Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - Cu AK

Trang: 1 ... 27 28 [29]
561
lồng và phụ kiện / Re: Làm dò bẫy cu...
« vào lúc: 02/04/2013 08:06:50PM »
trước tiên xin cảm ơn a tinh nhé. Mình đọc và cũng hiểu được phần nào rồi và mình đúc kết lại như sau những phần mình hiểu
Làm cáp
Trước tiên bạn mua cáp ở tiệm bán cần câu cáp 50 hay 60 đem về lấy dao cạo lớp nhựa bỏ,cắt cáp 2,6 tất sau đó dùng ống bơm tiêm bẻ đầu kim quéo lại và dung cây ben (loại kẹp bông gòn chích thuốc đó). Bắt đầu gấp đôi cáp lại dùng cây ben kẹp 2 đầu cáp sau đó dùng ống tiêm có kim đã bẻ móc vào chính giữa cáp và bắt đâu se độ 200-300 vòng là ô kê(nhớ phải dùng dao cạo lớp mủ cáp chớ o đốt nhé nếu đốt sẽ bị non cáp o có đàn hồi, nhớ khi se xong 1 tay giử ống tiêm và thả thòng xuống để cây ben tự xoay).
Cây cặm dò
Còn cây cặm dò thì mua dây điện 1 ruột loại 20 không mua dây đồng vì dây đồng mềm hơn,đem về đập hơi dẹp 1 đầu và dùi lổ để xỏ cáp,cáp đo 1,1 tất...Có sai xót gì xin thông cảm
Dây điện 2.0 cắt khỏang 3-4 phân tùy ý sau đó đập dẹp 1 đầu lấy dũa khứa 2 cạnh để khi cột dây nhợ 0 bị tuột, nếu dùi lổ thì mua mũi khoang 2li nhờ thợ tiện mài nhỏ lại 1chut sau đó dùng máy khoang điện bật nút chạy chậm và khoang từ từ  là ok,còn đầu kia đập dẹp nhẹ thôi và dũa nhọn lại,khi dây cáp đã se xong thì cho vào lổ và gấp ngược lên và cuống 1-2 vòng ở 2 cạnh đã khứa
Se Dây
Cách se dây tôi chỉ cho,bác mua dây chiu lực loại nhỏ thôi cỡ bằng cây tiêm chích (mua 1met để thử xem nó mành hay lớn thì thay đổi kích cở) sau đó cắt khoảng dài hơn so với kích thước của cáp, trong sợi dây chịu lực có 4 cộng ta rút ra 1 cộng và đem se lại, khi se thì tay kia giữ 1 đầu còn phần kia ta để trên đùi và bắt đầu se khoảng 2 lần rồi gấp đôi lại tiếp tục se ngược chiều và cảm thấy dây đã săn là ok và thắt gút 2 đầu kia lại,tiếp theo ta sỏ đầu dây vào lổ của cộng cáp đã se rồi, tiếp tục ta se ngược đầu cộng nhợ ra 1 chút để có lổ và ta đút đuôi của cọng cáp vào lổ nhợ và gút lại là xong,tôi đã làm kiểu này thì cộng cáp không bị xóc và trơn (chỉ dể hiểu như hai cọng dây thun gút lại, nhớ sỏ nhợ vào lỗ cáp và lấy đuôi cap sỏ ngược lại lổ nhợ ,chớ 0 lấy  đuôi nhợ sỏ vào lổ nhợ là khác đó nhe ,bác cứ làm đi rồi sẽ hiểu tại sao khác)
Mong a tinh hướng dẫn thêm cái phần thòng lọng nữa đi a và cách cắm bẫy luôn, cảm ơn a, mong sớm có hướng dẫn từ a và chúc a cùng gia đình thật nhiều sức khỏe!!

562
Cỏ Lào
Cỏ Lào còn có tên là Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây lốp bốp, Cây ba bớp, Cây phân xanh, Cỏ Nhật. Tên khoa học: Chromolacna odorata (L) King et Robinson hoặc Eupatorium odoratum L. Họ Cúc (Asteraceae).

Cỏ Lào là một loại cây nhỏ mọc thành bụi, thân hình trụ thẳng cao tới hơn 2 mét, có nhiều cành. Lá mọc đối, lúc non hình tam giác, dài 5 – 10cm, rộng 3 – 6cm; khi cây trưởng thành, lá biến dạng thành hình quả trám lệch. Đầu lá nhọn, mép có răng cưa thưa, có lông thưa và ngắn ở cả hai mặt lá và ngọn cành. Vò lá và cành non có mùi thơm hắc. Cụm hoa đầu, hình trụ dài 9 – 11mm, đường kính 5 – 6mm. Lúc mới nở, hoa màu xanh tím nhạt, sau trắng. Quả bé, nhỏ dài, đầu có túm lông nên có thể phát tán đi rất xa nhờ gió. Mùa hoa tháng 11 – 12 dương lịch.

Ở Việt Nam, Cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp, ngay ở ngoại thành Hà Nội cũng thấy những bụi lớn cỏ Lào mọc ven đường. Cây có thể sinh sản vô tính rất mạnh. Ngọn non, cành già bẻ trụi lá, cắm xuống đất chỉ một tuần sau là mọc rễ trắng. Chặt cây sát gốc càng đâm chồi mạnh. Mãi đến năm 1935 các nhà thực vật học mới ghi nhận cây Cỏ Lào ở Việt Nam. Vì vậy nó có tên là Cỏ Nhật, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản. Các nhà khoa học nông nghiệp thấy nông dân hái ngọn và lá Cỏ Lào làm phân xanh nên nghiên cứu thành phần hoá học thấy giàu đạm, lân, kali. Lá và ngọn non cỏ Lào chứa: Đạm 2,65%, Kali (K2O) 2,48%, Lân (P2O5) 0,5%, tanin, ancaloid, tinh dầu.

Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên cứu: Tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liền độc của Cỏ Lào. Tác dụng chống viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả. Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.

Liều độc LD 50 trên chuột nhắt: Thân 160g/kg thể trọng. Lá 135g/kg thể trọng. Rễ 120g/kg thể trọng.

* Năm 1983 chúng tôi đã nghiên cứu xác định:

Hiệu lực kháng khuẩn của Cỏ Lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực khángkhuẩn kém (điều này khác với các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất).

So sánh giữa dược liệu tươi, khô và các dung môi chiết suất khác nhau thấy: Dược liệu tươi chiết bằng nước nóng 80oC ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao nhất, so với dược liệu khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô (chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn. Cao khô Cỏ Lào hút nước mạnh hơn cao khô dược liệu khác.

Chúng tôi thấy rằng sử dụng Cỏ Lào làm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật đang bị kháng thuốc là một hướng mới cần được chú ý.

Một số bài thuốc (Dùng trong gia đình và y tế cơ sở)

Chữa vết thương phần mềm: Do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh. Lá và ngọn Cỏ Lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

Chữa lỵ trực khuẩn: Lá và ngọn Cỏ Lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với nước nóng 80oC (nước sôi để 5 phút trời lạnh, 10 phút trời nóng) trong 2 giờ với 500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80oC hoặc sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn 150ml. Thêm 30 – 50g đường, đun sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50 ml x 3 lần/ngày; liên tục đến khi khỏi. Nếu đi lỏng mất nước cần cho uống nước cháo loãng (gạo + khoai lang 1 củ nhỏ) pha muối (tốt hơn oresol vì phân sẽ mau thành khuôn) mỗi ngày 500 – 600ml nước cháo loãng.

Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (Người bệnh có thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid). Ngọn Cỏ Lào và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguôi; đắp gói thuốc rồi băng lại để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi.

Cần bổ sung thêm: ăn cam, quýt tươi mỗi ngày 3 – 4 quả hoặc uống vitamin C 0,1g x 5 viên lần x 3 lần ngày, Vitamin 1 5000UI 1 viên/ ngày.

Trồng Cỏ Lào: Những nơi ở xa vùng Cỏ Lào mọc hoang, chặt cành già Cỏ Lào tuốt lá, chặt đoạn 20cm cắm làm hàng rào kết hợp có thuốc dùng khi cần. ( St -Caythuocquyu.info.vn)

563
Hạt bo bo (ý dĩ) cũng là một loại thuốc trong Đông y,cho chim ăn giúp chim điều tiết hệ tiêu hóa rất tốt,nhưng phàm đã là thuốc thì chỉ nên cho ăn hạn chế chứ đừng thay hẳn bác ạ.Loại này cũng khá nóng (tính nhiệt) nên cho nhiều kô tốt,chim sẽ bị khô lông,giòn lông,dễ gãy lông lắm.Mùa lạnh thì cách 2-3 ngày cho 1 muỗng cà phê thì ok thôi.Bo bo là loại hạt tròn tròn màu trắng,khi tiềm gà,tiềm chim người ta hay cho vào đấy. _zoo_ _zoo_
Cảm ơn góp ý của các ae mình sẽ tiếp thu và hoc hỏi thêm, a CuGay_DaNang ở Đà Nẵng phải không anh, rất vui được giao lưu. Tôi hiện giờ ở Sài gòn!!!

564
Thú chơi cu gáy mồi / Re: các cụ xem hộ em hai em này với
« vào lúc: 28/03/2013 11:21:08PM »
Chim cụ to quá, màn hình lại nhỏ nên chỉ nhìn thấy một góc thôi à. Nhưng theo tôi hàng quà biếu thì không nên đưa lên xin ý kiến mọi người kẻo AE lại hiểu lầm gây mất lòng. Nghĩ sao nói vậy, có gì không phải cụ bỏ qua nhé
thanhk cụ lehieuhp tại vì anh em cứ bảo úp lên cho xem thì mới phốt mà cụ (*)(*) _yahoo_
Mình đồng ý liền, nhưng quan trọng là cái tâm bạn ơi,ae chém chơi nhưng người chơi (vì mình kinh nghiệm kém với lại mới chơi cần ae nhận sét để rút ra cái KN) vì thế" sắc bất dị không, không bất dị sắc" là mình thích lắm đó!!!!

565
Ở quê mình hay chứa gạo hay đậu xanh trong lu(khạp- mái), thường thì các cụ cho vào đáy lu một ít than củi(rửa sạch phơi khô) còn trên mặt lu thì trải một lớp cát trắng. Nhiêu đó thôi đó bạn, chào!!!
Thưa mấy Cụ,

Nhà em giờ cho Cu ăn bổ xung đậu xanh, mè, kê, gạo lức, huyết rồng trộn chung với nhau. Tất cả em để trong 1 hộp nhựa lớn, đóng chặt nắp........ Vậy mà mấy hôm nay mọt đâu xuất hiện nhiều quá....

Em đang phải mang ra phơi nắng không biết có hết không. Cụ nào có kinh nghiệm vụ này chỉ em với nhé.
chắc bác mua nhiều quá , e thì không bỏ trộn lẫn các loại thức ăn với nhau vì như thế chim ăn sẽ bới và hay vẩy để chon thức ăn , e bỏ riêng mỗi loại cho 1 cóng , và chỉ  mua đủ ăn một tháng nên cũng không thấy bị mối một gì


Chuẩn quá. Tại các cụ cứ tích  trữ nhiều thôi. Bây giờ đồ ăn bán cho cu thiếu gì nên mua cho các em nó đủ ăn trong thời gian ngắn, hết lại mua chắc chắn chẳng mối mọi gì.
Thóc rửa sạch ngâm nước muối c, các cụ phơi thật già thì không mối mọt nào sống nôỉ
Đỗ xanh là món hay bị mọt nhất, mua ít thôi và cho ăn cũng ít thôi, hết ta lại mua.
Vừng đen vừng vàng để lâu hay bị vón cục (sâu hay mọt nó làm tổ) nên cũng mua đủ ăn trong thời gian ngắn. Còn các loại hạt khác chỉ là dạng bổ sung thì cũng ăn hết lại mua.
Tóm lại là do tâm lí sợ thiếu nên mọt mới có đất dụng võ.
 :d :d :d :d                                                                       
Cái ae cần là bị mối mọt thì trị ra sao thôi, ae dđ góp ý mua cho mấy e cu đủ ăn thì quá tốt. Nhưng nhà nuôi nhiều mua nhiều để khỏi đi đi lại lại, vì thế cần tư vấn cách tốt nhất cho dđ Cu Gáy, là nơi để mọi người thấy nơi đây là chổ tin cậy nhất  và rất gần gủi để người tin yêu và là nơi có mọi lời giải đáp cho Cu Thủ đi làm về thì chăm cu và lên diển đàn liền liền, chào nhé vài lời!!!!

566
Ở quê mình hay chứa gạo hay đậu xanh trong lu(khạp- mái), thường thì các cụ cho vào đáy lu một ít than củi(rửa sạch phơi khô) còn trên mặt lu thì trải một lớp cát trắng. Nhiêu đó thôi đó bạn, chào!!!

567
Cám ơn mọi người đã chia sẽ nha, mình cũng hiểu được phần nào rồi nhưng chút xíu hà  :-bd- mới nuôi(3 ngày), mới thấy dđ(tìm trên internet)-> mới nổi...sung  :d
Theo mình thì lúc trỗ cườm là lúc chim đang tập(gáy-gù....) như trẻ tập nói, mình chăm nó tốt và dạy nó( đồng thổ, kim thổ...Cho nghe trên diển đàn hoặc trên internet), rất cần nhiều lời hay ý đẹp(không nói tục-không chửi thề) và dưỡng chất(như vận động viên năng khiếu). Thấy trên dđ ae có nhiều tuyệt chiêu quá mà không biết có dùng được cho Cu Gáy đang trổ cườm được không(những thứ chim Cu ăn được tôi đọc trên dđ)
-Lúa thì cho ăn bao nhiêu %
-Mè bao nhiêu % (trong cống hay để rêng)
-Kê bao nhiêu %
-Đậu xanh %
-BoBo %
-Hạ thổ ra sao(bao nhiêu ngày,bao nhiêu giờ((nhà có nắng tầm 11h30))
-Khoáng những gì(cần thiết lắm không)
-Vitamin gì bao nhiêu cách trộn liều lượng(ưu tiên vitamin thiên nhiên nhé  :-j)
Và tất cà những gì  bổ sung cho Cu Gáy đang trổ cườm nếu có thiếu những thứ trên , thân!!!!
"Vì đàn Cu thân yêu" O:o

568
Các bác nói cây cộng sản là cây chó đẻ là Gấu tôi không đồng ý, cây cộng sản cũng có nhiều loại, loại thân cao lá to, và loại thân nhỏ lá nhỏ dày và đậm hơn. Còn cây chó đẻ là cây hai lá mầm mọc thấp không cao và rậm như họ cây cộng sản. Cây chó đẻ là cây thuốc nam nên không thể nào bắc nam có thể dùng tên khác nhau để nói được. Cây chó đẻ dùng trị các bệnh về gan mật, còn cây họ cộng sản dùng làm phân xanh cho trồng trọt là chủ yếu, ngoài ra còn dùng để trị tiêu chảy thôi. Họ cộng sản tính nóng kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật , họ chó đẻ tính mát, trì thống, tiêu lợi thì làm sao giống nhau.
Đây là hình cây chó đẻ

Anh này nói như thế tôi đồng ý, hình của anh đưa lên ở nơi tôi(Phan Thiết- Bình Thuận)người ta cũng gọi là cây chó đẻ. Mong anh quyents83 úp cái hình cây Mui nơi a lên để ae xem thử và có được bài thuốc hay, cảm ơn a! :-bd
Bác Gấu nói chuẩn 100% đây là cây chó đẻ (Diệp hạ châu).Nhà tôi 3 đời làm nghề Đông y,ngày trước tôi dùng loại này chữa bệnh viêm gan,nóng gan,tăng tiết men gan cho rất nhiều người.Loại cây này còn dùng cho người viêm túi mật và sau khi phẫu thuật túi mật nữa (vợ tôi đang uống vì mới phẫu thuật cắt túi mật).Nó có tác dụng tăng tiết mật rất tốt,có thể dùng cho người ăn uống nhưng tiêu hóa kém nữa.Tôi không dùng kinh nghiệm để cho rằng mình giỏi,nhưng xin thưa với các bác,cây Mui và cây cỏ Lào (cỏ hôi,cộng sản) là 2 loại cây HOÀN TOÀN KHÁC NHAU,nhưng tác dụng dược lý thì tương đương nhau.Cả 2 loại đều có thể dùng chữa các loại  bệnh viêm,nhiễm trùng,nhưng cây cỏ Lào sẽ có tác dụng cao hơn vì tính kháng khuẩn của nó mạnh hơn.Cây cỏ Lào(cỏ hôi,cộng sản )còn có thể giã nát,vắt lấy nước đặc của nó,bôi trực tiếp để chữa lang ben,hắc lào rất tốt.Do địa lý,vùng miền khác nhau nên có thể cách gọi và nhìn cây thuốc của anh em khác nhau thôi.Thân chào !
Tôi đồng ý luôn, ở đây tôi cũng mong muốn(ae trao đổi-chia sẽ-phát dương nghề nuôi cu gáy) có cách chữa bệnh cho chim bằng cây thuốc trong tự nhiên sẽ hay hơn, vì chim sống ngoài thiên nhiên đâu có cách chữa bệnh như ae mình đâu(thuốc tây hay gì gì khác cây cỏ trong thiên nhiên), mà nó sống theo bản năng và những thứ gì xung quanh trong cuộc sống của chúng!!!
Và tôi thật sự rất mong có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng về chủ đề, để có thật nhiều thang thuốc "tự nhiên" thật gần với đời sồng cu gáy hơn, để Cu ta dai và sung hơn :d. Cảm ơn mọi người trước nhé!!!!!

569
Tìm trên diển đàn và cả internet cũng không thấy viết cụ thể về cách chăm sóc Cu Gáy chuẩn bị trổ cườm. Nên làm ra chủ đề này mong có ae nào chỉ giáo giúp!!!!
-Cách chọn thức ăn và khoáng chất
-Cách hạ thổ phơi nắng
-Cách tập giọng cho Cu Gáy khi sống tại Sài Gòn không có âm thanh của núi rừng. :d
Mong sớm nhận được câu trả lời của ae, vì mình mới nuôi cu( một con bắt bằng lụp gáo của người ta cho- một con thì đọc cách chọn chim cu trên dđ ra cửa hàng mua) và cả hai con đang giai đoạn trổ cườm. #:-S
Gò Vấp-Tp.HCm, mong dược giao lưu và làm quen ae gần xa. Thân chào!

570
Các bác nói cây cộng sản là cây chó đẻ là Gấu tôi không đồng ý, cây cộng sản cũng có nhiều loại, loại thân cao lá to, và loại thân nhỏ lá nhỏ dày và đậm hơn. Còn cây chó đẻ là cây hai lá mầm mọc thấp không cao và rậm như họ cây cộng sản. Cây chó đẻ là cây thuốc nam nên không thể nào bắc nam có thể dùng tên khác nhau để nói được. Cây chó đẻ dùng trị các bệnh về gan mật, còn cây họ cộng sản dùng làm phân xanh cho trồng trọt là chủ yếu, ngoài ra còn dùng để trị tiêu chảy thôi. Họ cộng sản tính nóng kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật , họ chó đẻ tính mát, trì thống, tiêu lợi thì làm sao giống nhau.
Đây là hình cây chó đẻ

Anh này nói như thế tôi đồng ý, hình của anh đưa lên ở nơi tôi(Phan Thiết- Bình Thuận)người ta cũng gọi là cây chó đẻ. Mong anh quyents83 úp cái hình cây Mui nơi a lên để ae xem thử và có được bài thuốc hay, cảm ơn a! :-bd

571
lồng và phụ kiện / Re: Lụp chửa – ăn gian.
« vào lúc: 25/03/2013 10:26:14PM »
Cảm ơn những người đã hết lòng vì Cu!  _b_. Chúc a ngày càng có nhiều sáng kiến hay và thiết thực nhất.

572
Quê tôi (Phan Thiết- Bình Thuận) người ta nuôi Cu Gáy hay cho ăn hạt BoBo trộn với lúa hạt tròn, không biết nó có tác dụng gì và có thể thay lúa cho Cu Gáy được không, tôi có đi tìm mua nhiều nơi tại Sài Gòn (Thành Thái- các đểm bán chim và các chợ tại Gò Vấp) mà không có chổ nào bán, mong ae nào biết chổ thì chỉ dùm, khỏi nhờ người ngoài quê gởi vào hơi bất tiện. Cảm ơn ae trước nhé!

Trang: 1 ... 27 28 [29]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent