Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

CHUYÊN MÔN CU GÁY > Tổng quan về chim cu gáy

Cách phân biệt cu trống, mái chính xác nhất hiện nay

(1/10) > >>

Tre làng:
Cách kiểm tra trống mái bằng phân tích ADN

[img]http://www.zoogen.biz/images/gel.jpg[/img]
[img]http://www.zoogen.biz/images/gellabel.gif[/img]

Đây là cách cho kết quả 99.9%

Cách này căn cứ vào cặp nhiễm sắc thể giới tính của chim cu gáy, khác với người, nam có cặp nhiễm sắc thể XY còn nữ có cặp XX, trong khi cu gáy thì ngược lại con trống có cặp nhiễm sắc thể ZZ còn con mái thì có cặp ZW. Có một gene trên 2 nhiễm sắc thể này có kích thước khác nhau. Gene trên nhiễm sắc thể W ngắn hơn trên nhiễm sắc thể Z. Vì vậy khi dùng kỹ thuật PCR (nhà mình gọi là khuếch đại ADN) thì con đực sẽ cho thấy 1 vạch lớn, còn con cái sẽ cho 2 vạch, 1 lớn (trên Z) và 1 nhỏ (trên W) như hình trên.

Đang đặt primers để kiểm tra mấy con cu của Tre làng, sẽ cho bà con biết kết quả sớm.

chú thích: male: đực
                female: cái
                Male control: Con đực làm đối chứng (nghĩa là đã biết đực rồi)
                Female control: Con mái làm đối chứng (Nghĩa là đã biết mái rồi)
               1kb size con trol : thang chuẩn ADN để đối chiếu kích thước
                Negative control : mẫu không có ADN của chim

tài liệu tham khảo: từ các bài báo khoa học nước ngoài và
http://www.zoogen.biz/sme.html

MayRau9018:
Hị hị........... Có lẽ phải gửi mấy chú bổi sang nhờ bác Tre Luồng đem đi phân tích ADN giúp thoai, Mà bác Tre Luồng cho hỏi mang lông đi xét nghiệm có đc ko để em vặt lông cho tiện :D

cugayliencuom2010:
thân chào anh Tre Lang.
Anh có cách phân biệt khoa học vậy, từ nay bà con ai có chim cu mà chưa rõ hay còn nghi ngờ trống mái thì gởi gấp cho anh tre lang nha.
hihihihihihihihihihihi ~o) ~o) ~o) ~o)

Tre làng:
Tre làng đã tìm ra chuổi DNA và đã order primer cho việc xét nghiệm, việc xét nghiệm từ máu hay lông theo như các bài báo thì cho kết quả  như nhau, nhưng lông thì lấy mẫu dễ nhưng làm xét nghiệm hơi mệt hơn máu. Chưa rảnh để test mấy con cu ở nhà coi có chính xác không rồi sau này nếu chính xác sẽ làm miễn phí cho bà con =))

cugayquangngai:
Xin chào tất cả quý anh em !
cách phân biệt của anh trelang thì tỷ lệ chính xác 100% rồi nhưng rất khó để thực hiện  :d
Sau 1 thời gian dài tìm hiểu và thử bằng mọi cách khác nhau như : nhổ lông đuôi , thử trống , sờ ghim ... nhưng tỷ lệ chính xác ko cao , nhưng trong quá trình thực hiện những phương pháp kia tôi vô tình phát hiện 1 cách xác định trống mái tương đối chính xác lên đến 80-90% như sau :
cugay dù là chim bổi hay chim non bạn nên treo chim ngang tầm mắt mình , vào ban đêm bạn tắt hết bóng điện ( tối om ) bạn cầm 1 cái đèn pin bật sáng và đi tới chỗ treo chim ngủ .Bạn soi đèn pin trực tiếp vào mắt chim và để ý như sau :
con ngươi của con chim sẽ nói lên tất cả : nếu tròng vàng của con chim co dãn ra vô thay đổi kích cỡ thường lớn ra và tròng đen của con chim nhỏ lại và hơi có hình Bầu dục , đặc biệt khi ta nhìn vào thì ánh mắt của con cugay ta sẽ có cảm giác ánh mắt nó rất phẫn nộ , hung hãn và đầy sát khí trợn trừng nhìn ta .Thì tôi khẳng định là em ta là cugay Trống ko chạy đi đi đâu hết , còn em cugay nào ko có những điều nói trên thì em ta là cugay Mái .
Kết luận trên được tôi thí nghiệm rất nhiều lần và trong thời gian dài , để củng cố cơ sở về độ chính xác tôi đã " giải phẩu " khá nhiều em cugay mà tôi đã bắt được để kiểm chứng phương pháp trên .Đó là cách tôi dùng để xác định trống mái xin được chia sẽ cùng anh em !
thân chào !

Mục chính

[0] Thứ tự các tin nhắn

[#] Trang tiếp

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook
Chuyển tới phiên bản đầy đủ