Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - cugay_cugay

Trang: 1 [2] 3 4
21
nhân ngày 20_11chúc các thầy cô giáo Minhtri_cugay,thu26389,Bác Gấu, manhhahp ....vv  mạnh khỏe may mắn thành công trong cuộc sống  (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*) (*)(*)

22
hay như gà chọi
Tombee Fighting.mpg

23
xin chia buồn cùng gia đình anh Khang
 ^:)^

24
Các dòng cu khác / Re: thích nhất con mèo này
« vào lúc: 22/10/2013 05:11:30PM »
bác kiếm đâu ra con cu ngói và con mèo đó vậy? nhìn chúng như đôi bạn thân, bái phục.
em lang thang trên youtobe thấy hay nên chia sẻ với mọi người thui  :d :d :d :d :d :d :d

25
Các dòng cu khác / thích nhất con mèo này
« vào lúc: 22/10/2013 11:57:03AM »
Bird annoying cat (troll dove)

 :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd

26
anh Nguyên ơi hình như post nhầm chu dây với chu đôi thì phải  :( :( :( :( :(
còn tiếng chu đe em thấy nó hơi thiếu lực thế nào ý  :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS
em từng may mắn được nghe chu đe 1 lần
em thầy nó khá giống tiếng khi cu gáy đực mới đạp mái cù.......
cò gì không phải mong anh thông cảm
rất cảm ơn anh đã chia sẻ video hữu ích này.

27
một vài tài liệu khác về cu gáy
Chim gáy có dị tướng - ẩn tướng

***

Ngoài những chú chim có đặc điểm đặc biệt đã nói trên rồi tôi xin bổ sung thêm những chú chim có dị tướng đề phòng trong tay các bạn có những con chim có dị tướng mà lại bỏ đi thì cơ may hiếm khi trở lại thêm một lần đúng không các bạn!
Các cụ đã đúc kết trong việc chọn chim mồi ở câu ca dao:

Thứ nhất lông mũi mọc ra
Thứ nhì chéo cánh, thứ ba sa cườm

Một là: Chim có lông mũi. Đây là chú chim có đặc điểm đặc biệt, có một hoặc cả 2 lỗ mũi có lông (bằng sừng, nhỏ, dài và có thể có cầm và kéo dài ra. Khi buông tay ra thì lại được trở về vị trí cũ. Chú chim này bình thường thì lông mũi có thể không thò ra nhưng sẽ thò ra vào lúc đấu với chú chim khác hoặc bất chợt thò ra, phải quan sát kĩ mới thấy được các bác a!
Hai là: Chim chéo cánh. Là chú chim khi xếp cánh lại thì 2 đầu cánh bắt chéo nhau rõ rệt.
Ba là: Chim sa cườm (đỉnh cao là liên cườm) còn bình thường thì những chú chim có phần cườm gần ngực phải rộng, càng rộng càng tốt. Dễ nhận ra nhất là khi gáy, nó phồng lên trông thật chiến.
Bốn là: Chim có lông chân. Phần chân có vảy của chim thường thì không có lông nhưng trong trường hợp này chim có lông mọc lẫn trong vảy chân.
Trên đây là những chú chim dị tướng. Có thể đã có các bác khác đề cập tới, cũng có thể là chưa nhưng em cũng xin bổ sung để mọi người cùng biết theo kinh nghiệm của các cụ bô lão quê em.
Xin lưu ý các bác là: tất cả những chú chim kể trên phải đều là chim trống mới có giá trị trong chọn chim mồi ạ! Và ngoài ra thì còn có rất nhiều những chú chim khác như là: Mỏ đỏ (hay còn gọi là chim sát thủ), bạch đề (có móng trắng), gián cánh (có lông trắng ở cánh),hay Bạc má - loan đầu , sa cầu nhịp cánh..... hoặc là chim cu bạch. Tất cả những chú chim kể trên (chim trống) đều có giá trị cao trong việc nuôi chim mồi được các nghệ nhân quê em đều muốn có trong " sự nghiệp" chọn và luyện chim mồi của mình!

Chim có lông mũi là con chim mồi cực hay, đã có một người trong hội chơi chim của Thanh Hóa từng có được nuôi và được đánh nhưng sau đó cho người khác mượn và do chăm sóc không cẩn thận nên sau đó không còn nữa. Chim chéo cánh thì em đang nuôi một con bổi và mới chưa đầy 2 tháng nhưng đã có dấu hiệu rõ rệt của một chú mồi hay trong tương lai. Chim sa cườm thì các bác biết rồi, trong rất nhiều những con chim mồi hay được các bác post lên đều có rất nhiều chim sa cườm.
Và một điểm nữa xin các bác lưu ý cho là: Chỉ cần một đặc điểm nêu trên ở chim là đủ nó đã là một con chim hay rồi, các đặc điểm còn lại như: Cườm (trừ chim sa cườm), chân, mỏ, đầu, phao,... không cần quan tâm nữa đâu ạ (tất nhiên là có đủ càng hay, có lẽ nó sẽ bổ trợ cho đặc điểm chính chăng).
Trên diễn đàn các bác cũng bàn nhiều về đặc điểm phao chim, nhiều bác đều ưng chú chim có phao xám. Em chưa hoàn toàn nhất trí như vậy. Ở quê em đánh giá cao chú chim mồi phao đỏ (rất ít chú chim mồi có phao xám) chim mồi của em hiện nay toàn phao đỏ (có lẽ nó sẽ không bền chim chăng) nhưng có những chú chim mồi 17 năm rồi phao vẫn là phao đỏ. Chim phao đỏ lâu nổi chăng? Không ạ! 2 chú chim phao đỏ của em mới chưa đầy một năm là đã bắt đầu nổi rồi (có chú mới 2 tháng thôi). Hay là đặc điểm của chim Thanh Hóa là như vậy? Bởi thế quê Em mới có câu.

" Dù kim hay là thổ, pha.
Con nào đít đỏ tiếng ca hiền lành"

1. Ẩn tướng về giọng gáy:
Giọng gáy của chim cu thường na ná nhau về vần điệu, chỉ khác nhau về âm (thổ - kim - đồng - sấm) ... nên khi ta muốn phân định được ta phải thật tập trung lắng nghe thật kỹ thì ta vẫn thấy có sự khác biệt dù chỉ là điểm nhỏ thôi. Theo tôi chiêm nghiệm thì những con chim ẩn về tiếng gáy đều ở dạng khá hay (dù cho tướng mạo có xấu xí).
- Cục - cục - cù , cục - cục - cù .... gáy rất nhanh tôi tạm dịch là " chụp - chụp - ô , chụp chụp ô ", loại này đa phần rất hay.
- Cục - cú - cu - cu ... âm thứ hai "cú" cao vút, âm thứ ba và thứ tư thường tôi tạm dịch là "Tu quét ki ô", loại này con nào cũng xuất sắc và rất sung khi vào rừng, không sợ gì cả.
- Cục - cu - cú .... hai âm đầu bình thường, trung bình nhưng âm thứ ba thì cao vút ... cái này Nguyên chưa giải mã được.
- Gáy hai giọng: Lúc đầu thì gáy rất to nhưng khi bổi nhập tàn thì lại gáy nhỏ giọng…. có người lại cho là chim gáy "tiếng trống và tiếng mái" .... nhưng nghe thì không đã đúng không các bạn.
2. Ẩn tướng về giọng gù:
Chỉ có gù cà lăm (chồng đấu) là số 1 ... khi nó gù ta nghe như nấc nghẹn, nghẹn ngào cù, cù, cù ... cụ ... cái giọng gù này làm cho bổi tức hay nghe lạ lạ nên đến vây quanh rất đông.
3. Về tư thế khi gù:
Như các bạn cũng đã biết chim cu gù có các kiểu như sau:
- Gù cao đầu ... dơ cái đầu thật cao bửa xuống, phát nào ra phát đó.
- Gù thấp đầu hay gù gật gật .... cái đầu nhúc nhích vừa phải.
- Gù nghiên đầu ... khi nhìn nó cà lĩa, cà lĩa ... đầu dơ lên bổ xuống ko thành phương vuông góc với mặt đất mà xiên xiên như dấu huyền, dấu sắc.
Còn đây là những ẩn tướng khi gù:
- Gù thẳng đầu ... cái cổ thẳng đơ, suông được mà vẫn gù được.
-Gù dấu cổ .... khi nó gù cứ rút cái đầu, dấu dưới bụng, càng gù càng thò đầu sâu vào trong, co vào dưới lườn ... loại này may bổi vô địch.
- Khi gù dơ cánh, khi gù xòe đuôi …... hay dở tùy từng con.
Như các bạn cũng đã biết chim cu có rất nhiều ẩn tướng nhưng không phải hể có ẩn tướng là hay cả, cái này nó còn tùy thuộc rất nhiều điểm tốt trên bộ mình chim cu cườm nữa.

4. Ẩn tướng về màu sắc:
Thông thường thì màu sắc của chim cu hơi na ná nhau, có con có bộ lông hơi sậm một tí, có con sáng hơn một tí (nhiều nghệ nhân lớn tuổi lại cho rằng những con có màu sắc hơi sậm thì nuôi lâu nổi hơn và nó cũng thường bị bệnh đau mắt hơn ... sau một thời gian dài chiêm nghiệm thì thấy điều này không đúng. Chúng đau mắt là do vi khuẩn gây ra, nếu chúng ta vệ sinh lồng, cóng nước không sạch sẽ vi khuẩn có đk phát triển gây đau mắt chim chứ không liên quan gì đến màu sắc lông sậm của nó). Cũng tùy vào thổ nhưỡng của từng vùng mà chim có màu sắc lông và thân mình khác nhau. Cả ba miền Bắc - Trung – Nam chim đều khác nhau, bên cạnh đó lại xuất hiện những con chim có màu sắc lông khác xa với đồng loại .... cái này có lẽ do đột biến nhiễm sắc thể.... tạo hóa ban tặng những hình tượng vô cùng quý và hiếm như anh em trên diễn đàn gọi đó là "hàng độc".
- Chim có bộ lông trắng phau hay hơi trắng một tí: Những con chim được gọi là "Bạch tạng" này đa phần có mỏ và móng màu hơi đỏ ... . ai cũng cho rằng loại này là chim dữ, Không biết nó dữ cỡ nào nhưng đa phần khó bắt bổi, chỉ bắt được những con bổi thật dữ chứ bổi thường thì không dám lại gần, có lẽ do bộ lông "độc nhất vô nhị" của nó làm cho bổi mất hồn bay luôn.
- Chim có màu lông gần như đen: loại này sống trong rừng sâu, rất nhát nuôi rất lâu nổi.
- Chim có bộ lông hơi đỏ nhìn từ xa trông đỏ chót, loại chim này thường có ở Campuchia.
- Chim xám, chim bông ... hay dở tùy từng con.
Còn đây là những ẩn tướng của lông:
- Ẩn lông trắng nơi vùng đầu: loại này đa phần hay, gáy đủ bài bản, đổi giọng liên tục ...
- Ẩn lông trắng nơi cánh hay gọi là dán cánh. Những con chim dán cánh thường có nước gù dai dẳng (gù hậu tốt), càng về khuya càng gù dữ, loại này khi ở rừng thường làm bể mồi. Nhưng các bạn nên để ý con có lông trắng dấu hay ẩn vào trong thì hay hơn những con có lông trắng lộ toàn diện.
- Ẩn lông trắng nơi đuôi và trên mình thì bình thường.
- Ẩn những chấm lông đen tròn nhỏ như những nốt ruồi đen nơi phao, có người gọi đó là bông đít ... cái này Nguyên đã nhìn thấy nhưng vì nó là con chim mái nên không xác định được hay, dở ra sao.





Những sai lầm khi nuôi gáy bổi

***

Thứ nhất: Nhiều khi bẫy được chim bổi hay, nhưng chỉ vài ngày sau nó không thèm "ăn uống" rồi lăn đùng ra chết làm cho chủ nhân của nó tiếc "đứt ruột". Nhiều người cho rằng đó là chim khôn nên sống theo tôn chỉ "freedom or die" (tự do hay là chết). Không phải vậy đâu. Đó chỉ qua sự non kém nghề nghiệp mới để chết như vậy. Chẳng qua con chim không biết ăn uống ở cóng nên chết do đói khát thôi. Khi bắt chim bổi, chiều về khi ngang qua suối nhớ nhúng bị chứa "bổi " sâu khoản 2 cm, thời gian 5 phút đề cho chim bổi tự uống nước, nếu chứa chim bằng bị nhỏ cá nhân, thì cho uống từng con một, bằng cách đưa cóc chứa đầy nước vào mỏ chim từng con một, chúng sẽ uống ngay, cẩn thận hơn nhét vào miệng chim vài hạt ngô cho chắc ăn. Khi về nhà chứa ngay con chim bổi "độc" ra riêng 1 lồng. Buổi sáng hôm sau, lấy lồng hạ thố, bỏ lúa, bắp (ngô) vào cóng thật đầy sau đó bỏ dưới đất vài hột lúa hay bắp ở gần cóng lúa, thấy chim ăn dưới đất, hết lúa dưới đất, chim thấy lúa trong cóng chúng sẽ tiếp tục ăn.... nghĩa là đã thành công rồi đấy. Uống nước cũng vậy, cóng nước chứa đầy rồi dùng một tấm khăn sạch ướt nước, treo lên sao cho khi nước rơi xuống cóng từng giọt từng giọt một, lúc này con bổi sẽ thấy nước, và nó sẽ uống, nếu thấy nó uống nước trong cóng, thì con bổi sẽ không còn sợ chết vì "tự tử" nữa mà sẽ là con mồi hay trong tương lai.
Thứ hai: Chim đi ngoài, tôi cam đoan rằng nếu con bổi có bị đi ngoài thật sự, bịnh này rất khó trị và con bổi ấy sẽ chết ngay trong vòng ít ngày. Chim rừng tỷ lệ có sán lải rất cao; nên nhiều người mới phục về, thấy phân loãn, thường nghĩ rằng chim bị đi ngoài, nên dùng nhiều loại thuốc đông tây để "điều trị", nhưng không thiên giảm. Sán lải không giết chết chim, nhưng dùng sai thuốc có thể hại chim một cách vô tình và lâu dài. Khi chim có lải thông thương phao của nó lúc nào cũng "ướt ". Nếu vậy thì dùng thuốc xổ sán lải cho gia cầm, trị đúng liều lượng thì chúng sẽ hết sán lải trong vòng một tuần. Còn việc sai lầm khác nữa là chim nhẩy đêm cũng có hiện tượng đi ngoài, phân xanh. Nếu đúng vậy thì nên tìm cách "che chắn" cho chim khỏi nhảy đêm, được vậy phân sẽ không còn loãng, theo kinh nghiệm, khi chi hết nhảy đêm, thì chim sẽ "nổi" căng và chuẩn bị ra mồi rồi đấy. Bởi thế chim có hiện tượng đi ngoài thì nên theo dõi thật kỷ mà trị cho đúng bịnh. Nhiều người có kinh nghiệm chuyên sâu về con chim gáy, có thể nhìn con chim gáy rồi nhìn phân, có thể đoán được khi nào con chim ấy có thể ra mồi là vậy. Ví dụ: thấy chim bổi có bộ lông mướt, mắt hơi đỏ, phân to, không lỏng thì con chim ấy có thể ra mồi từ 3 đến 6 tháng sau.... đây là bí quyết để đi "mua" chim bổi
Thứ ba: Chuyện đấu chim, khi chim bổi có chiều hướng "sung". nhiều người nghĩ rằng dùng mồi thục đấu với bổi sẽ làm bổi "căng" hơn. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Chim bổi khi đang sung lên, là nó đang trong thời kỳ chuẫn bị tranh giành lãnh địa, nên nó chỉ gáy hơi nhiều và hơi căng thôi, chứ chưa nổi lắm, đấu chim, nó vẫn đấu dữ dội, nhưng khi hết đấu nó sẽ bị xuống theo thời gian, nhất là gặp những anh mồi già mồm thì bổi sẽ nằm liệt luôn, có xung lửa lại thì nó cũng dễ thành mồi lúc nắng lúc mưa sau này. Tệ hại hơn có nhiều bác cho nó đấu gù mới chết chứ... có khi gù đến tắc tiếng luôn .... muốn kích chim cho xung lửa hơn, nên để chim mồi thật xa, ít nhất là 100m cho đấu vài tiếng đồng hồ rồi đừng cho đấu nữa, làm như vậy chim rất dễ xung hơn. Còn khi nào nó xuống cầu, thúc gù với đôi cánh nhịp nhịp cả ngày, lúc này có đập chết cũng không hư... nói thì nói như vậy thôi .... tốt nhất là đấu những con mồi cở trung bình thôi. Bởi nếu gặp mồi hay quá (nhất là mồi già gù) dễ bị knock out thì tiếc lắm, dù gì nó cũng là con bổi thôi mà. Nếu có đấu thì nên đấu theo hình bật thang, hôm nay đấu con mồi tệ nhất, ít ngày sau đầu con mồi hay hơn ty.... cứ như vậy mà tăng lên. Nhưng nên nhớ đừng bao giờ đấu gần, và nhất là đừng cho gặp mặt gù quá lâu ... dễ bễ chim.
Thứ tư: Sự tham lam quá độ có thể làm hư một con mồi tương lai. Con chim mồi mới tiếng gáy còn "run run" nên rất sát bổi, nhiều khi gọi và bắt bổi nhiều hơn chim thuộc. Nên chủ nhân của nó hứng chí lắm nên quên rằng em nó là chim mồi tập nên cứ gặp, nghe chim rừng gáy....bẫy, đấu, bắt thoải mái... hậu quả đi vài chuyến là chim mồi "bẹp" luôn. Khi con mồi tơ mới đi tập, đừng nên bắt nhiều, khi gặp con bổi già rừng thì đừng bao giờ cho đấu lâu, chỉ vài chục phút nên xách lồng bẩy nơi khác. Nếu gặp những con già lồng đấu ít thôi, để vài ngày tới cho đấu lâu hơn. Khi mồi cứng rồi cho đấu thoải mái.
Tóm lại: Nếu những ngày đầu đi bẫy nên tìm những con chim bổi thường, bắt 1 hay 2 con bổi dễ bắt. nếu gặp những con bổi già lồng hay già rừng thì nên để dành đó khi nào con mồi "cứng" sẽ quay lại tính sổ với chúng. Đừng nên bắt quá nhiều chim bổi trong một chuyến, vì làm thế con mồi sẻ bị "rớt" trong thời gian ngắn vì ngán.
Thứ năm: Tập thói quen cho chim, như tập gù sào, chơi một buổi, cho chim nghĩ trưa.... đó là điều rất tệ hại cho chim mồi sau này. Khi chúng đã quen cách chơi như vậy thì sẽ rất khó trị. Khi tập chim bổi nên phải kiên nhẫn, trên mọi địa hình, Cây cao, cây rậm... làm láng hết. Nhưng tốt nhất là tập ở rừng già trước. Khi thuộc ở rừng già rồi thì bẫy bất cứ lúc nào, bất cứ địa hình nào vì chim chơi tốt ở rừng già sẽ chơi tốt hơn ở rừng thấp, láng ... còn ngược lại thì chưa chắc được như ý. Khi treo bẫy chim mồi tập, cội đầu tiên phải chờ cho nó gáy mới chuyển cội, dù phải chờ lâu, nếu không nó sẽ dễ bị "sượng" và lười sau này. Khi đi tập thì phải đi suốt ngày, kể cả buổi trưa nắng nóng, nếu không chim dễ có thói quen, gáy một buổi,sáng gáy, trưa nghĩ , chiều nghỉ luôn thì phiền.
Chú ý khi tập chim mồi, đừng bao giờ đi quá xa nơi bẫy chim, vì chỉ cần sơ ý tý...gặp chồn, cắt, kiến, bìm bịp... thì coi như……. công cốc.



Tìm giải pháp thuần chim bổi vừa khoa học lại hiệu quả.

***

Cách thuần cu cườm bổi theo kinh nghiệm mà bạn Salệhà đã chia sẻ (dộc cho nhừ tử, hết nhảy nổi nữa thì thôi, hoặc cắt cánh, buộc chân con chim bổi rồi thả xuống đất, lấy chân mình hích hích cho nó đi bộ trong sân nhà...) tôi cũng đã từng được nghe một vài nghệ nhân có tuổi đề cập đến. Suy cho cùng thì nó cũng có lý. Xin được suy luận, lý giải theo vài dẫn chứng như sau:
Thứ nhất: Ông bà ta có câu “Thương con cho roi, cho vọt” đây là kinh nghiệm trong cách dạy dỗ những đứa trẻ bướng bỉnh, ngổ ngáo, bất trị. Thấy có hiệu quả nên một số nghệ nhân áp dụng luôn cho những chú cu cườm bổi thuộc hệ này.
Thứ hai: Ngày xưa, những bật chí nhân quân tử thường có nguồn gốc từ những kẻ hàn vi, vô danh tiểu tốt. Muốn “Văn võ song toàn” thì phải dùi mài kinh sử, tập luyện võ công, tự trầm mình trong bể khổ, trong môi trường khắc nghiệt nhất. Nói chung, muốn thành tài đều phải trải qua một quá trình khổ luyện, hành xác để trở nên cứng cỏi, bản lĩnh, nếu sau này gặp phải gian nan thử thách nhất định không dễ bị khuất phục (vì đã chai đòn).
Tất nhiên, kinh nghiệm của bạn Salệhà, có thể tôi hoặc những người khác áp dụng không thành công và ngược lại. Nhưng có thể nói đây cũng là một kỹ thuật cổ điển về thuần chim bổi để anh em cùng hội tham khảo.
Theo tôi, hãy nên thuần chim bổi theo cách hàng ngày tiếp xúc cho chim ăn đúng bữa, vừa đủ khẩu phần. Cách này vừa khoa học, vừa hiệu quả. Bởi là loài vật nên không thể bắt ép chim cu cườm thực hiện hành vi theo lý trí (mà thực ra chúng làm gì có lý trí). Muốn tập luyện, thuần dưỡng chúng, ta phải dựa vào bản năng và phản xạ có điều kiện của loài vật để dạy dỗ, thuần dưỡng. Bản năng mãnh liệt nhất của loài vật nói chung, loài chim nói riêng là hễ khi đói thì phải tìm cho được cái ăn, khát thì phải tìm cho được thức uống. Lúc đói, khát chim sẽ “quên” sợ sệt, hay nói cách khác là cái cảm giác đói, khát chiến thắng sự sợ sệt, nhút nhát. Chim sẽ thích nghi dần, dạn dần, từ từ tiến lại gần con người để có thể gắp mổ được thức ăn, nước uống, để có cái cho vào hầu dìu, vào bao tử, để khỏi bị cồn cào. Nếu không thì làm sao chịu nổi! Đúng không quý vị?
Còn phản xạ có điều kiện là cứ mỗi khi chủ nhân đến gần thì được ăn uống no nê, ngon miệng nên lâu dần thành thói quen hễ thấy người (chủ nhân) đến gần là chúng mừng rỡ, đón chào. Có nhiều con cu cườm tinh tướng, sau một thời gian ngắn được thuần dưỡng theo cách này, chúng đã dám giỡn mặt với con người, sẵn sàng mổ tay, đá tay, gáy gù khí thế mỗi khi thấy chủ nhân xuất hiện.
Nhiều con chim cu cườm được chủ nhân thường xuyên cho đi rừng đánh bẫy, lâu dần đã tạo thành phản xạ có điều kiện nên hễ nhìn thấy chủ nhân chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến đi rừng là chú cu mồi sung lên, gáy gù phấn chấn, ý chừng như muốn thúc dục chủ nhân hãy mau mau lên đường cho chú ta có dịp thoả chí tan bồng, được đấu đá với những kỳ phùng địch thủ ở bên ngoài thiên nhiên, hoang dã.
Ông bà ta có câu: “Có thực mới vực được đạo”, điều này rất đúng và vận dụng rất hiệu quả trong việc tập cu bổi bằng cách tiếp cận cho ăn, cho uống hàng ngày để chúng quen dần với con người, mau dạn, nhanh nổi. Song, xin đặc biệt lưu ý với quý vị, thuần chim bổi theo cách này chỉ thích hợp với những người thường xuyên có mặt ở nhà và thật sự chú tâm còn với những ai thường xuyên đi làm vắng nhà (mà nhất là đi…nhậu) thì phải hết sức cẩn thận, lỡ quên cho chim ăn uống thì rất nguy khốn! Điều tối kỵ nhất là thiếu nước uống, chim mà bị bỏ đói một ngày thì vẫn gắng gượng được chứ chỉ cần bị bỏ khát trong vòng nửa ngày đồng hồ thì hết phương cứu chữa, chết không kịp trối!
Còn một điều nữa cũng cần phải hết sức chú ý khi ta bắt tay vào thuần dưỡng những con chim bổi mới bẫy về. Hãy nhớ: “Giục tất bất đạt”. Đừng vội áp dụng ngay các kỹ thuật tập cho chim dạn, bởi lúc này điều quan trọng nhất là làm cho chim bổi chịu ăn, chịu uống để có thể sống được cái đã, nhất là trong lúc chúng còn “hồn xiu, phách lạc”, khi chúng mới rời quê hương, xứ sở của chúng về ở với ta trong một môi trường sống hết sức mới mẽ, lạ lẫm. Trước hết phải bằng mọi giá dụ dỗ làm sao cho chim bổi chịu ăn thức ăn, uống nước uống do ta cung cấp. Có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình thuần dưỡng một con chim bổi.
Theo chỗ tôi được biết, đã có nhiều nghệ nhân mất rất nhiều công sức, “chùn chân mỏi gối” mới phục bẫy được con chim bổi cực hay. Những tưởng có thể thuần và sở hữu được một con chim hay sau này. Chưa kịp thoả cơn hoan hỉ thì chỉ vài ngày sau đã thấy nghệ nhân này vừa khóc, vừa mếu đưa tiễn chú chim bổi cực hay kia về nơi chín suối! Hỏi ra mới biết, chú chim bổi xấu số kia coi khinh loài người, quyết chí tuyệt thực cho đến chết, dẫu cho chủ nhân dâng đầy đậu, mè, kê, lúa; nước lọc, nước khoáng và thậm chí cả Ken (!). Cứ tưởng như thế thì chim sẽ chịu ăn uống mà sống, nào ngờ vẫn không lay chuyển được lòng dạ sắt đá của con chim bổi cực hay này nên đành bó bột!
Thực ra, với những con chim bổi mới bẫy về mà không chịu ăn, uống, không phải là ta đã hết cách và đành chịu đứng nhìn nó chết. Điều cốt lõi là ta phải sớm phát hiện ra con chim bổi đang tuyệt thực để tập trung tâm lực cứu sống nó. Những ngày đầu tiên nên theo dõi chặt chẽ, nếu con chim bổi không chịu ăn uống, chỉ loi choi soi lồng tìm đường thoát thân, hoặc đứng im một chỗ, cú rũ, xù lông, rụt đầu, ngoẻo cổ, phân thì chỉ có một bệt trắng như vôi tường lẫn với một bệt xanh như mật gà thì biết ngay là nó đang tuyệt thực.
Lúc này ta nên nhốt con chim bổi vào một cái bội (lồng, giỏ) rộng, không có đáy, úp xuống đất như nhốt gà, nước uống nên đựng trong cái dĩa (đĩa) trẹt để chim dễ nhìn thấy, dễ uống, còn thức ăn thì vãi ra dưới đất, cả đậu, mè, lúa, kê, nếu chim quen khẩu vị nào thì chúng chọn ăn loại thức ăn nấy.
Cho đến nước này mà vẫn có những con chim không chịu ăn, uống gì thì đúng là khí tiết ngút trời. Xin quý vị hãy xuất luôn độc chiêu cuối cùng là bắt chim cầm trên tay, lấy thức ăn, nước uống dâng vào tận miệng cho nó liên tục trong thời gian mươi bữa, nữa tháng gì đó (như cách nuôi chim con 1 tuần tuổi). Tôi nghĩ, dẫu có chai sạn, bướng bỉnh cỡ nào đi nữa, những con chim bổi như vậy chắc cũng phải từ từ quy thuận, ngoan ngoãn tự giác ăn uống.
Nếu biết chắc đó là một con chim bổi cực kỳ hay thì ta nên có sự đầu tư công phu, tương xứng. Sau này khi nó đã trở thành con chim mồi thiện chiến thì đúng là ta đã không bõ công, và có như vậy thì mới được tiếng thơm là biết “chiêu hiền, đãi sĩ” và không bị mang tiếng là “vùi dập nhân tài”!
Chúc quý vị bằng hữu thành công!





Cách treo chim gáy!
Cách treo chim gáy!

***

Động tác cuối cùng của người chơi chim gáy là động tác treo lồng chim gáy lên và...chờ đợi tiếng gáy. Quá đơn giản phải không các bạn. Chính vì đơn giản như vậy nên nhiều người không để ý làm phí cơ hội thưởng thức chất giọng của con chim gáy. Hoặc làm con chim ức chế mà không nổi được hoặc hạn chế chất giọng và tiếng gáy.
Có thể chia cách treo lồng cu gáy làm 3 loại theo loại chim: Lồng cu gáy mồi, lồng cu gáy đấu trong nhà và lồng cu khiển.
- Lồng cu đấu treo như thế nào thật khó nói vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố mà phải tay thợ lão luyện mới treo được đúng "điểm chết" của con chim trời. Có thể tổng kết ở vài yếu tố sau: địa hình bãi đánh, thói quen của chim trời, căn điểm về và nhảy của chim trời...
- Lồng chim đi dượt, đấu. Xách tới nhà bạn bè cũng phải biết cách treo để con chim của mình phát huy được hết phẩm chất của nó. Chim cu xách tới nhà khác đấu trong bóng đá gọi là "chấp hòa cho được" vì chim cũng như các con vật khác có tính chất "giữ thung". Bạn phải treo con chim ở chỗ có ánh sáng tốt, có thể theo dõi được đối thủ, tránh chỗ người hay qua lại, dưới quạt trần, gần chỗ có chó mèo...Quan trọng nhất là bạn phải treo như thế nào để con chim biết được địa hình của ngôi nhà đó để nó đỡ lạ lẫm thì mới đấu hay được. Treo chim phải nhẹ nhàng để nó cảm nhận được sự an tâm của người chủ dành cho nó. Tiếp nữa bạn phải treo thế nào để phát huy được hết âm điệu của con chim của mình. Tiếng còi nên treo hơi cao đặc biệt những con còi gắt treo ở chỗ nào khiến đối thủ phải thấy "đinh tai nhức óc", chim thổ thì phải treo sao cho âm thổ ra đều và tròn đầy (treo vào góc tường cao là tốt vì tăng thêm âm tuy nhiên không được lạm dụng vì khả năng chim của mình cũng choáng). Nếu chim có âm đồng, bầu, rền thì nên treo ra chỗ thoáng hơi xa một chút để cảm nhận được tiếng "vang" trong giọng gáy. Thực ra chim gáy nghe hay nhất vẫn là tìm chỗ đất trống tĩnh lặng vẫn là hay nhất.
- Lồng cu khách thì nên treo gần chỗ người hay đi lại, nhiều ánh sáng vì bọn này thiếu người là không chịu được. Được cái đôi lúc chúng thính nhạy không khác chó trong nhà.
Trong nhà có chỗ tốt chỗ xấu. Vấn đề ở chỗ bạn biết bố trí hợp lý để tiện sinh hoạt mà vẫn tốt cho chú cu của mình.
nguồn internet

28
mòng chờ bản tiếp theo của thông xanh  ^:)^

29
cám ơn bác thông xanh nhiều mong nhận được những bản tiếp theo

30
Thú chơi cu gáy mồi / Re: Bổi 3 tháng mới thu phục được
« vào lúc: 06/10/2013 06:58:01PM »
mấy anh cho em hỏi chim như thế này tập mồi được chưa     :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS :-SS

31
ngưỡng mộ
Merbok Competition @ PJS 4

32
Tổng quan về chim cu gáy / chim cu gáy
« vào lúc: 03/10/2013 04:17:56PM »
mấy con chim khủng bố của các cụ thái lan
Tekukur - Hybrid Columbidae

33
Thú chơi cu gáy mồi / Re: Mời các a góp ý
« vào lúc: 25/09/2013 04:39:09PM »
chắc con này chi có con của anh chiến (cugaymongcai) mới điều trị được
http://www.cugay.org/diendan/index.php?topic=7406.0

34
xin chia buôn cùng gia đình mong anh sớm vượt qua nỗi đau này

35
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: bộ sưu tập của e
« vào lúc: 19/09/2013 07:35:28PM »
kết luận câu xanh rờn
quá khủng  bố chúc mừng chủ tốp :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd :-bd

36
Cara2 pasang racik terkukur.

:d :d :d :d :d

37
lồng và phụ kiện / đi lanh quanh thầy quả lồng siêu to
« vào lúc: 12/09/2013 07:01:28PM »
hì mày hêt pin nên chụp được vài cái






38
Cu gáy sinh sản / Re: Cu gáy ghép đôi!!!
« vào lúc: 05/09/2013 09:56:44AM »
bạn cảm thấy chật thì có thể cắt lông đuôi đi nhà mình cũng nuôi đẻ lồng này mà không anh hương gì đâu cứ chăm tốt là đẻ thôi bạn có thể xem thêm nhưng bài viết của cu gay mong cái  để tham khảo
 bat tay bat tay bat tay

39
Cu gáy sinh sản / Re: chừa này
« vào lúc: 05/09/2013 09:52:46AM »
Bây giờ là thời nào rồi mà vẫn còn bạo hành gia đình vậy     Chắc tại ép duyên đây?
nào có ép duyên anh ơi may con đực của em toàn cu khách chơi chán ghép đẻ nên cứ cho mái vào là ốp luôn
mỗi tội ấp hơi kém  :)) :)) :)) :)) :)) :))
chắc vụ bị con mái tẩn là do ấp vụng đó mà vì em thấy lúc đó trong tổ có 1 quả trứng bị vỡ
bây giờ lại đuổi mái như thật rồi không biết có rút kinh nghiêm không 
 :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :))

40
Cu gáy sinh sản / chừa này
« vào lúc: 04/09/2013 06:35:08PM »
nhà em nuôi 2 đôi cu đẻ
chắc vỡ chồng chúng nó mâu thuẫn nội bộ gì đó
hôm trước thì con mái ơ chuồng 1 bị con trống đáng te tua lông lá tơi bời em tạm gọi vũ phu
hôm sau ơ chuồng 2 con trống bị con mái đánh nhổ sạch lông ở lưng đưng nép 1 chỗ không giám ho he cái nay thi em không biết gọi như thế nào nữa  hài
bây giờ cả 2 cặp lại ở chung với nhau rồi  không biết nên cơm cháo gì không ?
 đúng là nam nữ bình đẳng  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_

Trang: 1 [2] 3 4
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent