Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - lamquangnha

Trang: 1 ... 7 8 [9]
161
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 15/08/2011 09:16:50AM »
Hậu Tây Du Ký
Trư Bát Giới kiếp sau, sửa sắc đẹp thành một người đẹp trai, đến vũ trường tìm gái đẹp.
Sau khi abcxyz xong thì Bát Giới nói:
-Cô có biết ta ngày xưa xấu thế nào không? Ta là Trư Bát Giới đây!
Cô gái đẹp giật mình:
- Sư huynh! Đệ là Sa Tăng đây

162
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 15/08/2011 02:19:46AM »
 Trễ

Vợ thấy chồng đi làm về, chạy ngay ra đón chồng, hôn 1 cái vào má và thỏ thẻ với ông :
  - Anh ơi, em “trễ” 2 tháng rồi, chắc chúng ta có em bé quá
  Chồng vui mừng khôn siết vì sắp được làm bố.. 2 vợ chồng cùng nhau xem ti vi và đi ngủ.
 Sáng hôm sau, chồng lại đi làm, chỉ có mỗi bà vợ ở nhà.Có 1 anh nhân viên Điện lực đến bấm chuộng
 -Tôi có thể giúp gì cho anh?
 -À không , tôi đến đây chỉ để báo cho bà biết là bà đã trễ 2 tháng rồi nhá!!!”
 - Ha? Sao các anh lại biết?
 - Bà đừng có cố tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, bà trễ dù là 1 bũa chúng tôi cũng bít chứ đừng nói chi đến 2 tháng như vậy!!!
 Quá hoảng sợ, bà vợ nói “thôi đợi chồng tôi nói chuyện với các anh!!! rồi đóng sập cửa lại.
 Ngay sáng hôm sau ông chồng đến ngay công ty điện lực và gặp anh nhân viên thu tiền hôm trước, vỗ bàn hét :”Này anh kia, anh muốn gì ở vợ chồng chúng tôi?”
 - Cũng đơn giản thôi, ông bà vui lòng đưa chúng tôi tiền là mọi việc sẽ ổn thỏa
Ông chồng nghĩ đang bị tống tiền , nên càng thêm bực tức:
 - Nếu tao không đưa tiền cho mày thì sao?
 - Bắt buộc chúng tôi phải cắt của ông thôi – anh nhân viên thu tiền trả lời
 Ông chồng há hốc miệng: “Cắt rồi vợ tôi xài cái gi ??????? ”
 - Kêu bà ta xài đỡ cây đèn cầy vậy !!!!!
p/s chipchip: Anh em minh làm sao cho diễn đàn này bể bụng hết mới thôi, mỗi người một chuyện cứ thế tiếp tục nhé, nếu các A/E khác thấy vui vui thì xin mời viết bài.

163
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 14/08/2011 07:22:16PM »
 Thần đèn thế kỷ 21

Hai vợ chồng đang chơi gôn tại một sân gôn cực kỳ đắt tiền, bao quanh bởi những ngôi nhà cực kỳ sang trọng. Khi chơi đến lỗ thứ ba, chồng dặn dò vợ (một phụ nữ rất xinh đẹp):
 
 “Em yêu, hãy thận trọng, vì nếu trái banh lỡ va vào một cửa kính, thì chúng ta phải đền một số tiền lớn đấy”.
 
 Người vợ làm một cú đánh mạnh và tất nhiên trái banh bay thẳng vào cửa kính lớn nhất của một ngôi nhà sang trọng nhất. Người chồng tức giận, rầy vợ, sau đó hai người đến gõ cửa ngôi nhà. Một giọng nói trả lời:
 
 “Mời vào!”
Người chồng mở cửa ra và nhìn thấy một cái chai bể ở góc nhà, các mảnh chai văng đầy phòng khách. Một người đàn ông ăn mặc sang trọng đang ngồi trên ghế bành hỏi:
 
 “Chính các người đã làm bể cửa kính?”
“Vâng, nhưng chúng tôi rất lấy làm tiếc.”
“Thật ra các người đã giải thoát cho tôi. Tôi là một vị thần bị giam trong cái chai này trong suốt 1.000 năm. Vậy để trả ơn các người, tôi xin tặng ba điều ước.
 
 Nhưng vì có hai người, nên tôi sẽ tặng mỗi người một điều ước, còn điều ước thứ ba sẽ dành cho tôi. ”
Người đàn ông hỏi người chồng: “ông ước điều gì?”
Người chồng trả lời: “Tôi muốn mỗi tháng nhận được 1 triệu USD”
“Được thôi, kể từ ngày mai ông sẽ nhận được số tiền này vào mỗi đầu tháng”.
 
 Vị thần quay qua người vợ và hỏi: “Còn điều ước của bà là gì?”
“Tôi muốn có một ngôi nhà ở mỗi nước trên thế giới.”
“Được thôi. Kể từ ngày mai bà sẽ nhận được giấy chủ quyền của các ngôi nhà này.”
Người chồng hỏi vị thần: ” Vậy điều ước của ông là gì?”
 
 “Ta bị nhốt trong cái chai này trong hơn 1.000 năm và suốt thời gian này ta không được gần với phụ nữ. Do đó, điều ước của ta là được gần với vợ ông.”
Hai vợ chồng nhìn nhau một hồi và cuối cùng người chồng nói:
 
 “Được thôi, với 1 triệu USD mỗi tháng và tất các các ngôi nhà trên thế giới, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đồng ý điều này, em nghĩ sao?”
Người vợ trả lời: “Em đành phải đồng ý thôi”
Vị thần đưa người vợ vào phòng ngủ…
Hai tiếng đồng hồ sau, vị thần hỏi người vợ:
” Này, chồng em bao nhiêu tuổi vậy?”
“40 rồii ạ, sao ông lại hỏi tuổi?”
” Thật không thể tưởng tượng! Bởi vì đã từng tuổi này rồi mà ông ta còn tin là có thần thánh !”

164
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 14/08/2011 10:01:04AM »
 Thầy đồ làm biếng

Có một thầy đồ rất lười biếng, thường kiếm cớ để không phải dạy dỗ gì cả. Một hôm ông vào lớp hỏi học trò :
- Tụi bây biết hôm nay học cái gì không ?
Cả lớp trả lời :
- Thưa thầy không !
Thầy đồ tỏ vẻ giận dữ :
- Không biết ? Vậy tụi mày tới trường để làm cái gì ? Cút về hết đi !
Đám học trò khúm núm kéo về hết và bàn với nhau là lần sau thầy có hỏi thì sẽ trả lời biết xem thầy tính sao.
Hôm sau, thầy giáo lại hỏi :
- Hôm nay tụi bây biết sẽ học cái gì không ?
Cả lớp đồng thanh trả lời :
- Dạ biết !
- Đã biết hết rồi thì tụi bây còn ở đây làm cái gì vậy? Về hết đi !
Tụi học trò tức lắm, cho nên bàn rằng kì sau thầy có hỏi thì nửa lớp sẽ trả lời có và nửa lớp sẽ trả lời không coi thầy tính sao.
Ngày kế tiếp thầy hỏi :
- Bây biết hôm nay học cái gì không ?
Nửa lớp trả lời :
- Thưa biết !
Nửa lớp trả lời :
- Thưa không !
 Vậy thì đứa nào biết ở lại dạy mấy đứa không biết, còn tao về !

165
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 13/08/2011 06:24:27PM »
Cao thủ
Cô gái xinh đẹp xin phép mẹ đi dự dạ hội. Trước khi đi mẹ cô dặn: “Con đã lớn rồi, nên học cách phòng ngừa những tên Sở Khanh”.
- Phòng ngừa thế nào hả mẹ?
- Khi có đứa nào muốn đi xa hơn giới hạn cho phép, con hãy hỏi nó: “Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?”. Bọn đàn ông trẻ thường ngại chuyện con cái lắm vì chúng sợ chịu trách nhiệm.
Ghi nhớ lời mẹ, cô gái đến dạ hội. Hôm đó các chàng trai đều thi nhau đến mời nàng nhảy. Chàng trai thứ nhất tiếp cận nàng là một công tử cực kỳ đẹp trai, sau khi đi gần hết điệu Valse, chàng trai kín đáo hôn nhẹ vào bờ vai cô gái. Cảm nhận “điều khác lạ”, cô gái liền hỏi:
- Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?
Anh chàng bỗng tái mặt, đưa cô gái về chỗ ngồi và lủi ra xa.
Kẻ thứ hai là một chủ doanh nghiệp nổi tiếng giàu có, bước nhảy của anh ta cực kỳ điệu nghệ, vòng tay rắn chắc khỏe mạnh. Cô gái thấy tâm hồn xao xuyến. Bỗng nhiên cô cảm thấy bàn tay đáng nhẽ phải để hờ ở hông nàng đang di chuyển xuống dưới. Cô lại thì thầm vào tai anh chàng:
- Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?
Bước nhảy của chàng thương gia dần dần rối loạn, mắt bỗng mờ đi. Kết thúc điệu nhảy, anh chàng lủi nhanh vào đám đông.
Kiểm chứng kinh nghiệm của mẹ thành công, cô gái tự tin đi tìm nạn nhân mới. Lần này là một anh chàng trông rất ngố lại nhảy không đẹp, thỉnh thoảng còn giẫm vào chân cô. Sau một hồi vất vả, chàng ngố tỏ ra ngượng ngùng vì sự vụng về kém cỏi của mình mới ngỏ lời mời nàng ra ngoài đi dạo. Đến bên chiếc ôtô, anh chàng mở cửa đưa nàng vào trong. Cảm thấy điều gì đó không ổn, cô gái liền hỏi:
- Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?
Anh chàng sáng bừng mắt đáp lại câu hỏi của nàng bằng một nụ hôn nồng cháy.
Sau khi đáp lại nụ hôn, cô gái lại hổn hển:
- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?
Anh chàng vẫn không trả lời nàng mà nhẹ nhàng gỡ bỏ quần áo nàng ra… Cô gái cố gắng gồng người hỏi lại lần cuối cùng:
- Chúng… ta… sẽ… đặt… tên… con… là… g…..ì?
Chàng ngố lúc này mới nhẹ nhàng rút trong túi quần ra chiếc bao cao su và nói với nàng:
- Nếu nó thoát được ra khỏi cái này, chúng mình sẽ đặt tên nó là David Copperfield nhé!

166
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 13/08/2011 05:28:49PM »
 Phép mầu

Trong một công viên, một cặp tình nhân đang ngồi tâm sự trên băng ghế đá, bỗng cô gái thốt lên :
 - Anh ơi tay em bị đau quá nè !
 Chàng trai liền hôn lên tay cô gái, cô gái liền nói :
 - Hết đau rồi anh !
 Một lúc sau cô lại thốt lên :
 - Anh ơi trán em đau quá nè !
 Chàng trai liền hôn lên trán cô và cô lại nói :
 - Hết đau rồi anh !
 Một lúc sau nữa cô lại thốt lên :
 - Môi em đau quá anh ơi !
 Chàng trai lại hôn lên môi cô gái và cô gái lại hết đau.
 Đến đây thì bỗng dưng một bà cụ từ sau băng ghế đá cất tiếng :
 - Hỡi chàng trai có phép màu kia ơi! anh có thể giúp ta được không?, ta bị mắc chứng táo bón kinh niên !!!

167
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 13/08/2011 10:27:24AM »
Câu chuyện mất nỏ thần
Thầy giáo đang giảng bài, thấy Long ngủ gật gọi dậy hỏi:
-Thầy: Em cho thầy biết ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?
-Long: Thưa thầy, em…em không lấy ạ!
-Thầy: Em nói gì vậy hả? Đứng đó! Lớp trưởng trả lời câu hỏi của thầy nào!
-Lớp Trưởng: Thưa…thưa thầy, cũng không phải em, mà cả lớp cũng không ai lấy đâu ạ, thầy cứ cho xét cặp sẽ rõ!
-Thầy: ối ! ???

*********************
Lớp trường về nhà, mặt buồn rười rượi, thấy thế cha Lớp Trưởng hỏi:
-Cha: Con sao vậy?
-Con: Dạ, hôm nay thầy giáo hỏi cả lớp ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương, con nói cả lớp không ai lấy mà thầy không tin, thầy còn nổi giận đùng đùng và bắt phải chép phạt 100 lần truyện Nỏ thần nữa!

*********************
Hôm sau, cha của Lớp Trưởng đến lớp gặp thầy giáo nói:
-Thưa thầy, dù sao chuyện cũng đã rồi, thôi thì cái nỏ thần ấy giá bao nhiêu thầy nói để tui đền, chứ phạt vậy cũng tội cho mấy cháu. Mà …mà cháu An Dương Vương nào đó đi học mà mang theo nỏ, thì cũng không nên chút nào!

168
Tửu quán - Góc cười / Re: Truyện cười sưu tầm
« vào lúc: 12/08/2011 09:24:48PM »
Như nhau cả

Một nhà khoa học tánh tình hay đa nghi, nên ông ta chế tạo ra robot phát hiện nói dối. Ngày chế tạo thành công, ông đem ra thử con trai.
Cậu con trai vừa đi học về ông ta đem robot ra hỏi:
- Sao con đi học về trễ vậy?
- Con qua nhà bạn mượn sách về học.
Robot phát hiện nói dối, đánh cho cậu con trai một cái.
Ông bố cười:
- Đó con thấy chưa, nói dối là phải chịu phạt. Lúc bằng tuổi con bố không dám nói dối ông nội nửa lời.
Ngay lập tức, robot đạp ông ta một cái bay vô tường.
Người vợ thấy cậu con trai bị đánh đòn đau bèn nói:
- Sao anh làm thế với con, dù sao nó cũng là con anh!
Robot nắm đầu bà vợ, đánh túi bụi.

169
     Chào chú Nhân Tây Nguyên!
     Mồi ngon thì giá cả không nhằm vấn đề, nhưng theo anh trước mắt nên cho vào mùng thả ra cắt cánh đi cái đã (hi hi). Còn nhận xét thì: con mới mua có bộ cườm đỏ cho thấy nước bo (gù) nhiều, bộ qui này cho thấy em nó có nước dập à nghen! , về bảng lông của 2 con tương đối giống nhau, anh e rằng con mới mua cũng sẽ chơi hơi kén kèo đây chú Nhân ạ! (đón mò tí thôi)
     Hôm nào đem mồi vào trong Nam chơi sẵn tiện đi tìm hái bông súng nhé! ở đây nhiều lắm.
Chào em , chúc em và gia đình nhiều sức khỏe.

170
Hướng dẫn đăng ký, đăng nhập, chỉnh sữa hồ sơ cá nhân:
      Việc đăng ký không có gì khó khăn cả, mục đích của việc đăng ký là để thống kê thành viên tham gia diễn đàn. Nếu đăng ký bạn sẽ xem được toàn bộ diễn đàn, (có những mục như Chim của thành viên, thông tin liên lạc của thành viên, kinh nghiệm chọn mồi hay... ) bạn phải là thành viên mới xem được. đăng ký bạn được tham gia viết bài, upload file ảnh, âm thanh lên diễn đàn .v.v... 
      Bạn mở trình duyệt web , trong hộp địa chỉ bạn gõ: cugay.org/diendan/ và bấm phím enter, trang diễn đàn sẽ hiện ra. Việc đăng ký cũng không có gì rườm rà, bạn click vào nút đăng ký trên menu, sau đó sẽ hiện ra một bảng nội qui (Registration Agreement),  rồi click vào "I accept the terms of the agreement" nghĩa là bạn đã chấp nhận nội qui đó. Sau khi click nó sẽ hiện ra 1 bảng (Registration Form) để bạn điền thông tin cá nhân vào
Tên truy nhập: ví dụ   cugay_tracu  chẳng hạn
Email: là nick chat của chúng ta cộng thêm @yahoo.com hoặc bạn tạo trong Gmail rất đơn giãn, ở đây tôi ví dụ địa chỉ mail là: lamquangnha@gmail.com
Mật khẩu: có thể là chữ số, có thể là chữ viết (phải nhớ thật kỷ kẽo quên) ví dụ: 123456789, (lưu ý: để an toàn nên đặt mật khẩu trên 6 ký tự)
Xác nhận mật khẩu:  Gõ lại mật khẩu như bạn vừa đăng ký ở trên
Bên dưới là bảng (Verification)
Dòng thứ nhất: yêu cầu bạn điền những chữ cái như hình trên vào ô trống bên dưới
Dòng thứ hai : Trả lời câu hỏi và điền kết quả thích hợp vào ô trống bên dưới
Dòng thứ ba : Trả lời câu hỏi và điền kết quả thích hợp vào ô trống bên dưới ( câu này hơi chuyên môn tí)
Cuối cùng bạn chọn Đăng ký là xong.
- Chỉnh sửa hồ sơ: Vào hồ sơ chọn Account Setings ta thực hiện chỉnh sửa hồ sơ như sau
Để thay đổi tên mặc định thành tên thật của chúng ta khi hiển thị trên diễn đàn, ta chọn ô tên hiển thị trên diễn đàn và sửa lại theo ý muốn của mình (mục này hiện tại admin đã khóa lại nên không sửa được.
Chữ ký:Chữ ký được hiển thị dưới mỗi bài viết ( Tối đa 300 ký tự )
Phần chữ ký giống như phần phụ chú mà mỗi khi ta viết bài nó sẽ hiển thị những thông tin đó ở cuối bài viết.
- Tạo hình avatar
Trên thanh công cụ, bạn vào phần: Hồ sơ.
Chọn mục: Forum Profile. (ví dụ như hình dưới)

Chọn dấu check vào mục Upload hình ảnh riêng.
Xong click vào chữ: "Duyệt" Tìm hình ảnh trên máy tính và chọn một ảnh nào mình thích, xong xuống bên dưới bấm vào"Cập nhật", Chờ một lúc là OK.
      Xin chúc các bạn sẽ thực hiện thành công sau khi xem bài viết này nhé

171
      Tôi đã xem nhiều bài viết về " Bốn cái ngu " nhưng tôi tâm đắc nhất là truyện ngắn "Bốn cái ngu" của nhà văn Sơn Nam (không phải tôi bà con với ổng đâu nghen!). Vì nó vừa hơi tếu, vừa giải thích xác thực, dễ hiểu ... Hôm nay xin phép copy bài của ông vào diễn đàn cu gáy Việt Nam, với mong muốn rằng nếu anh em nào chưa đọc, thì đọc qua để biết và có khi phải dùng đến, nhất là chúng ta đang ôm phải cái ngu "thứ ba" ấy !

Truyện ngắn: Bốn cái ngu. (Sơn Nam)

Mấy người hàng xóm la hoảng lên:
- Tư Hưng đâu rồi! Nuôi heo bầy mà bỏ nó chạy cùng đường cùng sá. Sao không nhốt lại?... Thiệt hết nói. Tanh rình tanh ói, chỗ nào cũng một đống, ai hơi đâu mà hốt. Nó còn ủi nền nhà, phá mấy liếp cải. Nói ra thì mích lòng, để trong bụng thì ấm ức.
Tư Hưng từ đầu xóm chạy lơn tơn về, lên tiếng thanh minh:
- Bà con ơi! Tôi nhốt heo lại rồi. Chắc lại vợ tôi quên... Vợ tôi nó dại dột thì tôi chịu tội.
Nói xong, Tư Hưng chạy lùa ba con heo nái. Heo chạy tán loạn, đâm ngay vào vách lá, chui vào trong nhà. Anh ta nói to:
- Em ơi! Coi chừng heo chạy bể đồ đạc.
Nhưng hỡi ơi! Trong nhà không có một tiếng trả lời. Anh ta vào nhà, chạy tới trước cửa ngõ nhìn dáo dác. Vợ anh đâu rồi? Hay là đã xách gói trở về nhà cha mẹ ruột? Bốn tháng qua, vợ chồng anh ta gây lộn liên tu bất tận, tính đổ đồng hai ngày là xẩy ra một cuộc cãi vã.
Tư Hưng nói:
- Ði đâu đi phứt cho rảnh. Gặp con vợ như vầy mau tàn mạt lắm. Thật là...
Vừa lúc ấy, ông Hai Kiểm đi ngang qua, lên tiếng:
- Chuyện gì đó Hưng? Vợ chồng mới cưới, nếu cơm không lành canh không ngọt thì đóng cửa dạy nhau...
- Dạ, chuyện rắc rối lắm, đổ bể tùm lum.
- Cái gì đổ bể?... cháu nói mau.
Ông Hai Kiểm xụ mặt, tưởng tượng đến những hậu quả tai hại mà ông gánh lấy. Chính ông đã làm mai mối cho Tư Hưng cưới vợ. Bên gái đòi một đôi bông búp, hai chiếc vòng đúng một lượng vàng. Vì muốn tác hợp cho hai trẻ là người dưng nhưng ông Hai Kiểm vẫn làm gan lãnh nợ, vay dùm cho gia đình Tư Hưng số tiền khá to. Chủ nợ hỏi:“Rồi làm sao vợ chồng nó đủ sức trả?” Ông Hai Kiểm đáp:“Vợ chồng nó sẽ nuôi heo nái, bán heo con lần hồi.”
Những chuyện đáng buồn đã xẩy ra, thấy tai ông Hai Kiểm. Dư luận hàng xóm đã đồn đãi quá nhiều. Ban nãy ông gặp cô vợ trẻ của Tư Hưng ở bờ chuối, sát ven đường. Ông hỏi:
- Cháu làm gì vậy đó?
Cô vợ nó đáp:
- Dạ, cháu cắt lá chuối khô đem về bó lại, làm ụ cho heo ngủ.
- Cháu biết lo xa, bác mừng lắm. Xứ này nhiều muỗi, để heo ngủ trần mà mang tội. Làm sao heo mau lớn đúng tạ được? Sao thằng Hưng không ra đây làm công việc tiếp với cháu?
Cô vợ nọ ôm mặt khóc. Bấy giờ, ông Hai Kiềm mới nhìn tường tận: gò má cô ta bầm tím. Ông thở dài, định tìm Tư Hưng để dạy dỗ. Dè đâu vừa đi ngang cửa là nghe giọng nói vô lễ của anh ta.
Ông Hai Kiểm vào sân, nói lẩm bẩm:
- Làm gì mà quát nạt? Cái gì đổ bể?
- Dạ, mời bác vô nhà, cháu nói hết đầu đuôi cho bác nghe.
Rồi Tư Hưng tố cáo bao nhiêu sự lơ đễnh của vợ: nào vợ ngủ trưa, nào vợ kho cá ăn mặn đắng, nào vợ lười biếng nuôi heo. Và nhứt là ưa cãi vã với chồng. Hễ giận hờn, lập tức cô vợ bỏ nhà ra sau vườn. Ông Hai Kiểm dùng tình cảm để khuyên nhủ:
- Nó lo cắt lá chuối khô chớ đâu phải dạo xóm ngồi lê đôi mách hoặc đánh bài tứ sắc. Cháu hãy bình tĩnh. Vợ nó có lỗi thì dạy dỗ bằng lời nói nhỏ nhẹ.
Tư Hưng nói nhanh:
- Dạ, nó cứng đầu lắm. Hễ cháu đánh thì nó đứng lì một chỗ, không thèm chạy.
- Ừ... Nhưng mà cháu đừng đánh ngay con mắt vợ.
Tư Hưng phục thầm sự nhận xét của ông Hai Kiểm:
- Sao bác biết?
- Trời đất xui khiến như vậy. Bác sống tới năm nay là sáu chục tuổi rồi. Ðàn ông ưa bạt tai vợ, táng ngay con mắt. Rủi đui con mắt thì sao?
* * *
- Cục cu cu... cu! Cu!
Ông Hai Kiểm bước tới lui, ngắm nghía con cu mồi mới mua ở Xẽo Bần với giá là mười giạ lúa. Ông bắc ghế, đứng lên, mang cặp kiếng, nói thì thầm:
- Ồ! Con cu hai cốt. Chưa chắc! Hồi bữa hổm, nó gáy tới bốn cốt.
Rồi bác đưa tay lên miệng, bụm lại, nhái giọng gáy:
- Cục cú cu... cu!
Tức thời con cu mồi nhảy nhót, vỗ cánh, đòi bay ra khỏi cái lồng bằng tre. Nó đứng lại, há mỏ, ưỡn ngực:
- Cục cúc cu... cu! Cu! Cu!
Ông Hai Kiểm cười dòn:
- Giỏi quá! Trót làm thằng ngu thì ngu luôn cho trọn kiếp. Sáng mai, mầy nhớ gáy đủ bốn cốt cho tao!
Từ ngoài cửa, Tư Hưng bước vào. Anh ta nghe lóm tiếng được tiếng mất:
- Bác Hai ơi! Nói chuyện với ai vậy?
- Tư Hưng đó hả? Bác nói chuyện với con cu mồi. Gần tết rồi. Cu gáy vang dậy ngoài đồng, bác tính cho con cu mồi này ra nghề. Mua tới mười giạ lúa đó.
Tư Hưng vẫn thắc mắc:
- Con cu này mua quá mắc nhưng tại sao ngu dại. Nếu nó khờ thì luyện tập lại. Bác rành nghề gác cu lắm mà.
Một dịp may để ông Hai Kiểm giải toả bao nhiêu thắc mắc. Ông rót nước trà ngồi cao hứng rung đùi:
          Ở đời có bốn cái ngu,
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu...
- Mấy câu đó ý nghĩa như thế nào?
- Khó lắm. Nói ra sợ cháu hiểu lầm. Ông bà mình hồi xửa hồi xưa đặt để câu đó, nhắn nhủ mấy người lớn tuổi mà ưa làm chuyện bá vơ như bác. Cháu thử nghĩ: bác ở không suốt ngày, chỉ còn biết tiêu khiển bằng cách thăm viếng người chòm xóm, giúp đỡ lặt vặt. Rồi thì dưỡng nhàn. Cháu biết tại sao làm mai là cái ngu dại thứ nhứt?
Tư Hưng đáp:
- Dạ cháu hiểu mơ màng thôi...
- Nói ra, cháu đừng giận nghe không. Mình làm mai, giúp hai gia đình bên trai, bên gái kết tình thông gia. Nếu con cái họ ăn ở với nhau êm ấm thì thôi. Ngược bằng gặp thứ trai lỗ mãng, thứ gái lười biếng hỗn hào thì thế nào bên trai hay bên gái cũng trách móc mốc ông mai. Nào là thằng rể hoặc con dâu đó tệ quá. Không khéo, vài ngày nữa, nếu vợ chồng cháu chưa hoà thuận với nhau được....
Tư Hưng cúi đầu:
- Dạ, cháu hứa...
- Ðây là cái ngu thứ nhì của bọn già cả, có chút ít thể diện hoặc điền sản như bác. Mình lãnh nợ dùm cho thiên hạ, nếu con nợ trả đủ thì chủ nợ vui sướng, hưởng tiền lời. Bằng không, họ lại mắng vốn... Còn cái ngu thứ ba là gác cu.
Nghe đến đó, Tư Hưng mỉm cười. Gác cu tức là đem con cu mồi ra ngoài ruộng để cho cu gáy lên, nhử bắt con cu rừng. Mấy ông cai tổng, ông hội đồng địa hạt thường gác cu vào mùa này. Tư Hưng còn nhớ năm ngoái ông cai tổng đi gác cu với vài đứa tiểu đồng, mang theo nào trả ấm, thịt gà, cơm nếp. Tại sao gác cu là cái ngu dại thứ ba? Anh ta hỏi mãi nhưng Hai Kiểm cứ lắc đầu. Sao rốt, anh ta gợi ý:
- Dạo này, hễ ở nhà thì gây gổ với vợ. Cháu muốn theo bác, làm đứa tiểu đồng để học nghề. Hồi đó tới giờ, cháu ưa đá gà, đá cá thia thia. Mai kia mốt nọ, về già, cháu sẽ gác cu như bác.
- Ðừng, cháu ơi. Dại dột lắm.
Con cu mồi gáy vang lên. Ngoài bờ tre xa xôi dường như có tiếng đáp lại. Khiêu khích –“Cu kêu ba tiếng cu kêu, cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè.” Ông Hai Kiểm căn dặn Tư Hưng nên về nhà giúp công việc lặt vặt cho vợ bớt mệt. Nhứt là sửa cái chuồng heo, đừng để lối xóm phiền hà...
Sáng hôm sau, Tư Hưng đã có mặt tại nhà ông Hai Kiểm. Hai người ăn cơm rang dằn bụng rồi lên đường. Ông Hai Kiểm đi trước, xách cái lụp, tức là cái lồng bằng dây chì, trong đó có để con cu mồi. Tư Hưng theo sau, vác một cây sào dài, đầu cây sào có cái móc nhỏ bằng sắt. Lại còn có cái bình tích, đầy trà nóng, hộp quẹt và chiếc chiếu.
Gió chướng thổi lao xao mang hơi lạnh từ phía tây bắc, báo hiệu ngày gần Tết. Mặt trời lên cao, bầu trời vẫn chưa trong sáng. Vài đám mây đen bay lởn vởn, thứ mây chuyển mưa còn rơi rớt. Mùi lúa chín xông lên vừa nồng vừa ấm. Qua khỏi bờ ven, hai người đều xăn quần lên tận gối. Lá lúa cứa vào da, hơi rát. Ðôi khi, bùn ngập tới nửa ống chân. Vài con cò trắng đáp xuống vũng nước cạn, rình cá tôm. Ông Hai Kiểm bước khá nhanh, đôi mắt nhìn đăm đăm về hướng cây gáo cổ thụ, giữa đồng.
Ðến nơi, Tư Hưng đứng lóng nhóng. Ông Hai Kiểm nói:
- Trải chiếu ra, ngồi xuống. Nếu khát nước thì uống trà cho thấm giọng.
Trèo lên cây gáo, bẻ vài nhánh cây nhỏ, quăn xuống cho bác.
Ông Hai Kiểm đem lá cây ghim lên cái lụp:
- Nhờ làm như vầy để cho cu rừng không thấy cái lồng bằng dây chì. Lát nữa, cu rừng sẽ bay tới, đậu trên cái sàn, trước mặt lụp.
- Còn mớ lưới này?
- Mình giương lưới lên, gài chốt. Cu rừng đến trước mặt cái lụp, khiêu chiến. Nếu cu đạp nhằm cây chốt, lưới chụp xuống cái sàn, túm con cu rừng.
Ðâu đó xong xuôi, ông Hai Kiểm dùng cây sào có móc sắt mà đưa cái lụp lên gần trên ngọn cây gáo. Ông bước ra xa, nhìn đôi ba lần khen ngợi:
- Ðược rồi, Cu rừng chẳng bao giờ biết con cu mồi đang bị nhốt trong cái lụp. Và trước mặt lụp là cái sàn nhỏ, có lưới giương lên. Êm lắm!
Hai người rút lui vào lùm cây mua, hơi thấp, vạch một lỗ khá to trong lùm rồi chui vào. Tư Hưng nói nhanh:
- Giống như ngồi trong hang...
- Ồ! Người gác cu ngồi ngoài bờ ngoài bụi như vầyl. Nếu đứng lom khom ở ngoài chỗ trống trải, cu rừng đâu thèm tới nạp mạng.
Ngồi giữa lùm cây, ông Hai Kiểm hút hết điếu thuốc này qua điếu thuốc khác. Con cu mồi bị nhốt trong lụp bắt đầu gáy vang:
- Cúc cù cu... cu! Cu! Cu!
Ông cười dòn:
- Giỏi quá! Ra đây, nó gáy tới ba cốt.
Tư Hưng hỏi:
- Dạ, cốt là cái gì?
- Theo tiếng lóng của nhà nghề, mấy tiếng cúc cú cu, gọi là tiếng cốt. Con cu mồi này gáy ba cốt. Bảnh quá! Cháu nghe lại thử. Nó gáy kìa!
Từ ngọn cây gáo, con cu mồi cất tiếng thảnh thót:
- Cúc cù cu... cu! Cu! Cu!
Ông Hai Kiểm nhướng mắt!
- Ðó... Nó gáy đủ bốn cốt. Loại cu nào nhiều cốt thì được cu mái say mê. Lúc lúa chín, cu rừng bắt đầu“phân đồng” mỗi con cu trống, chiếm một khu vực riêng biệt, từ cây này qua bờ tre bên kia. Nó tha hồ ăn lúa chín và tình tự với bọn cu mái. Nếu con con cu trống nào toan vào khu vực của nó, nó sẽ đánh đuổi, đá và cắn tơi bời. Thí dụ như khu vực này, từ cây gáo qua bờ tre, đã có sẵn một con cu trống làm bá chủ. Mình đem con cu mồi này tới để xâm chiếm. Lát nữa, con cu trống sẽ ra tranh cắn, đánh đuổi con cu mồi này để rồi bị lưới chụp xuống.
Thời khắc trôi qua chậm chạp. Tư Hưng bắt đầu nản chí, muốn xin phép rút lui về nhà để... nuôi heo trả nợ đám cưới. Bỗng đâu từ phía bờ tre đối diện có giọng gáy thanh tao:
- Cúc cù cu... cu cu!
Ông Hai Kiểm ngồi nhốm tới, nép sát vào bụi cây mua, mang kiếng, nhìn qua kẽ lá:
- Ðó! Con cu rừng lên tiếng, đòi đá lộn với con cu mồi của bác.
- Sao nó chưa qua?
- Cháu nên bền chí. Cu rừng khôn ngoan lắm. Nó hồ nghi điều gì... bất an. Nhiều con cu rừng đã bị lưới chụp hụt vài trận rồi. Nó còn dè dặt, dò xét tình hình.
Trên ngọn cây, cu mồi gáy lên, thúc giục:
- Cú cù cu... cu! Cu! Cu!
Từ phía bờ tre, cu rừng bay nhanh qua cây gáo, đảo hai ba vòng, toan đáp xuống.
Tư Hưng nói:
- Nó tìm kẻ thù hả bác?
- Nói chuyện nho nhỏ một chút. Coi chừng nó nghe. Nó tìm kẻ tình địch. Cu rừng này cho rằng con cu mồi trong bụi là kẻ từ nơi xa lạ đến xâm chiếm cánh đồng lúa để ăn no và chiếm đoạt người yêu của nó.
- Tại sao nó bay qua đây! Hồi nãy bác nói con cu rừng này đầy đủ kinh nghiệm, chết hụt nhiều lần nên khôn ngoan....
- Lời tục thường nói: Biết chết nhưng cũng nhào vô. Con chim ghét nhau v ì tiếng gáy. Cu rừng gáy hai cốt ghét con cu mồi gáy tới bốn cốt. Nó cho rằng có kẻ bảnh trai hơn, toan chiếm đoạt sự sống của nó... Im đi.
Qua kẽ lá, Tư Hưng thấy rõ ràng con cu rừng. Nó thuộc loại cu cườm, mớ lông chung quanh cổ nhuộm màu hường dợt, lấm tấm những điểm trắng tuyết, mỏ và đôi chân đỏ sậm, nhứt là con mắt tròn xoe, sáng ngời lấp lánh như giọt máu tươi.
- Nó khôn quá. Nó nhảy trên nóc lụp chớ không thèm nhảy trước cái sàn để vướng vào bẫy!
- Cháu nói đúng. Nhưng con cu mồi của bác còn khôn hơn!
Con cu mồi nhảy nhót, vỗ cánh ngược lên trời... nhưng bầu trời của nó quá hẹp, nó té xuống. Nó bước tới sát lưới, quơ chân. Cu đá nhau như gà, dùng mỏ mà cắn, đưa chân mà quào. Con cu rừng cứ bay quanh quẩn rồi đứng trên lụp mổ xuống, để khỏi Sa trại chủ vào cạm bẫy. Lát sau, nó bay lên trên cao... trở qua bờ tre gáy inh ỏi, thứ tiếng gáy kém đẹp, có hai cốt “cu, cu” khi chấm dứt.
Ông Hai Kiểm đưa tay lên miệng, nhái tiếng gáy để thúc giục cu mồi. Cu mồi lại gáy, khoe giọng thiên phú, đến bốn cốt. Nắng lên cao. Cu rừng dường như còn phân vân, chưa chịu xáp chiến.
Tư Hưng thở dài:
- Chừng nào nó bay qua đây...
Ông Hai Kiểm đáp:
- Bữa nay không xong thì chờ ngày mai, ngày mốt không xông thì ngày nọ, ngày kia... Gác được một con cu rừng khôn ngoan, mình vui hơn là gác con cu rừng thứ dại dột. Cháu mệt mỏi rồi hả?
Tư Hưng ngáp dài:
- Ðể cháu về nhà, lo cái chuồng heo.
- Cháu muốn về thì cứ về. Bác không dám cản cháu.
Nghe vậy, Tư Hưng lật đật cầm cây sào, bước ra khỏi lùm cây. Ông Hai Kiểm kêu lên thất thanh:
- Làm gì vậy? Cháu về thì về một mình. Ðể bác ở lại...
* * *
Bảy ngày sau, Tư Hưng đã quên hẳn chuyện gác cu của ông Hai Kiểm. Hàng ngày, anh ta lo nuôi heo, quét nhà, sửa sang bồ đựng lúa. Vợ chồng đối xử với nhau êm ấm.
Lúc vợ chồng Tư Hưng đang ăn cơm chiều, bà Hai Kiểm chạy vô sân, nói hơ hãi:
- Tư! Mầy thấy bác Hai mầy ở đâu không?
Trời mưa lất phất, lạnh lẽo. Trận mưa bấc dai dẳng, còn rơi rớt. Tư Hưng nhìn bà Hai Kiểm, thương hại:
- Chuyện gì mà bác gái dầm mưa? Lâu rồi, cháu không gặp bác trai.
- Ổng đi gác cu với mầy mà! Mỗi ngày mỗi đi, từ bữa đi chung với mầy đó.
- Dạ, cháu theo bác trai có một buổi đầu mà thôi...
- Kiếm bác trai mầy dùm tao! Tao hồ nghi quá.
Lập tức, Tư Hưng buông chén đũa, chạy ra sau vườn. Trời vẫn mưa. Mặt trời khuất đâu mất, cảnh vật tối om. Cây gáo đứng trơ vơ giữa đồng như bóng ma trơi. Tư Hưng lục soát bụi cây, chẳng có cái lụp nào cả. Tư Hưng thất vọng, trở về. Bỗng dưng, anh ta nhớ tới cái bờ tre bên kia, đối diện với cây gáo. Anh ta chạy qua, nhướng mắt: giữa bụi tre, cái lụp gác lơ lửng, trên đó có con cu mồi và một con cu rừng bị lưới chụp.
Cu rừng và cu mồi đều cú rũ, bất phân thắng bại vinh nhục, lông cánh lù xù vì dầm mưa quá lâu. Nhưng ông Hai Kiểm ở đâu? Tư Hưng toan kêu lên nhưng sợ làm lộ bí mật nhà nghề. Anh ta bèn đưa hai tay lên miệng, bụm lại, nhái tiếng cu kêu:
- Cúc cù cu... cu! Cu! Cu!
Bỗng nhiên, bụi nhãn lồng nhúc nhích. Có tiếng rên hừ hừ. Tư Hưng ngỡ là ma nhát, sửa soạn co chân tẩu thoát. Nhưng giọng run rẩy của ông Hai Kiểm vang ra từng đọt:
- Cứu... tao... tao gần chết... á khẩu...
Tư Hưng cõng ông Hai Kiểm vào nhà, đốt lửa hơ, cạo gió, mua thuốc cảm mạo, nấu cháo thương hàn... vài phút sau, ông Kiểm mới tỉnh táo, nói thân mật:
- Tao chờ đợi... mắc mưa suốt buổi. Con cu mồi bay quá. Rốt cuộc con cu rừng chịu đá lộn, mặc dù bị gài bẫy nhưng cũng đá. Vui quá... Ủa! Ngu quá. Con cu rừng đó, tao cho vợ chồng bây nướng ăn. Hồi xưa, nhiều người đi gác cu như tao, ngồi rình mò dè đâu phía sau lưng có con cọp đang chờ ăn thịt họ. Gác cu không đem lợi lộc gì ráo mà mình ham. Cái thói phong lưu đó nguy hiểm lắm. Nếu mày không ra ngoài cứu kịp thì tao á khẩu, chết luôn ngoài bụi tre rồi. Ðó là cái ngu thứ ba: “Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu mà!”
Tư Hưng mỉm cười, nhờ đến cái ngu thứ nhứt, thứ nhì:
- Dạ, hai vợ chồng cháu cỡ này đề huề lắm. Ba con heo nái đang có chửa, món nợ mà bác bảo lãnh hồi cháu sửa soạn cưới vợ...
- Tao hiểu rồi. Ráng mà làm ăn. Thôi tao về kẻo bác gái mầy trông đợi.
- Dạ, trời còn mưa lai rai. Ðể cháu nhắn tin cho bác gái hay... Còn cái ngư thứ tư nó ra làm sao bác?
- Cầm chầu hát bội. Rằm tháng giêng, cháu sẽ thấy. Hễ mình ít“chầu” bọn đào kép cho rằng mình là thằng già cầm chầu khó khăn, phách lối, khinh khi kẻ xướng ca vô loại. Nhưng nếu mình đánh chầu đúng điệu thì có kẻ giềm siểm, cho rằng mình là thằng già dê, cứ đánh chấm khen ngợi mấy cô đào trẻ mà quên mấy cô đào già.
Tư Hưng nắm bàn tay gân guốc của ông Hai Kiểm:
- Bác tử tế quá.
- Sao mầy biết? Ðừng nịnh tao. Vợ chồng mầy nên ăn ở thuận thảo đi.
Giọng Tư Hưng như ngậm ngùi:
- Bác dám lãnh đủ bốn cái ngu trên đời... Không màng tiếng bấc, tiếng chì. Cái tiêu khiển của bác không làm hại cho ai. Và bác dám gánh trách nhiệm để cho kẻ khác vui sướng. Cháu phục mấy ông già xưa quá trời.

172
Những chuyến gác cu thú vị / Chuyến gác cu nhớ đời !
« vào lúc: 06/08/2011 12:56:50PM »
Câu chuyện được viết theo lời kể của chú 6 Đàn, một thành viên của hội cu gáy Trà Cú
(nay chú đã mất – tên nhân vật đã được thay đổi vì sự tôn trọng người đã mất)

       Cách đây gần 6 năm, nhân tiện tôi ghé thăm nhà chú 6 ở xã bên, ngồi uống trà nói chuyện
về cu cò, tôi hỏi trong đời chơi cu gáy chú có kỷ niệm nào khó quên nhất chú kể cháu nghe chơi,
trầm ngâm một hồi với giọng hóm hỉnh chú kể lại một chuyến gác cu cách đây hơn 40 năm về
trước mà đến tận bây giờ chú mới kể, tôi xin viết lên diễn đàn nhân sắp đến ngày giỗ của chú,
chú không có đặt tên cho câu chuyện nhưng tôi xin phép đặt tên cho câu chuyện với tên:
     
                        Chuyến gác cu nhớ đời !

          Như hôm trước, chú 6 Đàn mang sào lụp đến bờ mương gần cuối thôn, một nơi khá vắng
người đi lại, bên trên có vài cây so đũa, bên dưới là một đám bông súng đang trổ bông màu tim
tím rất thơ mộng, nơi đây có con bổi kèm dập, giọng sấm đồng, đặc biệt lại là con ba hậu mới ghê
chứ. Hôm nay là hôm thứ 2 mà con bổi vẫn chưa chịu nhảy cầu, chú 6 thì chết mê, chết mệt vì cái
con ba hậu, hôm nay chú chọn một kèo khác hơi gập (tối) hơn để treo lụp lên, mồi cất tiếng chiêu
Cúc .. cu ..cu, Cúc .. cu ..cu (con mồi của chú là con liều trơn) lúc này tầm 8 giờ sáng con bổi cứ sạt
qua, sạt lại các cây quanh đó nhưng nó không chịu sáp cội, con mồi đánh hơi tiếng đập cánh của
con bổi, cứ bo ào ào … thế rồi con bổi cũng chịu sáp vào cội, chú 6 ngồi núp co ro trong lùm cỏ
hôi, cao chừng 1m5, cứ nghiêng nghiêng đầu theo nhịp nhảy của con bổi, đã hơn một giờ đồng
hồ mà con bổi liên tục chuyền cành qua, lại, lên, xuống,… com mồi hình như thấm mệt và thua
nước con bổi, nên nó đứng im re khoảng 5 phút mới trở bộ (xoay đầu) và thúc nhè nhẹ , nhè nhẹ
cục cu cu, cục cu cu …..cù cụ , con bổi nhảy lên kèo chính (kèo mà chú gác lụp) đứng trước đầu
sấu khoảng 5 tất (50 cm) bo kình với con mồi thật ác liệt, chú 6 hồi họp chờ đợi giây phút cuối
cùng, … bổng chú nghe tiếng chân người đi thình thịch ở phía sau lưng mình, nhưng vị trí đó cách
cội khá xa nên con bổi không nhìn thấy, chú giật mình thoát tim vì nơi đây rất vắng vẻ sao lại có
người đến, trong bụng thầm trách “hết giờ đến rồi sao, mà nhầm lúc con bổi bo đến đầu sấu thế
này rồi lại đến
”, thoạt chú quay người nhìn về phía sau, chú à một cái nhẹ nhỏm, cũng may thay
cô ta là người quen ở cuối thôn, trên đường đi chợ xã về ghé vào hái tí bông súng, cô ta nhè nhẹ
để cái rỗ xuống bờ ao và vô tư cởi bỏ xiêm y và từ từ lội xuống ao (vì sợ ước quần áo), cô ta
không hề biết là có chú 6 đang ngồi trong lùm cây kia, trong tình huống “ tiến thối lưỡng nan
như thế thì chú không thể nào lên tiếng được, đành phải chịu nín thở im lặng chờ cho xong việc
rồi cô ta sẽ đi thôi, lúc này trong người chú cứ lâng lâng sao ấy, nhưng con bổi và con mồi bo quá
thành thử chú không thể nào rời mắt được, con bổi vừa bo vừa bước chân từ từ đi vào đến gần
cầu tử, trong lòng chú vô cùng hồi họp, tim đập loạn xạ, ..  bổng chú nghe tiếng phạch, phạch,
….con bổi hoảng hốt bay đi một lèo mất biệt, chú 6 định tâm lại xem xét chuyện gì đã xảy ra, chú
quay lại phía sau nơi co tiếng phạch khi nảy, thì chú chợt hiểu ra, thì ra tiếng phạch ấy là sau khi
cô ta hái xong bông súng, leo lên bờ trước khi mặc đồ vào, cô ta giũ quần, áo vì sợ côn trùng bò
vào thì khốn !…
        Sau khi cô ta đi khuất khá xa, chú 6 mới dám mò ra mà trong lòng cứ hối tiếc, đã 15 phút
tiếp theo trôi qua, con mồi vẫn thúc trận ầm ầm, nhưng con bổi vẫn biệt tăm, có lẽ nó đã sà
xuống ruộng tìm thóc ăn thì phải, chú 6 lầm lũi hạ lụp xuống ra về mà trong lòng buồn rười rượi,
chú nói: đúng là hết thời./.

Ghi chú: Bài viết này dựa theo lời kể của chú 6, là câu chuyện hoàn toàn có thật, tôi không hề hư
cấu chút nào. Vì sắp đến ngày giỗ của chú (12/7 AL) tôi nhín tí thời gian để viết một câu chuyện
có liên quan đến chú và tôi xem đây như một món quà dâng lên người thầy của hội cu gáy Trà Cú
.

173
        Đã có mấy anh em hỏi về cách thức cắt lông chim cu gáy, nay tôi xin góp ý tí kinh nghiệm:   
    Theo tôi cách đơn giãn nhất và hiệu quả nhất là mang lồng chim vào mùng mở cửa cho chimbay thoãi mái, khi thắm mệt chim sẽ đậu xuống ta tha hồ mà cắt:
  Ưu điểm của cách này là chim không bị rụng lông, không sợ bị sỗng chuồng.
Kỷ thuật cắt sao cho đẹp thì theo cách tôi thường làm như sau:
1. Cắt cánh: Sau khi chim bay mệt và đậu xuống, tay không cầm kéo nắm sợi lông cuối cùng của cánh (sao cho chim đừng giẫy giụa), tay kia cầm kéo và đếm chừa lại 5 sợi lông từ bên trong thân  trở ra, cắt hết từ điểm đó trở ra đầu cuối cánh, tương tự cánh bên kia cũng làm như thế.
2. Cắt đuôi: thông thường nhiều người nuôi thì thích để đuôi dài cho đẹp, nhưng đôi khi cái lồng của chúng ta có hạn, nên phải cắt bớt đi phần đuôi cho vừa, theo tôi khi cắt đuôi nên đo từ phần  cuối của thân ra 3 cm là vừa, dùng kéo thật sắc cắt mới đẹp.
    Đây là kinh nghiệm của tôi, các bạn khác có kinh nghiệm khác hơn thì xin vào góp ý nha.

174
thế rồi  con cu vịt có lên mồi được không , nếu được thì chắc nó hay lắm phải không , bây giờ bạn còn con mồi nào xuất sắc kh /

         Xin lỗi vì lâu không xem lại bài mình viết nên không thấy câu hỏi của bạn.Con bổi ấy khá già, lúc mới bắt thì chân đã ngã màu ngói đỏ, vì vậy nuôi rất lâu lên (6 năm không lên mồi), đến năm  1989 mình đi học xa, ở nhà cha mình thương quá nên đã thả trở lại về rừng với hy vọng sau này sẽ có hậu thế của chú chim này.
        Còn hiện tại mình đang sở hữu 4 chú chim mồi cũng tàm tạm thôi, đủ chơi từ sáng đến chiều
    Xin chào và cảm ơn tất cả mọi người đã xem và có ý kiến tốt về bài viết này.
 

175
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: Chân lạ, 5 ngón
« vào lúc: 27/07/2011 08:20:58AM »
Bạn có thể giới thiệu cụ thể hơn về xuất xứ của chú chim này cho anh em biết được không!
   - Hiện tại thuộc sở hữu của ai? của bạn hay của youtobe?
   - Của bạn thì bạn làm sao có được chú chim quí này?
   -  Hiện tại bạn đang thường trú ở đâu? để anh em đến tham quan với (nhớ mua trà nhiều nhé)

176
Hôm nay Thầy Luân mới mail vài tấm hình mình xin mời xem

[IMG]http://cC1.upanh.com/25.295.32453890.Oiu0/7.jpg[/img]

[IMG]http://cC6.upanh.com/25.295.32454175.moe0/6.jpg[/img]

[IMG]http://cC3.upanh.com/25.296.32454372.q670/4.jpg[/img]

[IMG]http://cC2.upanh.com/25.296.32454391.Hf0/5.jpg[/img]

[IMG]http://cC6.upanh.com/25.296.32454425.61e0/8.jpg[/img]


177
                 Xin chào mọi người, hổm nay do diễn dàn nâng cấp nên gặp một số trục trặc trong việc xem và viết bài nên không xem được bài của anh em viết. Do vậy, hôm nay xem được thì có rất nhiều điều cần phải nói thêm, nhất là sự êm lặng đến khó hiểu của hội cu Trà Cú, Trà Vinh …
   Trước tiên mình xin lỗi tất cả A/E trên diễn đàn này vì sự im lặng ấy là do diễn đàn đã nâng cấp phiên bản mới mà mình không cập nhật kịp thời, hôm nay Thân (cugay-angiang) phone mình mới tìm ra nguyên nhân và đã vào xem được đây! Thật lòng mình rất cảm động với những gì mà A/E đã suy nghĩ và viết về hội cu gáy Trà Cú, Trà Vinh đến như thế! Theo bản thân mình hai em Thân và Tài về giao lưu với anh em Trà Cú đã là niềm hân hạnh của hội rồi, chỉ tiếc rằng với hai khách thì quá ít, (lần sau phải mời nhiều thêm nhé), nhưng với thời lượng dã ngoại như thế thì quá ít, lẽ ra phải hai hoặc ba buổi mới thỏa lòng đam mê.
   Còn việc Tre Làng góp ý như thế mình thấy hơi giống cái thời bao cấp ngày xưa quá ( đi công tác phải mang nhu yếu phẩm theo mà dùng), hiện chúng ta đã xoá bao cấp lâu rồi, vì thế anh em đến Trà Cú giao lưu cứ vô tư …đừng ngại gì cả, nhất là hội cu gáy Trà Cú có hội trưởng rất phóng khoáng và mến khách như BSĩ Nhiên đây.
   Sau cùng mình xác nhận nội dung bài viết của hai em Thân và Tài rất trung thực, không hề hư cấu chút nào! Có một điều bài viết chưa xúc tích cho lắm, không sao với hai văn sĩ không chuyên như Thân và Tài được như thế cũng là niềm hân hạnh cho cả diễn đàn cu gáy chúng ta rồi, đúng không các bạn! mình mong muốn được giao lưu và gặp gỡ nhiều hơn và hân hạnh đón tiếp tất cả các bạn.
   Thân chào!

178
lồng và phụ kiện / Re: sào mới làm xong a/e ơi
« vào lúc: 26/06/2011 01:34:38PM »
Cây sào này hôm nào em có về Trà Vinh nhớ mang theo tặng Anh để Anh móc dừa khô nhé! ..
Nói đùa vậy thôi, chứ lần đầu tiên mà làm như vậy là cũng khéo lắm rồi! Người ta thường nói thất bại là Ông cụ ngoại của thành công kia mà!  …
Thôi hôm nào có về Trà Vinh thì phone cho Anh (0988322991), Anh sẽ nhường lại bộ sào lụp vừa mới mua của Anh Hòa (mập) Quận 9 tuyệt đẹp, sào Inox gồm 3 đoạn, dài 4m2 , giống như bạn Nhân đã góp ý đó. Sẵn tiện nếu thời gian cho phép Anh sẽ tổ chức cho em gặp mặt cả hội cu gáy Trà Cú của tụi Anh luôn.

179
Kỷ niệm đi bẩy con cu vịt !
       Năm ấy khoảng năm 1982,  tôi đang học lớp 8, cũng là năm đầu tiên tôi mê cu đấy, thời điểm lúc ấy vẫn đánh lụp (chưa biết đánh dò), nhà tôi nằm trên con giồng cát, cây cối tập trung chủ yếu cây dầu, cây còng và tre gai …, cách nhà khoảng 4 km về hướng nam là một con rạch nhỏ gồm nhiều bờ đìa, cây cối chủ yếu là cây bần ổi, địa bàn rất thích hợp cho việc đánh lụp…
       Tôi còn nhớ như in trong đầu, hôm ấy vào một buổi sáng tháng 2 âm lịch, một buổi sáng chủ nhật thật đẹp trời…Lối chừng 4 giờ 30 phút sáng, Ba tôi, Chú tôi và tôi, người cầm sào, lụp, người sách lồng chim mồi, người mang thức ăn, nước uống theo để dùng cho cả ngày. Sau 45 phút băng cánh đồng đầy sương mai ước đẫm cả quần áo, Chúng tôi đã đến bờ đìa cao, bên trên có một cây bần ổi cao chừng 4m, nhưng nhánh thì um tùm cộng với dây leo rất nhiều, làm cho việc chọn kèo (nhánh thế) rất khó, vì ở miền Nam chơi lụp khác với lụp treo của miền Trung, lụp của miền Nam thì lồng và bẩy cùng nằm trên một trục thẳng, lụp được gắn liền với một cây sào thông qua một lổ mộng có gắn chốt đinh, thường làm bằng cây tầm vông nhỏ, uốn lửa rất thẳng và bào rọt rất đẹp, phần mõ lụp (còn gọi là đầu sấu) được vót lõm lên sao cho gác lên một cành cây gọi là kèo thì nó ôm sát như một cành cây, vì thế con bổi (chim rừng) không nhát lụp và nhanh đá. Ba tôi và Chú tôi leo lên cây, người thì dùng lưỡi hái (dùng để cắt lúa) dọn những dây leo, người thì chặt bớt những nhánh cây um tùm không cần thiết, trời mờ sáng công việc dọn kèo cũng vừa xong, nhiệm vụ của tôi lúc này là giữ làm sao đừng cho những chú chim mồi đừng cất tiếng gáy, nếu gáy thì con chim bổi bay về ngay và công việc mai phục coi như bị bại lộ và nó rất nhát lụp.
        Ba tôi nhẹ nhàng mở cửa lụp, một tay kéo cửa lồng chim mồi, con mồi chiến của Ba tôi rất nhanh, nhảy thọt vào lụp rất chuyên nghiệp, đóng cửa lụp và đưa lên kèo gác, lúc này trời đã sáng hẳn, con mồi cất tiếng gáy (chiêu) Cúc cu cu …, cục, gáy được vài tiếng thì bên trong bờ đìa bên kia nơi có một cây Gừa to thân ngã trùm lên cả cái đìa lớn có tiếng đập cánh bập, bập, bập và một chú chim bổi bay thẳng lên bầu trời, hai cánh dang rộng ra, cái đuôi thì xòe như cái quạt, cứ thế nó lượn trên cao hai vòng quanh cây bần nơi có con chim mồi đang thúc, đang bo (gù) ào ào …, Con bổi hạ độ cao từ từ, đôi cánh chớp nhẹ vài cái trước khi xà vào cây bần ổi….
       Lúc này con bổi làm quá, thúc một tiếng bo một dây, thúc hai tiếng bo một dây, cứ thế cuộc chiến kéo dài cả giờ, tôi liếc nhìn sang Chú tôi ngồi cạnh tôi chừng 7m, nơi Chúng tôi ẩn chốn là một đám cây lát và năng rộng khoảng 500 mét vuông, cao ngang lưng quần, trên cây bần thì con bổi luôn chuyền cành quanh lụp, có lúc nó bo sáp gần sát đầu sấu thì lại quay ra, Ba tôi và Chú tôi bây giờ không còn di chuyển bằng chân tay nữa, mà chỉ bò và lê qua lết lại theo điệu nhảy của con bổi, con bổi cứ chuyền một cành thì bo một dây, và cứ thế mà nó chuyền khắp cây…và buổi sáng cũng trôi qua nhanh, Chúng tôi đành hạ sào cho chim mồi nghỉ trưa ăn uống (thời bấy giờ người chơi chưa biết để lúa và nuớc trong lụp cho chim mồi).
       Buổi chiều nắng quá Chúng tôi bắt đầu dương lụp lúc 3 giờ, nhưng do trời quá nóng con bổi không hăng như buổi sáng, nhưng cuộc chiến thì không thua gì buổi sáng, nhưng con bổi rất khôn lụp vẫn chưa chịu nhảy vào đá…Bốn giờ hơn Chúng tôi hạ sào thu dọn chiến trường, ngồi bàn biện pháp cho cuộc chiến ngày hôm sau, khoảng 10 phút sau kế hoạch đã thống nhất, tôi thấy Chú tôi lại trèo lên cây, cầm theo cây cưa tay loại cưa mini, lên đến nơi Chú tôi cưa hạ hầu hết những nhánh nghiêng về phía sau lưng lụp và hai bên hông lụp, nhằm hạn chế việc con bổi chuyền cành không hợp lý, tôi để ý lúc ấy Chú tôi vừa cưa cây mà miệng cứ lầm bầm điều gì ấy không rõ lắm?.
       Sáng hôm sau Chúng tôi lại tiếp tục khăn gói lên đường, dương lục khi trời còn chưa sáng hẳn, cũng như ngày hôm trước khi mồi cất tiếng gáy con bổi đập cánh dội vòng quanh cây và đáp vào cội, con bổi hơi ngơ ngác vì hôm nay cây được dọn trống hầu như chỉ còn mỗi kèo thế và cái ngọn cây, con bổi vẫn cái miệng kèm dây liên tiếp, bo chạy vào đụng đầu sấu rồi lại chạy ra, Chúng tôi căn thẳng, hồi họp, nín thở chờ đợi,….
      Hôm nay Chúng tôi phải chặt cây làm tum (chòi lá cây) để vào chốn mà xem, vì hôm qua Ba tôi và Chú tôi đã quần nát hết cả đám năng, lát kia rồi. Bỗng con bổi mái ở đâu bay về, có lẽ anh chàng bổi quá ghen tức hay sao, nhảy bổ đến con mái bo ào ào, con mái chuyền vài cành và sau đó bay đi mất biệt. Lúc này cũng gần 9 giờ sáng, mặt trời cũng bắt đầu chói chang, con mồi chiến đấu gần 3 giờ đồng hồ cũng thấm mệt, không bo nhiều nữa mà chuyển sang nhịp bướm (cấm đầu thúc đồng thời đôi cánh nhịp nhịp) có lẽ con bổi nóng lên vì cho rằng con mồi đang có hành vi dụ dổ con mái của mình thì phải! (vì chim rừng hay nhịp bướm khi con trống và con mái cùng giậm ổ) nó cấm đầu bo từ ngoài chạy vào đầu sấu bổng dừng lại, con mồi bổng từ tư thế rên rỉ chuyển sang vừa bo vừa dở cánh đánh vào lồng, điên tiết con bổi ngưng bo ngay, lông lưng sựng lên, cổ rút vào, ức phình to và nhảy vào cầu sập bẩy…
       Ba tôi hạ sào mà hai tay rung lập cập, Chú tôi thì một tay giữ lấy con bổi, một tay mở túi đựng bổi và cho bổi vào túi, cuộc chiến kết thúc. Ngồi nghỉ mệt trên bờ đìa tôi gặn hỏi Chú tôi “lúc Chú dọn những nhánh xung quanh lụp Chú nói thì thầm nho nhỏ cái gì như ếm bùa vậy”? Chú tôi bảo “Tao vái Ông thổ Địa ở đây nếu bắt được con kèm dây này tao sẽ cúng một con vịt đó”. Thế là sáng hôm sau Chú tôi cùng Ba tôi lại lên đường mang theo con vịt luộc, thẻ nhang và cả bình trà đến tạ ơn Ông thổ Địa. Từ đó con bổi kèm dây ấy có tên là con cu vịt.

Trang: 1 ... 7 8 [9]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent