Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - Cu AK

Trang: 1 2 [3]
41
Trao đổi - Giải đáp / Bấm nhầm nút!?
« vào lúc: 27/05/2013 10:39:12PM »
Admin vui lòng cho tôi hỏi. Nếu vô tình bấm nhầm nút "thanks" thì làm sao mà đòi lại hả Admin ơi,  và một nick có thể thanks cho nick khác là bao nhiêu lần trong một bài viết, mong có thông tin sớm, cảm ơn, chúc ban quản trị nhiều sức khỏe-hạnh phúc-thành công!!

42
Cây cảnh / Hãy hôn tôi đi !
« vào lúc: 14/05/2013 07:03:26PM »
"Cái này lượm được của người ta à nha " :d
Các nhà sinh vật học trên thế giới vừa phát hiện một loài cây vô cùng độc đáo, có hoa nở giống hệt một đôi môi đang chờ được hôn.
Theo Oddity Central, loài cây kỳ lạ nói trên có tên khoa học là Psychotria Elata, thường được gọi nôm na là cây hoa môi.

Loài cây này được phát hiện trong những khu rừng mưa nhiệt đới ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ như Colombia, Costa Rica, Panama và Ecuador.

Theo các nhà khoa học, hình thù và màu sắc quyến rũ của bông hoa có nhiệm vụ thu hút các loài côn trùng đến thụ phấn.

Loài cây đặc biệt này đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn phá rừng không kiểm soát được ở các quốc gia nói trên.

Vì vậy, nếu bạn muốn một nụ hôn vào "Mẹ thiên nhiên", hãy tìm cho mình một cây hoa môi và làm điều đó khi còn có thể.
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=605342


43
 Vitamin
      Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống. Khi thiếu hoặc thừa vitamin sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng như sau:
1.       Vitamin A:
 - Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc điều hòa trao đổi protein, lipid, glucid, cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp trạng, vỏ tuyến thượng thận, các tế bào biểu mô, là nguyên liệu tạo rodopxin của thị giác. Thiếu vitamin A gia cầm còi cọc, chậm lớn, sừng hóa và viêm niêm mạc mắt, sừng hóa thanh khí quản nên dễ bị bệnh hô hấp, bệnh cầu trùng sẽ nặng thêm và khó chữa, gia cầm dễ mắc những bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ chết cao (gia cầm chết sau 2 – 4 tuần) với triệu chứng thần kinh trước khi chết, mổ khám sẽ thấy ống dẫn niệu tích đầy urat, gia cầm đẻ giảm năng suất trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm mạc ống dẫn trứng bị sừng hóa, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chết phôi cao, thường chết phôi.
- Nguồn vitamin A và sắc tố vàng được cung cấp từ những thực liệu chứa nhiều caroten như bắp vàng, bột cỏ giúp cho màu lòng đỏ trứng đậm hơn. Vitamin A dễ hư hỏng khi trộn vào thức ăn nên cần có thêm chất chống oxy hóa, khi tồn trữ thức ăn lâu sẽ bị mất vitamin A.
2.       Vitamin D:
- Vitamin D tham gia vào quá trình trao đổi chất khoáng, protein và lipid. Giúp điều hòa quá trình gắn kết Ca, P và Mg vào xương, kích thích các phản ứng oxy hóa khử. Khi thiếu vitamin D gia cầm non mắc bệnh còi xương, xương chân và xương lưỡi hái cong, dị dạng; gia cầm đẻ bị bệnh xốp xương, xương dễ gẫy, bại liệt chân, lòng trắng trứng loãng, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 19 – 20.
- Nhu cầu vitamin D tùy thuộc vào giống gia cầm, gia cầm nuôi nhốt trong chuồng thiếu ánh sáng thì nhu cầu vitamin D cao, khẩu phần không cân đối Ca và P cũng khiến gia cầm cần nhiều vitamin D. So với vitamin A, chỉ nên cung cấp vitamin D với tỷ lệ: D/A= 1/8 – 1/10, không nên cung cấp dư vitamin A và D vì sẽ gây vôi hóa ở thận, nếu kèm với dư protein thì tình trạng dư thừa sẽ nguy hiểm dễ gây chết.   
3.       Vitamin E:
- Vitmin E giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp chất sinh học và các acid béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi Phospho, glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước tuyến yên, tăng cường sự hấp thu các vitamin A và D, giúp ổn định thành mạch, màng tế bào của tuyến sinh dục. Thiếu sẽ gây tình trạng gia cầm bị ngẹo đầu, mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ trắng vùng cơ ức và cơ đùi (giống như tình trạng thiếu Selen); ở gia cầm sinh sản sẽ giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở thấp.
-Vitamin E có nhiều trong các mầm hạt, bột lá cây xanh non sấy nhanh, vitamin E rất dễ bị phá hủy trong không khí, nhạy cảm với oxy và ánh sáng.
 4.       Vitamin K:
- Vitamin K có tác dụng làm đông máu, được sử dụng trong thức ăn cho gia cầm con và gia cầm đẻ để phòng chống xuất huyết khi bị bệnh cầu trùng và bệnh Gumboro với liều 2 mg/kg thức ăn sẽ cải thiện được tỷ lệ nuôi sống.
5.       Vitamin nhóm B:
- Vitamin B1: Gia cầm rất nhậy cảm với việc thiếu vitamin B1, khi thiếu dẫn đến triệu chứng chân đưa về phía trước, các ngón chân run, đầu ngẩng lên trên (ngược với thiếu vitamin E đầu gập xuống), đi đứng khó khăn, tích nước trong mô nên thịt nhão, phù nề do tích nước dưới da nhiều, nhu động ruột kém nên tiêu hóa kém, gia cầm ăn ít, tình trạng nặng có thể co giật và chết. Gia cầm thường thiếu B1 trong trường hợp sử dụng nhiều thức ăn củ như khoai mì, khoai lang hoặc thức ăn hạt dự trữ lâu ngày, bảo quản không tốt nên bị mốc.
+Nguồn thức ăn chứa nhiều B1 như nấm men, men rượu, sử dụng chế phẩm từ nấm men 2 – 3% hoặc cám gạo, cám mì 5 – 10% trong thức ăn cho gia cầm sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B1 cho gia cầm là 2mg/kg thức ăn.
 - Vitamin B2: Thiếu vitamin B2 gia cầm con sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lông xù, viêm quanh khóe mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt nhắm, ghèn dính làm mắt mở khó khăn. Gia cầm đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 12 – 18, gia cầm con mới nở bị liệt chân.
+ Vitamin B2 có nhiều trong các loại rau quả xanh non, mầm hạt, nấm men. Vitamin B2 rất dễ bị oxy hóa trong không khí và mau hư.
- Vitamin B3: Thường chỉ gặp trường hợp thiếu do thức ăn bị sấy ở nhiệt độ cao làm vitamin B3 bị phân hủy. Thiếu sẽ gây hiện tượng viêm da ở góc mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng chậm, giảm sức kháng bệnh, gia cầm đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm.
+  Vitamin B3 có nhiều trong các loại thức ăn hạt, nấm men, nghèo trong các loại củ quả. Nhu cầu đối với gia cầm là 20 mg/kg thức ăn hỗn hợp.
  -Vitamin B5: Tình trạng thiếu vitamin B5 giống như thiếu vitamin B2 và B3, các lóp biểu bì của da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém.
+Vitamin B5 có nhiều trong thức ăn hạt, thức ăn lên men, thức ăn xanh, thường gặp những tình trạng thiếu vitamin B5 là do trong thức ăn thiếu tryptophan làm cho cơ thể khó hấp thu vitamin B5.
- Vitamin B6: Thiếu sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm ăn, ăn ít, chậm lớn, gây thiếu máu.
- Vitamin B9: Vitamin B9 có nhiều trong các loại thức ăn xanh và được vi khuẩn đường ruột tổng hợp, chỉ thiếu khi thức ăn nấu ở nhiệt độ cao hoặc gia cầm bị bệnh đường ruột. Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, gia cầm con giảm tăng trọng, còi cọc, xuất hiện sự rối loạn sắc tố như trên lông đen, vàng có những đốm trắng. Gia cầm sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp.
- Vitamin B12: Khi thiếu gây hiện tượng thiếu máu, giảm tăng trọng, sức kháng bệnh kém, gia cầm đẻ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi chết nhiều, và kéo theo thiếu Cholin.
+ Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn động vật, vi sinh vật.
+ Nhu cầu vitamin B12 ở gia cầm phụ thuộc vào sự cung cấp đủ Methionin, Cholin, Vitamin B9, vitamin B3, nếu thiếu những chất này thì nhu cầu B12 sẽ tăng lên. Khi các chất trên đã cung cấp đủ thì nhu cầu vitamin B12 của gia cầm là 10 - 15 µg/kg thức ăn.
6.       Cholin:
      Là vitamin thuộc nhóm B, khi thiếu gây triệu chứng gan nhiễm mỡ, thiếu máu, rối loạn phát triển bộ xương, gia cầm thường bị yếu chân. Nếu trong khẩu phần thức ăn có cung cấp đủ các vitamin khác như B12, B6, B9 và axit amin Methionin thì nhu cầu Cholin chỉ khoảng 600 – 1.300 mg/kg thức ăn. Cholin có nhiều trong các hạt họ đậu, nấm men.
7.       Vitamin C: tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh trùng, có tính chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress thì nên cung cấp vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với liều 100 – 500 mg/kg thức ăn. Khi thời tiết nóng, chủng ngừa, đàn gia cầm  bị bệnh truyền nhiễm thì dùng vitamin C liều cao giúp cho đàn gia cầm mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi.
8.       Vitamin H: (hay còn gọi là Biotin) được tổng hợp trong đường tiêu hóa, khi thiếu sẽ gây viêm da, rụng lông, rối loạn sự phát triển của bộ xương, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu vitamin H cho gia cầm là 0,2 mg/kg thức ăn.
     
Chất khoáng
- Chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương ở gà và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 – 3%, ở gia cầm đẻ là 4 – 7% vì cần nhiều Canxi – Phospho để tạo vỏ trứng. Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co… một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể như NaCl, K, Mg, Mn, Zn, I, Se...
- Khi thiếu hoặc thừa khoáng chất sẽ gây nên những tình trạng đặc trưng:
      + Thiếu Canxi (Ca) trong cơ thể gia cầm sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, lông xù, trứng mỏng vỏ, tình trạng cắn mổ lẫn nhau gia tăng. Thừa Ca (tỷ lệ 5% trong thức ăn) gây độc với những rối loạn trao đổi chất, giảm tính thèm ăn, chậm lớn, có hiện tượng phù nề, tăng bài tiết Na và Mg, rối loạn thần kinh, gà đi đứng khó khăn, loạng choạng (bệnh gut).
      + Thiếu Phosphor (P) gây kém ăn ở gia cầm con, chậm lớn, khối lượng xương giảm, xương mềm, mô sụn khó chuyển hóa thành xương, các xương bị cong. Tỷ lệ gây độc khoảng 3 – 5%.
      + Thiếu sắt (Fe) ở mức thấp hơn 40 mg/kg thức ăn sẽ gây thiếu máu do thiếu hồng cầu, màu sắc lông cũng bị thay đổi (trong thực tế ít gặp trường hợp thiếu Fe ở gia cầm vì nhu cầu thấp nên khẩu phần ăn có thể đáp đủ). Thừa Fe gây độc khiến gia cầm còi xương, khớp biến dạng, xương bất thường.
      + Thiếu đồng (Cu) ở mức thấp hơn 3 – 4 mg/kg thức ăn sẽ làm giảm khả năng sử dụng Fe, giảm sức kháng bệnh, giảm hàm lượng của vitamin C và B12 trong cơ thể. Thừa sẽ gây tình trạng ngộ độc như loạn dưỡng cơ, mề bị bào mòn, tích nước trong mô, chất chứa manh tràng đen.
      + Thiếu Coban (Co) ở mức thấp hơn 0,1 mg/ kg thức ăn cho gia cầm non, 0,5 mg/kg thức ăn cho gia cầm đẻ thường ít xảy ra trong chăn nuôi gia cầm vì thức ăn có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu.
      + Thiếu muối (NaCl) sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu protein, gây cắn mổ và ăn thịt lẫn nhau, khi thừa NaCl (trên 0,7%) sẽ gây tiêu chảy, phân ướt, thừa nhiều sẽ gây ngộ độc, khó thở, tim đập chậm, tiêu chảy phân đen, tích nước xoang bụng, chết nhanh.
      + Thiếu Kali (K) (thấp hơn 0,4 – 0,5%) làm gia cầm con chậm lớn, có hiện tượng nhược cơ, chướng ruột, rối loạn nhịp tim. Thừa K (trên 1%) gây khát nước, sử dụng muối kém hiệu quả, máu cô đặc.
      + Thiếu Magie (Mg) ở mức thấp hơn 0,6% sẽ gây tình trạng kém ăn, lông xơ xác, mọc chậm, gia cầm chậm lớn, loạn nhịp tim, giảm trương lực cơ gây run rẩy, co thắt diều, các muối Ca tích trong thận và tim, tỷ lệ chết cao. Thừa Mg cũng gây bệnh cho gia cầm, xuất hiện triệu chứng perosis, còi xương, vỏ trứng mỏng, rối loạn tiêu hóa, Ca bị thải mạnh theo phân.
      + Thiếu Mangan (Mn) ở gia cầm non sẽ gây hiện tượng sưng các khớp, xương bàn chân; ở gia cầm sinh sản năng suất đẻ giảm, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ chết phôi cao. Nhu cầu về Mn ở gia cầm non là 30 – 40 mg/kg thức ăn, gia cầm sinh sản là 25 – 30 mg/kg thức ăn.
      + Thiếu Kẽm (Zn) gia cầm non chậm lớn, rụng lông, lông dễ gẫy, rối loạn nhiễm sắc tố, chân yếu, xuất hiện viêm da sừng hóa, năng suất trứng giảm, vỏ trứng mỏng và có hiện tượng sọc dưa, tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu Zn ở gia cầm là 50 – 70 mg/kg thức ăn.
      + Thiếu Iot (I) ở gia cầm sẽ gây chết phôi, rối loạn sự phát triển phôi, giảm tỷ lệ ấp nở, gia cầm con nở ra bị trụi lông, chịu lạnh kém, chậm phát triển, mọc lông chậm. Nhu cầu Iot cho gia cầm là 0,5 mg/kg thức ăn.
      + Thiếu Selen (Se) ở gia cầm sẽ gây thoái hóa cơ trắng, tích nước xoang bụng và bao tim, giảm tỷ lệ ấp nở. Nhu cầu Se cho gia cầm là 0,1 mg/kg thức ăn. Gia cầm không hấp thu được dạng Se nguyên chất. Vì độc tính của Se rất cao nên cần chú ý liều sử dụng và trộn thật đều trong thức ăn, nếu để thừa Se (5mg/kg thức ăn)sẽ gây tính trạng giảm đẻ, tỷ lệ ấp nở giảm, tỷ lệ gia cầm con dị dạng cao, chậm lớn, thiếu máu và chết.
(Ngồn sưu tầm và lược)


44
Đôi khi một hình ảnh hay một câu chuyện hay bắt gặp những dòng tâm sự đâu đó quen quen!!!!. Thì đó cũng là lúc phiêu cùng nó và mong mọi người góp thêm những bài hát!!!
http://www.nhaccuatui.com/playlist/co-hang-xom-guitar-saxo-nhat-nguyen-ft-pham-quang-trung.BAKVbg45CXTz.html?st=4

45
Bà con xem giùm cu khách này giọng gì, mái hay trống vậy, mới nhập khẩu 2 tuần chưa gáy-gù,hic. Cảm ơn nhiều  ^:)^
https://www.youtube.com/watch?v=IF-1YenXOaI

46
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Hình chim cu lạy Phật!
« vào lúc: 04/05/2013 05:06:21PM »
Cái này không biết có thật không, vô tình lượm được mời bà con xem, không biết nước non em Cu này ra sao đây  :-w

47
-Lúc đầu được 3 ngày có gáy 3-4 tiếng nhưng đi phân đen loãng nhiều nước, mình chỉ cho ăn lúa (tiêu nha) với bo bo nhưng Cu Gáy chỉ ăn bobo, bây giờ thì không gáy mấy ngày nay, từ khi bắt được 1 tuần không gáy nhưng dạn người lắm(lúc đầu cũng thế), lúa không ăn nhưng bobo thì nhảy cẩng lên đòi ăn. Bậy giờ thì phân có hình rồi nhưng nhỏ(khoảng hạt lạc-đen). Vì nhà nuôi trên lầu nóng quá đi tìm vài cây Cộng Sản để lên cho mát mà cũng có dụng ý theo dõi phân lỏng là chơi luôn cây cộng sản. Mình chia sẽ ở đây nếu bạn nào gống mình thì vui lòng chia sẽ vài lời thành thật cảm ơn! Vài hình ảnh ae xem giúp :-bd.
Rất và rất mong có nhiều đóng góp và chia sẽ kinh nghiệm có tình trang như mình, chào!

48
Các thứ khác / Nên xem trước khi đi nhậu bà con ơi!!!!!
« vào lúc: 30/04/2013 08:34:01AM »
1. Mật ong - nước uống giảm bớt đau đầu

Uống nước mật ong có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau đầu. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ chỉ ra rằng đó là bởi vì mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose, có thể thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu do rượu vang đỏ gây ra. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng "thôi miên", có thể làm cho bạn rơi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và không phải thức dậy với cơn đau đầu khó chịu ngày hôm sau

2. Nước ép cà chua - giảm bớt chóng mặt

Nước ép cà chua cũng giàu fructose, có thể giúp thúc đẩy sự phân hủy của các loại đồ uống có cồn. Nếu bạn uống khoảng 300ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn thì cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất. Ngoài ra, thêm một lượng nhỏ muối trước khi uống còn giúp ổn định tinh thần.

3. Nước nho tươi - giảm buồn nôn

Nho tươi giàu axit tartaric, tương tác với ethanol trong rượu tạo thành este, nhờ đó làm giảm nồng độ ethanol trong cơ thể, giúp giảm bớt cảm giác nôn nao. Trong khi đó, vị chua của thức uống này còn có hiệu quả làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi uống quá nhiều rượu. Nếu bạn ăn nho trước khi uống rượu thì bạn cũng có thể "ngăn chặn" say rượu.

4. Nước ép dưa hấu - giảm bớt nhiệt độ cơ thể

Dưa hấu giúp bổ sung chất điện giải, giúp cơ thể giảm nhiệt độ nhanh chóng. Đồng thời, uống nhiều nước ép dưa hấu còn làm cho rượu nhanh chóng bài tiết theo nước tiểu, nhờ đó giảm bớt lượng rượu hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, pha một lượng nhỏ muối vào nước ép dưa hấu để uống còn giúp ổn định tinh thần.

5.Bưởi - đánh bay mùi rượu

Uống nước ép bưởi có pha chút đường hoặc ăn bưởi chấm đường không chỉ có tác dụng tốt trong việc loại bỏ chất cồn ra khỏi cơ thể mà còn giúp đánh bay mùi rượu trong khoang miệng.

6. Cần tây - giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa, giảm đỏ mặt

Uống nước ép cần tây có thể làm giảm bớt sự khó chịu trong đường tiêu hóa. Nguyên do là vì cần tây rất giàu vitamin B có thể giúp phá vỡ những phân tử rượu nhanh chóng. Nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu thì trước khi uống rượu, bạn nên uống một cốc nước ép trái cây để làm công tác phòng chống say rượu và hủy hoại đường tiêu hóa.

7. Sữa chua - giảm bớt sự khó chịu

Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu. Ngoài ra sữa chua vốn là thức uống giàu canxi còn đặc biệt hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu gây ra bởi rượu.

8. Chuối - giảm bớt tim đập nhanh, tức ngực

Sau khi uống rượu, nếu cảm thấy có cảm giác hồi hộp, đau tức ngực thì bạn hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Vì chuối có thể làm tăng lượng đường đồng thời giảm tỷ lệ cồn trong máu. Mặt khác, nó cũng có thể loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực, và các triệu chứng khác.(sưu tầm)

49
Các thứ khác / Cuộc chiến tan thương!!!
« vào lúc: 28/04/2013 07:48:53AM »
Mình về quê có đào được 1 cục tổ Mối rất đẹp lúi húi đem vào tính vừa cho ăn vừa nuôi Mối(Sài Gòn không có bán tự thân vận độn-hic). Mới khai thác được lứa đầu tiên cho 2 em Cu Gáy ăn (rất thích) thì qua ngày hôm sau, xuất hiện 1 đàn kiến xông vào tấn công tổ Mối dồn dập. Mình chỉ thấy đàn Kiến huy động lực lượng rất đông và hùng hậu mà cũng không để ý, chỉ đến khi khai thác Mối thì mới phát hiện sự thật phủ phàng, đàn Kiến đã giết rất rất nhiều Mối xác Mối trắng cả nền gạch,hic. Và buộc mình phải ra tay tương trợ cứu đàn Mối và đã hoàn toàn giải thoát đàn Mối khỏi nạn diệt vong!!!

50
Các dòng cu khác / Cu Ngói quê em!!!
« vào lúc: 27/04/2013 08:37:49PM »
Cu này ở quê tôi gọi là Cu Ngói không biết gáy như Cu Gáy mà chỉ kiêu lọt kọt lọt kọt lọt kọt ngộ lắm, hôm bữa về quê em nó đang tập bay thì bay thẳng vào nhà thế là lượm  :)) đem vào nuôi thử thấy cũng hay hay, còn nhỏ xíu như thế mà biết tự mổ đậu xanh với thóc rồi đấy!!

51
Mới sưu tầm được kinh nghiệm từ một người nuôi Cu Gáy 40 năm. Bác hay dùng lá Bồ Ngót để trị bệnh Cu Gáy những bệnh như sau:
Cổ họng bị đậu, chim bị đau mắt, đi ỉa phân nước: dùng một nắm lá Bồ Ngót bỏ vào chén sạch đâm nhuyễn – bắt chim ra vắt khoảng 4-5 gọt nước(Bồ Ngót) cho uống rồi vo khoảng 4-5 viên bằng hạt đậu phọng (lạc) cho chim ăn, làm như thế khoảng 3-7 ngày là hết(tùy theo nặng nhẹ)- ngày cho uống 2 lần sáng/chiều.
Sưu tầm thêm:
“Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, calci, chất béo, phospho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như là một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.
Vitamin C được biết đến như 1 hợp chất chính cơ thể cần thiết trong một loạt các quy trình quan trọng, từ việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.
Ngoài ra, lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A là tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản…
Lá rau ngót có một mức calci rất tốt. Calci là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ calci ít hơn nhu cầu có thể khiến bộ xương kém vững chắc và hoàn thiện, đặc biệt là bệnh loãng xương ở tuổi trẻ, thường xảy ra ở phụ nữ. Cao huyết áp cũng có thể do mức calci trong máu thấp.
Tác động tiêu cực gây khó ngủ: Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Những người ăn nước ép lá rau ngót (150g) trong 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.
Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động tiêu cực của lá rau ngót"
Vài lời chia sẽ, chúc các ace luôn có những con chim hay và khỏe mạnh!!!

52
Trong chuyến về quê lần này ,thấy người đánh lưới Cu Gáy đi ngang thì nhìn thấy được em nó không biết cơm cháo gì không!!!!

53
 Loại thảo dược này có chứa nhiều khoáng chất Fennel và các vitamin: vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3... giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.

Hơn nữa do có chứa nhiều chất xơ nên thì là giúp giảm mức độ cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, các chất xơ có trong Thì Là còn ngăn ngừa ung thư đường ruột do nó có tác dụng loại bỏ độc tố và chất gây ung thư từ ruột.

Kali có trong Thì Là còn là một khoáng chất cần thiết giúp làm giảm huyết áp cao cho những người bị bệnh tim.
Do thì là có tác dụng tiếp thêm sinh lực và thanh lọc cơ thể nên nó cũng được sử dụng trong điều trị vết bầm tím, béo phì, giữ nước, nhiệt miệng...

Thì Là giúp loại trừ cảm lạnh thông thường và làm giảm cơn ho do chất đờm lấp trong cổ họng. Ngoài ra, xông hơi bằng nước lá thì là giúp làm giảm bớt bệnh suyễn và viêm phế quản.

Hỗn hợp từ hạt và lá Thì Là khô có thể loại bỏ cơn đau bụng và kích thích tiêu hóa. Trong những công dụng khác, lá và hạt Thì Là còn được biết đến là một phương thuốc tốt chống lại bệnh giun đường ruột và vi khuẩn. Thêm nữa còn sử dụng để cải thiện thị lực và làm giảm bớt kích thích mắt. Hạt và rễ của Thì Là cũng giúp giải độc tố cho gan, lá lách, bàng quang và loại bỏ chuột rút.
Xi-rô làm từ nước thì là làm giảm bớt những con ho như cuốc kêu. Dầu thì là dễ bay hơi có tính sát trùng nên là một loại thuốc an thần (giảm hoảng loạn do Chuột, Mèo, Cắt, Bìm Bịp..)

Hạt thì là là một vị thuốc rất thông dụng trong Đông y. Thuốc này vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng điều hòa dịch vị, mạnh tỳ bổ thận, tiêu chướng, trị đau bụng, kém tiêu hóa, đau răng.
Để chữa chứng tiêu hóa kém, đờm trệ, lấy khoảng 3-4 g hạt thì là nhai kỹ rồi nuốt cả bã lẫn nước, sẽ kích thích ăn ngon miệng, thông đờm...( Sưu tầm)

54
Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo, xét nghiệm các mẫu chim bồ câu ở một khu chợ tại thành phố Thượng Hải cho thấy chúng chứa H7N9 – loại virus cúm gia cầm gây chết người.

Trước đây, H7N9 chỉ tấn công gia cầm, nhưng mới đây loại virus này nhiễm vào tổng cộng 11 người, trong đó có 5 ca tử vong.

Các mẫu được thu gom từ một khu chợ chuyên bán nông sản ở quận Songjiang. Chúng được làm xét nghiệm tại Phòng thí nghiệm quốc gia về cúm gia cầm.

Sau khi các nhà phân tích chuỗi gene, phòng thí nghiệm quốc gia về cúm gia cầm tạm kết luận, virus H7N9 được tìm thấy trên bồ câu tương đối giống loại virus tìm thấy trong người bệnh nhân nhiễm H7N9.

Bộ Nông nghiệp yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát virus cúm gia cầm và thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới.

Cùng ngày 4/4, có thêm 3 người ở Thượng Hải được xác nhận là nhiễm H7N9.

Giới chức y tế Trung Quốc vừa cam kết tăng độ minh bạch và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trung Quốc chưa phát hiện bằng chứng cho thấy virus H7N9  đã biến đổi để lây từ người sang người.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=573547#ixzz2Pb6rdQtn
http://www.xaluan.com/
Mong ae  nào ở gần vùng giáp biên giới có thấy Cu-Cò có gì khác thường thì thông báo giùm nhé, không biết cần tăng cường và thủ sẳn thuốc gì để chuẩn bị đây, hic  #:-S

55
Thú chơi cu gáy mồi / Cu gáy của Cu AK
« vào lúc: 05/04/2013 08:50:38PM »
Lượm được DĐ đọc đọc xem xem -> chạy ra cửa hàng chim cảnh đường số 8 - Gò vấp - 80k- chưa ra cườm, giờ thì lấm tấm (được 13 ngày), ae xem dùm thử lần đầu có gì không đúng kỷ thuật thì thì  _khotro_

56
lồng và phụ kiện / hehe, sản phẩm đầu tay!!
« vào lúc: 03/04/2013 01:11:08AM »
Sản phẩm đầu tay thật là thú vị, chia sẽ với ae liền nè  _zoo_
Sac, làm từ 21h - hoàn thành 1h sáng  _khotro_, vui vui trong người thật hehe!!!!!

57
Tìm trên diển đàn và cả internet cũng không thấy viết cụ thể về cách chăm sóc Cu Gáy chuẩn bị trổ cườm. Nên làm ra chủ đề này mong có ae nào chỉ giáo giúp!!!!
-Cách chọn thức ăn và khoáng chất
-Cách hạ thổ phơi nắng
-Cách tập giọng cho Cu Gáy khi sống tại Sài Gòn không có âm thanh của núi rừng. :d
Mong sớm nhận được câu trả lời của ae, vì mình mới nuôi cu( một con bắt bằng lụp gáo của người ta cho- một con thì đọc cách chọn chim cu trên dđ ra cửa hàng mua) và cả hai con đang giai đoạn trổ cườm. #:-S
Gò Vấp-Tp.HCm, mong dược giao lưu và làm quen ae gần xa. Thân chào!

58
Quê tôi (Phan Thiết- Bình Thuận) người ta nuôi Cu Gáy hay cho ăn hạt BoBo trộn với lúa hạt tròn, không biết nó có tác dụng gì và có thể thay lúa cho Cu Gáy được không, tôi có đi tìm mua nhiều nơi tại Sài Gòn (Thành Thái- các đểm bán chim và các chợ tại Gò Vấp) mà không có chổ nào bán, mong ae nào biết chổ thì chỉ dùm, khỏi nhờ người ngoài quê gởi vào hơi bất tiện. Cảm ơn ae trước nhé!

Trang: 1 2 [3]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent