Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - cugayquangngai

Trang: 1 [2] 3
21
Thân chào anh em
Để thuận tiện cho anh em tìm hiểu về chim cugay và cũng để tránh đi sự hiểm lầm về nguồn gốc các bài viết trên diễn đàn từ trước đến nay  , vì vậy hôm nay tôi mở Topic này để tập hợp tất cả những bài viết về cugay mà bản thân tôi đã viết ra và đưa lên diễn đàn bấy lâu nay .Tập trung lại 1 chỗ để anh em nào quan tâm muốn tìm hiểu thì thuận tiện và nhanh chóng hơn , tránh đi sự rắc rối đáng tiếc sau này về việc tranh cãi tác giả .


Cách chọn 1 chú cugay hay và gọi tên về nước chơi cugay của người Quảng Ngãi .

Xin chào tất cả anh em
để tiện việc giao lưu giữa những người mê cugay trên khắp đất nước , hôm nay tôi viết bài này để nói về cách chọn và kiêu tên nước chơi của cugay ở quê tôi nói riêng và các tỉnh miền trung lân cận nói chung .Vì đôi lúc thấy anh em bình luận lại dùng từ ngữ địa phương nói về nước chơi của 1 con cugay nhưng mỗi vùng miền lại gọi tên mỗi khác , nên đôi lúc anh em ở các vùng khác lại ko hiểu .Chính tôi đôi lúc trò chuyện với các anh em cũng là 1 nước chơi của con cugay nhưng mỗi nơi lại gọi mỗi tên khác nhau nên nhiều lúc  không nắm được hết vì từ ngữ Việt Nam rất phong phú .Vì thế hôm nay tôi viết bài này để chia sẽ cùng anh em về cách chọn và tên gọi về nước chơi của cugay ở quê tôi .

Nếu luận về con chim cu gáy hay thì rất nhiều vấn đề được đặt ra , nhưng tôi chỉ đi sâu vào 2 vấn đề chính mà theo tôi 1 con cu gáy hay bắt buộc phải có đó là : NƯỚC TIỀN và NƯỚC HẬU PHẢI ĐỒNG NHẤT ( tiền hậu như nhau )

Còn có các yếu tố khác như : CƯỜM , ĐẦÙ , MỎ , CHÂN , MÀU SẮC LÔNG , THÂN HÌNH , TƯỜNG CÁCH , VÀ GIỌNG GÁY . Những yếu tố này các bài viết của các anh em và các nghệ nhân khác đã đề cập tới rồi , nên tôi không nhắc lại nữa .
Phần I : NƯỚC TIỀN
Nước tiền của chim cu gáy được chia ra nhiều loại như sau :
- Thứ 1 : GÙ LỘNG là : chim có nước gù tuyệt vời hiếm có ai mà sở hữu con chim có nước này thi vô giá , chơi không chê vào đâu được với đặc điểm như sau : khi ta đi bẫy chim rừng , khi đem chim mồi đến địa điểm bẫy mà ta không nghe bất kỳ con chim rừng nào gáy , không cảnh thật im lặng , ta bắt đầu mở bao lồng ra treo chim mồi lên cây thì ngay lập tức chim mồi đổ gù liên tục , làm cho khu rừng náo loạn và chim rừng bắt đầu về ứng chiến . vậy là chương trình làm việc bắt đầu . ( loại này vô giá không thể bán để chơi cho sướng người )
- Thứ 2 : GÙ RƯỚC là : chim có nước gù hay nhanh bổi có duyên bắt bổi , với đặc điểm như sau : khi đem chim mồi ra rừng bẫy khi chưa nghe chim rừng gáy , thì ta treo chim mồi lên cây chim mồi lúc này có thể gióng ( chiêu , bổ , gáy gọi …) hay thúc ( trận ) , nhưng khi nghe tiếng chim rừng trả lời , thấy bóng giáng chim rừng từ xa , hay nghe chim rừng bay thả diều ( chim rừng đập cánh bạch bạch bạch bay vút lên trời rồi lượn vòng tìm tiếng chim mồi ) , thì lúc này chim mồi lập tức trong lồng đổ gù liên tục , xối xã cho chim rừng tức và thế là chim rừng bay vút về liền để ứng chiến .( loại này thì khỏi phải nói ai dại gì mà đem bán )
- Thứ 3 : THÚC ( trận ) chim chơi kiểu này thì cũng chia ra thành nhiều loại như sau :
- Loại 1 : THÚC KHÔNG hay còn gọi là THÚC CHAY loại này với đặc điểm như sau : khi treo mồi lên mồi bắt đầu gáy nhưng khi nghe chim rừng trả lời hay chim rừng bay về chim mồi thấy thì chim mồi bắt đầu thúc cù cúc cu cù cúc cu … thúc từng tiếng nghe rất đơn điệu , rất buồn lâu lâu mới nghe 1 tiếng . loại này rất ít người chơi ( trừ trường hợp chim mồi có nước hậu hay , sát bổi , có duyên bắt bổi thì còn dùng tạm )
- Loại thứ 2 : THÚC NHẶT là chim có giọng thúc như trên nhưng nhịp điệu nhanh hơn , liên tục hơn như sau: cù cúccu cù cúccu cù cúccu … loại này làm chim rừng nhanh nóng chim dễ về ứng chiến hơn .hay hơn loại trên .
- Loại thứ 3 : THÚC SẮP là chim có giọng thúc như sau : cù cúccu cucucu cù cúccu cucucu cù cúccu cucucu … loại này thì chơi sướng rồi bổi mà nghe là điên người tìm về đấu đánh trả đòn liền , nhanh chóng tới chỗ tìm chim mồi liền thôi .
- Loại thứ 4 : THÚC GẰNG là chim có nước chơi hay khỏi chê , có giọng chơi như sau : cù cúccu cucucu cùcụ cù cúccu cucucu cùcụ cù cúccu cucucu cùcụ … loại này mà đem đi bẫy rừng thì chim rừng có nước chết nông hết ruột gang có mấy cũng tìm về để đọ sức với chim mồi , nhanh nhập cây , tìm xuống thế để đấu với chim mồi .

- Loại thứ 5 : THÚC GÙ loại này thì vô địch rồi không chê vào đâu được tôi thích nhất loại này chơi sướng cả người , với hình thức như sau : cù cúccu gùgụ gùgụ gùgụ cù cúccu gùgugùgụ gùgụ cù cúccu gùgụ gùgụ gùgụ … ta sẽ nghe chim mồi thúc rồi đổ vài dây gù liên tiếp . chim mồi mà chơi kiểu này thì bổi có mà chết chắc , tìm về lập tức chung cây ngay , và lập tức vào thế để đọ súng tay đôi với mồi .
XIN LƯU Ý ANH EM LÀ : trong nước đấu , thì chim mồi có thể liên kết nhiều nước tiền để đấu với bổi . con chim mồi nào mà sử dụng còn nhiều nước tiền nói trên vào nước đấu với bổi thì đích thực con chim mồi đó vô đich khó tìm ngàn con chỉ có 1 con thôi . chim như vậy mới gọi là chim đủ nước tiền , có chết cũng không bán sống nuôi chết chôn .

---------- Post added at 12:50 PM ---------- Previous post was at 11:28 AM ----------

Phần II : NƯỚC HẬU :
Nước hậu của chim cu gáy cũng chia thành nhiều loại như sau :
- Loại thứ 1 : GÙ SONG ĐẤU ( gọi là gù tay đôi ) loại này tuy hay nhưng khó bắt chim bổi , bởi vì khi chim bổi vào chung cây thì chim mồi trong lồng gù liên tục cho tới khi chim bổi vào tới nhánh thế hai con đấu tay đôi không nhường nhịn nhau dây gù nào . chim mồi mà chơi kiểu này nghe thì sướng tai nhưng chim bổi sẽ sợ không dám nhảy vào lồng đá , vì chim bổi sẽ sợ như vậy hiệu quả bắt bổi không cao .
- Loại thứ 2 : GÙ CHẶN là chim có nước gù khôn , rất sát bổi bắt chim hay kiểu chơi như sau : khi nghe hoặc thấy chim rừng về chim mồi gù vài dây sau đó cứ đi vòng quanh qua lại trong lồng mà thúc nhè nhẹ êm êm . lâu lâu kèm theo vài dây gù nữa đợi tới khi chim rừng về nhập cây đấu với chim mồi là nó sẽ gù , tới tấp vài dây sau đó cứ đi trong lồng lúc thúc lúc không . cho tới khi chim rừng tới sát nhánh thế là nó gù liên tục vài dây rồi nhường cho bổi rừng gù , khi bổi rừng vừa ngứt xong dây gù là chim mồi lập tức gù liền . và cứ như thế lá bổi rừng tức quá nhảy vào đá lồng thế là chết thôi .( chim mồi có nước này là chim hay , tốt chim lắm sát giữ lắm )
- Loại thứ 3 : GÙ GIÓ loại này thì bắt chim tàn sát bổi mà vô thì không có đường đi ra . kiểu chơi như sau : khi chim bổi rừng về gần thì chim mồi sẽ gù vài dây ra hiệu sau đó chim mồi cứ đi vòng quanh trong lồng , cái đầu cứ gục gục như chim cu nhà phỉnh mái vậy . rồi lại gù tiếp vài dây , cho đến khi chim bổi rừng tới sát lồng vào nhánh thế , thì mồi có thể gù hoặc cứ gục gục cái đầu như thế vài lần chờ cho chim bổi gù xong là chim mồi chớp lấy gù liền , gù xong chim mồi vẫn đi quanh lồng rồi tiếp tục gục cái đầu như thế . kiểu này thì bắt chim bổi hơi lâu nhưng gặp bổi nóng tính hay bổi nguội chim biết lồng , mà đã vô cây vào nhánh thế rồi thì 99% là đá lồng mắc lưới chết tại trận thôi .( chim mồi có nước này là chim khôn , biết nhu biết cương biết giò sức của đối phương rồi mới đưa ra kế sách tác chiến )
- Loại thứ 4 : GÙ HẬU ( trồi gù ) loại này là chim cực kỳ hay biết cách đánh nóng và đáng nguội kiểu nào cũng chết với nó , là sự tổng hợp các yếu tố trên : GÙ SONG ĐẤU , GÙ CHẶN , GÙ GIÓ . loại này rất khôn nước bắt chim của nó luôn biến hóa khôn lường , vận dụng đầy đủ tất cả các yếu tố , biết mình biết ta trăm trận trăm thắng . bổi mà gặp về gặp chim mồi loại này thì lo tìm túi mà đựng chim thôi , chết chắc không sống nổi , kiểu gì mà bổi không chết .

XIN LƯU Ý THÊM CHO ANH EM : là chim hay là phải có đủ nước tiền và nước hậu như tôi đã nói , nhưng trên đời này thì không có gì là hoàn mỹ cả , con người cũng vậy huống là chim “ NHÂN VÔ THẬP TOÀN “ mà . cho nên chỉ cần chim mồi có đủ 1 trong những nước tiền và kết hợp thêm 1 trong những nước hậu là chơi vô tư rồi , không cần phải lo . vì người xưa có câu chọn chim “ TIỀN PHÚ THÌ HẬU BẦN , HẬU PHÚ THÌ TIỀN BẦN “ được cái này sẽ mất cái kia thôi .
Thân chào !


22
Xin chào tất cả anh em
để tiện việc giao lưu giữa những người mê cugay trên khắp đất nước , hôm nay tôi viết bài này để nói về cách chọn và kiêu tên nước chơi của cugay ở quê tôi nói riêng và các tỉnh miền trung lân cận nói chung .Vì đôi lúc thấy anh em bình luận lại dùng từ ngữ địa phương nói về nước chơi của 1 con cugay nhưng mỗi vùng miền lại gọi tên mỗi khác , nên đôi lúc anh em ở các vùng khác lại ko hiểu .Chính tôi đôi lúc trò chuyện với các anh em cũng là 1 nước chơi của con cugay nhưng mỗi nơi lại gọi mỗi tên khác nhau nên nhiều lúc  không nắm được hết vì từ ngữ Việt Nam rất phong phú .Vì thế hôm nay tôi viết bài này để chia sẽ cùng anh em về cách chọn và tên gọi về nước chơi của cugay ở quê tôi .

Nếu luận về con chim cu gáy hay thì rất nhiều vấn đề được đặt ra , nhưng tôi chỉ đi sâu vào 2 vấn đề chính mà theo tôi 1 con cu gáy hay bắt buộc phải có đó là : NƯỚC TIỀN và NƯỚC HẬU PHẢI ĐỒNG NHẤT ( tiền hậu như nhau )

Còn có các yếu tố khác như : CƯỜM , ĐẦÙ , MỎ , CHÂN , MÀU SẮC LÔNG , THÂN HÌNH , TƯỜNG CÁCH , VÀ GIỌNG GÁY . Những yếu tố này các bài viết của các anh em và các nghệ nhân khác đã đề cập tới rồi , nên tôi không nhắc lại nữa .
Phần I : NƯỚC TIỀN
Nước tiền của chim cu gáy được chia ra nhiều loại như sau :
- Thứ 1 : GÙ LỘNG là : chim có nước gù tuyệt vời hiếm có ai mà sở hữu con chim có nước này thi vô giá , chơi không chê vào đâu được với đặc điểm như sau : khi ta đi bẫy chim rừng , khi đem chim mồi đến địa điểm bẫy mà ta không nghe bất kỳ con chim rừng nào gáy , không cảnh thật im lặng , ta bắt đầu mở bao lồng ra treo chim mồi lên cây thì ngay lập tức chim mồi đổ gù liên tục , làm cho khu rừng náo loạn và chim rừng bắt đầu về ứng chiến . vậy là chương trình làm việc bắt đầu . ( loại này vô giá không thể bán để chơi cho sướng người )
- Thứ 2 : GÙ RƯỚC là : chim có nước gù hay nhanh bổi có duyên bắt bổi , với đặc điểm như sau : khi đem chim mồi ra rừng bẫy khi chưa nghe chim rừng gáy , thì ta treo chim mồi lên cây chim mồi lúc này có thể gióng ( chiêu , bổ , gáy gọi …) hay thúc ( trận ) , nhưng khi nghe tiếng chim rừng trả lời , thấy bóng giáng chim rừng từ xa , hay nghe chim rừng bay thả diều ( chim rừng đập cánh bạch bạch bạch bay vút lên trời rồi lượn vòng tìm tiếng chim mồi ) , thì lúc này chim mồi lập tức trong lồng đổ gù liên tục , xối xã cho chim rừng tức và thế là chim rừng bay vút về liền để ứng chiến .( loại này thì khỏi phải nói ai dại gì mà đem bán )
- Thứ 3 : THÚC ( trận ) chim chơi kiểu này thì cũng chia ra thành nhiều loại như sau :
- Loại 1 : THÚC KHÔNG hay còn gọi là THÚC CHAY loại này với đặc điểm như sau : khi treo mồi lên mồi bắt đầu gáy nhưng khi nghe chim rừng trả lời hay chim rừng bay về chim mồi thấy thì chim mồi bắt đầu thúc cù cúc cu cù cúc cu … thúc từng tiếng nghe rất đơn điệu , rất buồn lâu lâu mới nghe 1 tiếng . loại này rất ít người chơi ( trừ trường hợp chim mồi có nước hậu hay , sát bổi , có duyên bắt bổi thì còn dùng tạm )
- Loại thứ 2 : THÚC NHẶT là chim có giọng thúc như trên nhưng nhịp điệu nhanh hơn , liên tục hơn như sau: cù cúccu cù cúccu cù cúccu … loại này làm chim rừng nhanh nóng chim dễ về ứng chiến hơn .hay hơn loại trên .
- Loại thứ 3 : THÚC SẮP là chim có giọng thúc như sau : cù cúccu cucucu cù cúccu cucucu cù cúccu cucucu … loại này thì chơi sướng rồi bổi mà nghe là điên người tìm về đấu đánh trả đòn liền , nhanh chóng tới chỗ tìm chim mồi liền thôi .
- Loại thứ 4 : THÚC GẰNG là chim có nước chơi hay khỏi chê , có giọng chơi như sau : cù cúccu cucucu cùcụ cù cúccu cucucu cùcụ cù cúccu cucucu cùcụ … loại này mà đem đi bẫy rừng thì chim rừng có nước chết nông hết ruột gang có mấy cũng tìm về để đọ sức với chim mồi , nhanh nhập cây , tìm xuống thế để đấu với chim mồi .

- Loại thứ 5 : THÚC GÙ loại này thì vô địch rồi không chê vào đâu được tôi thích nhất loại này chơi sướng cả người , với hình thức như sau : cù cúccu gùgụ gùgụ gùgụ cù cúccu gùgugùgụ gùgụ cù cúccu gùgụ gùgụ gùgụ … ta sẽ nghe chim mồi thúc rồi đổ vài dây gù liên tiếp . chim mồi mà chơi kiểu này thì bổi có mà chết chắc , tìm về lập tức chung cây ngay , và lập tức vào thế để đọ súng tay đôi với mồi .
XIN LƯU Ý ANH EM LÀ : trong nước đấu , thì chim mồi có thể liên kết nhiều nước tiền để đấu với bổi . con chim mồi nào mà sử dụng còn nhiều nước tiền nói trên vào nước đấu với bổi thì đích thực con chim mồi đó vô đich khó tìm ngàn con chỉ có 1 con thôi . chim như vậy mới gọi là chim đủ nước tiền , có chết cũng không bán sống nuôi chết chôn .

---------- Post added at 12:50 PM ---------- Previous post was at 11:28 AM ----------

Phần II : NƯỚC HẬU :
Nước hậu của chim cu gáy cũng chia thành nhiều loại như sau :
- Loại thứ 1 : GÙ SONG ĐẤU ( gọi là gù tay đôi ) loại này tuy hay nhưng khó bắt chim bổi , bởi vì khi chim bổi vào chung cây thì chim mồi trong lồng gù liên tục cho tới khi chim bổi vào tới nhánh thế hai con đấu tay đôi không nhường nhịn nhau dây gù nào . chim mồi mà chơi kiểu này nghe thì sướng tai nhưng chim bổi sẽ sợ không dám nhảy vào lồng đá , vì chim bổi sẽ sợ như vậy hiệu quả bắt bổi không cao .
- Loại thứ 2 : GÙ CHẶN là chim có nước gù khôn , rất sát bổi bắt chim hay kiểu chơi như sau : khi nghe hoặc thấy chim rừng về chim mồi gù vài dây sau đó cứ đi vòng quanh qua lại trong lồng mà thúc nhè nhẹ êm êm . lâu lâu kèm theo vài dây gù nữa đợi tới khi chim rừng về nhập cây đấu với chim mồi là nó sẽ gù , tới tấp vài dây sau đó cứ đi trong lồng lúc thúc lúc không . cho tới khi chim rừng tới sát nhánh thế là nó gù liên tục vài dây rồi nhường cho bổi rừng gù , khi bổi rừng vừa ngứt xong dây gù là chim mồi lập tức gù liền . và cứ như thế lá bổi rừng tức quá nhảy vào đá lồng thế là chết thôi .( chim mồi có nước này là chim hay , tốt chim lắm sát giữ lắm )
- Loại thứ 3 : GÙ GIÓ loại này thì bắt chim tàn sát bổi mà vô thì không có đường đi ra . kiểu chơi như sau : khi chim bổi rừng về gần thì chim mồi sẽ gù vài dây ra hiệu sau đó chim mồi cứ đi vòng quanh trong lồng , cái đầu cứ gục gục như chim cu nhà phỉnh mái vậy . rồi lại gù tiếp vài dây , cho đến khi chim bổi rừng tới sát lồng vào nhánh thế , thì mồi có thể gù hoặc cứ gục gục cái đầu như thế vài lần chờ cho chim bổi gù xong là chim mồi chớp lấy gù liền , gù xong chim mồi vẫn đi quanh lồng rồi tiếp tục gục cái đầu như thế . kiểu này thì bắt chim bổi hơi lâu nhưng gặp bổi nóng tính hay bổi nguội chim biết lồng , mà đã vô cây vào nhánh thế rồi thì 99% là đá lồng mắc lưới chết tại trận thôi .( chim mồi có nước này là chim khôn , biết nhu biết cương biết giò sức của đối phương rồi mới đưa ra kế sách tác chiến )
- Loại thứ 4 : GÙ HẬU ( trồi gù ) loại này là chim cực kỳ hay biết cách đánh nóng và đáng nguội kiểu nào cũng chết với nó , là sự tổng hợp các yếu tố trên : GÙ SONG ĐẤU , GÙ CHẶN , GÙ GIÓ . loại này rất khôn nước bắt chim của nó luôn biến hóa khôn lường , vận dụng đầy đủ tất cả các yếu tố , biết mình biết ta trăm trận trăm thắng . bổi mà gặp về gặp chim mồi loại này thì lo tìm túi mà đựng chim thôi , chết chắc không sống nổi , kiểu gì mà bổi không chết .

XIN LƯU Ý THÊM CHO ANH EM : là chim hay là phải có đủ nước tiền và nước hậu như tôi đã nói , nhưng trên đời này thì không có gì là hoàn mỹ cả , con người cũng vậy huống là chim “ NHÂN VÔ THẬP TOÀN “ mà . cho nên chỉ cần chim mồi có đủ 1 trong những nước tiền và kết hợp thêm 1 trong những nước hậu là chơi vô tư rồi , không cần phải lo . vì người xưa có câu chọn chim “ TIỀN PHÚ THÌ HẬU BẦN , HẬU PHÚ THÌ TIỀN BẦN “ được cái này sẽ mất cái kia thôi .
Thân chào !

23
Các thứ khác / Có em Than hót chia sẽ cùng anh em !
« vào lúc: 21/07/2012 03:24:28PM »
En than này hôm đi dợt ở trường thấy chơi cũng được xin chia sẽ cùng anh em nào chung niềm đam mê
Dợt chòe than (1).MPG

sau hót thì đá : _yahoo_
Dợt chòe than

thân chào !

24
Thân chào anh em !
hôm nay cugayquangngai xin được viết bài này , để chia sẽ  thêm kinh nghiệm của bản thân với anh em chơi cugay cách xử lý cu gáy mồi khi bị BỒ CẮT vồ  !
Đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi khi đi bẫy cu gáy , sẽ bổ sung thêm vào các bài viết mà anh em đã chia sẽ trước đó có gì thiếu xót mong anh em thảo luận , chia sẽ , góp ý thêm để hoàn thiện hơn .
Nói về bồ cắt ( chim săn mồi )  có thể chia làm 2 loại như sau :
Loại 1 : là bồ cắt lớn như : đại bàng , chim ưng , chim ó , diều , quạ, ... loại này không đáng sợ vì chúng to lớn dễ phát hiện mà chúng ít săn hay không săn cu gáy , cu gáy thấy loại này chỉ giật mình thôi không sợ vẫn gáy gù bình thường khi không còn thấy bóng dáng chúng nữa .
Loại thứ 2 : là bồ cắt nhỏ ( gọi là bồ cắt cu ) loại này là khắc tinh chuyên săn cu gáy làm thức ăn có màu rằng hay màu xám  , loại này nhỏ bằng cổ tay ( to lắm thì bằng con chim khứu thôi ) hay đứng trong những cây rậm , bụi rậm , những cây khuất dễ mai phục .
* khi cugay gặp loại này vồ phải  thì ta xử lý như sau :
- Cách  thứ 1 : nó chưa nhảy vào lồng cu mồi mà bị ta phát hiện thì nhanh chóng , cầm sào tới đuổi và la thật to như đuổi gà vậy . Cho chim mồi mình đỡ sợ phân tán tư tưởng bớt , vì có con cu mồi yếu mật nhát gan chỉ thấy bồ cắt là ngã đùng ra chết mà dân chơi cu gáy gọi là bị lưng mật do sợ quá nên chết .Và đem mồi xuống lấy ít nước ngậm phun cho ướt cu mồi tủ áo lồng lại  đi chỗ khác treo chứ để đó nó không gáy nữa đâu .
- Cách thứ 2 : là cu mồi đã bị bồ cắt tấn công bồ cắt đã nhảy vào lồng và mắt lưới và làm cu mồi mình te tua  ,thì ngay lập tức cầm sào chạy tới hạ cu mồi xuống đất , nếu cu mồi bị giết chết rồi thì bó tay thôi do số nó xui thôi , xin chia buồn cùng anh em .
còn nếu cu mồi còn sống thì xử lý như sau :
+ Bước thứ 1 : anh em nhanh chóng lấy áo lồng phủ kín con chim mồi lại sau đó cầm con bồ cắt thật chặt ( cẩn thận cặp chân móng nó sắt lắm đó ) tay còn lại bẽ gãy hai của nó làm nhanh lên nha , sau đó lấy ra khỏi lồng rồi nhanh chóng lo cho cu mồi đã .
+ Bước thứ 2 : anh em nhanh chóng lấy nước đem theo uống nếu không có thì lấy nước suối ... miễn là nước sạch thôi . Tưới điều và ướt đẫm hết lồng mà phải cho chim ướt luôn nha mới tốt càng ướt nhiều còn tốt nhưng đừng tưới nhiều lần nha ( chỉ cần 1 lần thôi ) tưới xối xã vào đừng có tiết kiệm nước nha các bạn . Nếu gần con suối thì còn tốt bạn đem nguyên cái lồng và con chim nhúng thật mạnh và nhanh xuống dòng suối rồi lấy lên thật mau . Lúc đó chim có thể bị thương và rất hoảng sợ bạn nên ngồi gần và suýt gió theo tiếng cu gáy hay vuốt ve cho con cu mồi của bạn an tâm  bình tĩnh lại vì đã có chủ nhân bên cạnh .
sau khi làm xong các thao tác trên bạn nên xách chim ra chỗ thoáng đoãng có vùng đất thoáng ,có ánh nắng mặt trời rồi hạ thổ cho chim ăn đất và tắm nắng nha bạn cũng ngồi gần gần đó thôi cho chim yên tâm . Khi chim đã tắm nắng rỉa lông và bình tĩnh phần nào  , thì bạn xếp lồng bao lồng lại không treo chim nữa đem về nhà .
+ Bước thứ 3 : khi đem về nhà bạn cần sang chim ra lồng rộng , nếu chim bị thương như : rách thịt , trày da ... thì bạn pha nước muối loãng rửa sạch vết thương thoa thuốc là khỏi , còn nếu vết thương nặng thì bạn phải lấy kim chỉ khâu vá vết thương lại để cho vết thương mau lành , sau đó  cho ăn uống đầy đủ cho chim lại sức và dưỡng thương . Sau 1 thời gian khi thấy chim đã mạnh trở lại như lúc xưa thì tiếp tục sang vào lồng bẫy đi ra chiến trường tập luyện xem lại độ căng ra sao nếu chim vẫn ngon lành không có vấn đề gì thì ta tiếp tục chiến đấu như xưa . Còn nếu bị bể thì bạn phải chịu khó tập luyện lại cho chim quen dần và sớm ngày lấy lại phong độ , còn nếu bị bể luôn không dùng được  thì bạn phải kiếm em mồi khác thôi .
* Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi , đã cứu được rất nhiều chim cu gáy mồi và sau này có gặp lại bồ cắt thì chúng cũng ít sợ hơn.
Chúc anh em thành công
thân chào !

P/S: Nếu BQT sau khi duyệt bài thấy bài viết này là cần thiết thì xin cho nó lên trang đầu , để anh em nào khi cần hay gặp phải thì dễ tìm ra để tham khảo khỏi mất công tìm kiếm .
Xin chân thành cảm ơn .

25
Hôm nay tôi xin được up vài tấm hình về những em bổi và mồi tôi đặc biệt yêu quý lên diến đàn để chia sẽ cùng anh em , với tinh thần chia sẽ giao lưu học hỏi nên anh em cứ nhận xét , bình luận , góp ý thoải mái
- Về những chú bổi :

+ Bổi Thanh Quét

[img]http://nj3.upanh.com/b2.s16.d1/3d149a00e554758393bbe9a522f61c92_42379523.dsc00427.jpg[/img][img]http://nj6.upanh.com/b1.s24.d3/f174a228e125296a7d4e7a1388a60223_42379526.dsc00429.jpg[/img][img]http://nj0.upanh.com/b5.s24.d3/84cca5a733c59de7691966ac60d020fd_42379530.dsc00430.jpg[/img]

+ Bổi Thổ Bình

[img]http://nj1.upanh.com/b3.s16.d1/f41f13cef397f382c07f26186ce21af0_42379611.dsc00438.jpg[/img][img]http://nj3.upanh.com/b3.s16.d1/0d8e626665f0e97fea05e328f78190c5_42379613.dsc00439.jpg[/img][img]http://nj8.upanh.com/b3.s25.d2/083581fe12f27af74877d8b170def5c3_42379618.dsc00440.jpg[/img]

+ Lãnh chúa Ba Điền

[img]http://nj3.upanh.com/b6.s3.d1/8fbe13df2b4b13846b1f85026c1a0544_42379683.dsc00444.jpg[/img][img]http://nj8.upanh.com/b4.s25.d3/9dd33307718435469e21c799f959f9b1_42379688.dsc00445.jpg[/img]

- Về những chú mồi

+ Mồi lỡ Thổ Cụt

[img]http://nj6.upanh.com/b5.s24.d3/67a8b3dbc02c58d6971730cbf2df2735_42379766.dsc00423.jpg[/img][img]http://nj3.upanh.com/b3.s25.d2/babb6b8be5adc2344a17190481135ab4_42379773.dsc00424.jpg[/img][img]http://nj9.upanh.com/b5.s16.d1/98e7401363e1162d8cc1aadac937cfca_42379779.dsc00425.jpg[/img]

+ Mồi lỡ Mang Cà

[img]http://nj6.upanh.com/b1.s3.d1/31dc019f75327c9f372a723afff87ed4_42379866.dsc00431.jpg[/img][img]http://nj0.upanh.com/b5.s3.d1/8bfe56ec7dea1d024c6725bf770b5573_42379870.dsc00433.jpg[/img][img]http://nj1.upanh.com/b4.s24.d3/8772ba67e516e6afb00f6db81e2ea1d0_42379871.dsc00434.jpg[/img]

+ Mồi mới lên Tam Điệp ( từng bắt bổi đấu gù 8g liên tục )

[img]http://nj3.upanh.com/b5.s16.d1/8d3d2c8ad884014f6a5e43ab67b5a679_42379933.dsc00460.jpg[/img][img]http://nj8.upanh.com/b2.s24.d3/d503121fe78ce98cf50812ec50a97388_42379938.dsc00462.jpg[/img][img]http://nj2.upanh.com/b4.s16.d1/3c02400ac0935008fc3887e19da4a450_42379942.dsc00463.jpg[/img][img]http://nj7.upanh.com/b3.s13.d3/da250531691a3e3e81a0ef28231f6ed6_42379947.dsc00465.jpg[/img][img]http://nj2.upanh.com/b3.s3.d1/8265d43c5abfe6cb910f30d9f8348255_42379952.dsc00470.jpg[/img][img]http://nj7.upanh.com/b4.s25.d2/804fd0826e102df6ade8197ac671fd20_42379957.dsc00471.jpg[/img][img]http://nj2.upanh.com/b4.s13.d3/706e74cb79568567913de12e8fb2d0ae_42379962.dsc00475.jpg[/img][img]http://nj6.upanh.com/b1.s24.d3/b8ae921bdf58576f06d0b7ad0c813bfc_42379966.dsc00477.jpg[/img][img]http://nj1.upanh.com/b2.s25.d3/bdf25d816b763ee0e860628156f2bd95_42379971.dsc00478.jpg[/img][img]http://nj3.upanh.com/b4.s24.d3/d06c693afe730a7a39d45763a9fb6f87_42379973.dsc00482.jpg[/img][img]http://nj5.upanh.com/b3.s24.d3/2fde2706fd0bb152c1734ebf12bb7c54_42379975.dsc00483.jpg[/img]

còn tiếp ...

thân chào !

26
Chào tất cả anh em !
Sau khi về quê ăn tết niềm đam mê cu cò lại có dịp trỗi dậy và luôn cháy bỏng trong tim , nhưng trời cứ phụ lòng người cứ hết đợt gió mùa đông bắc này  đến đợt gió mùa đông bắc khác kéo đến , trời cứ  mưa phùn liên miên sau tết trời đất Quảng ngãi  cứ chìm trong giá lạnh như những ngày đầu đông  =(( =(( =((. Chim mồi thì đã căng nhân lực vật lực điều đã sẵn sàng , chỉ chờ trời có nắng ấm là ta lên rừng gác cu , ôi ta nhớ rừng núi quê ta  quá rồi và nhân tiện cũng để thử nghiệm chú mồi mới lên xem tài nghệ ra sao  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_
Và người có tâm trời sẽ không phụ lòng người , cứ sau mỗi bản tin thời sự lúc 19h hàng ngày điều mà tôi quan tâm nhất đó là bản tin dự báo thời tiết và tin mừng mong chờ bấy lâu nay cũng đã đến khi nghe tin  trời bắt đầu có nắng , thế là khí thế trong lòng còn tăng lên cao . Sau 2 ngày nắng ấm liên tiếp đêm đến quan sát trên bầu  trời thấy trời  trong xanh và đầy sao thì đến ngày thứ 3 ta quyết định xin nghỉ phép cơ quan 1 ngày vì lý do rất chính đáng đó là để đi gác cu hheee _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_
Hành trình ngày 10/2/2012 tại Huyện miền núi Minh Long - Q Ngãi .
Sau khi vượt hơn chặng đường gần 60km bằng xe máy , và gửi xe trong làng dân tộc thì phải lội bộ đường rừng gần 8km với đồi núi , thung lũng ... và cuối cũng sau 1 chặng đường dài đã đến được bãi gác  _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_. Chim ở Quảng Ngãi mùa này chưa phải là mùa gác cu chính thức vì chưa có lúa - ngô - mè ... nên chim rừng còn rất đói và không hăng nên ko chịu vô đấu với mồi, sau nhiều kèo gác không thành công vì bổi không hăng nên ý chí cũng có phần giảm sút và mệt mỏi vì lâu ngày mới leo rừng  lại , cộng với đó trời cũng đã khá trưa và nắng nóng rồi nên tìm 1 chỗ nghỉ ngơi lấy lại sức  =(( .Trong lúc nghỉ trưa thì mình treo mồi kèo thứ 16 để thử vận may vì chỗ này có 1 em cu gáy mới bay đi khi mình vừa đến ( hhee với hy vọng trưa nắng có người lạ tới nhà la ó  chửi bới om sòm ai mà chịu nổi ) sau khi treo mồi xong thì mồi gáy liền lập tức thì ta kiếm chỗ cột võng nơi mát mẽ ta nằm nghỉ trưa lấy cơm ra ăn chờ đợi hy vọng hhee  =)) , sau khoảng 20p chờ đợi vẫn chưa thấy gì thì bỗng đang nhai lỡ miếng cơm trong miệng thật ngon lành thì nghe ngoài cây mồi gù rước dữ dội không biết là có chuyện gì xảy ra ? thôi kệ đang ăn mà " trời đánh còn tránh bữa ăn " cứ ăn tiếp thôi , nhưng càng ngày mồi càng rút dữ dội hơn với những sạc gù liên hồi và thế là trong lúc đang ăn có nghe thấy tiếng gù lạ đáp lại từ xa , thế là em ta đã về hhee  _yahoo_ mồi cứ rút gù liên hồi ta vẫn cứ ăn có sao đâu. Và khi đang ăn ngon lành thì ta nghe mồi gù -> bổi gù -> mồi gù -> bổi gù ... liên tục với nhau thì ta đã biết em ta đã về và chung cây hheee , nhưng ta đang bận ăn đâu có thể bỏ dở mà chạy ra xem được thôi thì nghe tụi bây gù với nhau nghe cũng đã vậy làm cho  ta ăn cơm còn thêm ngon miệng hơn  _yahoo_ _yahoo_. Sau hơn 25p giao đấu 2 bên vẫn chưa ngã ngủ thì lúc này ta đã ăn cơm xong rồi , cái bụng đã no cái chân đã khỏe con mắt đã nhìn thấy rõ cái tai lại càng thính hơn  =)) thì ta tìm đến gần mà xem 2 em đấu với nhau cho đã tháng ngày mong chờ nhớ rừng nhớ núi  _yahoo_. Nhưng tiếc thật mới xem được có 1 chút chưa đã con mắt thì em ta đã bị hạ gục rồi  =)) =)) =))
Và đây là hình ảnh của chú ta 1 em bổi khai sơn đầu năm :

[img]http://ni1.upanh.com/b5.s3.d4/e192a60cadfd9f4879a6445edb0087d6_40929681.dsc00299.jpg[/img][img]http://ni1.upanh.com/b2.s13.d4/936377b460b9b53f44d6e283d55e318c_40929701.dsc00296.jpg[/img]

Gần hơn tý nữa nào
[img]http://ni1.upanh.com/b6.s15.d1/03daddf59a0512f997fb0d7f489bb8b3_40930891.dsc00298.jpg[/img][img]http://ni0.upanh.com/b3.s24.d2/662bbe538e08fc2366b5a41e0207e49d_40930900.dsc00297.jpg[/img]

Khi xuống tới đất

[img]http://ni8.upanh.com/b3.s3.d1/543fc7832d80111f1ebd1d6e785d324d_40931038.dsc00302.jpg[/img][img]http://ni1.upanh.com/b3.s15.d1/3ca12ab8f0cfa1c9d17cf3f9f6e8023e_40931041.dsc00300.jpg[/img][img]http://ni8.upanh.com/b6.s3.d3/d23049333589fd82131951bbef748a8d_40931048.dsc00301.jpg[/img]

Cuối cùng là vào túi rút  =)) =)) =))
[img]http://ni4.upanh.com/b6.s3.d3/a6fdc1a9283898d6aa2c8662af21d226_40931104.dsc00304.jpg[/img][img]http://ni9.upanh.com/b6.s15.d1/e5eb33ecae6ac1de8d643d05cdb9455f_40931109.dsc00303.jpg[/img]

The next ...!

27
Kính chào quý anh em !
Kính thưa tất cả quý anh em đam mê cugay trong diễn đàn , niềm đam mê và yêu thích loài chim cugay đã có từ xa xưa nhưng ngày xưa  thường là các bậc cao niên có tuổi mới chơi loài chim này .Còn bây giờ với xu thế mới thời đại mới loài chim dân giã mộc mạc này đã được nhiều người yêu thích lựa chọn làm thú nuôi tiêu khiển trong cuộc sống , còn riêng đối với anh em có niềm đam mê cugay và nhất là thú vui tiêu khiển đi bẫy cugay thì có và sở hữu được 1 em cugay hay quả là 1 niềm hạnh phúc . Cho nên anh em ai cũng muốn chia sẽ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi đó đến với nhiều anh em khác nhưng anh em ở gần thì dễ tới xem trực tiếp quả là tuyệt vời  _yahoo_, còn anh em ở xa muốn chia sẽ niềm vui đó thì phải chụp hình gửi qua .Nhưng có 1 điều là khi chụp hình không phải ai cũng biết cách chụp và góc chụp sao cho đúng để thấy rõ được những đặc điểm tốt của con cugay mà mình muốn gửi đến người xem đế người xem từ đó nhận xét , bình luận về cái hay cái đẹp của con chim 1 cách khách quan hơn , cho nên hôm nay cugayquangngai xin được mạo muội chia sẽ về cách chụp ảnh khi đưa lên diễn đàn chia sẽ cùng anh em như sau :
yêu cầu đầu tiên là : phải có máy ảnh và chim cugay cần chụp , chim phải được nuôi trong cái lồng ít nan thì khi chụp sẽ thấy được rõ con chim nhất , ta chỉ cần chụp 4 tấm hình là đủ .( chứ có nhiều anh em chụp nhiều hình mà ko thấy rõ thì cũng như không rất khó cho người xem )

- tấm thứ nhất ta chụp : CÁI ĐẦU VÀ BỘ CƯỜM ( sao cho thấy rõ nhất hình dáng cái đầu ( để xem cặp mắt , cái mỏ , chỉ dàm ...) cũng như xem toàn bộ bộ cườm của con cugay phải chụp 1 cách trực diện )

[img]http://nh9.upanh.com/b4.s24.d2/2f44b2928b4acd625b4fc965d4686d41_39720059.dsc00284.jpg[/img]

- tấm thứ 2 ta chụp : thật rõ 2 BÊN BỘ QUY của con chim

[img]http://ng2.upanh.com/b5.s21.d3/6b15829508842e8f067ef3c7b528ba24_38824162.dsc00256.jpg[/img][img]http://ng5.upanh.com/b3.s20.d3/74890abd3b7f0703a22ae065e4b5ddbf_38824165.dsc00255.jpg[/img]

- Tấm thứ 3 ta chụp : từ trên xuống hơi xiên 1 tý để thấy rõ toàn bộ THÂN HÌNH  phía trên ( cánh có phủ kín lưng hay không , đuôi có vót hay không , thân hình dài hay ngắn , tròn hay dẹp có cân đối hay không )

[img]http://ng9.upanh.com/b3.s20.d3/e1c072f96bbd3b89ee0f532066dbae36_38824299.dsc00253.jpg[/img]

- tấm thứ 4 ta chụp : trực diện TỔNG THỂ THÂN HÌNH ( để xem chân màu gì , chân cao hay thấp , ức (ngực) lép hay đầy , cổ dài hay ngắn .

[img]http://nh5.upanh.com/b6.s13.d3/8b145c7e5a736c8600291dc67c507c82_39720165.dsc00283.jpg[/img]

Với 4 tấm hình với góc chụp và cách chụp  như trên có thể giúp anh em nhận xét được con chim đó gáy giọng gì , nước chơi ra sao , gù nhiều hay ít , bền chim hay không  ... và xin lưu ý với anh em là nên chụp hình vào " Ban ngày " vào thời điểm canh gần trưa là tốt nhất , chứ chụp hình vào ban đêm thì sẽ bị phản ánh sáng hình ảnh đưa lên sẽ không chuẩn về màu sắc đâu nên xem xhim sẽ không được chuẩn cho lắm .Chúc tất cả anh em luôn vui vẻ và thành công .
thân chào !

28
Đây là cái lồng anh Tuấn cất công nghiên cứu làm , anh em xem và cho nhận xét để hoàn thiện hơn .








thân chào !

31
Tâm sự- Nhật ký / Chuyển: Quê hương Tôi...!
« vào lúc: 02/09/2011 03:34:34PM »

32
Thân chào toàn thể anh em mê cugay !
việc nuôi chú cugay đã khó nhưng chăm sóc thế nào để chú ta đạt phong độ cao lại còn khó . Nghề  chơi cugay cũng lắm công phu , ai cũng muốn mình sở hữu được 1 chú chim gáy hay cho sướng công chăm sóc nên việc mua bán , trao đổi giữa các anh em là điều tấc nhiên . Nhưng có 1 điều rất nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng mà khi mua bán trao đổi cugay anh em thường ít khi để ý là " sự chống nước " của chú chim .
Nay tôi xin chia sẽ kinh nghiệm của tôi về việc này để anh em tham khảo và áp dụng .
- khi chú chim mới được mua về hay trao đổi khi đêm về nhà ta cần làm những việc như sau :
+ nếu trời có nắng nhanh chóng cho chú ta hạ thổ tắm nắng .( nếu hôm đó ko có thì hôm sau phải tắm nắng liền )
+ cùng với đó chúng ta đi tìm ít phân trùn ( giun ) vỏ sò , ốc ... và vỏ trứng của gà hay vịt giã nát .
+ ta tìm thêm 1 vài con trùn và mối nhỏ như cây tăm xỉa răng
+ ta lấy nước sôi để nguội bỏ tý muối và vắt ít chanh và 1 cục than củi nhỏ ngâm trong vòng 10p lấy ra  ( kẻo mặn và chua quá em ta ko uống đâu nha ) nếu ko thì dùng nước đóng bình cho người uống ( ko dùng nước máy hay nước lạnh nha )
* tất cả đem cho chim ăn và uống liền trong ngày .
chú ý : ta nên hạ thổ và tắm nắng lâu lâu 1 tý  , ngoài ra ta nên xem trong khi ở nhà của chủ cũ nó thích ăn thứ gì thì ta nên cho ăn theo thứ đó , muốn đổi thức ăn thì phải từ từ từng bước kẻo em nó thấy thức ăn lạ ăn ko quen dẫn tới tình trạng bỏ ăn hay ăn ít ( cái này giống ngừoi quá ) sẽ anh hưởng đến sức khỏe chú chim .và nên treo em ta ở nơi yên tĩnh . thường xuyên đến thăm viến xem xét em ta thế nào để tạo cảm giác thân thiện cho em nó nhanh đạt phong độ cao .
* các anh em nên tránh cho chim uống thuốc kháng sinh hay thuốc bổ vào giai đoạn này vì không tốt cho chim đâu mà ngược lại lại phản tác dụng.
chúc anh em thành công và sức khỏe .
thân chào !

34
Thú chơi cu gáy mồi / Chuyển: cần gặp anh uthiepsasec
« vào lúc: 07/07/2011 03:13:21PM »

36
Thân chào anh em !
để đổi chút ko khí và nhằm biết thêm các nghề chơi khác cũng ko kém phần hấp dẫn như đi bẫy cugay nên thấy clip hay anh em nào quan tâm thì xem nha .
có cái này thấy hay ko biết ở mình có ai chơi món này ko ta , có mình cũng mon men học hỏi chơi hheeee =)) =)) =)) =)) =)) =))
Video d i bàng san cáo và chó sói Clip d i bàng san cáo và chó sói Video Zing

Eagle Catches Wolf

anh em nào có thông tin gì về nghề chơi mới này cho xin thông tin nha .
thấy cảnh đi săn này mà thèm quá hheeee .
thân chào !

39
Ăn rau không chú ơi?
[img]http://img-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/06/04/18/12756510421251908780_574_0.jpg[/img]
Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

- Ăn hộ tôi mớ rau...!

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!

Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:

- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.

Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.

- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

-Nghỉ thế đủ rồi đấy!

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.

Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!
nguồn Zing.
tôi thấy cái này có ý nghĩa anh em đọc chơi và suy ngẫm về chữ TÍN giữa thời đại hiện nay

40
Giới chơi chim cảnh Hà thành đang xôn xao về một chiếc lồng chim, được cho là làm từ ngà voi, trị giá đến… nửa tỉ đồng.

Một số người cho rằng, những chi tiết làm từ ngà voi của chiếc lồng chim thực chất là… nhựa tổng hợp. Những ý kiến khác dù không phủ nhận chất liệu, song cho rằng chiếc lồng sẽ không bao giờ được dùng để nhốt chim cảnh, đơn giản vì đắt tiền và hiếm có thể thì chẳng ông chủ nào để chim phóng uế ra, rồi lại loay hoay kì cọ, cho dù con chim đó có quí hiếm cỡ nào.

Phần chân đế có họa tiết cầu kì của chiếc lồng chim.

Chủ lồng (không muốn nêu tên) khẳng định, chiếc lồng được chế tác từ ngà voi. Theo anh này, đây là một con voi già, chết đi để lại bộ ngà rất lớn nên gốc ngà mới có bản dày và rộng đủ để làm phần chân đế của lồng.

Từng bộ phận tách rời được chế tác rất cầu kì.

Đặc biệt, chiếc lồng do bàn tay các nghệ nhân trong nước chế tác; tuy nhiên phần thân lồng (nan, vành, tang) phải đặt từ Trung Quốc do trình độ làm lồng trong nước còn hạn chế (thường phải dùng sơn phết lên cho phẳng phiu). Hơn nữa khí hậu miền Bắc hanh khô và nồm bất thường, dễ gây nứt và cong vênh nan lồng.

Chiếc lồng chim hoàn chỉnh.

Trị giá chiếc lồng được tiết lộ là… 350 triệu đồng, thời điểm năm 2009; còn hiện nay giá trị của chiếc lồng đã lên tới… nửa tỉ đồng. “Dân chơi chim khắp ba miền từ Bắc, Trung, Nam và cả Trung Quốc đều biết về chiếc lồng này”, chủ lồng khẳng định.
[img]http://img.news.zing.vn/img/538/t538871.jpg[/img]

Trang: 1 [2] 3
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent