Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - lamquangnha

Trang: [1]
1
Clips được bác Nhiên thực hiện lần đầu tiên (sản phẩm đầu tay khi mới mua máy quay), đang quay thì có phone nên clips dừng lại ở 2 phút 49  :)).

cugaytravinh eazy vn

2
         Hiện nay do diễn đàn khóa chức năng chỉnh sửa hồ sơ cá nhân, nên bài hướng dẫn này (http://www.cugay.org/diendan/index.php?topic=1161.0) có đôi chỗ không phù hợp nữa. Hôm nay tôi hướng dẫn bà con một cách thay đổi mật khẩu tài khoản khi cần thiết.

+ Trước tiên ta bấm vào chữ Quên mật khẩu bên dưới nút Đăng nhập (hình dưới)



+ Nhập Tên truy nhập/ Email: vào ô Authentication Reminder (như hình dưới) và bấm tiếp tục



+ Sau khi ta nhập ô Authentication Reminder thì hệ thống sẽ tự động gửi về (trong hộp mail) cho bà con một link để kích hoạt lại mật khẩu mới như hình bên dưới ( Đây là hình link mà hệ thống đã gửi về mail của tôi khi nick cugay_tracu bị hacker tấn công từ máy có địa chỉ IP là: IP: 27.73.56.34 - do đó tôi đã bôi mất một phần địa chỉ link như thế cho an toàn =)) )



+ Sau khi click vào Link, thì hệ thống lại tiếp tục đưa ra hộp Authentication Reminder như hình bên dưới, và chúng ta chỉ việc điền mật khẩu mới vào ô trên và xác nhận lại vào ô bên dưới, hệ thống sẽ đưa ra thông báo thành công nếu như thao tác chính xác.



Chúc bà con thành công trong thao tác.

3
Dương Hùng đây nè anh Nhã, anh méc tụi nó để tụi nó ban nick đi  :d :d :d! Chán anh quá, xử sự hơi tệ!
Gửi denhattuu (Đệ nhất tửu)
        Chú không cần nhắn tin như thế đâu? Anh em BQT còn nhiều chuyên gia IP lắm, nhưng thật lòng mà nói với tôi không cần phải kiểm tra IP làm gì cho mệt, chỉ nhìn cái nickname lúc nào cũng  phảng phất hơi men thì tôi đã biết ngay từ khi mới đăng ký rồi, sở dĩ nó tồn tại đến bây giờ do anh em BQT cố ý làm ngơ cho chú cái nickname để mà vào đọc bài, nhưng bản thân chú lại không tự kiềm chế được mình mỗi khi trong người có rượu? thật lãng phí thời gian cho bản thân chú quá…?
         Tôi cũng vì sự yên vui cho tất cả anh em thành viên của diễn đàn, để khỏi mang tai tiếng là thành viên BQT mà đi đôi co với member, nên tôi quyết định xin rút chân khỏi BQT (Trước đây Nguyễn Vương Quốc Duy – cugayquangngai cũng đã làm như thế), Tôi và Duy làm như thế hoàn toàn không phải là hành động trốn chạy? Cũng không phải là sợ những nickname cá biệt kia? Mà chỉ mong muốn cho diễn đàn được yên vui, thế nhưng sự việc không dễ như tôi tưởng?
         Sau cùng tôi khuyên chú: là một viên chức nhà nước, chú đang tham gia một diễn đàn mang tính công cộng như cugay.org, bất cứ người Việt Nam nào? đang sinh sống bất cứ nơi đâu trên toàn thế giới cũng đều có thể vào xem và đọc bài, chú phải biết xử sự sao cho đúng chuẩn mực của một người công chức nhà nước.
Thân chào

4
        Theo truyền miệng dân gian có một bài thuốc trị đau mắt cho chim cu gáy của bà con ở vùng Trà Vinh như sau:
Lấy phần cuối cùng của con ốc bu (không có ốc bu đồng, thì mới dùng ốc bu vàng nhé) dùng cái thìa nhỏ chèn nhẹ lấy phần nước trong ấy tha lên mắt đau của chim và phần lông vai khi chim nó quẹt mắt lên chỗ ấy, phần bả còn lại cho chim ăn bằng cách đúc vào mồm ( một hoặc hai lần sẽ khỏi )

5
Thú chơi cu gáy mồi / Cách chọn chim bổi để nuôi!
« vào lúc: 05/12/2011 08:02:58AM »
Thưa anh em!
       Trong kho tài liệu của diễn đàn thì có rất nhiều bài viết rất hay nói về cách xem tướng chim cu gáy, nhưng theo cách chọn của riêng bản thân tôi như sau:(Bài viết nhằm giúp những anh em mới vào nghề áp dụng khi ra tiệm mua cu gáy bổi - Những anh em có kinh nghiệm hơn hãy bổ sung thêm cho hoàn chỉnh nhé!)
Mười ba tiêu chí chọn chim bổi để nuôi
Trước tiên ta nhìn tổng thể
1. Mình dài, nhìn dọc no tròn, to con. (hình bắp chuối).
 2. Chân lùn, khô, to, ngón chân ngắn, móng chân ngắn, thẳng.
3. Đuôi vót, thon nhỏ dần.
4. Lông quy (lông vai): quy lá me, quy lá liễu, dầy và rãi đều ra tận hàng lông cánh
5. Màu lông: Móc xám là tiêu chí của một con mồi
Nếu đạt thì ta chọn tiếp
6. Cái đầu: màu lông đầu phải xám trắng
     - Đầu tròn (thường chọn làm mồi cây)
     - Đầu vuông hay đầu dài (thường chọn làm mồi đất).
7. Mắt nhỏ, sâu, vòng vàng lớn
8. Màu mắt: đỏ tươi , đỏ thắm, hay vàng nghệ.
9. Chỉ dàm nhuyễn, dài, thẳng, đều.
10. Mỏ ngắn, nhỏ, thẳng, hơi cong phần cuối mỏ, đen bóng.
11. Lổ mủi to, dài, cục gồ cao.
12. Cổ ngắn hay dài tùy thích (tùy người chơi)
13. Cườm: khổ cườm to, nền đen nhiều, cườm lửa đóng cao, nhuyễn.
Dưới đây là một số hình minh họa
1. Mình dài, nhìn dọc no tròn, to con. (hình bắp chuối).

2. Chân lùn, khô, to, ngón chân ngắn, móng chân ngắn, thẳng.

3. Đuôi vót, thon nhỏ dần.

4. Lông quy (lông vai): quy lá me, quy lá liễu, dày và rãi đều ra tận hàng lông cánh
Quy lá me

Quy lá liễu

Lông quy dày, nhặt

5. Màu lông: Móc xám là tiêu chí của một con mồi
6. Cái đầu: màu lông đầu phải xám trắng
     - Đầu tròn (thường chọn làm mồi cây)

     - Đầu vuông hay đầu dài (thường chọn làm mồi đất).

7. Mắt nhỏ, sâu, vòng vàng lớn

8. Màu mắt: đỏ tươi , đỏ thắm, hay vàng nghệ.
Mắt đỏ

Mắt vàng

9. Chỉ dàm nhuyễn, dài, thẳng, đều.

10. Mỏ ngắn, nhỏ, thẳng, hơi cong phần cuối mỏ, đen bóng.

11. Lổ mủi to, dài, cục gồ cao.
12. Cổ ngắn hay dài tùy thích (tùy người chơi)
13. Cườm: khổ cườm to, nền đen nhiều, cườm lửa đóng cao, nhuyễn.

 

6
Tâm sự- Nhật ký / Tâm sự của Moderator
« vào lúc: 22/11/2011 02:00:10PM »
Thưa các bạn!
        Tinh thần cầu thị, ham mê học hỏi cũng như cảm giác được quan tâm chút xíu của những người mới bước vào sự nghiệp cu cò là lẽ thường tình, không có điều chi chê trách cả? thú thực hồi mới tham gia diễn đàn nầy, tôi cũng giống như các bạn thôi, cũng đã từng đưa ra nhiều câu hỏi, câu thắc mắc, đại loại là: Tại sao lập ra chuyên mục “Hỏi gì đáp nấy” thế mà sao mình hỏi thì chả có ai giải đáp vậy? hoặc “Tại sao số lượng người vào xem câu hỏi rất nhiều, mà lại không một ai trả lời giúp mình? một cảm giác hụt hẫng, khó chịu đến cau có đã hiện ra trên nét mặt. Mang tâm sự buồn buồn vì cho rằng mình không được sự quan tâm của các Moderator … Tôi bắt đầu lục lạo tung cả diễn đàn, đọc hết những mục nào có chữ mà tôi vào được, đọc nhanh, đọc chậm tùy theo nội dung của từng bài viết. Rồi tôi cũng tự mình tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi của mình từ trong đóng tài liệu ấy! Cho nên bây giờ tôi xin nói ra đây thử xem có đúng với tâm trạng của một số anh em mình không nhé?
       Do là mới tham gia diễn đàn nên chúng ta còn quá bở ngỡ với giao diện của trang web, chưa thuộc sơ đồ, cấu trúc cây thư mục của trang diễn đàn, do đó không biết phải vào đâu? Vào chỗ nào mà tìm hiểu những vấn đề mà mình đang thắc mắc?
       Mặt khác lúc ấy do không có nhiều thời gian tìm đọc hết những câu anh em đã từng trả lời trên diễn đàn này mà có liên quan đến vấn đề chúng ta đang thắc mắc, chứ chưa nói đến những câu hỏi mà mọi người đã hỏi và thậm chí có những câu hỏi ta chưa kịp nghĩ ra, đã có người hỏi và có người đã giải đáp rồi … Chính vì thế những nội dung mà anh em chúng ta cho là mới mẻ, là bức xúc, nhưng thực ra nó đã được viết hết lên đây từ lâu rồi? hê hê =)).

       Từ những bức xúc hơi vô cớ ấy? hôm nay tôi xin có đôi điều tâm sự cùng các bạn, đặc biệt là những bạn mới lần đầu tham gia diễn đàn:
1. Thay vì chúng ta hỏi nhiều, thắc mắc lung tung? Thì chúng ta chịu khó đọc một lượt hết các mục của diễn đàn xem sao?
2. Thay vì chúng ta ngồi đấy la om tỏi là “Tại sao bài viết của mình chưa thấy đăng lên?” Thì chúng ta chịu khó ngồi đọc nốt những qui định đối với các thành viên phải tuân thủ khi gửi bài có hay hơn không?
3. Chúng ta nên nêu ra câu hỏi hạn chế trùng lắp với những câu hỏi mà những người khác đã nêu và đã được trả lời rồi?
4. Chúng ta cố gắng nêu những câu hỏi hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, nếu có hình, clips minh họa thì nên có ghi chú rõ ràng từng ảnh, từng clip đính kèm?
        Sau cùng tôi khuyên các bạn là hãy tự xem mình là một "thành viên" và cũng tự cho mình là một người “Điều hành viên”, có thế chúng ta mới hạn chế bớt những câu hỏi thừa, mà lẻ ra không cần phải hỏi? hay là chúng ta sẽ bớt đi những câu hỏi mang tính chất thách đố nhau để gây tranh cải không nên?
Thân chào các bạn!

7
Chào tất cả anh em là thành viên của diễn đàn cugay.org!
           Hôm qua được tin thành viên Lê Duy Hùng với nick là leduyhung hiện đang công tác trong ngành Điện lực tỉnh Kiên Giang, đã không may gặp tai nạn làm chấn thương cột sống. Theo tôi liên hệ thì Duy Hùng đang nhập viện tại BVĐK tỉnh Kiên Giang, bệnh tình khá nặng, có thể phải chuyển viện lên TP. Hồ Chí Minh điều trị. Sau khi trao đổi Ban Quản Trị thống nhất xuất quỹ diễn đàn ủng hộ Duy Hùng với số tiền là 1.000.000đ (Một triệu đồng), với tin thần “tương thân tương ái”, và "một nắm khi đói, bằng một gói khi no".
     
Thân chào!

8
Tâm sự- Nhật ký / Những câu chuyện cảm động (Sưu tầm)
« vào lúc: 10/10/2011 03:40:15PM »
Việc làm nho nhỏ!
         Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè, họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây những tòa lâu đài trên cát. Bố mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, dõi nhìn các con vui đùa không quá xa ngoài kia phía trước mặt. Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi. Hai vợ chồng không hẹn mà cùng vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa người đàn bà khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn. Cụ già không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với họ nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bãi biển.
         Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ... sững sờ: Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván. Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe: "ồ, tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi!".
         Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi rất xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống...

9
lồng và phụ kiện / Lồng đôi miền Nam
« vào lúc: 10/10/2011 08:16:22AM »
Xin giới thiệu một kiểu lồng đôi miền Nam



10
Tâm sự- Nhật ký / Có những lúc ...!
« vào lúc: 12/09/2011 10:40:24AM »
       Thưa các bạn, có lẽ hôm nay mưa nhiều quá, khiến mọi người ai cũng cảm nhận thấy xung quanh ta hình như bao trùm bởi bầu không khí ãm đạm, buồn man mác… Thật vậy bản thân tôi cũng cảm thấy như thế , vì thế tôi lại mở thêm topic “Có những lúc !!!” , với topic này tôi muốn gửi đi thông điệp “Anh em có ai, có những lúc như thế trong cuộc đời mình” giống tôi thì hãy vào cùng tâm sự xả treet , và tôi xin sưu tầm mở màn vài cái “Có những lúc” … nhé

Có những lúc bạn làm công việc nào đó, đặt lợi ích chung của tập thể lên trên hết và vô tình bạn làm tổn thương đến một vài người xung quanh..nhưng mà họ có biết được rằng bạn thật sự không muốn điều đó xảy ra, họ đau nhưng bạn cũng day dứt không kém...

Có những lúc bạn sẽ bị mọi người hiểu lầm... Nếu như nguyên nhân của điều đó là do bạn gây ra thì bạn có thể tự nhủ là mình đã sai và tự tìm cách khắc phục nó...nhưng...nếu điều đó không phải do bạn gây ra, mà là một người bạn của bạn.. Lúc đó, bạn sẽ nghĩ như thế nào, sẽ làm gì??? Đầu tiên là bạn bất ngờ, tiếp đến là tức giận, nhưng rồi cái cuối cùng trong bạn vẫn là một nỗi buồn... bạn còn phải tự mình giải quyết mọi chuyện cho thật êm.....

Có những lúc bạn cười với những niềm vui thực sự, hay làm việc nào đó, kết quả đạt được thật tốt đẹp, hay chỉ là nụ cười thật hài lòng vì dù sao bạn cũng đã cố gắng hết sức mình.. Nhưng rồi lại có lúc bạn chỉ cười cho vơi đi những niềm đau trong tận sâu thẳm, bạn cố gắng che đi những nỗi buồn mà không muốn ai biết đến...

Có những lúc bạn khóc, là cho vơi đi nỗi đau buồn trong lòng, hay chỉ là một sự đồng cảm với nỗi đau của người khác...nhưng có khi bạn không muốn khóc...ấy vậy mà nước mắt vẫn cứ rơi...đó là khi sự kìm nén trong bạn đã không còn đủ sức chịu đựng và nó đã hóa thành những giọt lệ kia...để vơi đi niềm đau, sự mất mát...mà bạn phải gánh chịu...

Có những lúc bạn sẽ hỏi tại sao mình làm thế này mà không làm thế kia?, bạn chờ đợi một điều gì đó và mong nó có kết quả tốt đẹp nhưng rồi lại ngậm ngùi với sự thật ê chề của nó... Bạn quá nóng vội, muốn biết được sự thật đằng sau mọi chuyện, nhưng rồi bạn quên mất một điều có những trường hợp, đôi khi chờ đợi sẽ giúp bạn có một kết quả chính xác hơn, tốt hơn...thời gian sẽ cho bạn biết tất cả...

Có những lúc bạn nghĩ ngợi thật nhiều đến nỗi mà bạn tự hỏi bản thân " không biết có ai nghĩ nhiều hơn mình không nhỉ?"  có những người bạn biết được suy nghĩ của bạn và cho là bạn suy nghĩ nhiều, lung tung...nhưng mà họ có biết được rằng tại sao bạn lại như thế không? Vì bạn sợ.. qua nhiều va chạm, mọi chuyện dù đã trôi qua nhưng để lại trong lòng bạn là một điều gì đó thật vô hình, cái niềm tin mà bạn có được thật quá nhỏ nhoi...nhiều lúc bạn thấy mình thật ngốc, phải tin ở chính mình chứ?, những điều mà họ nói, họ làm cho bạn đó sao, bạn phải tin chứ..thế mà, cái hững hờ, vô tâm của người khác nhiều lúc cũng khiến bạn phải sợ...sợ mình đã ngộ nhận, sợ mình lại làm "cô bé ốc sên"...

Có những lúc bạn theo đuổi những công việc, những điều khiến bạn hứng thú, muốn có được...bỏ thời gian, công sức, suy nghĩ....nhưng chợt quên đi sự tồn tại, hiện hữu của mọi vật, mọi chuyện xung quanh, những con người luôn âm thầm bên bạn... Có lẽ khi mất đi rồi, bạn mới nhận ra được giá trị đích thực của nó nhưng lúc đó, liệu rằng đã là quá trễ không ?...

11
Chuyện tình chú chim bốn hậu!
        Không biết từ đâu đến, đến từ khi nào. Một hôm anh tư Sành - một hội viên cao tuổi của hội cu gáy Trà Cú mách cùng anh em trong buổi tiệc giỗ, là anh đã nghe thấy một em (cu bốn lỡ ba) bốn hậu lỡ ba, ở tận giữa cánh đồng ấp Đôn Chụm (xã Tân Sơn, huyện Trà Cú) nhân một buổi anh đi bẩy cúm núm (có nơi gọi là gà nước), nghe qua ai nấy đều phớt lờ vì cho rằng anh tư xú gạc cho anh em đi tìm mỏi chân chơi ấy mà! Thế nhưng sau buổi tiệc ấy vài hôm, nghe đâu cũng không ít người lặng lẽ chia ra đi tìm với hy vọng “may thầy phước chủ” không thì coi như tập thể dục vậy mà!..., Trong số đó cũng có tôi, cả năm rồi cũng hết năm lần bảy lượt, băng đồng, vượt kênh tìm kiếm …nhưng đều vô vọng.
       Một năm sau cũng cái ngày giỗ ấy, chúng tôi lại được nghe thông tin con bốn hậu ấy giờ di chuyển về hướng tây cách vị trí cũ khoảng 2km, mà lần này không phải anh tư Sành nói, mà là một người nông dân - vị khách mời của đám cung cấp thông tin. Thế là anh em trong hội mỗi người một ngã, mạnh ai nấy tìm. Người mang lưới, người mang lụp, tay xách, nách mang chia nhau đi tìm khắp cánh đồng trên cả ngàn hecta chứ ít ỏi gì, nhưng cũng không ai tìm thấy cả, có lẽ vì tháng lúa mới làm đồng nên chim bay xa đi tìm thức ăn, chiều tối mới về ngủ nên không dễ gì tìm gặp, mà nếu có gặp đi chăng nữa, chưa chắc nó đã chịu đá “bởi có phải cội của tôi đâu mà tranh giành cơ chứ” …
       Đến một hôm, hôm ấy ngày 10/7/2011 có lịch cắt điện, tôi quyết tâm xuyên cánh đồng Đôn Chụm lần nữa, khoảng 5 giờ sáng, mang ba con mồi, ổ bánh mì cùng chai nước lọc lên đường, chạy xe máy chừng 7km, gửi xe và lội men theo bờ kênh thủy lợi chừng 500m, thì nghe xa xa tiếng chim gù buổi sáng, tôi rẽ vào một góc vườn dừa, dọn bãi úp bội, cặm dò và thả mồi, tôi tìm chỗ núp chưa yên vị, thì mồi kêu và bổi đã về khi nào cũng không hay, thoạt nhìn xuống con mồi đất thì thấy con bổi và con mồi đang thi nhau gù quanh bội, tít tắt con bổi đã dính dò… Trong lúc cho con bổi vào túi rút, tôi nghe bên bờ vườn bên kia xa khoảng 300m một em bổi chiêu ba hậu ròng, chiêu băng băng, tôi run bắn cả người, nhanh tay thu xếp chiến trường để qua bẩy tiếp con bên kia với hy vọng “em sẽ là con bốn hậu lở ba mà bấy lâu đi tìm”, vội vàng hấp tấp suýt tí té xuống ao cá (vì trơn trợt), đến nơi dọn bãi xong, thả mồi đất ra bội, mồi cây vừa thúc một hơi con bổi đã dội tưng lên trời, lượn vòng quang cây dừa rồi đáp ngay vị trí con mồi đất, con “sát thủ” tung lồng úp một cái đứng dậy chụp gù hai dây liền, con bổi ngơ ngác “ơ hay sao có thằng nào đứng chễm chệ dưới kia nhỉ” lại gù cà .. cà lăm nữa … nữa hả? (Con mồi gù cà lăm và con bổi này cũng gù cà lăm), đầu hắn nghiêng nghiêng nhìn qua khe lá dừa, chưa kịp thúc nó chụp gù một dây, con mồi lại nháy nó cu, cu cu, … cu, cu cu, con bổi chúi nhủi thả mình xuống cạnh bội và gù thật ác, chưa thấy con bổi nào dữ đến thế! Nó gù thật lâu, đến khi hai chân của nó đã dính hai cây dò mà nó vẫn gù, bước đi không được (vì dính hai cây dò) té chõng quèo, rồi lại đứng lên gù tiếp, gù tiếp …một lúc sau hắn định nhảy lên bội thì mới phát hiện mình đã bị dính bẩy và hắn mới bật bay lên, nhưng đã muộn mất rồi …
       Khi về nhà, tám ngày sau hắn ta bắt đầu gáy te te vẩn ba hậu ròng, lắng nghe mãi không thấy bốn đâu cả? nhưng không sao đã là ba hậu cũng tốt lắm rồi, tôi tự an ủi mình vậy mà. Bấy giờ trong lòng tôi bắt đâu nhen nhóm tí hy vọng rằng: vẫn còn con bốn hậu nữa ở đâu đó mà ta chưa tìm thấy đó thôi, tiếp theo hai cái chủ nhật lang thang giữa cánh đồng mênh mong lúa và lúa, vừa đi vừa lãi nhãi bài ca “hát về cây lúa hôm nay” mà nhạc sĩ Nhất Sinh thường hay hát…
      Thế rồi, việc gì đến thì tự nhiên nó đến, âu đó cũng là một cơ duyên, chuyện là như vầy: hôm thứ sáu 26/8/2011, Nguyễn Minh Sang - một thành viên mới của diễn đàn chúng ta, nhưng lại là một đồng nghiệp ở sở Tài nguyên - Môi trường năm nào của tôi; bây giờ Sang đã về công tác cho “Việt Com Băng”, thời gian xa cách khá lâu, tình cờ gặp lại trên diễn đàn chúng tôi rất vui mừng, sẵn sàng giúp đỡ, ngay cả việc đăng ký thay, để nhanh chóng trở thành thành viên chính thức của diễn đàn. Để đánh dấu cho buổi hội ngộ tốt đẹp ấy, Sang đề nghị tôi tổ chức cho một buổi đi dã ngoại thực tế - để xem và kiểm chứng cụ thể về hai câu thơ :
        “ Ở đời có bốn cái ngu.
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”.
       Hôm ấy Sang hình như không ngủ, ba giờ sáng đã dậy, đi tới đi lui khắp nhà, cứ trông cho trời mau sáng, “cô cu mái” của Sang một phen hú hồn “không biết chuyện gì đã xảy ra với anh ấy đây nè”, sao không ngủ, mà cứ đi đi, lại lại… rồi nhìn đồng hồ hoài vậy kìa? (cái này Sang mách nhe, tôi không có hư cấu đâu đó). Thế rồi, 5 giờ 45 phút Sang cũng xuống tới nơi, tôi suy nghĩ mãi “trời đang mưa phùn thế này không biết đi hướng nào cho tiện đường, cho đở vất vả đường trơn” cuối cùng tôi quyết định men theo Quốc lộ 54 về hướng huyện Tiểu Cần, hai bên đường hiện còn nhiều thửa ruộng lúa chín chưa thu hoạch, hy vọng ít ra cũng có được một kèo thơm thơm cho Sang xem tận mắt cho đã con mắt, chứ đọc trên diễn đàn cứ hình dung, mường tượng hoài không hiểu - nhất là cái bài Kỷ niệm đi bẩy con cu vịt ấy! nghe phê lắm nhưng chưa thấy thực tế bao giờ (cái này Sang nói thế nhé). Rồi 10 phút sau chúng tôi cũng đến nơi, bỏ xe ven Quốc lộ 54 chúng tôi lội bộ men theo bờ kênh về hướng Tây khoảng 400m thì nghe tiếng bổi thúc nhè nhẹ trong ngọn dừa (kiểu thúc dậm ổ), chúng tôi bước vội vào chọn một kèo nằm giữa hai cây dừa cao tầm 4m, tuy hơi khuất nhưng lại là kèo duy nhất có được nơi ấy nên đành phải chấp nhận, chuẩn bị xong thả mồi, vào nấp chưa yên ổn thì mồi kêu, bổi rừng bắt đầu lên tiếng, xung quanh có đến bốn con bổi tranh cội đá nhau ầm ầm, chúng dội tưng cả khu vực, bỗng một con bổi giọng thổ sền sền sáp cội cây bạch đàn, thúc vài tiếng, nhìn thấy con mồi đất thì sà xuống gù một dây chạy vào sát bội, con bổi bật ngửa trở ra vì đã vấp phải dò, rất may con bổi đã tự gỡ được và bay lên cây chào tạm biệt trước khi bay mất biệt, Sang thấp thỏm hồi hộp chờ đợi, khi biết con bổi đã xảy dò Sang tiếc hùi hụi, lúc này bổi rừng vẫn còn, chúng tôi quyết định ra sữa dò và thay bằng con mồi khác, sau khi trở về nơi ẩn nấp một con bổi khác dội lên cao và sà vào cây dừa ngay bên phải con mồi úp, con bổi rất hăng cứ chuyền qua, chuyền lại hai cây dừa mà vẫn không chịu xuống đá, con mồi úp cứ gù liên tục hết dây này đến dây khác, cứ thế 30 phút đã trôi qua…
        Bổng từ bên hàng dừa bên kia có con bổi cất tiếng chiêu ba hậu (Cúc cu cu… cục cục cục), rồi vài tiếng chiêu sau toàn là bốn hậu (Cúc cu cu … cục cục cục cục), lúc này chiến sự bên con mồi úp hình như không ai màn tới, tập trung cao độ vào con bốn hậu, tôi liếc nhìn qua phía Sang đang ngồi thấy Sang có vẽ vô cùng hồi hộp, miệng thì cứ lẩm bẩm “con này ác quá, con này ngon quá”, lúc này bên chiến sự con mồi úp đang gây cấn, con bổi rượt đuổi con chim mái bay lòng vòng cội, con mồi hết thúc lại gù liên tục, sau cùng con mái cũng chịu bay đi mất biệt, con trống sà vào đậu trên đầu con mồi úp, đầu nó cứ ngó nghiêng và cuối cùng cũng buông chân hạ thổ, con bổi gù như bổ củi chạy từ ngoài vào bội, bổng nhìn thấy hắn dừng lại mà chân hắn lại giật giật, tôi bảo với Sang hắn đã dính rồi đấy, không phải hồi hộp từ từ mà ra bắt cho vào túi thôi! Chúng tôi thu dọn chiến trường trong tít tắt, chừng 5 phút sau chúng tôi đã tiếp cận cội của con bốn hậu, dọn bãi cặm dò xong thì trời bắt đầu mưa nặng hạt, chúng tôi đành phải ra về và hẹn lại hôm sau ….
       Sáng sớm hôm sau, ngoài trời mây đen xám xịt, duy chỉ có hướng Đông là có tí ánh sáng của mặt trời, nhưng tôi vẫn quyết định táo bạo “đi tiếp” , chuẩn bị xong mặc áo mưa, lên xe chạy từ từ trong cơn mưa phùn, đến nơi tôi gửi xe bên kia đường, đứng đợi cho bớt mưa. Khoảng 20 phút sau bầu trời trở nên quang đãng hơn, mưa dứt hạt, tôi bước nhanh băng qua đường đi một mạch đến cội của con bốn hậu hôm qua, nói là cội thật ra chỉ là một cây dừa khô cằn, tàu lá xác xơ bởi mấy con bọ cánh cứng, chỉ còn vài bẹ lá mà thôi. Tôi nhanh tay cậm hai đường dò, thả mồi rồi chạy như bay về phía lùm cây gần đó để trốn, con mồi bẹo thúc râm rang lúc thưa, lúc nhặt, bổng con bổi không biết từ đâu sà về cội, con mồi chụp gù phóng ba dây liền, con bổi như bị bất ngờ, đứng ngơ ngác một hồi sau mới dám cất tiếng thúc, nghe tiếng thúc nhanh, nhặt, nhừa nhựa tôi nhận ra ngay “nó đây rồi”, người tôi run lên nhè nhẹ, tim đập mạnh hơn như muốn nghẹt thở vậy, con bổi ưỡn người nhúng đôi cánh chúi đầu sà xuống gần tới đất lại bật cất cánh bay lên về phía con mồi bẹo, làm tôi một phen hú vía cứ tưởng là hắn đã …, lúc này con bổi hầu như lục tung bụi cây – nơi tôi treo con bẹo, nhằm tìm con mồi bẹo, thấy thế tôi quyết định thay đổi vị trí hai con mồi cho nhau. Sau khi thay xong, mồi lại cất tiếng thúc, con bổi sạt về rất nhanh và đáp vào cội, ở vị trí này con bổi nhìn thấy con mồi úp rất rõ, hắn cự khoảng 5 phút, con mồi chưa quen xuống đất nên tung bội một hồi mới bắt đầu thúc rên rỉ nhẹ nhẹ, nghe thấy tiếng mồi úp (con mồi bẹo khi nảy nó đi tìm) con bổi hung hăng nhảy lia lịa quanh cây dừa, và rồi cấm đầu xuống như bị trúng đạn, tiếc thay con bổi rớt hơi xa bội, không ngay đường dò và đứng đó thúc mà không chịu gù, con mồi vừa thúc, vừa tung bội (thấy mà ghét), rồi nó cũng chịu gù với con bổi,…Vài phút sau con mái lại rớt theo phía bên kia bội so với con bổi trống, tôi tái mặt vì nhỡ con mái dính dò trước thì chết chắc, nhưng con mái không đi vào mà đứng mổ bông cỏ, con mồi thấy vậy cũng nghỉ gù mà thúc chậm chậm tiếng thúc to dần, to dần…về con bổi trống cứ đứng thúc mà không hề gù, tôi thấy làm lạ ??, nhưng khi con mái rớt, nó lại phùng lông cổ chạy vào phía con mồi úp, trong tít tắt em đã bị dính dò, tôi bỏ dép chạy như bay về phía con bổi, bắt xong cầm ngắm nghía mới phát hiện em bị thương ở vùng ức, vì bị một viên đạn súng hơi tét da, điều này đã lý giãi vì sao em không gù mà chỉ thúc với mồi úp trước đó./.

Đây là hình của chú em


12
Em bốn hậu này vừa mới tóm được lúc 7giờ 30 phút sáng nay (28/8/2011):
        Xin chú thích tí lai lịch : Em này giọng thanh, bỏ 4 hậu, hậu sau hơi chậm (ở vài tiếng 3 hậu đầu) giọng thúc nhanh, nhặt, thỉnh thoảng có dập; Tuy nó mang trên mình thương tích với tỉ lệ 15% nhưng em rất dữ, đập cánh liên tục, chỉ thúc không thấy gù, (có lẽ do vết thương còn đau), Tôi và Nguyễn Minh Sang theo cả buổi sáng hôm qua (27/8/2011), nhưng chưa chịu đá, sáng nay đem con mồi mới đến, em mới chịu đá, hiện vết thương đã được BSĩ Nguyễn Thiên Nhiên khâu lại 2 mủi và em đã chịu mổ thóc rồi!
Đây là vết thương bởi mấy tay xạ thủ mời bà con xem:

Ảnh chụp ngang


Ảnh chụp thẳng với một vết thương to

13
Hướng dẫn đăng ký, đăng nhập, chỉnh sữa hồ sơ cá nhân:
      Việc đăng ký không có gì khó khăn cả, mục đích của việc đăng ký là để thống kê thành viên tham gia diễn đàn. Nếu đăng ký bạn sẽ xem được toàn bộ diễn đàn, (có những mục như Chim của thành viên, thông tin liên lạc của thành viên, kinh nghiệm chọn mồi hay... ) bạn phải là thành viên mới xem được. đăng ký bạn được tham gia viết bài, upload file ảnh, âm thanh lên diễn đàn .v.v... 
      Bạn mở trình duyệt web , trong hộp địa chỉ bạn gõ: cugay.org/diendan/ và bấm phím enter, trang diễn đàn sẽ hiện ra. Việc đăng ký cũng không có gì rườm rà, bạn click vào nút đăng ký trên menu, sau đó sẽ hiện ra một bảng nội qui (Registration Agreement),  rồi click vào "I accept the terms of the agreement" nghĩa là bạn đã chấp nhận nội qui đó. Sau khi click nó sẽ hiện ra 1 bảng (Registration Form) để bạn điền thông tin cá nhân vào
Tên truy nhập: ví dụ   cugay_tracu  chẳng hạn
Email: là nick chat của chúng ta cộng thêm @yahoo.com hoặc bạn tạo trong Gmail rất đơn giãn, ở đây tôi ví dụ địa chỉ mail là: lamquangnha@gmail.com
Mật khẩu: có thể là chữ số, có thể là chữ viết (phải nhớ thật kỷ kẽo quên) ví dụ: 123456789, (lưu ý: để an toàn nên đặt mật khẩu trên 6 ký tự)
Xác nhận mật khẩu:  Gõ lại mật khẩu như bạn vừa đăng ký ở trên
Bên dưới là bảng (Verification)
Dòng thứ nhất: yêu cầu bạn điền những chữ cái như hình trên vào ô trống bên dưới
Dòng thứ hai : Trả lời câu hỏi và điền kết quả thích hợp vào ô trống bên dưới
Dòng thứ ba : Trả lời câu hỏi và điền kết quả thích hợp vào ô trống bên dưới ( câu này hơi chuyên môn tí)
Cuối cùng bạn chọn Đăng ký là xong.
- Chỉnh sửa hồ sơ: Vào hồ sơ chọn Account Setings ta thực hiện chỉnh sửa hồ sơ như sau
Để thay đổi tên mặc định thành tên thật của chúng ta khi hiển thị trên diễn đàn, ta chọn ô tên hiển thị trên diễn đàn và sửa lại theo ý muốn của mình (mục này hiện tại admin đã khóa lại nên không sửa được.
Chữ ký:Chữ ký được hiển thị dưới mỗi bài viết ( Tối đa 300 ký tự )
Phần chữ ký giống như phần phụ chú mà mỗi khi ta viết bài nó sẽ hiển thị những thông tin đó ở cuối bài viết.
- Tạo hình avatar
Trên thanh công cụ, bạn vào phần: Hồ sơ.
Chọn mục: Forum Profile. (ví dụ như hình dưới)

Chọn dấu check vào mục Upload hình ảnh riêng.
Xong click vào chữ: "Duyệt" Tìm hình ảnh trên máy tính và chọn một ảnh nào mình thích, xong xuống bên dưới bấm vào"Cập nhật", Chờ một lúc là OK.
      Xin chúc các bạn sẽ thực hiện thành công sau khi xem bài viết này nhé

14
      Tôi đã xem nhiều bài viết về " Bốn cái ngu " nhưng tôi tâm đắc nhất là truyện ngắn "Bốn cái ngu" của nhà văn Sơn Nam (không phải tôi bà con với ổng đâu nghen!). Vì nó vừa hơi tếu, vừa giải thích xác thực, dễ hiểu ... Hôm nay xin phép copy bài của ông vào diễn đàn cu gáy Việt Nam, với mong muốn rằng nếu anh em nào chưa đọc, thì đọc qua để biết và có khi phải dùng đến, nhất là chúng ta đang ôm phải cái ngu "thứ ba" ấy !

Truyện ngắn: Bốn cái ngu. (Sơn Nam)

Mấy người hàng xóm la hoảng lên:
- Tư Hưng đâu rồi! Nuôi heo bầy mà bỏ nó chạy cùng đường cùng sá. Sao không nhốt lại?... Thiệt hết nói. Tanh rình tanh ói, chỗ nào cũng một đống, ai hơi đâu mà hốt. Nó còn ủi nền nhà, phá mấy liếp cải. Nói ra thì mích lòng, để trong bụng thì ấm ức.
Tư Hưng từ đầu xóm chạy lơn tơn về, lên tiếng thanh minh:
- Bà con ơi! Tôi nhốt heo lại rồi. Chắc lại vợ tôi quên... Vợ tôi nó dại dột thì tôi chịu tội.
Nói xong, Tư Hưng chạy lùa ba con heo nái. Heo chạy tán loạn, đâm ngay vào vách lá, chui vào trong nhà. Anh ta nói to:
- Em ơi! Coi chừng heo chạy bể đồ đạc.
Nhưng hỡi ơi! Trong nhà không có một tiếng trả lời. Anh ta vào nhà, chạy tới trước cửa ngõ nhìn dáo dác. Vợ anh đâu rồi? Hay là đã xách gói trở về nhà cha mẹ ruột? Bốn tháng qua, vợ chồng anh ta gây lộn liên tu bất tận, tính đổ đồng hai ngày là xẩy ra một cuộc cãi vã.
Tư Hưng nói:
- Ði đâu đi phứt cho rảnh. Gặp con vợ như vầy mau tàn mạt lắm. Thật là...
Vừa lúc ấy, ông Hai Kiểm đi ngang qua, lên tiếng:
- Chuyện gì đó Hưng? Vợ chồng mới cưới, nếu cơm không lành canh không ngọt thì đóng cửa dạy nhau...
- Dạ, chuyện rắc rối lắm, đổ bể tùm lum.
- Cái gì đổ bể?... cháu nói mau.
Ông Hai Kiểm xụ mặt, tưởng tượng đến những hậu quả tai hại mà ông gánh lấy. Chính ông đã làm mai mối cho Tư Hưng cưới vợ. Bên gái đòi một đôi bông búp, hai chiếc vòng đúng một lượng vàng. Vì muốn tác hợp cho hai trẻ là người dưng nhưng ông Hai Kiểm vẫn làm gan lãnh nợ, vay dùm cho gia đình Tư Hưng số tiền khá to. Chủ nợ hỏi:“Rồi làm sao vợ chồng nó đủ sức trả?” Ông Hai Kiểm đáp:“Vợ chồng nó sẽ nuôi heo nái, bán heo con lần hồi.”
Những chuyện đáng buồn đã xẩy ra, thấy tai ông Hai Kiểm. Dư luận hàng xóm đã đồn đãi quá nhiều. Ban nãy ông gặp cô vợ trẻ của Tư Hưng ở bờ chuối, sát ven đường. Ông hỏi:
- Cháu làm gì vậy đó?
Cô vợ nó đáp:
- Dạ, cháu cắt lá chuối khô đem về bó lại, làm ụ cho heo ngủ.
- Cháu biết lo xa, bác mừng lắm. Xứ này nhiều muỗi, để heo ngủ trần mà mang tội. Làm sao heo mau lớn đúng tạ được? Sao thằng Hưng không ra đây làm công việc tiếp với cháu?
Cô vợ nọ ôm mặt khóc. Bấy giờ, ông Hai Kiềm mới nhìn tường tận: gò má cô ta bầm tím. Ông thở dài, định tìm Tư Hưng để dạy dỗ. Dè đâu vừa đi ngang cửa là nghe giọng nói vô lễ của anh ta.
Ông Hai Kiểm vào sân, nói lẩm bẩm:
- Làm gì mà quát nạt? Cái gì đổ bể?
- Dạ, mời bác vô nhà, cháu nói hết đầu đuôi cho bác nghe.
Rồi Tư Hưng tố cáo bao nhiêu sự lơ đễnh của vợ: nào vợ ngủ trưa, nào vợ kho cá ăn mặn đắng, nào vợ lười biếng nuôi heo. Và nhứt là ưa cãi vã với chồng. Hễ giận hờn, lập tức cô vợ bỏ nhà ra sau vườn. Ông Hai Kiểm dùng tình cảm để khuyên nhủ:
- Nó lo cắt lá chuối khô chớ đâu phải dạo xóm ngồi lê đôi mách hoặc đánh bài tứ sắc. Cháu hãy bình tĩnh. Vợ nó có lỗi thì dạy dỗ bằng lời nói nhỏ nhẹ.
Tư Hưng nói nhanh:
- Dạ, nó cứng đầu lắm. Hễ cháu đánh thì nó đứng lì một chỗ, không thèm chạy.
- Ừ... Nhưng mà cháu đừng đánh ngay con mắt vợ.
Tư Hưng phục thầm sự nhận xét của ông Hai Kiểm:
- Sao bác biết?
- Trời đất xui khiến như vậy. Bác sống tới năm nay là sáu chục tuổi rồi. Ðàn ông ưa bạt tai vợ, táng ngay con mắt. Rủi đui con mắt thì sao?
* * *
- Cục cu cu... cu! Cu!
Ông Hai Kiểm bước tới lui, ngắm nghía con cu mồi mới mua ở Xẽo Bần với giá là mười giạ lúa. Ông bắc ghế, đứng lên, mang cặp kiếng, nói thì thầm:
- Ồ! Con cu hai cốt. Chưa chắc! Hồi bữa hổm, nó gáy tới bốn cốt.
Rồi bác đưa tay lên miệng, bụm lại, nhái giọng gáy:
- Cục cú cu... cu!
Tức thời con cu mồi nhảy nhót, vỗ cánh, đòi bay ra khỏi cái lồng bằng tre. Nó đứng lại, há mỏ, ưỡn ngực:
- Cục cúc cu... cu! Cu! Cu!
Ông Hai Kiểm cười dòn:
- Giỏi quá! Trót làm thằng ngu thì ngu luôn cho trọn kiếp. Sáng mai, mầy nhớ gáy đủ bốn cốt cho tao!
Từ ngoài cửa, Tư Hưng bước vào. Anh ta nghe lóm tiếng được tiếng mất:
- Bác Hai ơi! Nói chuyện với ai vậy?
- Tư Hưng đó hả? Bác nói chuyện với con cu mồi. Gần tết rồi. Cu gáy vang dậy ngoài đồng, bác tính cho con cu mồi này ra nghề. Mua tới mười giạ lúa đó.
Tư Hưng vẫn thắc mắc:
- Con cu này mua quá mắc nhưng tại sao ngu dại. Nếu nó khờ thì luyện tập lại. Bác rành nghề gác cu lắm mà.
Một dịp may để ông Hai Kiểm giải toả bao nhiêu thắc mắc. Ông rót nước trà ngồi cao hứng rung đùi:
          Ở đời có bốn cái ngu,
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu...
- Mấy câu đó ý nghĩa như thế nào?
- Khó lắm. Nói ra sợ cháu hiểu lầm. Ông bà mình hồi xửa hồi xưa đặt để câu đó, nhắn nhủ mấy người lớn tuổi mà ưa làm chuyện bá vơ như bác. Cháu thử nghĩ: bác ở không suốt ngày, chỉ còn biết tiêu khiển bằng cách thăm viếng người chòm xóm, giúp đỡ lặt vặt. Rồi thì dưỡng nhàn. Cháu biết tại sao làm mai là cái ngu dại thứ nhứt?
Tư Hưng đáp:
- Dạ cháu hiểu mơ màng thôi...
- Nói ra, cháu đừng giận nghe không. Mình làm mai, giúp hai gia đình bên trai, bên gái kết tình thông gia. Nếu con cái họ ăn ở với nhau êm ấm thì thôi. Ngược bằng gặp thứ trai lỗ mãng, thứ gái lười biếng hỗn hào thì thế nào bên trai hay bên gái cũng trách móc mốc ông mai. Nào là thằng rể hoặc con dâu đó tệ quá. Không khéo, vài ngày nữa, nếu vợ chồng cháu chưa hoà thuận với nhau được....
Tư Hưng cúi đầu:
- Dạ, cháu hứa...
- Ðây là cái ngu thứ nhì của bọn già cả, có chút ít thể diện hoặc điền sản như bác. Mình lãnh nợ dùm cho thiên hạ, nếu con nợ trả đủ thì chủ nợ vui sướng, hưởng tiền lời. Bằng không, họ lại mắng vốn... Còn cái ngu thứ ba là gác cu.
Nghe đến đó, Tư Hưng mỉm cười. Gác cu tức là đem con cu mồi ra ngoài ruộng để cho cu gáy lên, nhử bắt con cu rừng. Mấy ông cai tổng, ông hội đồng địa hạt thường gác cu vào mùa này. Tư Hưng còn nhớ năm ngoái ông cai tổng đi gác cu với vài đứa tiểu đồng, mang theo nào trả ấm, thịt gà, cơm nếp. Tại sao gác cu là cái ngu dại thứ ba? Anh ta hỏi mãi nhưng Hai Kiểm cứ lắc đầu. Sao rốt, anh ta gợi ý:
- Dạo này, hễ ở nhà thì gây gổ với vợ. Cháu muốn theo bác, làm đứa tiểu đồng để học nghề. Hồi đó tới giờ, cháu ưa đá gà, đá cá thia thia. Mai kia mốt nọ, về già, cháu sẽ gác cu như bác.
- Ðừng, cháu ơi. Dại dột lắm.
Con cu mồi gáy vang lên. Ngoài bờ tre xa xôi dường như có tiếng đáp lại. Khiêu khích –“Cu kêu ba tiếng cu kêu, cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè.” Ông Hai Kiểm căn dặn Tư Hưng nên về nhà giúp công việc lặt vặt cho vợ bớt mệt. Nhứt là sửa cái chuồng heo, đừng để lối xóm phiền hà...
Sáng hôm sau, Tư Hưng đã có mặt tại nhà ông Hai Kiểm. Hai người ăn cơm rang dằn bụng rồi lên đường. Ông Hai Kiểm đi trước, xách cái lụp, tức là cái lồng bằng dây chì, trong đó có để con cu mồi. Tư Hưng theo sau, vác một cây sào dài, đầu cây sào có cái móc nhỏ bằng sắt. Lại còn có cái bình tích, đầy trà nóng, hộp quẹt và chiếc chiếu.
Gió chướng thổi lao xao mang hơi lạnh từ phía tây bắc, báo hiệu ngày gần Tết. Mặt trời lên cao, bầu trời vẫn chưa trong sáng. Vài đám mây đen bay lởn vởn, thứ mây chuyển mưa còn rơi rớt. Mùi lúa chín xông lên vừa nồng vừa ấm. Qua khỏi bờ ven, hai người đều xăn quần lên tận gối. Lá lúa cứa vào da, hơi rát. Ðôi khi, bùn ngập tới nửa ống chân. Vài con cò trắng đáp xuống vũng nước cạn, rình cá tôm. Ông Hai Kiểm bước khá nhanh, đôi mắt nhìn đăm đăm về hướng cây gáo cổ thụ, giữa đồng.
Ðến nơi, Tư Hưng đứng lóng nhóng. Ông Hai Kiểm nói:
- Trải chiếu ra, ngồi xuống. Nếu khát nước thì uống trà cho thấm giọng.
Trèo lên cây gáo, bẻ vài nhánh cây nhỏ, quăn xuống cho bác.
Ông Hai Kiểm đem lá cây ghim lên cái lụp:
- Nhờ làm như vầy để cho cu rừng không thấy cái lồng bằng dây chì. Lát nữa, cu rừng sẽ bay tới, đậu trên cái sàn, trước mặt lụp.
- Còn mớ lưới này?
- Mình giương lưới lên, gài chốt. Cu rừng đến trước mặt cái lụp, khiêu chiến. Nếu cu đạp nhằm cây chốt, lưới chụp xuống cái sàn, túm con cu rừng.
Ðâu đó xong xuôi, ông Hai Kiểm dùng cây sào có móc sắt mà đưa cái lụp lên gần trên ngọn cây gáo. Ông bước ra xa, nhìn đôi ba lần khen ngợi:
- Ðược rồi, Cu rừng chẳng bao giờ biết con cu mồi đang bị nhốt trong cái lụp. Và trước mặt lụp là cái sàn nhỏ, có lưới giương lên. Êm lắm!
Hai người rút lui vào lùm cây mua, hơi thấp, vạch một lỗ khá to trong lùm rồi chui vào. Tư Hưng nói nhanh:
- Giống như ngồi trong hang...
- Ồ! Người gác cu ngồi ngoài bờ ngoài bụi như vầyl. Nếu đứng lom khom ở ngoài chỗ trống trải, cu rừng đâu thèm tới nạp mạng.
Ngồi giữa lùm cây, ông Hai Kiểm hút hết điếu thuốc này qua điếu thuốc khác. Con cu mồi bị nhốt trong lụp bắt đầu gáy vang:
- Cúc cù cu... cu! Cu! Cu!
Ông cười dòn:
- Giỏi quá! Ra đây, nó gáy tới ba cốt.
Tư Hưng hỏi:
- Dạ, cốt là cái gì?
- Theo tiếng lóng của nhà nghề, mấy tiếng cúc cú cu, gọi là tiếng cốt. Con cu mồi này gáy ba cốt. Bảnh quá! Cháu nghe lại thử. Nó gáy kìa!
Từ ngọn cây gáo, con cu mồi cất tiếng thảnh thót:
- Cúc cù cu... cu! Cu! Cu!
Ông Hai Kiểm nhướng mắt!
- Ðó... Nó gáy đủ bốn cốt. Loại cu nào nhiều cốt thì được cu mái say mê. Lúc lúa chín, cu rừng bắt đầu“phân đồng” mỗi con cu trống, chiếm một khu vực riêng biệt, từ cây này qua bờ tre bên kia. Nó tha hồ ăn lúa chín và tình tự với bọn cu mái. Nếu con con cu trống nào toan vào khu vực của nó, nó sẽ đánh đuổi, đá và cắn tơi bời. Thí dụ như khu vực này, từ cây gáo qua bờ tre, đã có sẵn một con cu trống làm bá chủ. Mình đem con cu mồi này tới để xâm chiếm. Lát nữa, con cu trống sẽ ra tranh cắn, đánh đuổi con cu mồi này để rồi bị lưới chụp xuống.
Thời khắc trôi qua chậm chạp. Tư Hưng bắt đầu nản chí, muốn xin phép rút lui về nhà để... nuôi heo trả nợ đám cưới. Bỗng đâu từ phía bờ tre đối diện có giọng gáy thanh tao:
- Cúc cù cu... cu cu!
Ông Hai Kiểm ngồi nhốm tới, nép sát vào bụi cây mua, mang kiếng, nhìn qua kẽ lá:
- Ðó! Con cu rừng lên tiếng, đòi đá lộn với con cu mồi của bác.
- Sao nó chưa qua?
- Cháu nên bền chí. Cu rừng khôn ngoan lắm. Nó hồ nghi điều gì... bất an. Nhiều con cu rừng đã bị lưới chụp hụt vài trận rồi. Nó còn dè dặt, dò xét tình hình.
Trên ngọn cây, cu mồi gáy lên, thúc giục:
- Cú cù cu... cu! Cu! Cu!
Từ phía bờ tre, cu rừng bay nhanh qua cây gáo, đảo hai ba vòng, toan đáp xuống.
Tư Hưng nói:
- Nó tìm kẻ thù hả bác?
- Nói chuyện nho nhỏ một chút. Coi chừng nó nghe. Nó tìm kẻ tình địch. Cu rừng này cho rằng con cu mồi trong bụi là kẻ từ nơi xa lạ đến xâm chiếm cánh đồng lúa để ăn no và chiếm đoạt người yêu của nó.
- Tại sao nó bay qua đây! Hồi nãy bác nói con cu rừng này đầy đủ kinh nghiệm, chết hụt nhiều lần nên khôn ngoan....
- Lời tục thường nói: Biết chết nhưng cũng nhào vô. Con chim ghét nhau v ì tiếng gáy. Cu rừng gáy hai cốt ghét con cu mồi gáy tới bốn cốt. Nó cho rằng có kẻ bảnh trai hơn, toan chiếm đoạt sự sống của nó... Im đi.
Qua kẽ lá, Tư Hưng thấy rõ ràng con cu rừng. Nó thuộc loại cu cườm, mớ lông chung quanh cổ nhuộm màu hường dợt, lấm tấm những điểm trắng tuyết, mỏ và đôi chân đỏ sậm, nhứt là con mắt tròn xoe, sáng ngời lấp lánh như giọt máu tươi.
- Nó khôn quá. Nó nhảy trên nóc lụp chớ không thèm nhảy trước cái sàn để vướng vào bẫy!
- Cháu nói đúng. Nhưng con cu mồi của bác còn khôn hơn!
Con cu mồi nhảy nhót, vỗ cánh ngược lên trời... nhưng bầu trời của nó quá hẹp, nó té xuống. Nó bước tới sát lưới, quơ chân. Cu đá nhau như gà, dùng mỏ mà cắn, đưa chân mà quào. Con cu rừng cứ bay quanh quẩn rồi đứng trên lụp mổ xuống, để khỏi Sa trại chủ vào cạm bẫy. Lát sau, nó bay lên trên cao... trở qua bờ tre gáy inh ỏi, thứ tiếng gáy kém đẹp, có hai cốt “cu, cu” khi chấm dứt.
Ông Hai Kiểm đưa tay lên miệng, nhái tiếng gáy để thúc giục cu mồi. Cu mồi lại gáy, khoe giọng thiên phú, đến bốn cốt. Nắng lên cao. Cu rừng dường như còn phân vân, chưa chịu xáp chiến.
Tư Hưng thở dài:
- Chừng nào nó bay qua đây...
Ông Hai Kiểm đáp:
- Bữa nay không xong thì chờ ngày mai, ngày mốt không xông thì ngày nọ, ngày kia... Gác được một con cu rừng khôn ngoan, mình vui hơn là gác con cu rừng thứ dại dột. Cháu mệt mỏi rồi hả?
Tư Hưng ngáp dài:
- Ðể cháu về nhà, lo cái chuồng heo.
- Cháu muốn về thì cứ về. Bác không dám cản cháu.
Nghe vậy, Tư Hưng lật đật cầm cây sào, bước ra khỏi lùm cây. Ông Hai Kiểm kêu lên thất thanh:
- Làm gì vậy? Cháu về thì về một mình. Ðể bác ở lại...
* * *
Bảy ngày sau, Tư Hưng đã quên hẳn chuyện gác cu của ông Hai Kiểm. Hàng ngày, anh ta lo nuôi heo, quét nhà, sửa sang bồ đựng lúa. Vợ chồng đối xử với nhau êm ấm.
Lúc vợ chồng Tư Hưng đang ăn cơm chiều, bà Hai Kiểm chạy vô sân, nói hơ hãi:
- Tư! Mầy thấy bác Hai mầy ở đâu không?
Trời mưa lất phất, lạnh lẽo. Trận mưa bấc dai dẳng, còn rơi rớt. Tư Hưng nhìn bà Hai Kiểm, thương hại:
- Chuyện gì mà bác gái dầm mưa? Lâu rồi, cháu không gặp bác trai.
- Ổng đi gác cu với mầy mà! Mỗi ngày mỗi đi, từ bữa đi chung với mầy đó.
- Dạ, cháu theo bác trai có một buổi đầu mà thôi...
- Kiếm bác trai mầy dùm tao! Tao hồ nghi quá.
Lập tức, Tư Hưng buông chén đũa, chạy ra sau vườn. Trời vẫn mưa. Mặt trời khuất đâu mất, cảnh vật tối om. Cây gáo đứng trơ vơ giữa đồng như bóng ma trơi. Tư Hưng lục soát bụi cây, chẳng có cái lụp nào cả. Tư Hưng thất vọng, trở về. Bỗng dưng, anh ta nhớ tới cái bờ tre bên kia, đối diện với cây gáo. Anh ta chạy qua, nhướng mắt: giữa bụi tre, cái lụp gác lơ lửng, trên đó có con cu mồi và một con cu rừng bị lưới chụp.
Cu rừng và cu mồi đều cú rũ, bất phân thắng bại vinh nhục, lông cánh lù xù vì dầm mưa quá lâu. Nhưng ông Hai Kiểm ở đâu? Tư Hưng toan kêu lên nhưng sợ làm lộ bí mật nhà nghề. Anh ta bèn đưa hai tay lên miệng, bụm lại, nhái tiếng cu kêu:
- Cúc cù cu... cu! Cu! Cu!
Bỗng nhiên, bụi nhãn lồng nhúc nhích. Có tiếng rên hừ hừ. Tư Hưng ngỡ là ma nhát, sửa soạn co chân tẩu thoát. Nhưng giọng run rẩy của ông Hai Kiểm vang ra từng đọt:
- Cứu... tao... tao gần chết... á khẩu...
Tư Hưng cõng ông Hai Kiểm vào nhà, đốt lửa hơ, cạo gió, mua thuốc cảm mạo, nấu cháo thương hàn... vài phút sau, ông Kiểm mới tỉnh táo, nói thân mật:
- Tao chờ đợi... mắc mưa suốt buổi. Con cu mồi bay quá. Rốt cuộc con cu rừng chịu đá lộn, mặc dù bị gài bẫy nhưng cũng đá. Vui quá... Ủa! Ngu quá. Con cu rừng đó, tao cho vợ chồng bây nướng ăn. Hồi xưa, nhiều người đi gác cu như tao, ngồi rình mò dè đâu phía sau lưng có con cọp đang chờ ăn thịt họ. Gác cu không đem lợi lộc gì ráo mà mình ham. Cái thói phong lưu đó nguy hiểm lắm. Nếu mày không ra ngoài cứu kịp thì tao á khẩu, chết luôn ngoài bụi tre rồi. Ðó là cái ngu thứ ba: “Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu mà!”
Tư Hưng mỉm cười, nhờ đến cái ngu thứ nhứt, thứ nhì:
- Dạ, hai vợ chồng cháu cỡ này đề huề lắm. Ba con heo nái đang có chửa, món nợ mà bác bảo lãnh hồi cháu sửa soạn cưới vợ...
- Tao hiểu rồi. Ráng mà làm ăn. Thôi tao về kẻo bác gái mầy trông đợi.
- Dạ, trời còn mưa lai rai. Ðể cháu nhắn tin cho bác gái hay... Còn cái ngư thứ tư nó ra làm sao bác?
- Cầm chầu hát bội. Rằm tháng giêng, cháu sẽ thấy. Hễ mình ít“chầu” bọn đào kép cho rằng mình là thằng già cầm chầu khó khăn, phách lối, khinh khi kẻ xướng ca vô loại. Nhưng nếu mình đánh chầu đúng điệu thì có kẻ giềm siểm, cho rằng mình là thằng già dê, cứ đánh chấm khen ngợi mấy cô đào trẻ mà quên mấy cô đào già.
Tư Hưng nắm bàn tay gân guốc của ông Hai Kiểm:
- Bác tử tế quá.
- Sao mầy biết? Ðừng nịnh tao. Vợ chồng mầy nên ăn ở thuận thảo đi.
Giọng Tư Hưng như ngậm ngùi:
- Bác dám lãnh đủ bốn cái ngu trên đời... Không màng tiếng bấc, tiếng chì. Cái tiêu khiển của bác không làm hại cho ai. Và bác dám gánh trách nhiệm để cho kẻ khác vui sướng. Cháu phục mấy ông già xưa quá trời.

15
Những chuyến gác cu thú vị / Chuyến gác cu nhớ đời !
« vào lúc: 06/08/2011 12:56:50PM »
Câu chuyện được viết theo lời kể của chú 6 Đàn, một thành viên của hội cu gáy Trà Cú
(nay chú đã mất – tên nhân vật đã được thay đổi vì sự tôn trọng người đã mất)

       Cách đây gần 6 năm, nhân tiện tôi ghé thăm nhà chú 6 ở xã bên, ngồi uống trà nói chuyện
về cu cò, tôi hỏi trong đời chơi cu gáy chú có kỷ niệm nào khó quên nhất chú kể cháu nghe chơi,
trầm ngâm một hồi với giọng hóm hỉnh chú kể lại một chuyến gác cu cách đây hơn 40 năm về
trước mà đến tận bây giờ chú mới kể, tôi xin viết lên diễn đàn nhân sắp đến ngày giỗ của chú,
chú không có đặt tên cho câu chuyện nhưng tôi xin phép đặt tên cho câu chuyện với tên:
     
                        Chuyến gác cu nhớ đời !

          Như hôm trước, chú 6 Đàn mang sào lụp đến bờ mương gần cuối thôn, một nơi khá vắng
người đi lại, bên trên có vài cây so đũa, bên dưới là một đám bông súng đang trổ bông màu tim
tím rất thơ mộng, nơi đây có con bổi kèm dập, giọng sấm đồng, đặc biệt lại là con ba hậu mới ghê
chứ. Hôm nay là hôm thứ 2 mà con bổi vẫn chưa chịu nhảy cầu, chú 6 thì chết mê, chết mệt vì cái
con ba hậu, hôm nay chú chọn một kèo khác hơi gập (tối) hơn để treo lụp lên, mồi cất tiếng chiêu
Cúc .. cu ..cu, Cúc .. cu ..cu (con mồi của chú là con liều trơn) lúc này tầm 8 giờ sáng con bổi cứ sạt
qua, sạt lại các cây quanh đó nhưng nó không chịu sáp cội, con mồi đánh hơi tiếng đập cánh của
con bổi, cứ bo ào ào … thế rồi con bổi cũng chịu sáp vào cội, chú 6 ngồi núp co ro trong lùm cỏ
hôi, cao chừng 1m5, cứ nghiêng nghiêng đầu theo nhịp nhảy của con bổi, đã hơn một giờ đồng
hồ mà con bổi liên tục chuyền cành qua, lại, lên, xuống,… com mồi hình như thấm mệt và thua
nước con bổi, nên nó đứng im re khoảng 5 phút mới trở bộ (xoay đầu) và thúc nhè nhẹ , nhè nhẹ
cục cu cu, cục cu cu …..cù cụ , con bổi nhảy lên kèo chính (kèo mà chú gác lụp) đứng trước đầu
sấu khoảng 5 tất (50 cm) bo kình với con mồi thật ác liệt, chú 6 hồi họp chờ đợi giây phút cuối
cùng, … bổng chú nghe tiếng chân người đi thình thịch ở phía sau lưng mình, nhưng vị trí đó cách
cội khá xa nên con bổi không nhìn thấy, chú giật mình thoát tim vì nơi đây rất vắng vẻ sao lại có
người đến, trong bụng thầm trách “hết giờ đến rồi sao, mà nhầm lúc con bổi bo đến đầu sấu thế
này rồi lại đến
”, thoạt chú quay người nhìn về phía sau, chú à một cái nhẹ nhỏm, cũng may thay
cô ta là người quen ở cuối thôn, trên đường đi chợ xã về ghé vào hái tí bông súng, cô ta nhè nhẹ
để cái rỗ xuống bờ ao và vô tư cởi bỏ xiêm y và từ từ lội xuống ao (vì sợ ước quần áo), cô ta
không hề biết là có chú 6 đang ngồi trong lùm cây kia, trong tình huống “ tiến thối lưỡng nan
như thế thì chú không thể nào lên tiếng được, đành phải chịu nín thở im lặng chờ cho xong việc
rồi cô ta sẽ đi thôi, lúc này trong người chú cứ lâng lâng sao ấy, nhưng con bổi và con mồi bo quá
thành thử chú không thể nào rời mắt được, con bổi vừa bo vừa bước chân từ từ đi vào đến gần
cầu tử, trong lòng chú vô cùng hồi họp, tim đập loạn xạ, ..  bổng chú nghe tiếng phạch, phạch,
….con bổi hoảng hốt bay đi một lèo mất biệt, chú 6 định tâm lại xem xét chuyện gì đã xảy ra, chú
quay lại phía sau nơi co tiếng phạch khi nảy, thì chú chợt hiểu ra, thì ra tiếng phạch ấy là sau khi
cô ta hái xong bông súng, leo lên bờ trước khi mặc đồ vào, cô ta giũ quần, áo vì sợ côn trùng bò
vào thì khốn !…
        Sau khi cô ta đi khuất khá xa, chú 6 mới dám mò ra mà trong lòng cứ hối tiếc, đã 15 phút
tiếp theo trôi qua, con mồi vẫn thúc trận ầm ầm, nhưng con bổi vẫn biệt tăm, có lẽ nó đã sà
xuống ruộng tìm thóc ăn thì phải, chú 6 lầm lũi hạ lụp xuống ra về mà trong lòng buồn rười rượi,
chú nói: đúng là hết thời./.

Ghi chú: Bài viết này dựa theo lời kể của chú 6, là câu chuyện hoàn toàn có thật, tôi không hề hư
cấu chút nào. Vì sắp đến ngày giỗ của chú (12/7 AL) tôi nhín tí thời gian để viết một câu chuyện
có liên quan đến chú và tôi xem đây như một món quà dâng lên người thầy của hội cu gáy Trà Cú
.

16
Kỷ niệm đi bẩy con cu vịt !
       Năm ấy khoảng năm 1982,  tôi đang học lớp 8, cũng là năm đầu tiên tôi mê cu đấy, thời điểm lúc ấy vẫn đánh lụp (chưa biết đánh dò), nhà tôi nằm trên con giồng cát, cây cối tập trung chủ yếu cây dầu, cây còng và tre gai …, cách nhà khoảng 4 km về hướng nam là một con rạch nhỏ gồm nhiều bờ đìa, cây cối chủ yếu là cây bần ổi, địa bàn rất thích hợp cho việc đánh lụp…
       Tôi còn nhớ như in trong đầu, hôm ấy vào một buổi sáng tháng 2 âm lịch, một buổi sáng chủ nhật thật đẹp trời…Lối chừng 4 giờ 30 phút sáng, Ba tôi, Chú tôi và tôi, người cầm sào, lụp, người sách lồng chim mồi, người mang thức ăn, nước uống theo để dùng cho cả ngày. Sau 45 phút băng cánh đồng đầy sương mai ước đẫm cả quần áo, Chúng tôi đã đến bờ đìa cao, bên trên có một cây bần ổi cao chừng 4m, nhưng nhánh thì um tùm cộng với dây leo rất nhiều, làm cho việc chọn kèo (nhánh thế) rất khó, vì ở miền Nam chơi lụp khác với lụp treo của miền Trung, lụp của miền Nam thì lồng và bẩy cùng nằm trên một trục thẳng, lụp được gắn liền với một cây sào thông qua một lổ mộng có gắn chốt đinh, thường làm bằng cây tầm vông nhỏ, uốn lửa rất thẳng và bào rọt rất đẹp, phần mõ lụp (còn gọi là đầu sấu) được vót lõm lên sao cho gác lên một cành cây gọi là kèo thì nó ôm sát như một cành cây, vì thế con bổi (chim rừng) không nhát lụp và nhanh đá. Ba tôi và Chú tôi leo lên cây, người thì dùng lưỡi hái (dùng để cắt lúa) dọn những dây leo, người thì chặt bớt những nhánh cây um tùm không cần thiết, trời mờ sáng công việc dọn kèo cũng vừa xong, nhiệm vụ của tôi lúc này là giữ làm sao đừng cho những chú chim mồi đừng cất tiếng gáy, nếu gáy thì con chim bổi bay về ngay và công việc mai phục coi như bị bại lộ và nó rất nhát lụp.
        Ba tôi nhẹ nhàng mở cửa lụp, một tay kéo cửa lồng chim mồi, con mồi chiến của Ba tôi rất nhanh, nhảy thọt vào lụp rất chuyên nghiệp, đóng cửa lụp và đưa lên kèo gác, lúc này trời đã sáng hẳn, con mồi cất tiếng gáy (chiêu) Cúc cu cu …, cục, gáy được vài tiếng thì bên trong bờ đìa bên kia nơi có một cây Gừa to thân ngã trùm lên cả cái đìa lớn có tiếng đập cánh bập, bập, bập và một chú chim bổi bay thẳng lên bầu trời, hai cánh dang rộng ra, cái đuôi thì xòe như cái quạt, cứ thế nó lượn trên cao hai vòng quanh cây bần nơi có con chim mồi đang thúc, đang bo (gù) ào ào …, Con bổi hạ độ cao từ từ, đôi cánh chớp nhẹ vài cái trước khi xà vào cây bần ổi….
       Lúc này con bổi làm quá, thúc một tiếng bo một dây, thúc hai tiếng bo một dây, cứ thế cuộc chiến kéo dài cả giờ, tôi liếc nhìn sang Chú tôi ngồi cạnh tôi chừng 7m, nơi Chúng tôi ẩn chốn là một đám cây lát và năng rộng khoảng 500 mét vuông, cao ngang lưng quần, trên cây bần thì con bổi luôn chuyền cành quanh lụp, có lúc nó bo sáp gần sát đầu sấu thì lại quay ra, Ba tôi và Chú tôi bây giờ không còn di chuyển bằng chân tay nữa, mà chỉ bò và lê qua lết lại theo điệu nhảy của con bổi, con bổi cứ chuyền một cành thì bo một dây, và cứ thế mà nó chuyền khắp cây…và buổi sáng cũng trôi qua nhanh, Chúng tôi đành hạ sào cho chim mồi nghỉ trưa ăn uống (thời bấy giờ người chơi chưa biết để lúa và nuớc trong lụp cho chim mồi).
       Buổi chiều nắng quá Chúng tôi bắt đầu dương lụp lúc 3 giờ, nhưng do trời quá nóng con bổi không hăng như buổi sáng, nhưng cuộc chiến thì không thua gì buổi sáng, nhưng con bổi rất khôn lụp vẫn chưa chịu nhảy vào đá…Bốn giờ hơn Chúng tôi hạ sào thu dọn chiến trường, ngồi bàn biện pháp cho cuộc chiến ngày hôm sau, khoảng 10 phút sau kế hoạch đã thống nhất, tôi thấy Chú tôi lại trèo lên cây, cầm theo cây cưa tay loại cưa mini, lên đến nơi Chú tôi cưa hạ hầu hết những nhánh nghiêng về phía sau lưng lụp và hai bên hông lụp, nhằm hạn chế việc con bổi chuyền cành không hợp lý, tôi để ý lúc ấy Chú tôi vừa cưa cây mà miệng cứ lầm bầm điều gì ấy không rõ lắm?.
       Sáng hôm sau Chúng tôi lại tiếp tục khăn gói lên đường, dương lục khi trời còn chưa sáng hẳn, cũng như ngày hôm trước khi mồi cất tiếng gáy con bổi đập cánh dội vòng quanh cây và đáp vào cội, con bổi hơi ngơ ngác vì hôm nay cây được dọn trống hầu như chỉ còn mỗi kèo thế và cái ngọn cây, con bổi vẫn cái miệng kèm dây liên tiếp, bo chạy vào đụng đầu sấu rồi lại chạy ra, Chúng tôi căn thẳng, hồi họp, nín thở chờ đợi,….
      Hôm nay Chúng tôi phải chặt cây làm tum (chòi lá cây) để vào chốn mà xem, vì hôm qua Ba tôi và Chú tôi đã quần nát hết cả đám năng, lát kia rồi. Bỗng con bổi mái ở đâu bay về, có lẽ anh chàng bổi quá ghen tức hay sao, nhảy bổ đến con mái bo ào ào, con mái chuyền vài cành và sau đó bay đi mất biệt. Lúc này cũng gần 9 giờ sáng, mặt trời cũng bắt đầu chói chang, con mồi chiến đấu gần 3 giờ đồng hồ cũng thấm mệt, không bo nhiều nữa mà chuyển sang nhịp bướm (cấm đầu thúc đồng thời đôi cánh nhịp nhịp) có lẽ con bổi nóng lên vì cho rằng con mồi đang có hành vi dụ dổ con mái của mình thì phải! (vì chim rừng hay nhịp bướm khi con trống và con mái cùng giậm ổ) nó cấm đầu bo từ ngoài chạy vào đầu sấu bổng dừng lại, con mồi bổng từ tư thế rên rỉ chuyển sang vừa bo vừa dở cánh đánh vào lồng, điên tiết con bổi ngưng bo ngay, lông lưng sựng lên, cổ rút vào, ức phình to và nhảy vào cầu sập bẩy…
       Ba tôi hạ sào mà hai tay rung lập cập, Chú tôi thì một tay giữ lấy con bổi, một tay mở túi đựng bổi và cho bổi vào túi, cuộc chiến kết thúc. Ngồi nghỉ mệt trên bờ đìa tôi gặn hỏi Chú tôi “lúc Chú dọn những nhánh xung quanh lụp Chú nói thì thầm nho nhỏ cái gì như ếm bùa vậy”? Chú tôi bảo “Tao vái Ông thổ Địa ở đây nếu bắt được con kèm dây này tao sẽ cúng một con vịt đó”. Thế là sáng hôm sau Chú tôi cùng Ba tôi lại lên đường mang theo con vịt luộc, thẻ nhang và cả bình trà đến tạ ơn Ông thổ Địa. Từ đó con bổi kèm dây ấy có tên là con cu vịt.

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent