Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - phong-halong

Trang: [1]
1
Hạ Long :
Muốn sở hữu 1 con chào mà thuần để nghe chơi nên đổi cu gáy hoặc mi lấy chào mào huế hoặc chim bắc thuần.

+ Cu gáy 5-10 con tôi bẫy bằng mồi cây (bẫy đấu lồng sập ) từ 5 tháng đến 2 mùa, giọng kim pha, thổ, thổ pha đều có.

+Mi 3 con, 1 con mi vùng rừng Tiên Yên-QN mua của người dân tộc hơn 2 mùa thuần hót sổng 13-18 âm đi chuyện thì 20-40 phút. (không tật lỗi)

- Con thứ 2: hơn 2 mùa giong tốt đanh ,nhưng do bị sổng mới bắt lại nên chưa căng .

- Con thứ 3 : Đi bẫy cu khu vực Bang Trới - Hoành Bồ- QN phát hiện ra chú mi rừng và tóm được hồi đầu tháng 5 ,tướng ngũ đoản, gốc mỏ to , móng mèo , mắt lục đậu (theo góc nhìn của người ko chuyên như tôi thì nó có thể là con mi chiến tương lai-)

Bác nào quan tâm vào tận nhà xem giao lưu!

Xin nhờ mod mấy hôm,  chân thành cảm ơn.

Phong- HạLong
Đt : 0912092222

2
Tửu quán - Góc cười / Góc Ảnh Cười
« vào lúc: 16/09/2011 08:33:41PM »





3
Hạnh phúc cảm động nhất ở đất Quảng Ninh
 - Châu Văn Quang sinh năm 1986, trong mắt mọi người cậu vẫn ở tuổi của một cậu thanh niên ham chơi. Thế nhưng từ 4 tháng trước Quang đã lấy vợ, vợ cậu là một cô gái khiếm thị. Thế rồi bao nhiêu câu hỏi dập dồn, Quang bị hâm? Quang sức khỏe yếu? Quang lo ế vợ? Hoặc cậu bị làm sao?


Trong một chuyến công tác tại Quảng Ninh, chúng tôi ghé thăm cơ sở tẩm quất của chị Diêu Bông, một người khiếm thị ở huyện Vân Đồn để nghe những câu chuyện ăm ắp mà người khiếm thị chia sẻ về cuộc sống. Trong những câu chuyện ấy, có một câu chuyện cảm động của một người lành lấy một người tật với những lý lẽ yêu đương riêng, điều đó lay láy trong tâm can chúng tôi suốt một chặng đường dài.

Thương lắm!

Nguyễn Thị Dung sinh ra ở đảo Quan Lạn, một đảo khá xa đất liền. Khổ cực của Dung thì không giấy mực nào có thể tả hết bởi khi mới sinh ra Dung đã không nhìn thấy và bị mọi người hắt hủi. Người cha vốn hay rượu của Dung cứ uống rượu say là đánh chửi, mẹ Dung yếu đuối, tủi phận nhưng không dám bênh con.

17 tuổi, tổng cộng số lần phải khóc vì gia đình, số lần muốn tự tử của Dung thì không thể đếm hết. Bao nhiêu tủi thân, uất ức tích tụ trong cuộc sống Dung nén ở trong lòng, biến cô thành người phụ nữ trầm tính, khổ sở.
 

“Con dâu là con của mình” bây giờ mẹ Quang thương Dung hơn cả người ruột thịt.

3 năm về trước Dung được tổ chức Hội người mù ở địa phương vận động đi học tẩm quất. Dung cũng học tập rất chăm chỉ, sau khi học xong cô được giới thiệu ra cơ sở ở trong đất liền làm việc. Thế nhưng cứ khi Dung ra ngoài làm là cha cô bám riết lấy, không hiểu lý do gì ông bắt cô về lại đảo, đôi khi ông bắt ép cô như súc vật.

Yêu là bị ngăn…

Ra Vân Đồn làm việc, Dung gặp Quang. Ban đầu họ chỉ là những người bạn bình thường nhưng khi chia đôi với nhau những câu tâm sự, họ thấy thương nhau từ đó.

Nhà Quang vốn có 1 chị gái khiếm thị tên Bông, cố sức lắm cả gia đình mới gây dựng được cho chị được 1 cơ sở tẩm quất cho người mù. Nay mẹ của Quang lại thấy cậu con trai út đòi lấy vợ cũng bị như thế, bà hoảng quá nên ra sức can ngăn.

Lý lẽ của mẹ Quang là “Mẹ nuôi mình chị Bông mù lòa khổ rồi, nay con lại lấy vợ mù, đẻ con ra mẹ lại phải nuôi, mẹ khổ lắm”.

Lúc ấy Quang nhất quyết nói với mẹ: Trời chia rẽ chúng con, con mới phải chịu. Nhưng người mà chia rẽ chúng con, chúng con sẽ tìm về với nhau.

Lúc ấy Dung ở ngoài đảo, rơi vào tình cảnh khó vì bị bố mẹ mắng chửi, Dung lại đòi đầu hàng số phận, muốn tự tử… Mỗi lần gọi điện ra, thấy Dung tâm sự khổ sở, muốn chết, Quang xót ruột như cào. Cậu cố thuyết phục mẹ.
 
Mẹ của Quang tuy cứng rắn nhưng lại có lòng thương người, thấy hoàn cảnh của Dung như thế bà mủi lòng, bà thắp nén hương cho người chồng đã mất 10 năm, hỏi ý kiến chồng xem có cho đôi trẻ lấy nhau, chồng bà ở “suối vàng” cũng đồng ý. Thế là bà dặn con: Hai đứa lấy nhau, khổ không được kêu, lấy không được bỏ. Sau đó bà ra đảo Quan Lạn hỏi gia đình Dung, đón con dâu về nhà.
 
Đám cưới của Quang rất đơn giản, mẹ Quang kể lại: Chỉ có hai mâm cơm và mấy đứa khiếm thị quây quần bên nhau, khi ấy người sáng mắt thì ít, người lòa mắt thì nhiều. Bà sáng mắt, chứng kiến cảnh ấy nước mắt lã chã rơi… Quang và Dung chính thức trở thành vợ chồng.

Hạnh phúc có chỉ là khi ta lấy được nhau…

Quan sát vợ chồng Quang, mẹ cậu kể lại: Tôi thấy chúng nó còn thương nhau hơn người lành lấy nhau. Trong bữa cơm, tôi thấy chồng hay gắp đồ ăn cho vợ, vợ thích đi đâu thì chồng cũng chở đi…
 

Quang và Dung đều có bàn tay biết làm việc và trái tim biết yêu thương, mong hạnh phúc mãi mãi bên họ.

Riêng Quang, khi nghe mẹ và vợ tâm sự với chúng tôi cậu im lặng rất lâu. Có một điều cậu muốn đính chính: Mẹ nói với mọi người về hoàn cảnh của Dung, mọi người dễ nhầm tưởng rằng mình lấy cô ấy vì thương hại nhiều hơn… Thế nhưng mình lấy cô ấy phần lớn vì yêu - yêu vì cô ấy có những cảm xúc sâu sắc. Còn thương thì có nhưng phần ít thôi, mình thương vợ từ bé đến lớn thui thủi rồi, bây giờ sẽ chăm lo cho vợ hơn.

Khi tiếp xúc, nhìn Quang người ta dễ nghĩ rằng cậu còn trẻ và quá lông bông. Thế nhưng khi trò truyện, thì dễ nhận thấy cậu đã chính chắn hơn cái về ngoài của mình: “Giờ mình đi làm xe ôm kiêm cạo gió, giác hơi. Vợ vẫn làm ở cơ sở tẩm quất chỗ chị… Hiện tại vật chất thì bọn mình không phải lo gì, thế nhưng mình vẫn hi vọng có tương lai tốt hơn cho cả hai đứa”.

Trẻ tuổi, biết giá trị của cuộc sống, biết hạnh phúc với những gì mình đang có… câu chuyện hạnh phúc ấy lan tỏa và làm cảm động rất nhiều người.
•   T. Phan

(Nguồn VietNamNet)
http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/36705/hanh-phuc-cam-dong-nhat-o-dat-quang-ninh.html

4
Hôm nay cũng là một ngày bình thường, theo tiếng gọi lụp sào của người lờ đeo cái đệ tam ngu vào mình 13 giờ lên đường theo chỉ dẫn của bác U 50 (do vài lần đi gác gặp bác ta bẫy chòe cũng là dân chim cò nên nhanh thân hì) nói trong vườn nhà bạn bác ý có con gáy dọng rất hay mà bác ta chỉ có thể đưa tôi đi từ 13-15 giờ .Khi đến nơi .. chà khu này chắc chắn sẽ có cu thậm trí là nhiều nữa....
Xin cảm ơn bác!
 
Và đây là hình chú bổi....lạ trong những chú gáy tôi bẫy được, đặc biệt hơn nữa nó lại chính tù binh thứ 5 của con đang tập mồi. Nên niềm vui nhân lên gấp bội.

Xin chia sẻ niềm vui này cùng các bạn chơi, với tướng tá như này nó có thể là chú mồi tương lai đựoc không ???
 Xin các bác cho vài quẻ.
thân!

Dòm con mắt bên trái  (màu vàng nghệ mỏng, con người mà nhờ nhờ rất nhạt)



ngắm con mắt bên phải (đỏ)




cặp dò đây có ổn không các bác???



Phao



Do mới làm tu binh nên quy nó thế này ạ




5
Hôm rồi Mayrau có hỏi cu của Trung Quốc nó thế nào???hì nay tranh thủ tìm kiếm thì được biết cu cườm của họ cũng giống cu của ta đặc biệt là gáy vùng phía bắc Việt Nam (có lẽ vì giáp gianh)nhưng có khả năng nó to hơn thì phải , (chỉ số vài vòng của cu TQ)
Thể trọng体重♂120-200g,♀120-205g;chiều dài cơ thể体长♂275-340mm,♀272-330mm;chiều dài mỏ嘴峰♂15-19mm,♀14-18mm;cánh 翅 ♂139-163mm,♀137-160mm;đuôi 尾♂131-165mm,♀123-162mm;độ dài chân跗蹠♂23-25mm,♀20-26mm.
sống phân bổ ở nhiều vùng TQ như: tỉnh Quảng tây, quảng đông, giang tô,sơn đông tây tạng...Ngoài ra TQ cũng có cu nhẫn,giống cu sen...
[IMG]http://i1126.photobucket.com/albums/l606/phong_hl/12873679122.jpg[/img]



[IMG]http://i1126.photobucket.com/albums/l606/phong_hl/12265635472.jpg[/img]
(Các bác bói thử xem con này nước chơi ra sao???)

6
Tôi xin mạo muội lập topic này rất mong nhận được sự chia sẻ của các  bậc tiền bối về những trải nghiệm của mình trong những năm tháng bôn ba lụp sào để tận hưởng cái (đệ tam ngu)mà không phải dễ để ai cũng đủ tinh tế để thưởng thức, tận hưởng cái thú vị của cái thú chơi tao nhã  dân dã này. Đối với những người mới chơi như tôi lỡ ngấm cái ham mê  thú chơi này mà ít có điều kiện để đi bẫy nên nhiều khi nó là nước đánh nguội tinh tế của mồi mà không biết để rồi đổi kèo, hậm hực đổ oan cho con mồi rằng không ra gì chỉ được cái nước tiền, nước đánh không khôn không thiên biến....hơn nữa lại gặm một cục tức cả ngày thì buồn lắm thay . Một lần nữa mong muốn nhận được sự chia sẻ của các bác xin chân thành cảm ơn!
 

- Thế nào là những hành động, biểu hiện bỏ bổi của con mồi cây???
- Thế nào là nước bỏ bổi (đánh nguội) dụ bổi của con mồi???

7
Quê hương tôi / Quảng Ninh- Hạ Long
« vào lúc: 04/08/2011 09:13:06PM »
Khi đặt chân lên vùng non nước hùng vĩ và gần gũi này, đắm chìm trong bức tranh thiên nhiên huyền ảo ấy tôi thực sự hạnh phúc và tự hào về vẻ đẹp của đất nước mình",.
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng đông bắc Việt Nam, là một phần bờ tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn… Không thể kể hết được những bài viết giới thiệu hoặc miêu tả về vẻ đẹp của vịnh Hạ Long đã được tôi học thuộc lòng từ khi còn rất nhỏ, gợi mở trong tôi niềm mong ước dù chỉ một lần đến với vịnh Hạ Long.
Chuyến đi du lịch của gia đình tôi vào giữa tháng bảy vừa qua đã giải tỏa trong tôi niềm khao khát đó. Cảm nhận của tôi về vịnh Hạ Long khi lần đầu tiên được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ ảo mà thiên nhiên đã ban tặng cho người Việt Nam cũng giống với những gì mà tôi được biết về vịnh qua sách báo và tivi: Vịnh Hạ Long thực sự đẹp và quyến rũ. Điều đó cũng có thể lý giải được bởi tình yêu dạt dào mà tôi luôn dành trọn cho vịnh Hạ Long đã có từ rất lâu. Và hơn thế nữa vịnh Hạ Long vốn là bức tranh hoàn hảo nhất mà thiên nhiên đã vẽ ra để rồi trao sứ mệnh gìn giữ đó cho người dân Việt Nam.
Ban đầu là toàn cảnh đảo đá giữa một vùng nước mênh mông xanh biếc của vịnh Hạ Long làm choáng ngợp cả tâm hồn tôi. Khi được đặt chân vào từng hang động tôi có cảm giác như bước vào cung điện nguy nga tráng lệ với những nhũ đá lộng lẫy, muôn màu sắc. Để rồi, dù đã cố gắng kìm chế cảm xúc tôi vẫn thốt lên những lời trầm trồ thán phục chia sẻ sự kinh ngạc về vẻ đẹp đang hiển hiện trước mắt mình với những người thân và cả những bạn đồng hành chưa quen để thỏa niềm hứng khởi.
Trong một diện tích không lớn, hàng ngàn đảo đá với muôn hình, dáng vẻ khác nhau như những viên ngọc bích long lanh được đính lên chiếc khăn voan xanh biếc của nàng thiếu nữ. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hóa, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người.
 

Kỳ ảo động Thiên Cung. Ảnh: Hoàng Hà.
Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khỏe khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hóa đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền - hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước - Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá - hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi - hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước - hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất - hòn Lư Hương... Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hóa khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Vâng! Những câu văn miêu tả về vịnh Hạ Long như thế đã thấm đượm hồn tôi, nhưng đến tận khi đứng trước vẻ đẹp kỳ lạ ấy, tôi mới thực sự cảm nhận được hết vẻ đẹp của tác phẩm tạo hình vô cùng sinh động ấy. Vịnh Hạ Long tuyệt đẹp, đẹp đến ngỡ ngàng khiến tôi như lạc vào chốn mê cung huyền bí mà không muốn quay về. Tôi thầm cảm ơn các tác giả của những phóng sự truyền hình, những bài báo, những bài viết, những bức ảnh đẹp miêu tả về vịnh Hạ Long mà tôi đã được xem, được đọc, để rồi gợi trong tôi niềm mong mỏi được đến với vịnh Hạ Long.
Và rồi khi đặt chân lên vùng non nước hùng vĩ và gần gũi này, đắm chìm trong bức tranh thiên nhiên huyền ảo ấy tôi thực sự hạnh phúc và tự hào về vẻ đẹp của đất nước mình. Cảm ơn tự nhiên đã hào phóng ban tặng cho đất nước Việt Nam món quà vô giá, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn của người Việt. Vịnh Hạ Long thật xứng danh là di sản thế giới!
Vịnh Hạ Long vốn đẹp, song sẽ đẹp hơn, thơ mộng hơn nếu được tô điểm bởi chính những tình cảm trân trọng và yêu mến của du khách đến với vịnh. Bạn và tôi, chúng ta vừa là chủ nhân vừa là du khách, chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ món quà quý báu mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng riêng cho đất nước Việt Nam. Đó là suy nghĩ tự đáy lòng tôi sau chuyến du lịch.
Vịnh Hạ Long - tình yêu của tôi! Tạm biệt nhé. Hẹn gặp lại!
(Xin được mượn nguyên văn bài viết của bạn Trương Thị Thu Thủy)
Ỏ nơi thiên nhiên ban cho phong cảnh hùng vĩ có một không hai này còn có những món ăn dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng của con dân đất mỏ như: Xôi chả mực, bánh gật gù….., đặc biệt là món đồ uống rượu ngán (nhưng uống vô là không ngán).
Còn nhiều điều hấp dẫn nữa đang đón chờ sự khám phá của các bạn. _friend_ _friend_



8
GIAO LƯU - KẾT BẠN / xin chào cả nhà
« vào lúc: 17/07/2011 08:46:43PM »
Xin tự giới thiệu tôi tên :Phong hiện đang sinh sống, nuôi cu gáy và ...tập bẫy cu tại Hạ long - Quảng Ninh rất vui được làm quen, giao lưu với tất cả các bạn có cũng đam mê đặc biệt là các bác  đang sinh sống, làm việc tại HạLong .
ĐT: 0912092222 _friend_ _friend_ _friend_

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent