Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - phuong_kofk

Trang: [1]
1
Những chuyến gác cu thú vị / Phương_kofk gác cu
« vào lúc: 16/03/2014 11:28:03PM »
Kính chào ae diễn đàn!
Nhân dịp chuyến đi khai lụp rừng Tây Nguyên  đầu tiên của năm 2014 ( vì dạo này bận quá nên khai lụp hơi trễ tí :D ). Nên e cũng đăng lên cho ae xem cho vui.
Thứ năm ngày 13/3/2014 lúc 8h tối thì mọi thứ đã chuẩn bị xong, mồi, lụp, sào 1 mình 1 xe lên đường. chuyến đánh 4 người nhưng khi đi thì chỉ 1 mình em vì chú Hoà đã đi Phú Yên mua mồi từ thứ 2, đến thứ5 thì đón xe khách lên thẳng Đắk Nông luôn ( xe máy thì bỏ trong gầm xe khách), chú Bá và chú Phước Bình Dương thì trưa hôm sau mới đi. Qua đoạn đường dài ngoằn ngèo đầy bụi đá của con đường đau khổ (QL14) đến tờ mờ sáng hôm sau lúc 3h30 ngày 14/3/2014 thì cũng đã chinh phục xong đoạn đường dài 260km để đến khách sạn gần điểm đánh. Vô khách sạn kiếm chỗ treo cho chim ăn uống nghỉ ngơi xong, em cũng tắm và ngã lung dược gần 1 tiếng thì 5h là phải đậy đi đánh ( buồn ngủ kinh khủng).  Ra bãi đánh  đầu tiên treo mồi lên,  mồi vừa chiêu được hồi thứ 2 là đã có con bổi phành phạch đánh dội. bụng cứ mừng thầm, : mày dính chắc.
Thế cơ mà sau vài xạc phóng rước bổi nhập tàn thì chú đồng son cưng của em nó ko còn bình tĩnh nữa cứ đếm nan, bôi gù, mồi gù vài xạc lại đếm nan( chòi lồng) nản vô cùng. Đang ngồi thì chú Hoà điện tới ( vì đi đánh với chú nhiều nên hiểu, gọi thì hết 95% là nói đã bắc bổi), nên e hỏi luôn,: có 1 em rồi hả chú? ừh! Nhưng chim thường.
Nhìn lại chú mồi mình cứ gù rồi lại chòi, chòi chán mới gù, cứ lơi lơi như vậy khoảng 1 tiếng thì bổi nguội rồi, nhìn là biết ko bắc được. lấy mồi xuống nhìn nó suy nghĩ: mày đau phải con mồi như thế! Rồi chợt nhớ ra là khá lâurồi ko cho nó đi rừng, vài kèo lội lồng rồi thì nó cũng phải tỉnh chim thôi, qua kèo 2 nó vẫn vậy, đến 9h thì sang kèo 3 gặp chú thổ bấu hay, bài bản thì ko chê được, cứ trong vòng 30 giây là có đủ dồn dập kèm cứ trong vòng 3 phút là phải có 3-6 xạc gù dộn cứ đều đều trong 3h liền- chim rất bền, âm tiếng thì rất hay. Mồi e thì lúc này ít chòi lồng nhưng vẫn ko thể tăng nhiệt cho chủ bổi này được. Biết ko làm gì chù bổi này được nên gần 12h30 đành ra ngoài ăn uống. đầu giờ chiều bỗng  nhiên trời lại nổi gió bổi lặng mất tăm, đến 4h30 trời êm gió, tuột xuống  thung  lũng gặp ngay chú bổi giọng thổ. Treo mồi lên mồi phóng là về ngay, chú này hình như là bổi y, ko nhác lụp nhiều và chuyền cành liên luc, lúc này chú đồng son mới chịu chơi gù lia lịa, chú bổi cũng đâu thua trả lễ liên tục, thấy mồi mình ko lội nữa, bụng lại nghĩ thầm, : mày dính chắc. sau 15 phút dính thiệt, chú bổi này từ lúc vào tàn cho đến lúc dính chỉ toàn gù, ko có tí bài bản j. và thành tích đây.




Sau khi bỏ túi chú này xong thì lại nghĩ ngay tới chú thổ bầu lúc sáng, liền chạy xe vô lạch cũ kiến chú ta. Nhưng vừa đến nơi thì mây kéo tới, rơi vài hạt thế là hết đám đánh( vì nếu ae vô rừng sâu đánh sẽ biết, 4km đất đỏ mà dính cây mua thì chỉ có nước ngủ luôn trong rừng, nên đành gưởi lại chú bổi cho chuyến sau.) ra tới ngoài thì cũng gần 6h, chú Bá và chú Phước cũng lên tới,: về khách sạn tắm rửa, cho mồi nghỉ ngơi, rồi đi nhậu con.
Hôm sau chú Bá và chú Phước ở lại đó đánh, còn e và chú Hoà thì đánh dọc đường về trước, sáng khoảng 6h30 vô kèo đầu thì gặp ngay chú son, chú này tỉnh chim hơn giàn gù khá nhưng ít bài bản chỉ kèm thưa. Đến chủ bổi này thì mồi em cũng đã hết chòi lồng rồi mồi bổi so tài khoảng hơn 1 tiếng  rưỡi trong những cơn gió và tiếng máy bơm nước ( vì mùa này là mùa tưới). thì chủ bổi cũng sa lưới. mừng, tự thưởng cho mình 1 nụ cười.






Vì gió quá nên 2 chú cháu ko đánh nữa băng rừng đi về, vô nhà bạn của chú Hoà gác ly, tầm 13h thì tan tiệc. về tới phú giáo làm dĩa tiếc canh vịt, rồi mới chịu về nhà, thật ko có j sướng bằng. cái thú vui gác cu này.
kết thúc chuyến đi em 2 bổi, chú Hoà 3 bổi, chú Bá 3 bổi và chú Phước 2 bổi(2 chú tối đó cũng về luôn vì gió quá).
cảm ơn ae đã theo dõi, xin hẹn chuyến đánh sau.
kính chào.

2
kính chào ae, chú, bác trên điễn đàn
chim cu gáy là 1 thú vui tao nhã mà khắp mỗi tỉnh thành của Việt Nam điều có người chơi, ko kể là giàu, nghèo, san, hèn. Vì vậy trong mỗi địa phương sẽ có 1 hội nhóm riêng để ae họp mặt trao, đổi kinh nghiệm và kể cho nhau nghe về nhưng chuyến gác cu hay là những con bổi hay ở đâu đó. Ở Long khánh cũng vậy cứ mỗi dịp cuối năm là hội lại tổ chức hội họp đông đủ một lần.lúc đầu thì gồm các ae, chú bác địa phương như chú Lai, chú 4, chú thư chú Hùng, chú Hải, chú Tuấn, chú 6 Minh, chú 6 Chen,... nên gọi là hội cu gáy Long Khánh. Sau đó thành viên tham gia ngày 1 đông và rộng khắp từ những ae chú bác trong tỉnh Đồng Nai như chú Việt, chú Quốc, chú Nhật,...,cho đến các cao nhân, nghệ nhân ngoài tỉnh như Bình Thuận, Vũng Tàu, các tỉnh miền tay, 1 số ít ở miền trung và miền bắc... Đặc biệt nhiều nhất là ae, chú, bác, cao nhân, nghệ nhân tại TP. HCM và Bình Dương với số lượng khách lên tới trên 100 trong đó phải kể tới như bác 9 Hóa, chú Hòa, chú Tài,anh Hùng,...( ở Thủ Đức). chú Hòa, chú Sửu,... (quận 9). chú  Bá, chú 7, chú 10, chú Châu, chú Liêm, chú Hoàng...( ở Bình Dương). Nên năm nay sẽ đổi tên thành Hội chim cu gáy. Các anh, các chú, các bác tuy có rất nhiều kinh nghiệm trong thú chơi chim cu nhưng rất nhiệt tình chia xẻ, tìm tòi, học hỏi nhất là giao lưu với ae. đó là lý do buổi họp mặt và giao lưu chủ nhật 29/12/13 diễn ra tại nhà hàng Hùng Núi Đỏ, xã Bàu Xen/ TX. Long Khánh/Đồng Nai.vì vậy e xin thay mặt ae, chú, bác  mời ae, chú, bác trên diễn đàn trước là gặp mặt sau là trao đổi chuyện cu cò. nều ae, chú, bác nào muốn tham gia thì liên hệ em qua sdt: 0909 316 968 hoặc 0 969 868 479 để em gưởi thiệp mời.
Thay mặt, trân trọng kính mời.
Nguyên Phương


3
lồng và phụ kiện / lụp của Phương_kofk tự làm.
« vào lúc: 01/08/2013 10:59:39PM »
hiện đã có rất nhiều loại lụp, nhưng chưa có cái nào tự làm với lại thấy các bác dạo này hay tự bẻ lụp chơi nên em cũng làm cái cho vui, khung và nam 100% thép. đặc biệt các mối đều bẻ sống ĐẶC BIỆT ko qua đèn khò nhé,( dùng đèn khò để làm mềm các mối bẻ nên bẻ sẽ dễ, ít dùng sức và tròn nhưng bù lại lụp sẽ yếu và nhanh gỉ sét) . vì mới là cái lụp đầu với lại bẻ sống nên hơi xấu, các bác có ném đá ném gạch thì ném cúc nhỏ thôi nhé, nén cục to quá móp hết lụp em._zoo_ _zoo_ _zoo_
.

4

    chú này giộng thổ mà mồm còn hơn cả đồng và chuông.
    đem lên cho ae chém tí cho vui.
   
chim cu gáy ( thổ kèm)

5
Thú chơi cu gáy mồi / Bán - tặng bổi.
« vào lúc: 20/02/2013 11:40:20PM »


  -Tình hình là đã vào mùa bẫy chim cu nên anh em trong hội bẫy được rất nhiều chim bổi. đủ loại từ mới bẫy đến vài tháng đều có, hay dở cũng có. Giá cả như sau:
    Tặng cho ae nuôi kiểng những chú chim ko phân biệt được trống mái( loại này thường là bẫy mồi đất, tập mấy con mồi mới thả đất, bẫy lấy số lượng cho mồi nó xung). Hiên đang có 4 con, a Sơn ngoài hn đặt 2 con, đang còn 2 con tìm chủ.
    100k/1con: chim trống nhưng dở,ko bài bản, chỉ vài xạc gù là đã xong, bán cho a e nuôi văn nghệ.

    150k/1 con: chim trống dở, ko bài bản, dàn gù chỉ 15 xạc trở lại,giọng tương đối bán cho a e nuôi văn nghệ.
    200k/1con: chim trống thường, bài bản ít, dàn gù trung khoảng 35 xạc trở lại, giọng tương đối.
    250k/1 con: chim trống khá, bài bản có kèm dập, giàn gù khoảng 60 xạc trở lại,giọng tốt (thổ, thổ rền, thổ pha đồng vv.)
    300k-700k/1 con: chim trống chơi khá trở lên, bài bản, giàn gù trên 60 xạc, giọng tốt( thổ sấm,thổ bầu, thổ,VV…) hoặc là những chú chim đặc biệt như: chân có lông, giao long, bạch tạng, cườm cao, cườm sa,3 hậu,..vv…
    Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì đôi lúc đi bẫy cũng có những chú chim giọng thường, ko bài bản, nhưng giàn gù thì miệt mài trên 100 xạc thì giá cũng ko thấp.hay chim bài bản ko nhiều nhưng kèm dây,kèm mắc me thì giá cũng khác.
  sdt 0 969 868 479 hoặc 0909 316 968 e tên Phương ở gần ngã tư Thủ Đức, bên hông trường dh sư phạm kĩ thuật.

    Cảm ơn anh em đã quan tâm và ủng hộ.
    Thân chào.


6
Thú chơi cu gáy mồi / chim cu gáy đồng son của phuong_kofk
« vào lúc: 22/01/2013 09:54:11PM »


    lâu ngày ko có j chia sẻ cùng ae, hôm ngay ngẫu hứng úp chú mồi này cho ae thảo luận tí cho vui. chú này là mồi cây, ae nhận xét nhiệt tình nhé.
    clip quay lâu rồi, lúc vừa mới thay long xong đấy.
   



7
Hôm chủ nhật 6/8 vừa rồi về nhà chơi, xách 2 e bổi lỡ ra rừng, đi gần buổi sang ko con nào nhập tàn, đến gần trưa thì gặp chú bổi này, nó thì ko có bài bản gì chỉ đứng thúc trơn, nhưng chất giọng thì e khoái wa! 2 chú bổi lỡ thì chỉ là ngày đầu tiên ra rừng đi hoc, chẵng làm được trò trống j. đấu được hơn nửa tiếng thì gặp ngay tên bồ cắc cu, bổi rừng thì ù té chạy, bổi lỡ thì tung lồng ầm ầm, thật tức wa! Chuyến sau về đem mồi đi túm nó mới được. em đã có chú bổi sấm thổ cườm đóng, nhưng sao vẫn khoái giọng chú này.
E thì nói nó là sấm thổ, nhưng theo các cao nhân con này có đúng là sấm thổ ko, đáng nuôi để nghe giọng ko thì e ko biết. còn e thì khoái giọng của nó wa!
Clip 1 đến phút thứ 7 thì chú bổi này về. lúc đầu thì có 2 e bổi về trước mà ko đấu với mồi, chỉ đứng ngó, sau đó khoảng gần phút thứ 6 thì có 1 con thổ về. Con bổi này chẳng khác nào vệ sĩ của chú thổ sấm kia, nó về đá 2 e bổi về trước te tua, đấu với mồi khoảng 1 phút, đến khi chú sấm thổ lên tiếng thì chú này im re. hehehehehe…

clip2



8
Chào a e diễn đàn, ko biết theo ae, việc xả lửa cho chim cu, đề nó thay long đều, ko bị rụng dặn có quan trọng hay ko, chứ theo kinh nghiệm của em thì nó rất quan trọng. nó quyết định sức chơi của con chim cu nguyên 1 mùa sau,nếu nó rụng hết long già, thay vào mình 1 bộ áo hoàn toàn mới thì nó chơi rất căng, còn nếu cứ rụng dặm hoài thì cả mùa nó chơi rất yếu, điều đó thường là nguyên nhân làm cho con chim cu xà cầu máy cánh.( nằm máy cả buổi ko them lên cấu đấu nữa).Nói thì ae ko tin, nhưng đó là kinh nghiệm của e. nhưng nếu lỡ xà cầu máy cánh chữa vẫn được nhưng phải mất hết 3 tháng, rất mệt.
Sau đây là cách mà em xả lửa cho chim thay long, và nung lửa khi đã thay long xong:

Bước 1: dọn dẹp lòng chim, cóng thức ăn, cóng nước thật sạch, vì thời gian thay long là thời gian mà chim suy, yếu, nên rất dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh nhặm mắt( nếu bác nào có chim bị nhặm, đem đến e chữa miễn phí cho, e đã chữa dùm rất nhiều chim bị nhặm của ae trong hội chim cu của e rồi, chỉ 3 ngày là hết tiệt).

Bước 2: chuẩn bị khoáng chất cho em nó, vì mùa thay long, chim rất cần chất này, có nhiều người bỏ wa bước này, nhưng với em, thiếu khoáng chất cho chim thì chẵng khác nào ko cho chim ăn, con chim ăn lúa,thì chỉ để nuôi mạng sống thôi, chứ ko có sức mà đấu dai dẳng với thiên hạ. khoáng thì ko biết ae tự làm hay là mua, nhưng e thì tự làm láy cho chắc ăn.

Bước 3: chuẩn bị thức ăn. Để 1 hũ lúa cho nó (luôn luôn có lúa cho nó), và 1 hũ khác trộn chung kê, mè, đậu xanh tỉ lệ 1.3.1. quan trọng nhất là hũ kê, mè,đậu xanh này vì nó sẽ quyết định con chim có thay long đều hay ko. 1 lần ae đong 3 muỗng mè, 1 kê, canh sao cho nó ăn hết trong 2 ngày, ngày thứ 3 thì chỉ ăn lúa với đậu xanh thôi. Các ngày sau cũng vậy,( Trong cóng lúc nào cũng phải có đậu xanh, đậu xanh cho chim ăn là con dao 2 lưỡi, nhưng trong giai đoạn xả lửa thay long thì lại rất cần.) Thường thì chim ăn hết mè và kê cùng 1 lúc,đậu xanh thì vẫn còn vì nó ăn chỉ vài hạt. Kê mè phải có tỉ lệ thích hợp, mè nhiều đễ tiêu chảy, kê nhiều nóng chim khó thay long. Chắc ae khó hiểu vì sao kê có tính nóng, nhưng e lại cho chim ăn trong mùa thay long phải ko? Đó là vì nếu cho ăn chỉ có mè thì chim dễ bị tiêu chảy sẽ ko tốt.( vì vậy tỉ lệ kê với mè như e nói ở trên có thể thay đổi được, tùy theo hệ tiêu hóa của con chim, nếu chim dễ tiêu chảy thì nên giảm tỉ lệ mè, nếu hệ tiêu hóa của chim tốt, khó bị tiêu chảy thì tăng tỉ lệ mè lên càng cao càng tốt, mồi e có con ko cần kê, nhưng có con thì phảỉ ở tỉ lệ trên). khi thay long mà chim bị tiêu chảy thì long mới thay dễ bị tưa ra, và đỏ long,ko mướt được. nên tránh bị tiêu chảy( bệnh này ko khó để trị nhưng cũng phải tránh) vì lỡ bị thì phải thay đổi cách cho ăn trong vòng vài ngày cho chim hết tiêu chảy sẽ làm chậm thời gian thay long, và long già sẽ “lì”, ko chịu rụng.

Bước 4: tắm nắng cho chim. Cứ 2 ngày tắm 1 lần, tắm nắng sớm khoảng 8 hoặc 9h, tắm hạ thổ là tốt nhất. xong rồi đem vô mát treo khoảng 15 phút, sau đó tủ lại để ở chỗ yên tĩnh, ánh sáng chỉ đủ cho nó ăn uống thôi, làm vậy chim sẽ ít gáy gù, cho nên mau xả lửa hơn( điểm này cũng rất quan trọng, nếu ae nào ko tin, thử treo 2 con thay long, 1 con mở lòng, ánh sáng cao, với 1 con làm như e nói ở trên thì sẽ thấy sự khác biệt.)

Bước 5: khi chim rụng long xong, đang trong thời gian mọc long măng, giai đoạn này chim rất yếu, tránh ko để chim bị sock, giẫy mạnh hay chòi lòng, vận chuyển xa, vì như vậy sẽ bị hư long, mọc ra sẽ ko đẹp. tắm nắng hằng ngày với nắng từ 8 đến 9 h là tốt nhất. thức ăn thì 1 hũ lúa, tăng cường khoáng. Kê, mè, đậu xanh thì tỉ lệ 4:1:1. cho thêm đậu phộng. cho chim bóng long.Các bác nên cho 1 miếng mai mực cho chim bổ xung canxi nhé.
Bước 6: khi chim đã thay long xong, cho ăn kê, khoáng,lúa bình thường lại. dặm dậu phộng,1 tuần cho ăn mè nhưng chỉ trong 1 ngày rồi thôi, bỏ mè ra 1 cóng riêng, ko bỏ chung như lúc xả lửa, thay long. Tắm nắng hạ thổ.

Bước 7: ra rừng lại, 2 hay 3 lần đi bẫy đầu thì đừng nên cố xác bắc bổi, vì chim mới chơi lại làm vậy chim dễ đuối. đi vài lần đầu là chủ yếu làm cho chim lấy lại phong độ, tìm lại cảm giác rừng sau thời gian ở nhà thay long thôi.

Giai doạn sau thì a e cứ nuôi bình thường, như cách ae vẫn nuôi,nếu ae nào có j thắc mắc ae có tin tưởng e thì ll địa chỉ Phuong_kofk@yahoo.com.vn e sẽ giúp.
Đó là kinh nghiệm, và sự hiểu biết của em, biển học mênh mong, đọc xong kính mong ae chỉ giáo thêm, e rất cảm ơn vì làm vậy sẽ tăng thêm sự hiểu biết của e. nhưng em chỉ nhận những lời góp ý thật lòng của ae thôi, nếu ko hiểu biết cứ kiếm cớ chê bai này nọ để ra oai với thiên hạ thì e ko nhận đâu nhé! Trên diễn đàn cũng có vài người cứ thích đạo văn, lấy bài người khác về sữa chữa lại, làm bài riêng của mình, đừng làm vậy với bài của e nhé, e ko thích!

Chú ý:
Vào mùa thay long, ae nên để ý, khi nào chim bắt đầu có hiện tượng thay long thì ae mới áp dụng nhé, nó chưa muốn thay là ép nó rụng thì cũng ko tốt.có 1 chiêu rất hay mà sư phụ soncugay đã chỉ e là: khi đã rụng long xong,bắt đầu thay long mới, nếu ae có điều kiện thì nên bỏ chim vào lòng rộng kích thước khoảng cao 0,5m rộng 0,5m, dài 1 m, hơn kém 1 vài cm cũng ko sao., rải cát lên kiếm 1 cục đất cho chim đứng, nuôi trong đó đến khi nào chim thay long xong luôn thì chim ra lông sẽ rất đẹp. bác nào có điều kiện thì nên thử,e đã làm rồi, kết quả rất tốt. nếu ko có điều kiện như vậy thì cũng ko sao cả, miễn sao khoáng, nắng, nước, thức ăn đầy đủ chất cần thiết là được.
Vài lời tâm huyết cùng ae. Nếu thấy hay, ae bấn nút THANK để ủng hộ nhé
Cuối cùng e xin chúc ae trong diễn đàn được vui.
Thân!

9
e có con cu mồi cây, đang thay long te tua, nước chơi chỉ còn 60% so với lúc chưa thay lông nên để ở nhà, giờ lấy máy ảnh quay lên cho các cao nhân thảo luận, đánh giá giúp e. con nay là bài bản ở trong nam, chứ ko có chu, lèo, vấp như ngoài bắc. chu, lèo, vấp trong nam ko chơi.
 đây là clip e nó:


sẵn e up con đồng cho các cao nhân thảo luận luôn

e nó ở nhà chỉ chơi có như vậy, khi nào thay long xong, bác nào thích đi bẫy giao lưu với e thì liên hệ nhé.
chắc khoảng 1 tháng hơn nữa đấy.

10
Dinh dưỡng và sức khỏe chim cu gáy / thức ăn cho cu gáy
« vào lúc: 05/10/2011 11:17:57PM »
chào các bác có cùng niềm đam mê với e. cho e hỏi, thức ăn chính của chim cu là j vậy mấy bác. e bỏ vào lồng lúc nào cũng có đầy đủ 7 loại thức ăn là: lúa, bắp, mè, đậu phộng, đậu xanh, đất, hạt kê. như vậy có được ko mấy bác. có thiếu hoặc dư món nào ko? kính mong mấy bác chỉ giáo.  _hoanho_

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent