Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - Lamtich

Trang: [1]
1
Cảm ơn anh em!
Ngày thứ 7, ngày này cách đây 1 tuần là 1 ngày u ám...Sau 7 ngày được nằm ở phòng Vip, hiện tại mồi 113 đã được cắt chỉ, gù mạnh.
Vài hình ảnh em nó đón những tia nắng ấm áp của ngày hôm nay.



Thân!


Trời ơi! Buồn quá! Chia buồn cùng em. Chắc phải dưỡng lại một mùa lông rồi Hiếu ơi! Mong em nó phục hồi phong độ lại như xưa!

2
Thành thật chia buồn cùng gia đình anh! Cầu mong linh hồn anh sớm phiêu diêu nơi miền cực lạc!

3
Xin gửi lời chia buồn cùng Minh Hiếu và gia đình!

4
Hình ảnh & Video chim cu gáy / Re: Bổi mới Phú Yên
« vào lúc: 26/11/2013 02:50:46PM »
Chào bác Thodong.
Người mà bác nhắc đến có lẽ là anh Phúc. Anh ấy có tiêu chuẩn chọn chim mồi rất khắt khe:
- Về ngoại hình: Cấp mình bắp chuối, dài đòn, đầy đặn, không móp. Chỉ mỏ phải thẳng. Anh ấy mê đầu tròn cổ thắt. Quy cánh no bầu, đều nhau, dầy mình. Bộ lông mỏng, bóng, bó.
- Về nước non:
+ Chim phải có chất giọng tốt, vang, rung.
+ Chim phải có đủ các nước rước, dặm, kèm. Đụng bổi phải nhạy miệng dặm kèm nhưng bổi mới về thì không được gù ép bổi.
+ Phải biết giữ chân bổi: biết siết khi bổi căng, biết nhả khi bổi lơi. Anh ấy ghét loại mồi "mồm 5 miệng 10".
Để ý mấy con mồi "dắt ruột" của anh ấy thì tôi thấy chúng đều hội gần đủ mấy yêu cầu đó (chưa thấy con nào hội đủ hết yêu cầu như thế). Do anh ấy chơi chim lâu năm, đã cầm chơi nhiều mồi rồi nên yêu cầu khắt khe vậy. Còn tôi thì biết như thế thôi, chứ không dám đua đòi học theo, vì cứ theo đuổi mục tiêu như vậy thì ... lấy đâu ra chim mà chơi ngay ...
Con chim bổi Phú Yên.
Theo tôi được biết thì thường, những con chim chỉ cần có một trong những đặc điểm như cấp mình ngắn, cẳng nhỏ mà dài, mắt lồi, có bờm ngựa là chim nhát, khó đứng lồng, lâu nổi, khó ra mồi - cho dù chim có hay cách mấy ... Tôi cũng đã thấy người ta thải nhiều chim như vậy rồi, kể cả là sau khi đã nuôi báo cô 3-4 năm. Nhưng thi thoảng tôi cũng được gặp con chim mồi rất hay (theo nhận xét riêng của tôi), lại có những đặc điểm đó, con thì mắt lồi cấp mình ngắn, con thì bờm ngựa chân cao ... Mỗi con có một nết hay riêng (tất nhiên có cả nết dở), nhưng có điểm chung là "rất khôn chim" và "chơi bền bỉ".
Con chim Phú Yên nó có đủ 4 điểm trên bác ạh. Tôi đang muốn tìm hiểu xem cái thứ này rồi thì nó sẽ ra cái thứ gì ???
Vì sao nhốt nó vào lụp?
Mục tiêu của tôi khi nuôi con chim đã lựa chọn là phải ra mồi. Cái vụ dựng chim mồi tôi thấy: nuôi cho con chim từ chim bổi mà nổi căng đét lên thì mới chỉ đi được 1 phần nhỏ con đường thôi; tập cho ra rừng chịu chơi, bắt được bổi là mới chỉ đi tiếp thêm một đoạn ngắn nữa; con chim ra rừng tự biết làm việc, chơi đều kèo, mới bắt bổi xong mà máng lên nó chơi như chưa có việc gì xảy ra ... thì khi ấy nó mới được gọi là chim mồi. Tôi thì tập chim dở dang rồi bỏ có, nuôi con cu bổi tập cho ra cu mồi có, tập dở dang rồi đưa người khác tập ra mồi có, tập từ chim dở dang của người khác ra mồi có ... nhưng tự thấy chim mồi làm mình hài lòng toàn là chim do người khác dựng lên, mình mua lại hoặc trao đổi mà có, tự mình chưa tập cho ra con chim mồi nào làm mình ưng ý cả. 
Khi mới bắt con chim Phú Yên về, tôi có 2 lựa chọn nuôi:
- Nhốt lồng rộng gần gụi với chim khác cho ăn uống, nắng nôi, mưa gió ... tự nhiên cho nó mái thoải, có người ra người vào cho hết hoảng từ từ, sau đó đưa vào lồng riêng cho quen dần, rồi đưa vào lụp cho quen thêm, rồi sách ra mang vào cho quen ấy, rồi đem đi đem về cho quen ấy ấy, rồi cho đi rừng cho ấy ấy ấy ...v...v..., Nghĩ bụng thì như thế, nhưng mà khi nhìn vào con chim, thấy em nó cứ lấm la lấm lét, luôn sẵn sàng nhảy cẫng lên bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì ... tôi thấy tương lai mờ mịt quá đi ...
- Lựa chọn 2 là xử lý cái lụp sao cho nó ít bị hại nhất khi giãy (phải xem con này nó chuyên giãy kiểu gì), rồi thì tương lai cuộc đời của nó gắn liền với cái lụp đó - nó chỉ phải làm quen với việc nâng lên hạ xuống, châm lúa đổ nước của mềnh thôi.
"Khôn chim", "Bền bỉ" là 2 điểm của cu mồi làm tôi ưng ý. Tôi chọn con chim này chỉ với hy vọng chứ không khẳng định chắc chắn điều gì. Tôi thử nuôi và tập nó xem như ... mua công trái. Dù sao thì mình cũng không chỉ chằm hăm vào 1 mình nó bác ạh.
Hiện giờ thì em nó vẫn giãy, nhưng mấy vết thương cũ đã lành, không thấy có vết thương mới, không thấy rụng lông cánh, lông đầu. Hy vọng tôi đang chọn đúng cách nuôi.

Rất khoa học và quá chuẩn!
Nhớ hôm nào bác Hoàng DL từ bên box chào mào mon men qua bên box cu gáy đây thôi mà!
Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn mà bác đã có nhận xét về tướng pháp cũng như cách chơi như vậy thì quả là đáng khâm phục!
Thân! 

5
Nhìn bác Hữu và các cu thủ ĐắkLắk bắt chim mà ghiền quá! Chắc hôm nào anh em Bình Định sẽ sắp xếp lên giao lưu, học hỏi một chuyến quá!

6
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Gác cu Lệ Thanh - Đức Cơ
« vào lúc: 22/01/2013 02:28:56PM »
Mới đây mà đã gần một năm rồi anh Nhân à! Lên nhà cụ Nhân thì thôi: Quên cả lối về! Cụ Quang từ Tây Sơn lên Đức Cơ mà không hú mình một tiếng hả cụ!

7
Tâm sự- Nhật ký / Re: Nhật ký chim mồi 01.
« vào lúc: 16/03/2012 02:16:18PM »
Bác linhnc đã nhập tử rồi đây. Nhắc nhỏ bác nhé: Coi chừng chứ nghiện hồi nào không hay đó. Vướng vào rồi thì gỡ không ra đâu đó nghe. Khekhekhe!

8
Các bác nói hay quá! Riêng em thì em thích chim mồi thúc cho nhặt, gù hậu cho cứng...và chỉ như vậy thôi! Đành rằng nước rước kéo chim về chói nhanh hơn thúc dồn, bổi chơi lơi tí thì kèm giữ chim hơn gù siết...Còn nói về mơ ước thì em thích 1 con mồi như thế này: bổi ở xa ---> gù, bổi về chói ---> gù, bổi nhập thế ---> gù, bổi có vẻ xuống sức muốn đi ---> kèm, bổi quay lại ---> gù. Đơn giản thế thôi!

Bác này đúng là đơn giản như đang giỡn!
Mồi như thế tìm cả đời có khi cũng không có? Chỉ có những bác chơi cu gáy đạt đến tầm cao thủ mới đạt được cái tầm chọn mồi đơn giản như bác được!
 Đơn giản nhưng cái chữ trong tiêu chí của bác mới đắt giá làm sao? Bao giờ mới hiểu hết?

9
Thú chơi cu gáy mồi / Re: Cu mồi đủ tiền,hậu nhưng...
« vào lúc: 07/03/2012 08:57:30AM »
Theo thiển ý của tôi thì chim đã sa cầu dù có gù trồi thì chỉ ở đẳng trung bình khá. Loại này nếu gặp bổi gù thì chỉ có nước húp cháo. Nếu mồi sa cầu thì bổi ra khỏi nhành tử nếu gù lại thì mồi vào nhận nước mồi. Cứ thế thì "chủ chim" chỉ có nước "ngậm một khối căm hờn trong bụi rậm".
Thường chim sa cầu là chim thuộc nếu có thêm trồi gù thì rất dễ bắt bổi nhưng đa số bổi chỉ ở đẳng trung bình thường là chim tơ hoặc là chim mái. Cầm những chú mồi này thì đi về thường có bổi nhưng thi thoảng gặp vài trường hợp như trên thì người chơi sẽ nâng mình thêm một đẳng trong nghế chơi.
Ở Bình Định quê tôi, phải nói rằng bắt bổi rất khó. Một con mồi hay nếu bắt bổi tại Bình Định thường rất ít, chỉ trên dưới 10 con một năm là cùng. Nên cầm mồi sa cầu mà gặp phải bổi gù thì giai điệu bài "Ngậm ngùi" của nhạc sĩ Nguyễn Duy sẽ theo luôn vào giấc ngủ. Chơi chim gáy thì tiêu chí mỗi vùng mỗi khác nhưng ở quê tôi thường chỉ chọn chim mồi gù hậu phải liền không sa cầu hay bắt dụ. Chim sa cầu hay bắt dụ bị cho là thiếu gù - hèn dù vẫn bắt được bổi, thường nếu để chủ (hoặc bạn của chủ) thấy mồi bắt nước này thì nhẹ là bị loại, nặng thì bị trảm ngay.
Chơi chim gáy trong thời buổi khan hiếm bổi như thế này nhưng người dân Bình Định quê tôi vẫn rất khắt khe với việc chọn mồi. Không phải bắt bổi nhiều là hay mà phải bắt bổi theo cách một dũng tướng hiên ngang ở ngoài chiến trường. Điều này thể hiện cá tính theo vùng miền và lý giải cho việc tại sao ở một vùng quê việc bắt bồi phải gọi là hiếm nhưng trên 97% người chơi cu gáy chỉ chơi mồi cây không chơi loại khác, còn lại số ít là người chơi kinh tế hoặc người mới biết chơi.
Âu cũng là một cá tính con người theo vùng miền phải không các bạn?

10
dường như cả hai loại trên đều là những chú mồi khá, quan trọng là trong như thế nào mà thôi và sở thích tùy mỗi người.
vấn đề là cũng hai loại mồi trên đi đánh chung với nhau, mồi nào bắt bổi tốt hơn? đều này phụ thuộc vào 2 yếu tố.
1. bổi thích giọng nào: con cu gét nhau tiếng gáy, cũng con bổi đó nhưng treo con mồi lọa 1 lên khi nó về chỉ làm vài đường thúc rồi lơi bỏ đi. nhưng khi treo con mồi loại 2 lên với giọng khác thì nó về nhập tàn ngay và mê con mồi như điếu đỏ, bửa nay nó ko nhãy cầu thì bửa sau nó cũng nhãy cầu. không những về giọng không đôi khi tôi thấy bổi nó thích kiểu loại nào thì nó về lồng loại đó. cũng giống như con người thôi, thích loại nào thì mua loại đó.
2. vấn đề 2 là vấn đề quan trọng, " Chủ nhân của con mồi phải biết treo cây (cội) nào để con bổi nhập tàn trước" đó là vấn đề.
Nhưng cái điều đáng buồn cho chủ mồi là bổi về nhập tần trước nhưng mồi bỏ bê bổi nên nó sang con mồi kia và dính chấu.
ngoài ra vấn đề bắt bổi còn phụ thuộc vào vùng miền nửa, đặt biệt là đồng bằng và miền núi.
vài dòng góp nhặt, xin quí sư phụ chỉ giáo thêm.

Bác này mới đúng là cao thủ! Chim hay tùy người. Việc luyện nên con mồi hay hoặc việc bắt con bổi như thế nào thì bại - thành do 95% do kinh nghiệm của con người mà ra còn lại là do tố chất của chim.

11
GIAO LƯU - KẾT BẠN / Re: Mong có người lên để giao lưu .
« vào lúc: 03/02/2012 08:54:37AM »
  Mùng 06 Tết dương lịch vừa rồi mình và và một số anh em Bình Định lên giao lưu và khai lụp đầu năm tại Đức Cơ - Gia Lai. Mặc dù vừa phải đi công chuyện từ Đắc Lắc về nhưng anh Nhân vẫn nhiệt tình hướng đạo và tiếp đón hết sức chu đáo. Mới gặp nhau lần đầu mà ngỡ như quen nhau từ lâu, đặc biệt là tửu lượng của anh Nhân cao quá, mình lên xe về mà quên cả trời đất.
Thay mặt nhóm cu gáy An Nhơn - Bình Định, mình xin chân thành cảm ơn sự tiếp đón chu đáo, nồng hậu của anh Nhân và gia đình. Một lần nữa xin chúc anh và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt!

12
Rất mong ae cao thủ cho ý kiến về thế đánh ở những cây thẳng đứng như: bạch đàn, keo lai, cao su.
Loại cây này chỉ thẳng vút , không tìm được cây nào xiên,  có cách nào đánh không ae hix

Anh Quang nên chọn thế bẻ cành của bác Thiện mà đánh.kakaka...nhưng anh cũng lường trước là sẽ bị bẻ tay và bị đánh à nghen.kakaka...
Nói thật là rơi vào thế như anh thì chọn cọi tối ưu và thế tối ưu mà đánh thôi...nếu cây vô hại thì thế bẻ cành của bác Thiện là ok rồi...mà đã lỡ vô núi rồi thì anh chọn vùng như thế khác nào tự làm khó mình chứ.trừ khi biết chú ấy hay quá thì mới khổ công thôi,còn lại cứ dựa vào thiên thời dịa lợi mà đánh còn không được thì mới dùng đến nhân hòa...là tìm mấy cha dật lưới mua đại mấy chú mang về cho ba xã vui.kakaka...hôm sau mới được cho đi nữa chứ.hi...thân.

Phúc ơi anh Quang hỏi kiểu đánh đố đó. Chứ Tây Sơn rất nổi tiếng với cánh đánh với địa thế như thế này. Phải nói là bắt bổi nhanh vô địch nhưng nhược điểm là nhảy mau quá...mất hứng..
xin anh Lamtich chỉ giáo thế đánh đó để anh em học hỏi ạ. em cũng tò mò làm sao đánh dc với nhưng cây như thế.
thanks anh! thân chào!
Thực ra thế này tôi đã trình bày ở một Diễn đàn cu gáy khác từ lâu nhưng bác đã hỏi thì tôi cũng xin trình bày luôn:
THẾ SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG
Thế này là một thế độc dành cho việc tập mồi phát lỡ có tác dụng bắt chim cực nhanh, tạo thói quen cho mồi bắt chim bổi mà ít hoảng nhưng nhược điểm của nó là phi nghệ thuật ... coi hổng đã - thích hợp cho trường phái thực dụng. Đó là chọn những cây cao nhỏ nhưng không có cành chuyền, cành đậu móc lưng lồng dựa vào thân cây, cầu tử khổng lộng giữa trời - nhành tử cũng là cầu tử - cầu tử cũng là nhánh tử - khi nghe chim mồi gáy chim bổi chỉ cần nhập tàng là ... cho vào túi rút. Đặc biệt thế này nếu áp dụng rất hiệu quả những trường hợp khi gặp những chú bổi về đấu với mồi mà không vào nhánh thế chỉ bu bám trên nóc lồng, đá bạch bạch nghe mà thót tim, thấy mà không dám nhìn ,bổi kiểu này dể làm cho con mồi bể, ta áp dụng cách này thì chỉ có ... tóm.
Chúc các bạn thành công!

13
Rất mong ae cao thủ cho ý kiến về thế đánh ở những cây thẳng đứng như: bạch đàn, keo lai, cao su.
Loại cây này chỉ thẳng vút , không tìm được cây nào xiên,  có cách nào đánh không ae hix

Anh Quang nên chọn thế bẻ cành của bác Thiện mà đánh.kakaka...nhưng anh cũng lường trước là sẽ bị bẻ tay và bị đánh à nghen.kakaka...
Nói thật là rơi vào thế như anh thì chọn cọi tối ưu và thế tối ưu mà đánh thôi...nếu cây vô hại thì thế bẻ cành của bác Thiện là ok rồi...mà đã lỡ vô núi rồi thì anh chọn vùng như thế khác nào tự làm khó mình chứ.trừ khi biết chú ấy hay quá thì mới khổ công thôi,còn lại cứ dựa vào thiên thời dịa lợi mà đánh còn không được thì mới dùng đến nhân hòa...là tìm mấy cha dật lưới mua đại mấy chú mang về cho ba xã vui.kakaka...hôm sau mới được cho đi nữa chứ.hi...thân.

Phúc ơi anh Quang hỏi kiểu đánh đố đó. Chứ Tây Sơn rất nổi tiếng với cánh đánh với địa thế như thế này. Phải nói là bắt bổi nhanh vô địch nhưng nhược điểm là nhảy mau quá...mất hứng..

14
Mấy con này của anh Luyện sao thấy thường quá???Nó không xứng tầm với anh.hi...hôm nào nếu có buồn mà bỏ đi con nào thì cũng nhớ tới thằng em này nghen...chim nào thì không biết chứ chim của anh nếu có chê thì thằng em này chịu khó đãi lúa nuôi để nghe gáy cũng đã rồi...dạo này nghe bà con dakc Nông nói trên đó hết chim rối,công việc của anh lại bận rộn nữa,nên cứ gọi cho em.cợ,em chịu khó.hi...
Tết này có về quê không Phúc ơi! Con mồi mà mấy anh em gọi là con mắt lé là con Mắt Mèo của chú Tùng sau nhà chú Tuấn lé ở Nhơn Khánh gần nhà Phúc ở ngoài quê đó Phúc. Về quê nhớ gọi cho mình nhé!

15
Trời! Gần thi rồi mà thấy cảnh này sao nôn nao quá! Học không dzô nữa anh Nhân ơi!

16
GIAO LƯU - KẾT BẠN / Re: Mong có người lên để giao lưu .
« vào lúc: 21/11/2011 10:20:35AM »
Cảm ơn bác Nhân nhiều!
Em còn bận một đợt thi nữa vào tháng 12 dương lịch là xong. Thi xong chắc sẽ cố gắng sắp xếp lên bác giao lưu. Thời tiết ở Bình Định khoảng 2-3 tháng nay không thể đánh chim được. Không biết mồi có nục không chứ chủ chim thì chạy lồng dữ quá Bác ạ!

17
Tổng quan về chim cu gáy / Re: Chuyện gác cu trên xe
« vào lúc: 20/11/2011 05:37:37PM »
Trên một chuyến xe từ Nam về quê. Anh thanh niên tay xách lồng cu vui vẻ bước lên xe,
đảo mắt qua một vòng và nói với chị ngồi trên xe:" Chị ơi ,chị chảng chân ra cho tôi chuồi
con cu vào với". Chị ta đỏ mặt tía tai ,chửi vào mặt anh ta :" Đồ mất dạy"...
Xin phép bạn bác Định cho góp vui vào câu chuyện của bác cho đa sắc màu về người cầm cu:

...sau khi nghe chị ta chửi anh ta chỉ cười cười mà không nói làm cho chị ta vênh mặt lên ra vẻ ta đây. Xe chạy được một lúc, hành khách lên xe chật cứng thì anh ta mới la to: "Trời! Chị làm ơn chị kẹp nhẹ nhẹ chứ chị kẹp cứng con cu tôi thì làm sao nó chịu nổi". Lần này, thì mặt chị ta đỏ rần rần nhưng biết gặp phải tay không vừa nên chỉ nguýt một cái rõ dài rồi quay mặt chỗ khác. Tới điểm dừng xuống xe, anh khách lại nói lớn: "Chị ơi! chị làm ơn nhổm cái đít cho tôi rút con cu". Lần này thì hành khách trên xe cười ồ vì cái duyên tếu tếu của anh chàng chơi cu còn chị chàng thì mặt đỏ như say rượu nhưng đành lẳng lặng nhỏm đít để anh ta ... rút con cu.

18
GIAO LƯU - KẾT BẠN / Re: Mong có người lên để giao lưu .
« vào lúc: 20/11/2011 05:07:44PM »
Chào anh Nhân!
Em là bạn học của Hữu Hòa làm Thanh tra nhà nước ở chỗ anh. Hôm trước bên ABV thấy anh mời tháng 10 âm lịch lên đánh chim ở Đức Cơ cũng đã lên kế hoạch đem chim đi chơi và giao lưu với các anh em trên đó nhưng đến phút cuối thì không thể đi được đành lỗi hẹn. Mùa này chim bổi trên đó sao rồi anh, thường thì đánh vào thời gian nào trong năm là thuận lợi nhất? Bổi ở Bình Định mùa này lạnh quá nên chưa thể đánh được.
Hẹn gặp anh vào một ngày gần nhất anh em mình nhâm nhi Bầu Đá và đàm đạo cu cò cho vui!

19
lồng và phụ kiện / Re: Lồng chạm rồng sg cu gáy ba tròng
« vào lúc: 20/11/2011 04:45:56PM »
Chim mồi lạ quá! Hồng Sâm có thể cho anh em biết thêm một ít thông tin về chú mồi này không?

Trang: [1]
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent