Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Cách tuyển chọn chim rừng chiến  (Đọc 2428 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Thông Xanh

  • Phó Tổng điều hành
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 1372
  • Thanks 697
    • Xem hồ sơ cá nhân
Cách tuyển chọn chim rừng chiến
« vào lúc: 24/10/2011 01:49:27PM »
Cách tuyển chọn chim rừng chiến
Thân chào ACE mê cu gáy về cách chọn và coi sơ đẳng một chim cu gáy đã có nhiều bài viết các bạn có thể tham khảo Thông xanh thấy bài viết của Bác Trọng Nguyên, là tương đối đầy đủ và dễ hiểu, nên hôm nay Thông Xanh xin chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết về cách xác định một con chim chiến ( trận ) để giúp những ACE mới đam mê tiếng gù đúc kết so sáng rút ra kinh nghiệm cho bản thân, đặc biệt bài này Thông Xanh muốn cùng chia sẻ bàn luận cùng các ACE cu thủ góp ý cho những hiểu biết ít ỏi của Thông Xanh.
I/ Xác định một gáy chiến ngoài rừng
1/ Rừng có chim gáy
Cu gáy rất sung vào buổi sáng chính vì vậy các cu thủ thường bắt đầu một ngày gác cu từ rất sớm.
Khi tới chỗ đánh vào sáng sớm cu rừng gáy khắp nơi với người mới chơi thì tìm ngay chỗ treo lồng cu mồi và tìm chỗ núp. Xong với các cu thủ thì khác khi bước tới khu rừng mới họ dừng chân lắng nghe phân tích giọng gáy và cách chơi của từng cu gáy rừng và xác định con cu rừng chiến. Sau khi đã xác định được con cu rừng chiến, các cu thủ sẽ quan sát địa hình và xác định cội của con gáy rừng ( vì buổi sáng sớm chim chưa đi kiếm ăn nên còn trong cội )
Tiếp đó là quan sát cây thế nếu đánh kèo, cũng như tìm địa hình úp đất
-   Treo kèo: nếu cây cội quá cao không có thế treo thì cu thủ sẽ tìm một cây khác đối diện và xiên một góc phù hợp để chim rừng dễ dàng đáp qua, cây treo mồi phải thoáng mặt tiền, Thông Xanh tạm gọi mặt tiền là hướng với cây cội, mặt hậu là phía sau, khi treo mồi đánh thế ép tàn nằm sát phía hậu của cây treo, mặt lồng hướng về phía cây cội để chim mồi quan sát được chim rừng cũng như chim rừng dễ xác định chim mồi và đặc điểm quan trọng là khi chim rừng đáp qua không đụng ngay mặt lồng làm cho chim rừng có cảm giác an tâm hơn.
-   Úp đất: trong trường hợp địa hình thuận lợi Thông Xanh xin không đề cập nữa còn trong trường hợp ko có địa thế thuận lợi thì cu thủ sẽ phải chọn địa điểm úp xa hơn và gần một cây độc lập nào đó ( có thể dùng con kèo chợ sức kéo chim rừng cho mồi đất ) để tạo thêm môt nhịp cầu nữa cho cu rừng.
-   Nếu trong lần đánh này chưa thu phục được cu rừng chiến thì các cu thủ cũng đã xác định được cách chơi cũng như những hoạt động của nó để lần đánh sau có phương án thích hợp để thu phục
         2/  Rừng chưa có tiếng chim gáy
Khi đến rừng mà chưa có cu rừng gáy hoặc những cu gáy rừng đã đi ăn, các cu thủ vẫn quan sát được địa hình để xác định cội của cu rừng chiến. vì chim cu gáy là loài ít chuyền cành, nhảy nhót nên chúng không thích những cây rậm, nhiều cành có dây leo,mà  những cây cao to và thoáng là ưu tiên số một, để quan sát kẻ thù và những vị khách không mời, chính vì vậy muốn có được cội lý tưởng như vậy chủ nhân của nó phải là anh hùng một cõi. Sau khi quan sát địa hình, các cu thủ cũng tìm chỗ treo chim mồi và úp đất như đã nêu ở trên.
II/Xem đặc điểm một con mồi chiến
Thông Xanh xin trình bày ngắn gọn cách xác định tuyển chọn một con mồi chiến để ACE tham khảo cùng đóng góp chia sẻ.
Sau khi bắt được chim rừng chiến các cu thủ quan sát từ đầu tới đuôi của con bổi :
1-   Huỳnh liên : Thông Xanh cũng trình bày luôn về cườm huỳnh liên. Mọi người cho rằng cườm huỳnh liên là hết cườm đều đỏ cái đó đúng nhưng chưa đủ,không phải một con cu gáy có cườm huỳnh liên là cườm phải đỏ hết, hay là chỉ cần có cườm huỳnh liên là hay nhất điều đó không đúng mà theo ý các cụ đây là đặc điểm ưu tiên số một để tuyển một cu gáy mồi tương lai, nên các cu thủ áp dụng đúng theo nguyên tắc này. Thứ nhất xem con bổi có cườm huỳnh liên không, đó là cườm lửa có nhiều không, càng nhiều càng tốt.
2-   Liên giáp : Sau đó là con bổi chiến có liên giáp không nghĩa là cấp mình có đồng đều từ đầu tới đuôi hay không. Vd : đầu tròn hay vuông, mắt tốt cườm tốt, quy đóng dày, cấp mình như bắp chuối.
3-   Tam quá khóe : tiếp theo ưu tiên xem đến cái chỉ mép của con bổi, xem chỉ mép có nhỏ, dài, rõ và kéo qua khóe mắt không ( khóe mắt ở đây là khóe mắt tiếp giáp với phần mỏ chứ không phải khóe sau mắt )
4-   Tứ chân khô : ưu tiên thứ tư các cụ đặt nền tảng vào cặp chân, chân phải to ngắn tím khô
5-   Liên hoàn : coi cườm liên hoàn rất đẹp và hiếm nhưng các cụ xếp ưu tiên thứ năm để đánh giá con bổi hay, theo Thông Xanh ở đây không phải cứ bắt buộc cườm phải dính vào nhau mà sa xuống thật nhiều càng nhiều càng tốt.
6-   Lục cườm dựng : cườm kéo thật cao lên sau ót càng cao càng tốt kéo càng cao thì cườm càng dựng.
Tóm lại : Một con bổi có một trong 6 đặc điểm trên là bình thường có rất nhiều nhưng có tất cả các đặc điểm này mới là một vấn đề, nhưng Thông Xanh tin rằng vẫn có.
Vd: Một con có huỳnh liên cườm đỏ nhiều và có cấp mình liên giáp với cái chân khô từng đó cũng là một con bổi đẹp rồi.
Hoặc có con cườm liên hoàn mà còn đóng cao cườm lửa nhiều đó là con đệ nhất cườm
Thông xanh xin giải thích thêm vấn đề thắc mắc về 6 đặc điểm ở đây.
1-   Huỳnh liên : Nếu tìm con cườm lửa hết chắc chưa ai thấy, vậy có thể đã tiệt chủng hết rồi chăng. Mà nếu có cườm lửa không thôi còn các đặc điểm khách không có thì con chim đó có hay được không ?
2-    Liên giáp : đứng thứ 2 nhưng lại có rất nhiều sao không hiếm, con bổi hoặc mồi liên giáp Thông Xanh cũng như mọi người thấy nhiều. Nhưng có liên giáp mà không có đặc điểm khách có chơi hay được không?
3-   Quá khóe : nếu chỉ mắt kéo tới khóe sau mắt thì chắc chưa ai thấy nhỉ. Vây có thể đã bị tiệt chủng. Quá khóe ở đây cũng rất nhiều chỉ mắt dài quá khóe mắt trước của chim. Nếu con chim chỉ có quá khóe mà không có những đặc điểm khác có hay không?
4-   Chân khô : Đứng thứ 4 nhưng lại có nhiều hơn thứ 5 và thứ 6. Nhưng đây là đặc điểm các cụ cảm thấy quan trọng nên xếp đứng hang tứ phẩm. một con chỉ có chân khô không các thứ khác yếu thì chim có chơi tốt không?
5-   Liên hoàn : xếp thứ 5 không được các cụ xếp vào những vị trí top đầu như lại hiếm. Một con có liên hoàn nhưng các thứ khác không tốt chắc rằng cũng chẵng chơi hay được
6-   Cườm dựng : cườm kéo cao lên ót, đây cũng là một đặc điểm tuyệt vời nhưng nếu thiếu những thứ khách thì chắc cũng chẳng ra sao.
•   Phần tiếp theo 6 đặc điểm này sẽ ứng với những cách chơi của những con cu chiến, Thông xanh xin nhường lại cho các cu thủ viết tiếp
Đây là những phân tích đánh giá, kinh nghiệm qua thời gian học hỏi chơi cu gáy của Thông Xanh, và mong rằng những ACE cu thủ cũng nên đóng góp những bài viết hữu ích cho mọi người để thú đam mê cu gáy ngày càng phát triển, để ACE cùng nhau thảo luận và tạo mối dây gắn kết với nhau.
Chúc ACE đam mê cu gáy luôn vui vẻ, dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thỏa lòng đam mê cu gáy.
-----------Xin cảm ơn Người---------
-----------Xin cảm ơn đời------------

tranlongkt

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 32
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách tuyển chọn chim rừng chiến
« Trả lời #1 vào lúc: 24/10/2011 02:50:04PM »
Mình có thể tham khảo thêm từ đây, cảm ơn bài viết của Thongxanh

dkn193

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 39
  • Thanks 0
  • Không Có Cu
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Cách tuyển chọn chim rừng chiến
« Trả lời #2 vào lúc: 25/10/2011 02:32:36AM »
Em đọc 1 số bài thấy ghi là : huỳnh kiên,  liên hoành  hay liên hoàng chứ ko phải huỳnh liên,  liên hoàn vậy cho em hỏi là thế nào là cách gọi đúng ?

Em đồng ý với ý kiến của bác là:  cách chọn này theo đặc điểm ưu tiên từ  1 -> 6.

Ví dụ có 2 con cu gáy, 1 con có huỳnh liên (huỳnh kiên) và 1 con có liên giáp thì các cụ đặt ưu tiên số 1 lên con huỳnh liên (huỳnh kiên) và con huỳnh liên (huỳnh kiên) được coi là hay số 1, sau đó mới đến con  liên giáp

Còn về liên giáp liên hoàn (hay liên hoanh hoặc liên hoàng) thì 2 cái đều có cùng từ liên, mà liên hoàn (hay liên hoanh hoặc liên hoàng) thì theo em là nói đến cườm của con cu gáy đóng thành 1 vòng quanh cổ chim.

Vậy suy ra từ  liên trong  liên giáp liên hoàn nói nên 1 sự liên tục, cho nên theo  em nghĩ  liên giáp không phải như bác ThongXanh nói ở trên:

Trích dẫn
2-   Liên giáp : Sau đó là con bổi chiến có liên giáp không nghĩa là cấp mình có đồng đều từ đầu tới đuôi hay không. Vd : đầu tròn hay vuông, mắt tốt cườm tốt, quy đóng dày, cấp mình như bắp chuối.

liên giáp là bộ áo giáp của chim cu gáy phải dày, đều đặn,thành hàng lối, bộ áo giáp em nghĩ là lông quy

Trên đây là suy nghĩ và cách suy luận của em, có gì sai mong các bác lượng thứ.

Mọi người cùng đóng góp chia sẻ nhé


 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent