hôm mình mới mua duoc 3 chim cu gáy, tìm lại kỷ niệm xưa vì thực chất bây giờ mình vẫn còn thích lắm...Cám ơn các bạn đã mở trang web này, có nhiều thông tin bổ ích cho những ai thích nuôi chim cu gáy. Chúc diễn đàn ngày càng phát triển.

Trang: 1 [2]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent