Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

CHUYÊN MÔN CU GÁY > Tổng quan về chim cu gáy

Chim cu gáy_Tài Liệu tổng hợp!

(1/14) > >>

MayRau9018:
Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, nuôi dưỡng, chăm sóc, thuần hoá, huấn luyện chim cu gáy cũng như giúp những người mới học chơi dễ dàng tiếp cận vơí thú chơi mộc mạc dân dã nhưng cũng không kém phần công phu - Thú chơi cu cườm.  Xin gửi đến các bạn tài liệu về chim cu gáy được tổng hợp từ nguồn từ www.aquabird.com.vn , từ các bài viết trên Internet và từ kinh nghiệm dân gian nơi mình ở.

MayRau9018:
Đời sống sinh học của chim cu gáy
***Mô tả: Cu gáy (Streptopelia chinensis tigrina) là loài chim cỡ trung bình có trọng lượng từ 180 đến 200 g. Con đực và con cái có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Thời kì sinh sản ở con đực vòng này nổi lên rất rõ người ta gọi là cườm. Lưng và mặt trên cánh lông mà xám hung nhạt, ngực và bụng xám phớt hung. Mặt dưới đuôi có mút lông đuôi màu trắng. Mỏ đen, mắt màu vàng cam hay nâu đỏ, giò đổ tím.
Phân bố: Trên thế giới, cu gáy phân bố ở Trung Quốc ( Đông Nam Vân Nam và toàn bộ Đông Nam Trung Quốc), LÀo, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Xumaka và Việt Nam.
- Ở Việt Nam, cu gáy phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồng bằng và ven biển của nước ta không xa nơi trồng trọt.
Nơi sống và sinh thái: Cu gáy là chim định cư, đi thành đàn 5 đến 15 con và có khi nhiều hơn nữa, quanh năm không đi xa vùng làm tổ của mình. Chúng thường ở các dải rừng cây bụi, rừng thứ sinh ven đồng ruộng, rừng nương rẫy và các bụi cây, bụi tre quanh vườn làng và cả trong thành phố. Không gặp cu gáy trong rừng sâu.
Sinh Học
- Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,... khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.
 - Sinh sản: Tới tháng 2 hàng năm, con đực tách khỏi đàn và cùng với con cái ghép thành từng đôi. Con đực, con cái theo nhau đi tìm nới làm tổ. Suốt thời gian ghép đôi con đực gáy rất nhiều. Con đực và con cái cùng hợp lực xây tổ. Tổ cu gáy xây rất đơn giản, đặt ở các chạc cây kín đáo như cây duối, bụi tre, cây vải, nhãn, găng,...Tổ chỉ là những đoạn thân cỏ khô hay các cành que nhỏ đan lại thưa thớt đủ để trứng khỏi rơi loạt qua.
Mỗi lứa cu gáy đẻ 2 trừng, vỏ trứng màu trắng ngà. Kích thước trung bình của 1 quả là (27,6x21,8mm). Cả chim đực và chim mái cùng hợp lực tham gia ấp trứng. Chim đực thường tham gia ấp trứng vào buổi trưa và chiều. Có khi đang ấp, chim đực vẫn gáy. Thời kì sắp nở, con mái ấp thường xuyên hơn. Cu gáy con mới nở được nuôi bằng dịch "sữa" tiết ra từ diều bố mẹ giống như bồ câu nhà. Sau một tuần lễ chim non được nuôi giảm trọng lượng và tăng phần thức ăn bằng gạo, ngô, đậu, côn trùng.
Cu gáy con mới nở còn yếu ớt và trải qua thời gian chim bố mẹ chăm sóc, khoảng 1 tháng mới có đủ khả năng bay khỏi tổ đi kiếm ăn cùng bố mẹ.
- Tình trạng hiện nay của đàn chim gáy trong tự nhiên:
Nhìn chung chim cu gáy rất phổ biến ở nước ta, nhưng do mức độ săn bắn ở các địa phương mà số lượng của chúng nhiều ít khác nhau. Nhiều vùng ở Tây Bắc, Đông Bắc nước ta như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,... và một số vùng thuộc Bắc và Trung Bộ do săn bắt bừa bãi nên số lượng cu gáy nhiều nơi đã bị giảm nhiều.

Nguồn ABV

MayRau9018:
Vì sao chơi chim gáy lại hấp dẫn thế?
***Vì sao chơi chim gáy lại hấp dẫn thế? Có người cả đời không chơi một loại chim nào khác ngoài chim gáy. Nếu có chỉ nuôi vài con cho nó vui chứ chim gáy vẫn là chính. Loại chim nào được coi là đặc trưng của đồng quê Việt Nam với lũy tre làng? Đó là chim gáy. Có cụ già năm nay gần 90 tuổi vẫn có tới 30 lồng gáy ai hỏi cũng không bán. Có người trẻ nhưng cũng có tới 20 lồng gáy.
Tôi thấy ai đã chơi chim gáy rồi và hiểu chim gáy rồi gần như không bỏ chơi trừ trường hợp bất khả kháng thôi.
Dưới đây tôi xin đưa ra một vài lý do mời anh em đóng góp thêm.
1. Con chim gáy là loài chim khôn. Nuôi già khôn theo kiểu chim già , chim nuôi non lên rất nhớ chủ. Nghe tiếng chủ từ xa nó đã gáy gù thậm chí là tiếng xe nó cũng quen. Có con chim như chó giữ nhà ai đến nó cũng gụ ầm lên.
2. Chơi chim gáy là một thú chơi cổ truyền có tính tiếp nối nhiều thế hệ. Từ cách đánh giá con chim, cách chơi, cách thi chim...tới cái thú ngồi uống trà, nhắm rượu nghe chim...
3. Đối tượng chơi và địa điểm chơi cũng phong phú đa dạng nhất. Đi đâu bạn cũng có thể gặp người chơi chim gáy dù những người này đa phần rất kín đáo...
4. Kỹ thuật nuôi chim gáy tuy đơn giản nhưng cũng rất đa dạng và cầu kỳ. Từ cách cho ăn, uống, chăm chim, bẫy chim...tới sự phong phú và đẹp của các kiểu lồng chim gáy từ trong Nam ra Bắc, từ cổ chí kim...
5. Nghệ thuật đánh giá và phân tích âm thanh, giọng điệu của con gáy vô cùng thú vị và sâu sắc.
6. Thú đi gác cu. Chỉ xin đúc kết qua câu ca dao.
Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
7. Dù bạn là ai, dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn nuôi cu nhiều hay ít thì tìm hiểu con chim gáy bạn phải làm cả đời vì nó luôn luôn hấp dẫn, phức tạp mà không ai có thể nắm bắt hết được.
Trên đây là một vài ý kiến chủ yếu của tôi. Tôi không dám phân tích ra nhiều vì trình độ và thời gian có hạn. Mong được phản hồi từ các bác để chúng ta cùng nhau lưu giữ và phát triển được thú chơi cổ truyền của cha ông
8. Nuôi chim cu là một thú chơi tao nhã, dân dã và phong lưu. Người nuôi chim cu thường là những người có tâm hồn nghệ thuật và hướng thiện . Bình thường người ta thường cho rằng chim cu gáy hình dáng không đẹp và tiếng gáy đơn điệu, nhưng những ai am hiểu và đam mê về nó thì thấy không phải như vậy. Những cái hay của chỉ có những người nuôi nó mới cảm nhận hết được và khó có thể diễn tả ra bằng lời ....Vì sao chơi chim Gáy lại hấp dẫn đến thế ư? Cứ chơi đi rồi Bạn sẽ có câu trả lời chính sác nhất.

Nguồn ABV

MayRau9018:
Chim cu gáy - Thuật ngữ - Định nghĩa
***Để các bạn có thể hiểu rõ hơn một số đặc điểm và tiếng gáy của Cu gáy mời các bạn tham khảo một số định nghĩa thuật ngữ các địa phương hay dùng dưới đây:
Về “nước”:
Gáy rao: Mô phỏng: Cục cù cu…cu./ Có nơi còn gọi: gáy gọi, bủa, bổ, gióng…/ Chim thường gáy kiểu này khi đứng một mình như một hình thức lên tiếng cho những con chim xung quanh biết lãnh địa của nó. Có chim bổ hai tiếng sau Cục cù cu…cu cu gọi là hậu đôi (bổ đôi) hoặc hậu tam, hậu tứ.. tiếng gáy rao thường lớn và khoan thai.
Người nuôi chim quan niệm chim có tiếng rao càng to càng tốt.
Thúc: Cục cù cu, Cục cù cu…./ Gáy trận, giục/ Sau khi gáy rao, có chú chim khác trong vùng nghe thấy và gáy lại, chim bắt đầu gáy nhanh hơn, liên tục, gịong giục giã hơn nhưng nhỏ hơn gáy rao/ Chim thúc càng nhặt càng tốt.
Lợ: Cục cù cu, Cục cù cù…/Chu, nhịu/ Ở giai đoạn cuối của gáy thúc chim chuẩn bị chuyển sang gù, hoặc gù rước, tiếng thúc nghe tiếng cao tiếng thấp và nhanh hơn nhiều/ Có chim có nước lợ, có chim không, càng nhiều lợ càng tốt.
Dặm: Cục cù cu, Cục cù: Cục cù cu, Cục cù… / Lèo, kèm mắt me/Tiếng gáy ở giai đoạn chim ngoài đã xung trận, chim thúc một tiếng hoặc vài tiếng thì gù kèm một tiếng/ Con nào có nước gáy này nhiều thì rất hay, rất nhiều con mồi bắt chim ngoài ở nước này.
Gù: Cục cù, Cục cù…/ Grù/ Giai đoạn chim đấu đối mặt trực tiếp/ Chim gù càng nhiều càng tốt vì đây là nước chính để chim ngoài nhảy bẫy.
Sa cầu: Chim nằm sát xuống lồng, gáy nhỏ, giật giật đôi cánh../ Sa cầu máy cánh/ Sau khi gù mà không thấy ép phê, nhiều con chuyển qua sa cầu/ Đây là nước dụ rất tốt, hay bắt được chim non hoặc giữ chim ngoài ở lại để tái đấu các nước khác.
Gù rước: Phóng/ Nước gù được thực hiện ngay xen lẫn với thúc khi thấy tiếng bủa của chim ngoài
Đấu: là sự tổng hợp một cách hợp lý các nước trên.
Các nước Rao, thúc, gù rước được gọi là các nước đầu. Lợ dặm, gù, sa cầu là các nước cuối, ngoài ra còn có vấp, cà lăm…

Giọng:
Giọng thổ: Giọng nam trầm/ Có thổ rền, thổ sấm (vang, bầu, gầm,…..)
Giọng đồng: Giọng nam trung/ Có đồng trơn , đồng vang…
Giọng kim: Giọng cao, the thé như giọng nữ/
Thông thường ít có chim nào có giọng đơn, thường pha tạp giữa giọng này và giọng kia, chẳng hạn Thổ pha đồng, đồng pha thổ, thổ pha kim… Người nuôi thường thích giọng thổ hơn.

Tập tính:
- Bền: Sự dai dẳng của chim khi đấu/ Chim càng bền càng tốt.
- Chòi lồng: Đang đấu nửa chừng thì bỏ gáy, tìm cách trèo lồng ra để đá với chim ngoài/ Tập tính này rất dở, làm chim ngoài sợ lồng, ít khi nhảy bẫy dù chim mồi đấu rất căng.
- Phá thóc: Khi ăn hay dùng mỏ móc thóc ra ngoài/ Tính này không ảnh hưởng mấy chỉ hơi dãi nhà.
- Phá lồng: Chim ít đứng yên, hay lí lắc, thường tìm cách phá lồng ra ngoài/ Dể hư lông, làm chủ bực mình.
- Nổi: Là chim mồi đang căng, đang sung sức/ càng nổi càng tốt.
- Tuỳ theo địa phương và tuỳ mỗi ngưòi có thể có các thuật ngữ khác về chim gáy, trên đây chỉ là vài thuật ngữ đơn giản để các bạn ở các miền dễ hiểu nhau hơn khi nói về cu gáy.

Nguồn ABV

MayRau9018:
Phân loại tiếng gáy chim cu
***
Mô tả tiếng chim bằng chữ thì rất khó hiểu nhưng khi nghe và xem chim mồi thi đấu thì mới thấy cái thú nuôi và đi bẫy chim gáy.
+ Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cục cúc cu, cu là gáy đủ. Cục cúc cu…cu cu là bổ hai v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này. Những con gáy gọi Cục cúc cu, cu (4 tiếng) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi cục cúc cu,cu, cu (5 tiếng) thì coi là thừa 2. Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay hay ko.
+ Gáy trận: Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở, thường chim trống mới gáy kiểu này nhưng cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp
Sà cầu máy cánh: Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cù cúc cu, cù cúc cu…… liên tục có khi hàng giờ đồng hồ.
+ Chu: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu, Cúc cu cu..cu
+ Lèo: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
+ Thúc trơn: Khi bổi nhập tàn cây mà nó cứ cúc cu, cúc cu ...hoài gọi là thúc trơn, chổ này ta phải để ý xem nó có thúc dồn hay không! (thúc dồn là tiếng sau nhanh hơn tiếng trước, càng lúc càng tăng tốc, loại này dùng được) còn nếu nó cứ đều đều một ga thì ta loại bỏ, chơi nghe buồn ngủ lắm.
+ Kèm mắc me: Có con gáy cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ; cù cú cu, cù cụ ...loại này gọi là kèm mắc me, nên chọn nuôi.
+ kèm đôi: Có con lại cù cú cu , cù cụ , cù cụ ; cù cú cu , cù cụ , cù cụ ... thúc một tiếng gù hai tiếng thì gọi là kèm đôi. Còn thúc một tiếng gù ba tiếng thì gọi là kèm ba. Loại này nên bắt mà nuôi ... khi gáy đấu với con bổi nghe đã ghiền.
+ Kèm bo: Cù cú cu, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ, cù cụ .... thúc một tiếng gù cả dây gọi là kèm bo ... loại này nghe khỏi chê, bao nhiêu cũng không bán.
+ Kèm dặm: Cứ thúc hoài lâu lâu gù một tiếng gọi là kèm dặm, nghe không đã.
+ Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Gù: Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu
nghe hay hơn.
Nguồn ABV

Mục chính

[0] Thứ tự các tin nhắn

[#] Trang tiếp

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook
Chuyển tới phiên bản đầy đủ