Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - Q.Tuấn

Trang: [1] 2 3
2
Chúc mừng - chia sẻ! / Chia buồn
« vào lúc: 16/08/2013 09:31:00AM »
Nhận được tin Bà ngoại Hồ Trung Kiên qua đời do tuổi già ,xin chia buồn cùng Kiên và gia đình chúc em và gia đình vượt qua nổi đau buồn

3
 - Khi chơi chim và đi giao lưu em thấy có nhiều bác làm màu lồng nhưng không hiệu quả hoặc có lên được màu thì lại bị lem nhem, nay xin bày ra một cách làm màu để có được màu đỏ của một chiếc lồng cổ thật sự và không lo bay màu hay bạc :: ( yêu cầu cần sự tỉ mẩn và kiên trì )

+ Bước đầu : Nước chè đặc, nước chè sau khi pha thật đậm đặc chưa thể quét được ngay- để khoảng 1-2 ngày cho nước chè xuống màu và trở nên đặc quánh thì có thể quét lên lồng. Ban đầu quét sẫm toàn bộ lồng và để khô ráo hẳn hoặc phơi nắng cho chè ngấm vào trong tre, sau đó đem ra cọ với nước thật sạch khi cọ xong lồng đã đậm màu nhưng vẫn chưa đẹp
+ Bước hai : Lồng sau khi cọ xạch rồi tháo rời từng bộ phận lồng để chuẩn bị bước quyết định,
Các bạn mua một hộp xi đánh giầy màu nâu, và 1 lít dầu hỏa => đổ dầu hỏa vào khay và lấy một chút xi ra hòa cùng sao cho dầu hỏa có màu nâu nhẹ là được, rồi chậm chậm quét nhẹ nhàng lên lồng , lúc đầu màu xuống đã đều và rất hợp nhãn rồi nhưng cứ bình tĩnh,Sau khi quét xong nước 1 từng chi tiết thật đều bạn lại tiếp tục đem ra nắng hoặc để cho khô, khi khô hẳn thì lại tiếp tục dùng bàn chải đánh tất cả với nước, màu vẫn giữ lại và kô bị mất hếtm nhưng dĩ nhiên là sẽ nhạt đi một chút ít
Tiếp tục làm lại từ 3-5 lần như với cách trên , nhưng sau mỗi lần pha thêm lượng xi vào dầu hỏa, đền lúc đánh bàn chải với nước , lồng giữ nguyên màu nâu đậm là có thể dừng quét được rồi, khi này màu đã ăn chặt vào tre không thể đánh sạch đi được nữa, thì đem phơi lồng trong 2 ngày .
+ Bước ba : tạo đỏ cho lồng - khi lồng đã có màu nâu đậm và đã khá đẹp thì là lúc tạo thêm mau một lần cuối cùng, bạn ra ngoài mua một hộp dầu nhớt xe máy loại có màu đỏ rượu vang , về quét bằng chổi vẽ, quét lên lồng một lần cuối và để cho đến khi lồng khô hẳn thì ghép lại lồng , lúc này màu đã rất đẹp rồi, bạn sẽ thích ngắm cả ngày.Cũng rất đơn giản thôi, chỉ cần ra phố hàng Hòm ở các cửa hàng bán sơn hoặc vecni hỏi mua sáp bóng, sáp này có dạng bánh tròn như cái bát con và có mầu da cam, bạn dùng sáp này bôi lên tang và nan lồng , sau đó để khoảng 10 phút rồi dùng giẻ khô kì mạnh cho sạch, làm thêm một vài lần cho đến khi tang và nan lồng đạt đến độ bóng bạn thích, chuẩn nhất là bôi sáp lên cái bông máy phớt rồi đưa tang lồng lên máy đánh, khi đó tàng lồng sẽ rất nhẵn và đẹp màu ,
+ Hoặc một cách nhỏ hữu hiệu nhất là dùng xi gỗ , đánh trực tiếp lên thân lồng sau khi đã làm mầu, để tạo độ bóng hiệu quả nhất
Đây là 2 cách làm đẹp và bảo quản lồng của mình, chúc các bạn thành công và có chiếc lồng quý đẹp
 
Ảnh nhỏ đính kèm

    banji.jpg
    DSCN6558.jpg
    DSCN6645.jpg
    43nd.gif

Nhãn: Thông tin
Chia sẻ:
http://www.langson.com.vn/uploads/monthly_05_2013/post-31954-0-16572600-1368335958_thumb.jpg

http://www.langson.com.vn/uploads/monthly_05_2013/post-31954-0-97223000-1368335961_thumb.jpg

http://www.langson.com.vn/uploads/monthly_05_2013/post-31954-0-83912400-1368335966_thumb.gif


 Sưu tầm

4
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Tam quá khóe
« vào lúc: 10/08/2013 01:35:06PM »
chào anh em cu thủ diễn dàn  bat tay

 nào giờ mình nghe nói chú chim tam quá khóe nhưng ko biết quá bao nhiêu thì cho là quá khóe .Hôm nay chụp hình con bổi ở nhà cho anh em xem có cho là quá khóe chưa ?

5
Sưu tầm

6
Tổng quan về chim cu gáy / Bài viết hay quá
« vào lúc: 05/08/2013 02:32:36PM »

Dương Xuân Trinh

HLVN - Chúng tôi vừa nhận được bài viết này từ ông Dương Xuân Trinh viết về thú vui chơi chim cu gáy. Thành thực cám ơn ông Dương Xuân Trinh đã gửi bài đóng góp cho trang Hoa Lan Việt Nam.

Mấy người chúng tôi ở Hội sinh vật cảnh Hà Nội, nấn ná mãi mới thu xếp được một buổi thăm trại chim ở Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội. Anh Sơn mê cu gáy, Uỷ viên thường trực của Hội Chim cu gáy Hà Nội, lại là người đồng sáng lập ra trại chim này đưa chúng tôi đi. Cùng đi còn có ông Mai Xuân Mấm, chủ tịch của Hội cu gáy.

Lập ra một trang trại nuôi chim hoang dã lúc này, đúng là một việc cần thiết, tạo ra mô hình của nền nông nghiệp mới.

Hội Thi Chim Cu GáyXã hội loài người phát triển rất nhanh, nên yêu cầu phải tăng nhanh số lượng thực phẩm, đồng thời đòi hỏi cao cả về chất lượng. Những bữa ăn sang trọng, những đêm chiêu đãi, không chỉ dùng các loại thịt cá, chăn nuôi quanh vườn như trước, mà cần có thịt của các loài động vật hoang dã. Nhu cầu quá nhiều, sinh sản trong thiên nhiên chưa đáp ứng, nên nhiều loài đang bị nguy cơ diệt chủng.

Trang trại của anh Sơn mê cu gáy chủ yếu là nuôi 1000 chim cu gáy sinh sản, nhiều chim câu, vịt trời và vài đôi công.

Chim cu gáy sống từng cặp, trong đàn, có tổ riêng. Chúng rất cần không gian rộng lớn, có ánh sáng mặt trời, có cành cây để đua nhau nhảy nhót và gù gáy.

Trước vườn cây của trại có treo vài chục lồng nuôi riêng từng con chim gáy. Ông Mấm chỉ từng con đang hót và giới thiệu các âm của chúng như: thổ đồng, thổ bầu, con kia đồng pha, pha kim, và con này có âm kim pha đồng v.v...

Chúng tôi mới ở mức độ thấy chim cu gáy hót là rất hay thôi, nhưng phân loại thì khó quá.

Đúng là thú chơi loài chim đồng quê, rất tao nhã, tinh vi này của dân tộc ta, có tới hàng nghìn năm rồi.

Chim Cu gáy sống chung thuỷ, từng đôi, có trống, có mái. Mỗi lứa đẻ 2 trứng, phân công nhau ấp ngày đêm, chừng 13-15 ngày, chim con nở. Sau đó bố mẹ chúng nuôi thêm 15 ngày nữa. Như vậy mỗi lứa chim chừng 40-45 ngày. Chim hoang dã đẻ ít lứa hơn. Vì chúng phụ thuộc vào các mùa gặt lúa, kê v.v... Chim nuôi trong trại, mỗi năm đẻ 6 lứa.

Ngày nay người ta bẫy chim cu gáy bằng lưới, bằng chim mồi, và bắn bằng nhiều thứ súng, súng bắn chim, súng cao xu và cả đạn ria, nên số chim giảm rất nhanh, hiếm gặp được chim trong tự nhiên. Chim cu gáy được tôn là món ăn đặc sản, đồng thời cũng được xếp vào hàng chim "tứ đại danh ca" của thiên nhiên Việt Nam (sơn ca, hoạ mi, chích choè, cu gáy).


      

Nuôi một đôi cu gáy từ lúc mới tách khỏi bố mẹ cho đến 6 tháng, có thể biết hót, có thể lập tổ sinh sản, chỉ cần cho chúng ăn khoảng 1,2kg thóc/tháng. Nhưng giá trị của chúng được tính bằng tạ thóc. Tuy vậy, không phải là việc dễ dàng!

Anh Sơn vui thích kể lại cho chúng tôi nghe về chuyện con "Sấm Rền".

- Cháu tham dự Hội thi chào mào ở Đà Nẵng. Tình cờ có một bác thấy tên (biệt danh) cháu là "Sơn mê cu gáy" nên bác nói là ở Quảng Ngãi có một người có một cu gáy rất hay. Ai hỏi mua cũng không bán. Bác ấy rất nhiệt tình đưa cháu đến Quảng Ngãi và đến nhà bác có chim cu hay.

Cháu nghe con chim này hót hơn một giờ liền "lịm đi" không chê nó được điểm nào. Một con chim gáy đủ giọng, đủ âm, hiếm quá. Cháu nghĩ phải mua thôi! Có người trả tới 5.000 đô rồi - Ông chủ chim vẫn không bán - Nhà cửa thì tuyềnh toàng. Cháu kiên trì nói chuyện và thấy bà chủ muốn bán để sửa nhà và mua xe máy. Cháu bàn chuyện chữa bệnh cho cu gáy. Rồi bàn cả chuyện bảo vệ chim không bị mất trộm cũng rất khó vì không thể cất vảo tủ kín được v.v...

Cuối cùng ông chủ không nói gì, và ra đứng ở cửa. Bà chủ đồng ý bán cho cháu trăm hai (120).

Bà chủ thì vui vui đếm tiền. Lúc cháu mang lồng chim đi, ông bắt tay cháu, nhưng rất buồn. Chắc là thương nhớ con chim mà ông đặt tên là Sấm Rền này.

Chúng tôi đều hỏi lại ngay: 120 gì?

* Anh Sơn cười: 120 triệu đấy ạ!

Trời! 120 triệu đồng một con chim cu gáy!!!

Chúng tôi khẽ bàn tán, con chim cu mồi giỏi, dụ cho chủ bắt được hàng chục con chim oai hùng nhất cũng chỉ bán được năm, mười triệu thôi. Có con được trả tới 20 triệu. Hiện nay một con chim chỉ bằng tiếng hót thôi giá tới 120 triệu!

Anh Sơn nói tiếp: Cháu mang con chim về vào buổi sáng, chiều cháu mời anh Trung Hiếu, nghệ sĩ ưu tú điện ảnh đến thưởng thức tiếng hót của con Sấm Rền.

- Anh ngồi nghe hơn một giờ liền, rồi nói một cách rất dứt khoát: Sơn ơi! chú nợ anh một con chim cu gáy. Chú còn nhớ chứ? Vậy con chim này là của anh đấy! Không bàn cãi lôi thôi!

- Đắng cay quá! Nhưng anh ấy cho cháu được bạn bè với nó thêm một ngày nữa. Tình nghĩa của cháu và anh Trung Hiếu, không bao giờ tính bằng tiền, mà chỉ bằng những gì quý hoá, thiêng liêng. Đúng là cháu có hứa tìm cho anh một con chim cu gáy hay nhất!

- Mấy hôm sau, anh Trường Cây, người được dân chơi cây cảnh nghệ thuật cả nước biết đến tài năng từ lễ hội Nghìn năm Thăng Long Hà Nội, gọi điện cho cháu.

- Sơn ơi! có người bán cho anh con chim này 20 triệu đồng, có mua được không? Anh cho con chim nó hót vào điện thoại di động.

- Cháu nghe nó hót 3 lần, cúc cù cu, cu cu đúng chỉ 3 lần, cháu hỏi lại ngay: Anh Trung Hiếu có ở đấy không ạ?

Thế là cháu nghe thấy tiếng cười rất to của cả anh Trung Hiếu và anh Trường - Sau một lúc anh Trường nói với cháu:

- Con Sấm Rền của cậu phải được tôn là Thần Điểu - 120 triệu là quá rẻ - 500 triệu cũng đáng.

- Tuyệt vời! Mấy chục năm kén chim hót - chưa gặp con nào hót được như con này! Cậu nhường cho Trung Hiếu, nó vui sướng lắm đấy, nó cám ơn lắm đấy! Đúng là quý nhân tìm được quý vật!

Chúng tôi nghe được câu chuyện thi cu gáy ở Thái Lan rất khoa học. Vì là cuộc thi do Hoàng Gia tổ chức cho Quốc Điểu.

Trên bãi rộng, có hàng trăm cột cao, đỉnh mỗi cột có một lồng cu gáy.

Tại một phòng kín khá xa có đông người theo dõi cuộc thi hót của chim nhốt trong các lồng ở đỉnh các cột, bằng các phương tiện hiện đại.

Những năm trước, chủ của chim hót hay nhất được thưởng một cái ôtô, ngày nay có tin đồn là con chim hót hay nhất mang về cho chủ một căn biệt thự tại BangKok.

Đánh giá tiếng hót của chim cu gáy có bao nhiêu cung bậc?

Chúng tôi nuôi vài con chim, thấy hay hay, vui thích mỗi khi chim hót. Khi chim hót, đang làm việc gì cũng ngừng tay lại lắng nghe. Đi vắng lâu lâu thấy nhớ tiếng chim bâng khuâng, da diết.

Những cao thủ Việt Nam, Thái Lan có thể phân biệt rõ từng con, phân loại rõ ràng có con chim này giá trị gấp 10, gấp 100, gấp 1000... con khác.

Còn nhà thơ Chế Lan Viên coi tiếng hót của chim cu gáy là hai thứ quý nhất:

Tiếng chim hót như Tình ái, như Thơ
Nhà thơ nghe chim hót như vang vọng từ trong lịch sử
Tiếng chim hót nghe từ thuở xa xửa xa xưa
Từ sông Thương đôi dòng, Vọng phu hoá đá
Tiếng chim như thuở Bình Ngô, từ thuở Hai Bà
Tiếng chim hót ca ngợi tinh thần bất khuất của dân tộc.
Ở xứ nghìn năm chiến tranh. Vạn ngày trận mạc
Để yên lòng người, thì con chim hót
Cho kẻ ra đi, cho kẻ đợi chờ
Bom đạn ngất trời thì đã sao đâu?
Chim cu gáy, sự vật tuần hoàn theo quy luật
Chim cu gáy thì xanh rờn cỏ mọc
Đỏ trái chín, cành cao, cành thấp
Thì anh lại yêu em như thuở ban đầu

Chỉ mấy tiếng cúc cù cu, cu cu của con chim hoang dã nhưng đã tạo ra bao cách suy tôn của con người.

3/2013



URL của bài: http://www.hoalanvietnam.org/Article.asp?ID=1107
In ngày: 05/08/2013

7
thấy lồng đẹp giá bình dân ,anh em phía Nam ai thích thì liên hệ nhé

http://3.bp.blogspot.com/-hZycB7-82XY/UdOhOMdVMvI/AAAAAAAABV8/mPyxj5YLaIg/s640/20130628_190832.jpg

http://1.bp.blogspot.com/-1SdA5f3olh8/UdOhwurBY-I/AAAAAAAABWk/vgLSTtIlYFU/s640/20130628_190917.jpg

http://2.bp.blogspot.com/-n356wtIGVj4/UdOhfYm-17I/AAAAAAAABWU/2q_-W24XxO8/s640/20130628_190905.jpg

http://1.bp.blogspot.com/-accGTUtS3Ts/UdOhdogSMHI/AAAAAAAABWE/h5RWpL1r4LE/s640/20130628_190852.jpg

 giá 450.000 ngàn số dt liên hệ :



Giá : 450.000VNĐ
-  Mô tả: Lồng cu gáy mây quả đào, cán gỗ.
-  Chất liệu : mây, gỗ
+  Đường kính :
+ Chiều cao :


 - HOTLINE : 0987.501.304 or 0977.612.656

8
chuẩn bị tổ mối + vỏ tôm


9
Các thứ khác / Chợ chim
« vào lúc: 14/04/2013 01:27:03PM »
con gì cũng có  :d

10
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Cu gáy liên cườm
« vào lúc: 14/03/2013 11:08:14AM »
con này nhờ anh em xem hộ có nên rước về nhà kg nhé ,nó liên cườm nhưng kg lộ ra ngoài nhiều nên chủ nó cắt bớt phần lông phủ bên ngoài

11
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Bổi đấu tại gia
« vào lúc: 22/02/2013 04:56:59PM »
Bổi mới nổi sung quá up clip anh em xem cho vui  _zoo_

12
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Bổi cà lăm ròng
« vào lúc: 08/02/2013 01:45:43PM »
Mời anh em xem dùm 1 quẻ cuối năm  bat tay _zoo_ ,con này mới mua ngày 3/2/2013 chủ nói cà lăm ròng

13
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Có phải cu gáy mã đen ???
« vào lúc: 01/02/2013 07:23:27PM »
4h chiều đi rước con ngang chổ bán chim giựt lưới  :d :d thấy có con này mã lông khác hơn con bình thường nên bắt đại ,nhờ các Bạn xem hộ  bat tay bat tay thấy bộ cườm cũng khá nữa chim mới bắt về còn te tua quá

14
Chúc mừng - chia sẻ! / Chia buồn
« vào lúc: 30/01/2013 09:45:31PM »
Hôm nay 30/1/2013
 Nhận được tin thân phụ Duyhung qua đời hồi 9h30p .Xin chia buồn Duyhung cùng gia đình

15
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Chim nhát người
« vào lúc: 14/01/2013 10:36:19AM »
nhiều nguyên nhân để nói lên 1 con chim rất nhát người khi người nuôi đến gần .Mời các Bạn xem  và cho ý kiến để anh em tham khảo con này nhát ở lí do nào ??

16
Thú chơi cu gáy mồi / Cu gáy Mơ (màng)
« vào lúc: 07/01/2013 07:38:24PM »
con này chim gốc Cần Thơ bạn mình chụp hình về ,mình chụp lại nên kg rõ lắm

17
lồng và phụ kiện / Khoen & dây cột chân chim kiểu Malaysia
« vào lúc: 27/12/2012 02:18:06PM »
Cột thử thấy chắc chắn lắm  :d :d

18
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Mồi giọng kim
« vào lúc: 18/12/2012 03:20:55PM »
Mời anh em thẩm âm xem con này phải giọng Kim ko  :d :d,nghe anh em nói kim vắt-kim còi -vu vu vo vo gì nữa đó  =)) =)).Mong anh em chém nhiệt tình để anh em biết giọng kim chuẩn bat tay bat tay


 chim mới về lạ lồng lạ chổ nên chưa đấu nhiều ,hẹn clip tiếp theo giọng gáy gọi và thúc

19
lồng và phụ kiện / Khung sườn lụp dừa vùng Cà Mau
« vào lúc: 30/11/2012 09:40:00AM »
Lụp gác trên bẹ dừa  :d

20
Thú chơi cu gáy mồi / Chim phóng sinh
« vào lúc: 16/10/2012 01:05:54PM »
Tiêu khiển và bảo tồn  bat tay _zoo_ chim có đeo khoen nhôm  :d :d

Trang: [1] 2 3
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent