Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Bài viết hay quá  (Đọc 8454 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Q.Tuấn

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 726
  • Thanks 379
    • Xem hồ sơ cá nhân
Bài viết hay quá
« vào lúc: 05/08/2013 02:32:36PM »

Dương Xuân Trinh

HLVN - Chúng tôi vừa nhận được bài viết này từ ông Dương Xuân Trinh viết về thú vui chơi chim cu gáy. Thành thực cám ơn ông Dương Xuân Trinh đã gửi bài đóng góp cho trang Hoa Lan Việt Nam.

Mấy người chúng tôi ở Hội sinh vật cảnh Hà Nội, nấn ná mãi mới thu xếp được một buổi thăm trại chim ở Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội. Anh Sơn mê cu gáy, Uỷ viên thường trực của Hội Chim cu gáy Hà Nội, lại là người đồng sáng lập ra trại chim này đưa chúng tôi đi. Cùng đi còn có ông Mai Xuân Mấm, chủ tịch của Hội cu gáy.

Lập ra một trang trại nuôi chim hoang dã lúc này, đúng là một việc cần thiết, tạo ra mô hình của nền nông nghiệp mới.

Hội Thi Chim Cu GáyXã hội loài người phát triển rất nhanh, nên yêu cầu phải tăng nhanh số lượng thực phẩm, đồng thời đòi hỏi cao cả về chất lượng. Những bữa ăn sang trọng, những đêm chiêu đãi, không chỉ dùng các loại thịt cá, chăn nuôi quanh vườn như trước, mà cần có thịt của các loài động vật hoang dã. Nhu cầu quá nhiều, sinh sản trong thiên nhiên chưa đáp ứng, nên nhiều loài đang bị nguy cơ diệt chủng.

Trang trại của anh Sơn mê cu gáy chủ yếu là nuôi 1000 chim cu gáy sinh sản, nhiều chim câu, vịt trời và vài đôi công.

Chim cu gáy sống từng cặp, trong đàn, có tổ riêng. Chúng rất cần không gian rộng lớn, có ánh sáng mặt trời, có cành cây để đua nhau nhảy nhót và gù gáy.

Trước vườn cây của trại có treo vài chục lồng nuôi riêng từng con chim gáy. Ông Mấm chỉ từng con đang hót và giới thiệu các âm của chúng như: thổ đồng, thổ bầu, con kia đồng pha, pha kim, và con này có âm kim pha đồng v.v...

Chúng tôi mới ở mức độ thấy chim cu gáy hót là rất hay thôi, nhưng phân loại thì khó quá.

Đúng là thú chơi loài chim đồng quê, rất tao nhã, tinh vi này của dân tộc ta, có tới hàng nghìn năm rồi.

Chim Cu gáy sống chung thuỷ, từng đôi, có trống, có mái. Mỗi lứa đẻ 2 trứng, phân công nhau ấp ngày đêm, chừng 13-15 ngày, chim con nở. Sau đó bố mẹ chúng nuôi thêm 15 ngày nữa. Như vậy mỗi lứa chim chừng 40-45 ngày. Chim hoang dã đẻ ít lứa hơn. Vì chúng phụ thuộc vào các mùa gặt lúa, kê v.v... Chim nuôi trong trại, mỗi năm đẻ 6 lứa.

Ngày nay người ta bẫy chim cu gáy bằng lưới, bằng chim mồi, và bắn bằng nhiều thứ súng, súng bắn chim, súng cao xu và cả đạn ria, nên số chim giảm rất nhanh, hiếm gặp được chim trong tự nhiên. Chim cu gáy được tôn là món ăn đặc sản, đồng thời cũng được xếp vào hàng chim "tứ đại danh ca" của thiên nhiên Việt Nam (sơn ca, hoạ mi, chích choè, cu gáy).


      

Nuôi một đôi cu gáy từ lúc mới tách khỏi bố mẹ cho đến 6 tháng, có thể biết hót, có thể lập tổ sinh sản, chỉ cần cho chúng ăn khoảng 1,2kg thóc/tháng. Nhưng giá trị của chúng được tính bằng tạ thóc. Tuy vậy, không phải là việc dễ dàng!

Anh Sơn vui thích kể lại cho chúng tôi nghe về chuyện con "Sấm Rền".

- Cháu tham dự Hội thi chào mào ở Đà Nẵng. Tình cờ có một bác thấy tên (biệt danh) cháu là "Sơn mê cu gáy" nên bác nói là ở Quảng Ngãi có một người có một cu gáy rất hay. Ai hỏi mua cũng không bán. Bác ấy rất nhiệt tình đưa cháu đến Quảng Ngãi và đến nhà bác có chim cu hay.

Cháu nghe con chim này hót hơn một giờ liền "lịm đi" không chê nó được điểm nào. Một con chim gáy đủ giọng, đủ âm, hiếm quá. Cháu nghĩ phải mua thôi! Có người trả tới 5.000 đô rồi - Ông chủ chim vẫn không bán - Nhà cửa thì tuyềnh toàng. Cháu kiên trì nói chuyện và thấy bà chủ muốn bán để sửa nhà và mua xe máy. Cháu bàn chuyện chữa bệnh cho cu gáy. Rồi bàn cả chuyện bảo vệ chim không bị mất trộm cũng rất khó vì không thể cất vảo tủ kín được v.v...

Cuối cùng ông chủ không nói gì, và ra đứng ở cửa. Bà chủ đồng ý bán cho cháu trăm hai (120).

Bà chủ thì vui vui đếm tiền. Lúc cháu mang lồng chim đi, ông bắt tay cháu, nhưng rất buồn. Chắc là thương nhớ con chim mà ông đặt tên là Sấm Rền này.

Chúng tôi đều hỏi lại ngay: 120 gì?

* Anh Sơn cười: 120 triệu đấy ạ!

Trời! 120 triệu đồng một con chim cu gáy!!!

Chúng tôi khẽ bàn tán, con chim cu mồi giỏi, dụ cho chủ bắt được hàng chục con chim oai hùng nhất cũng chỉ bán được năm, mười triệu thôi. Có con được trả tới 20 triệu. Hiện nay một con chim chỉ bằng tiếng hót thôi giá tới 120 triệu!

Anh Sơn nói tiếp: Cháu mang con chim về vào buổi sáng, chiều cháu mời anh Trung Hiếu, nghệ sĩ ưu tú điện ảnh đến thưởng thức tiếng hót của con Sấm Rền.

- Anh ngồi nghe hơn một giờ liền, rồi nói một cách rất dứt khoát: Sơn ơi! chú nợ anh một con chim cu gáy. Chú còn nhớ chứ? Vậy con chim này là của anh đấy! Không bàn cãi lôi thôi!

- Đắng cay quá! Nhưng anh ấy cho cháu được bạn bè với nó thêm một ngày nữa. Tình nghĩa của cháu và anh Trung Hiếu, không bao giờ tính bằng tiền, mà chỉ bằng những gì quý hoá, thiêng liêng. Đúng là cháu có hứa tìm cho anh một con chim cu gáy hay nhất!

- Mấy hôm sau, anh Trường Cây, người được dân chơi cây cảnh nghệ thuật cả nước biết đến tài năng từ lễ hội Nghìn năm Thăng Long Hà Nội, gọi điện cho cháu.

- Sơn ơi! có người bán cho anh con chim này 20 triệu đồng, có mua được không? Anh cho con chim nó hót vào điện thoại di động.

- Cháu nghe nó hót 3 lần, cúc cù cu, cu cu đúng chỉ 3 lần, cháu hỏi lại ngay: Anh Trung Hiếu có ở đấy không ạ?

Thế là cháu nghe thấy tiếng cười rất to của cả anh Trung Hiếu và anh Trường - Sau một lúc anh Trường nói với cháu:

- Con Sấm Rền của cậu phải được tôn là Thần Điểu - 120 triệu là quá rẻ - 500 triệu cũng đáng.

- Tuyệt vời! Mấy chục năm kén chim hót - chưa gặp con nào hót được như con này! Cậu nhường cho Trung Hiếu, nó vui sướng lắm đấy, nó cám ơn lắm đấy! Đúng là quý nhân tìm được quý vật!

Chúng tôi nghe được câu chuyện thi cu gáy ở Thái Lan rất khoa học. Vì là cuộc thi do Hoàng Gia tổ chức cho Quốc Điểu.

Trên bãi rộng, có hàng trăm cột cao, đỉnh mỗi cột có một lồng cu gáy.

Tại một phòng kín khá xa có đông người theo dõi cuộc thi hót của chim nhốt trong các lồng ở đỉnh các cột, bằng các phương tiện hiện đại.

Những năm trước, chủ của chim hót hay nhất được thưởng một cái ôtô, ngày nay có tin đồn là con chim hót hay nhất mang về cho chủ một căn biệt thự tại BangKok.

Đánh giá tiếng hót của chim cu gáy có bao nhiêu cung bậc?

Chúng tôi nuôi vài con chim, thấy hay hay, vui thích mỗi khi chim hót. Khi chim hót, đang làm việc gì cũng ngừng tay lại lắng nghe. Đi vắng lâu lâu thấy nhớ tiếng chim bâng khuâng, da diết.

Những cao thủ Việt Nam, Thái Lan có thể phân biệt rõ từng con, phân loại rõ ràng có con chim này giá trị gấp 10, gấp 100, gấp 1000... con khác.

Còn nhà thơ Chế Lan Viên coi tiếng hót của chim cu gáy là hai thứ quý nhất:

Tiếng chim hót như Tình ái, như Thơ
Nhà thơ nghe chim hót như vang vọng từ trong lịch sử
Tiếng chim hót nghe từ thuở xa xửa xa xưa
Từ sông Thương đôi dòng, Vọng phu hoá đá
Tiếng chim như thuở Bình Ngô, từ thuở Hai Bà
Tiếng chim hót ca ngợi tinh thần bất khuất của dân tộc.
Ở xứ nghìn năm chiến tranh. Vạn ngày trận mạc
Để yên lòng người, thì con chim hót
Cho kẻ ra đi, cho kẻ đợi chờ
Bom đạn ngất trời thì đã sao đâu?
Chim cu gáy, sự vật tuần hoàn theo quy luật
Chim cu gáy thì xanh rờn cỏ mọc
Đỏ trái chín, cành cao, cành thấp
Thì anh lại yêu em như thuở ban đầu

Chỉ mấy tiếng cúc cù cu, cu cu của con chim hoang dã nhưng đã tạo ra bao cách suy tôn của con người.

3/2013



URL của bài: http://www.hoalanvietnam.org/Article.asp?ID=1107
In ngày: 05/08/2013
« Sửa lần cuối: 05/08/2013 02:35:17PM gửi bởi Q.Tuấn »

Q.Tuấn

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 726
  • Thanks 379
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #1 vào lúc: 05/08/2013 02:52:17PM »
Cách chọn mua chim cu gáy chuẩn nhất

Cách chọn mua chim cu gáy chuẩn nhất. Cách chọn chim cu gáy : về tổng quan bên ngoài các bạn hãy chọn em cu nào thân mình cân đối, dáng đứng thẳng, lông sáng màu, đầu nhỏ, mắt bé và càng lõm càng tốt, con ngươi đen nhiều, chân màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối, cườm dầy, hạt cườm đen nhỏ quấn gần như kín cổ.



 
 
 
CÁCH CHỌN MUA CHIM CU GÁY Đầu chim phải tròn, lông đầu màu xanh xám là tốt nhất, nhìn mắt phải dữ, vệt lông đen phải kéo dài qua khoé mắt. Mỏ : to và gồ, có độ dài vừa phải, không ngắn, không dài, độ cong vừa phải, chim mỏ cong hay phá thóc và thức ăn trong cóng . Đặc biệt nên chọn chim có mũi lớn, chim sẽ khỏe và bền hơi hơn. Cổ : cổ phải cao, nhỏ như thắt lại ( cổ lãi ) chim sẽ gáy lớn tiếng. Cườm : đặc biệt quan trọng, cườm trắng phải nhỏ, đóng dày, càng dày càng tốt. Chim có bộ cườm xếp thành hàng lối thì lại càng quý. Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiều. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng tốt. Ức : nên nở rộng, tiếng gáy vang to, hơi khỏe Thân hình dáng như cái bắp chuối, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại ( đuôi vót), bộ lông ép sát mình là chim khỏe. Cánh: nên xếp gọn , dài quá phao câu (chim cực khỏe, lông đẹp), lông mao nhỏ (càng nhỏ càng tốt). Đuôi: cuống đuôi lớn vót nhọn về cuối, nên chọn con đuôi dài, thường người nuôi hay cắt lông đuôi cho khỏi vướng . Chân: chọn chim có chân to, vuông, đỏ, vảy khô. : Cái khoản này anh em chim cò bàn ra tán vào, tranh luận mãi rồi nhưng đến các lão làng trong nghề cu gáy cũng chẳng có ai dám tự tay vỗ ngực mà nói tôi có thể nhìn qua mà đoán trúng 100% nó là cu gáy đực hay cái cả. Vì cũng có 1 số con cu gáy có tướng ẩn, dị tướng..v..v. Nhưng thường thì chim trống có : + Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh. + Mỏ to, gồ. + Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống. + Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm. + Khi gáy chim trống có khả năng đảo giọng. - Nhất huỳnh liên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng. Loại này hiếm khi gặp được. - Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt. - Tam quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt. - Tứ chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên. - Ngũ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm. - Lục cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng. - Chim cu gáy mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn. - Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi. - Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm. - Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, chọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.



Không nên cho gáy uống các loại thuốc (vì đây là các loại thuốc cho người, liều lượng theo trọng lượng cơ thể), ở Việt nam cũng chưa có bác sỹ chuyên chữa cho chim cảnh.

Muốn chữa thì phải tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh: Nuôi chim ít vệ sinh lồng, để lồng ở nơi thiếu mát, thiếu độ ẩm (nuôi trên độ cao quá), thiếu ánh sáng.

Bạn có thể chữa rất đơn giản: Bỏ đáy lồng chim và hạ thổ (đặt lồng vào góc vườn mát hoặc lên chậu cây, nếu không có vườn hoặc chậu cây thì có thể tạo một khay đựng đất to. Lưu ý: đất cần đánh tơi). Thức ăn: 1 giỏ thóc và 1 giỏ kê, thỉnh thoảng đào giun đỏ và cho ăn. Nuôi nhự vậy sau khoảng 15-20 ngày là tự khỏi.

[img]http://https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTrDNGJdG0BX3UfH3NEpRGGvsDRep9Zr1JuvJodbi7bCsfdfsoP[/img]

Cách phân biệt chim trống mái



Một chim Cu thuộc vào loại tốt nhất phải có những điểm đặc biệt sau:



Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới :



Về các giọng cu gáy, các loại bệnh và cách chữa trị cho chim thì do tại hạ còn tài hèn sức mọn, nên vẫn chưa tường tận và chưa hiểu thấu đáo nên cũng xin khất bác tiền bối vài ..... năm nữa sẽ viết tiếp ạ.
THAM KHẢO CÁCH NUÔI CHIM CU GÁY


Hướng dẫn cách nuôi chim cu gáy
 
 
Thỉnh thoảng mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ
Phải nuôi cu non chưa biết bay, lông tơ còn, hoặc mọc lông ống sơ sơ. Có thể nuôi cu rừng bắt tổ , hoặc cu con do nuôi đẻ.

Nếu cu còn tơ, có thể nhai gạo thành nhỏ vụn, cho miệng nó vào miệng của bạn, nghe ghê ghê nhưng vui lắm, chim sẽ tự rúc tìm gạo trong miệng của bạn để ăn, như rúc trong miệng chim mẹ vậy! Không nên cho chim đậu giữa lòng bàn tay, vì giữa lòng bàn tay thường có mồ hôi chảy, rất độc và gây hại cho chân chim, nếu cho đậu nhiều lần sẽ làm cho cu bại liệt ở chân. Nên cho nó đậu ở cánh tay hoặc trên lưng bàn tay.
 Bạn nuôi dưỡng nó cẩn thận, tránh chó hay mèo vờn nó, treo lồng ở nơi nào yên tĩnh, ít người qua lại, mỗi khi bạn đến bên lồng thì nên thả cho nó vài hạt mè (vừng) hay ngô (bắp), làm nhiều lần thì nó sẽ mến bạn, bạn đến gần thì nó sẽ xông xáo như muốn tìm cách đến bên bạn (chim mến người), nhưng không được thả nó ra đâu nha! Vì nếu bạn thả ra, nó sẽ bay đi mất đó, chỉ cần nó tập vỗ cánh vài bữa là có thể bay xa, bay cao.


Mỗi khi đến bên lồng, giai đoạn cườm bắt đầu mọc, bạn nên tập phát âm giống như tiếng chim gù, nghe như "cục cu, cục cu..." càng về sau thì âm thanh đó càng nhanh, như muốn hối thúc điều gì đó, đây là bí quyết để chim có giọng gù hay, không nên phát ra âm thanh "cục cu cu cu" như khi cu gáy, vì khi người lạ vào thì chim gù nghe mới hay.
Phải kiên nhẫn, luyện tập thường xuyên, ban đầu chim sợ nên nó né bạn, sau thì quen, thỉnh thoảng khi nó sung lên nó sẽ gù lại bạn.
 Một số người khi gù với chim thì hay gật gật đầu như cúi chào nó, hay nói đúng hơn là giống như hai con chim cu đang gù nhau, một số cao thủ khác lại sử dụng bàn tay, đưa lên đưa xuống trước mặt nó, vừa đưa lên đưa xuống miệng vừa gù. Các bậc tiền bối thì sau mỗi lần tập cho nó như vậy thường thả cho nó vài hạt vừng (mè) để kích thích nó, như huấn luyện viên đang luyện các con vật trong gánh xiếc.


Thỉnh thoảng mang cu ra phơi nắng, đặt lồng tiếp xúc với mặt đất, thả vài hạt vừng hoặc ngô cho chim mổ ăn, và cho nó tự ăn đất để bổ sung một số chất khoáng mà nó thiếu. Nhưng hạn chế việc mang chim ra ngoài, hoặc cho chim tiếp xúc với người lạ. Khi chim đã nổi lửa hay sung thì nó gáy lại với bạn, nhiều khi bạn đến chưa gần lồng là nó đã gáy chào đón bạn rồi!

Khi nó sung, tức đã lên lửa nhiều, bạn nên để nó ở nơi đó và tập luyện nhiều để cho nó đứng chim. Sau đó mới chọn một nơi thích hợp để treo chim. Tốt nhất là chọn nơi nào thường xuyên có người vào ra, có thể là trong nhà nơi gần cửa ra vào, hoặc ngoài sân.

Kỹ Thuật Nuôi Chim CU Gáy
 

 
Nuôi chim Gáy (cu Gáy) là một thú vui có từ lâu đời. Để có một con chim Gáy hay, người nuôi phải tuyển chọn công phu, vì âm sắc của chim Gáy rất đa dạng; mỗi âm sắc có cái hay riêng, tuỳ theo sự thưởng thức của người chơi. Nuôi chim Gáy khá công phu...

Thường người mới chơi chim Gáy không chú ý tới âm sắc của chim mà chỉ chọn con thấy khách là gụ. Những con chim này thường được nuôi từ chim non nên chóng thuần, nhưng tiếng gù rất đơn điệu. Nhưng "thợ" chơi Gáy thì khác, họ chỉ chú trọng âm sắc của chim. Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn. Khi chọn được con có âm sắc vừa ý, họ còn theo dõi xem lúc Gáy tiết tấu ra sao? Có con Gáy đảo liên hồi (lúc bổ hai, bổ ba, tư và lại từ cao xuống thấp...). Ngoài ra còn phải chọn con chim Gáy có hình dáng như mỏ giang, cườm dày, đầu xanh, phao xám, thân hình bắp bi... như thế mới là chim Gáy chuẩn.

Người nuôi chim Gáy thường bẫy chim đã trưởng thành về nuôi, nhưng loại này thường lâu thuần. Cũng có thể bắt chim non nuôi để dễ thuần phục, nhưng chim non không bao giờ há miệng đòi ăn, nên người nuôi phải ngâm gạo, đỗ cho vào túi nhỏ khoét một lỗ để chim non rúc ăn. Chim Gáy rất khó phân biệt trống mái, chim đã trưởng thành càng khó phân biệt (bởi chúng đều gáy và gụ nhau), hình thức bên ngoài cũng giống nhau, chỉ khi nào chim mái đẻ trứng mới biết.

Chim Gáy thường được nuôi bằng lồng hình quả đào, thoạt trông có vẻ đơn sơ, nhưng càng trông càng đẹp. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại. Theo những người nuôi chim lâu năm thì chim Gáy không ưa lồng rộng, trông không hợp mà chim thường hay giật mình nhảy toác đầu, lâu thuần.
 
Bẫy cu gáy



Chim cu gáy sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ "đơn thê", gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, có một con trống có dáng hình đẹp đẽ, có tiếng gáy tuyệt vời. Có lẽ nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, tất đưa đến "đấu khẩu" rồi "ác chiến" giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy.

Cách bẫy chim cu

Chọn địa điểm thích hợp - Địa điểm thích hợp nhất là một góc nào đó ở các nương rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng mồi thượng, có bụi tương đối rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn núp kín đáo (vì chim cu hoang rất sợ bóng người) nhưng có thể quan sát chiến trường.

Nghi trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là "nhánh thế", vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi. Đậu ở nhánh thế, chim hoang có thể nhìn xuống đất và trông thấy chim mồi đất.

Gài chiếc lưới đất, thả con mồi đất đã nhíp kín mắt cho đi lui đi tới để nhử. Người đi đánh cu vào chỗ ẩn núp.

Các giai đoạn từ khi chim mồi thượng cất tiếng gáy cho đến khi chim hoang sập bẫy và bị bắt.

- Chim mồi thượng cất tiếng gáy. Nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy.

- Con chim hoang, lãnh chúa của vùng lãnh thổ này đang nghỉ ngơi ở một nơi nào đó đột nhiên nghe tiếng gáy của chim lạ. Biết lãnh thổ riêng của mình đang bị xâm phạm, nó liền bay về, đậu ở một cây nào đó, nghểnh tai nghe ngóng. Khi biết được vị trí của kẻ xâm lăng, nó phóng đến nhánh thế. Mồi thượng trông thấy liền cất tiếng gáy thách thức, vừa gáy vừa xoay mình như con vụ. Chim hoang lãnh chúa cũng không phải tay vừa, nó xòe hai cánh ra, xù cườm, gục gặc đầu, nóng nảy, vừa chạy tới chạy lui trên nhánh thế vừa gáy liên hồi. Hai con đấu gáy sôi nổi, không con nào chịu thua con nào.

- Đến đây có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây:

a. Con chim hoang tức tối nhảy vào lồng để ác chiến với kẻ thù. Vừa nhảy vào, bẫy liền sập và người đánh cu nhào ra để bắt. Đó là trường hợp dễ.

b. Nhưng thường thường, người đi đánh cu gặp trường hợp khó hơn nhiều vì con chim lãnh chúa đã mấy lần dợm nhảy nhưng rồi lại thôi. Nó là con chim khôn, nó bay đi. Chim mồi thượng im tiếng.

c. Có trường hợp con chim khôn ấy không bay đi mà lao xuống đất, nhìn chim mồi đất rồi đi vòng quanh ở ngoài triêng lưới đất. Nó khôn lắm, rất cảnh giác với những gì lạ quanh mình.

d. Có trường hợp con chim lãnh chúa bay đi vì cảnh giác, nhưng khi nghe chim mồi lại cất tiếng gáy, vì tức tối nó lại bay về, hai con lại đấu gáy rồi chim hoang có lẽ tức tối quá, trong phút chốc mất hết cảnh giác, nó lao vào cửa lồng, chiếc bẫy sập và nó vùng vẫy cũng không thoát ra được.

Như trên đã trình bày, muốn bắt được con chim hay, người đi đánh cu phải chịu khó kiên nhẫn, có khi phải mất cả ngày mới có kết quả. Còn gặp những con chim tầm thường, không có gì đặc biệt thì với một lưới đất, một ngày có thể bắt được năm bảy con là chuyện dễ dàng.

Chim mồi và lồng bẫy

Đi đánh cu phải có chim mồi và chiếc lồng đặc biệt gọi là lồng bẫy sập.

Chim mồi



Chim mồi là chim rừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, hết sợ bóng người, gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi "đánh" chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi "lỡ" và mồi "giỏi". Mồi "lỡ" là thứ mới đem đi đánh một vài lần. Mồi "giỏi" hay còn gọi là mồi "chai" là thứ đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc!

Một con chim gáy trống nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:

Gáy gọi:

Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ.
Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.

Liều trơn: cúc cu cu
Liều bổ một: cúc cu cu, cu
Liều bổ hai: cúc cu cu, cu cu
Liều bổ ba: cúc cu cu, cu cu cu

Quí nhất là con gáy liều bổ ba: cúc cú cu, cu cu cu. Có người gọi nó là con chim mồi "kim bất hoán", ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.

Những con gáy gọi 4 tiếng (bổ tứ) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa

Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay

Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng ko biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng
"...chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.

- Giọng Trơn: Cúc cu cu (mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).

- Giọng Một: Cúc cu cu...cu (có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).

- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu (có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).

- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).

- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.

Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi)

Gáy trận:

Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ: chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp

Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ

Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh.

Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy không ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi

+ Chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu

+ Lèo: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VíDụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.

+ Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vídụ: Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu

+ Dặm (Dặt?): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù… grù (vd: cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiêù làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.
Gù:

Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12-14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18-20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra khi gù một con chim dữ có khả năng gù chồng 2-3 lần (vd: một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng).

Tiếng gáy ta có thể chia làm 2 loai chính

Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm (âm thanh ở tần số thấp)

Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)

Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)

Thường thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu

Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp

Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.

Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Có nhiều âm điệu: đồng thổ, đồng pha, thổ pha

- Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:

1/ Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.

2/ Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.

3/ Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.

4/ Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.

- Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:

1/ Đồng pha thổ (âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).

2/ Đồng pha son (âm càng lúc càng ngân vang)

3/ Đồng pha kim (âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).

- Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:

1/ Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).

2/ Son pha kimâm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).

- Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:

1/ Kim pha son

2/ Kim pha thổ

3/ Kim pha đồng

Muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế!....Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề"sống nuôi chết chôn"; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim."

Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó, mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào,con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được

Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non. Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền, thất thường (vd: chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng).

Đi sâu vào cu nghề nuôi Gáy khi đã hiểu càng ngày càng thích, nên kiếm được con cu có tiếng gáy hay lại hội đủ tiêu chuẩn CHU, LÈO, DẶT, VẤP khác nào đi tìm hoa hậu vừa đẹp người lại đẹp nết

Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu Gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng

Tạm ví mạo muội:

Thứ 1: Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức, giọng hát ca sỹ nghệ sỹ Nhân dân Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, Lê Dung, Doãn Tần, Đăng Dương, Chế Linh )

Thứ 2: Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu Hiền, giọng hát nghệ sỹ nhân dân Tường Vy, NSUT Tường Vy,Thanh Hoa,Ngọc Sơn,Thanh Tuyền)

Thứ 3: Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng, Thanh Lam, Bảo Yến, Đan Trường, Trọng Tấn)

Thứ 4: Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm, Thu Hà, Bằng Kiều, Thu Phương, Hồng Ngọc)

Nếu là bầu chọn giọng suất sắc thì mình sẽ chọn giọng nói dẫn chương trình Văn Nghệ Chủ Nhật của 1 cậu con trai vẫn dẫn là giọng Thổ Đồng thật xuất sắc.

Để đánh giá tiếng gáy 1 con chim cu gáy có chất giọng hay thật sự suất sắc là người ta muốn nói đến chất giọng đặc biệt của nó mà ko phải con chim nào cũng có được,đơn giản là âm thanh của nó đã hay nhiều tiếng lại còn sang sảng,thánh thót ,nghe trong văn vắt mà bất cứ nghe xa hay gần đều cho cái chất giọng đó ko bị lẫn 1 tiếng rè nào cả,quí hiếm và hay là ở chỗ đó.

Tạm hiểu chim cu gáy có chất giọng đấy thì người ta coi là chim có tiếng Thổ đồng hay Còi đồng.

Ví như ta nghe 1 bài hát của ca sỹ hay chẳng hạn như Ngọc Sơn hát bài Chiếc vòng cầu hôn mở cùng âm lượng nhưng nghe qua bộ dàn Hi-end Receiver 5.1 của DENON và qua đôi loa Nam Môn thì ta thấy ngay chất lượng âm thanh khác nhau ra sao ngay

Ai mà đang có những con cu gáy như vậy thì là đang có bộ sưu tập chim cu gáy đặc sắc đấy (dừng hiểu lầm là như ca sỹ thật đấy nhé, chỉ là ví dụ cho sinh động thôi )

Lồng bẫy và phụ kiện

Lồng bẫy sập - Đây là một chiếc lồng đặc biệt, cửa lồng có cái bẫy sập, cài chốt cò khéo léo, đụng đến chốt là bẫy sập liền.

Lưới đất - Lưới đất là một chiếc lưới chụp có triêng bằng tre uốn hình vòng cung. Lưới chụp được gài một cách khéo léo ở mặt đất, dưới cây trên đó người đi đánh cu treo lồng mồi thượng. Khi ta giựt dây thì lưới chụp xuống nhốt các con chim hoang vào trong đó.

Thức ăn và cách chăm sóc

Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc (luá) nhưng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường, đừng lo khi cho chế đọ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất. Trong cóng thức ăn nên cho thêm sỏi nhỏ để kích thích tiêu hoá (tăng thêm sự co bóp của dạ dày). Có người thi thoảng còn cho thêm cục đất để Cu ăn (khi Cu thiếu 1 chất gì đấy)
Cái quan trọng nhất nuôi Cu là phải hạ thổ để lấy sinh khí từ mặt đất. Tuần có thể hạ 1 hay 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng, tất nhiên càng nhiều và càng lâu càng tốt. Hạ thổ là để cả lồng chim (có thể tháo máng đựng phân) và để xuống mặt đất . Và cũng như các loại chim khác cũng cần phải tắm nước, tắm nắng, nhưng mật độ thưa hơn, 1 lần/ tuần vào mùa hè, 2 tuần/1 lần vào mùa đông là được rồi. Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất (thời gian độ 10'>15'), nên hạ vào chỗ có nhiều mùn giun, thỉnh thoảng cho ăn giun đất. Có thể tạo mùn giun bằng cách đặt một viên gạch lát nền lên mặt đất sau đó giun sẽ đùn nhiều mùn ở dưới viên gạch.

Nuôi cu gáy trống gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều, ta cho lồng cu trống gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần (mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên).

Nuôi cu gáy bằng lồng Quả đào là ưu việt nhất (theo thuộc tính của chim và các cụ dạy lại từ ngày xưa rồi).

Cách chọn chim gáy hay:

Hình thức phải đẹp,thân mình cân đối,lông sáng màu,đầu nhỏ,mắt bé,ko được lồi,con ngươi đen nhiều,chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi,cườm dầy,hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp

Đầu phải tròn, lông đầu màu xanh xám, mắt dữ, vệt lông đen phải kéo dài qua khoé mắt

Thân hình dáng như bắp chuối, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại (Đuôi vót) Lông ép sát mình, Chân khô (có nhiều vảy môc trắng). Chân màu đỏ tươi là chim non đấy.

Quan trọng nhất là cườm và phao

Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim. Các cụ có câu "Kim nổ, thổ vừng"; Nổ tức là hạt cươm màu trắng trên cổ chim to tròn chim có cườm này thường gáy giọng kim. Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiêù. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng tốt.

1- Về mầu lông:

- Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại:

+ Mã kẻ mực: Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn

+ Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi.

+ Mã sậm tía: là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.

Phao: (Vùng lông phía dưới đuôi che phủ khu WC)

Có 3 loại phao chính: Xám, Hồng, Trắng ngoaì ra còn có loại phao pha trộn giữa 3 màu này

Chim phao xám lâu nổi nhưng khi đã nổi thì siêng gáy nếu chọn làm mồi thì khi đi đánh bẫy không bỏ vệt (Lúc gáy lúc không)

Phao hồng: Chim phao hồng dễ nổi hơn phao xám nhưng không bền chim bắng loại phao xám

Phao trắng: Nhanh nổi nhưng không bền chim
2- Cách phân biệt chim trống mái:

- Chim trống:

+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
+ Mỏ to, gồ.
+ Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp).
+ Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
+ Khi gáy: Chim trống có khả năng đảo giọng.

3- Mầu chân chim:

- Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.

- Chim có móng trắng, được cho là chim hay.

4- Hình dạng lông cách chim:

- Có hai loại chính:

+ Loại hình tròn (quy me?): chim nuôi mau nổi, không bền chim
+ Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?): chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.

5- Đặc điểm của chim theo vùng:

- Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp, lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.

- Ở Miền Nam chim gáy sống ở các vùng rừng thường dữ hơn chim sống ở Đ ồng Bằng vì trong môi trường thiên nhiên chúng phải tranh đấu giành lãnh thổ, thức ăn khắc nghiệt hơn, tuy nhi ên nói vậy không phải là phủ nhận chim ở đồng bằng không có chim hay mà tỷ lệ chim dữ ở vùng đồng bằng rất thấp. Cụ thể là chim sống ở đồng bằng nước gù rất thấp. Chim ở Tây Ninh, Bù Đốp, Đà Nẵng, Huế… được đánh giá là chim dữ.

"... một chim Cu thuộc vào loại tốt nhất ... phải có những điểm đặc biệt sau:

- Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng.Loại này hiếm khi gặp được.

- Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.

- Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.

- Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.

- Ngủ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.

- Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.

Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:

- Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.

- Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.

- Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chỉ cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.

- Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, chọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.

Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi (cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."

Quan trọng nhất là nhìn tổng quát , chim nên đứng thẳng, lưng dọc, tránh chim đứng co rụt, lưng song song mặt đất.

Mỏ: độ dài vừa phải, không ngắn, không dài, độ cong vừa phải, chim mỏ cong hay phá thóc và thức ăn trong cóng lại còn không đẹp.  Đặc biệt nên chọn chim co mũi lớn, chim sẽ khỏe và bền hơi hơn.

Đầu: nhọn (như đầu rắn) chim sẽ dữ và khôn hơn, tránh chim trán vồ và cao, chim hay nhát và ngu, hay sợ chim ngoài. Ngoài ra nên chon chim mắt vàng lửa, chim này có tính khí hung hăng hơn, mau thuần hơn.

Cổ: cổ phải cao, chim sẽ gáy lớn tiếng.

Cườm: đặc biệt quan trọng, cườm trắng phải nhỏ (thường gọi là cườm cám) , đóng dày, càng dày càng tốt (chim này siêng gáy, bền hơi),

Ức : nên xẹp, không nên căng tròn.

Cánh: nên xếp gọn, dài quá phao câu (chim cực khỏe, lông đẹp), lông mao nhỏ (càng nhỏ càng tốt).

Đuôi: cuống đuôi lớn, đuôi dài, thường người nuôi hay cắt lông đuôi cho khỏi vướng (chim mồi).

Cẳng chân: nên thấp (mau thuần, chim ít nhảy), vảy khô (càng khô chim càng dữ) đỏ.

Bệnh và cách chữa trị

Chim gáy nuôi thường mắc một số bệnh phổ biến như đau mắt, ỉa chảy... không chữa trị kịp thời chim sẽ chết.

Cu gáy khi đã bị bệnh như vậy phát ra ngoài là do 1 quá trình nuôi chim khá lâu không được chăm sóc tốt (nước uống thiếu và bẩn kkông vệ sinh, thức ăn lúc đủ lúc hết kéo dài, lồng ít khi được vệ sinh) vì vậy lúc đó sức khỏe của chim xuống cấp yếu nên chim sẽ mắc bệnh thôi: ĐI ỈA, ĐAU MẮT, RỤI ƯỚT LÔNG BẢ CÁNH, MẮT CÀNG ĐAU LÊN HẠT ĐẬU quanh mép

Khi phát hiện chim bị như vậy hãy bình tĩnh xử trí từng bước,tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh nặng hay nhẹ ,nếu phát hiện sớm để chữa thì chim khỏi bệnh khá cao.

Cách chữa:

Đầu tiên cần nâng thể trạng của chim lên vì lúc này thể trạng chim khá yếu bằng cách cho cu ăn cám con cò ở cóng riêng. Ngoài ra vẫn có cóng thóc, kê và đỗ xanh.

Nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt: vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2 - 3 lần là khỏi.

Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiết vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần, thời gian thì khi nào thấy chim không còn đau mắt nữa thì thôi. Bắt chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh như vậy.

Có cách trị dau mắt rất hay, hiệu quả đây: dùng lá khổ qua, đập dập bôi lên mắt và cho ăn luôn, đảm bảo hiệu quả.

Còn hạt đậu của chim thì lấy dao Lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật nha), cứ thấy hạt đậu chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn .Cái này thì chỉ cần làm 1 lần là xong không phải làm lần thứ 2 đâu.

Để chữa bệnh đi ỉa hãy pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480mg (lấy1/2 viên-cách này hiệu quả hơn) hòa vào cóng nước cho chim uống thì sẽ cầm đi ngoài.

Thực tế khi cu gáy bị bệnh này thì cách chữa như vậy tỷ lệ thành công khá cao,bạn nào có chim bị như vậy thử áp dụng xem ,có khi lại thành công đối với chim của mình đó

Chim gáy bị đau mắt thường đi kèm với bệnh đi ỉa, để lâu không chữa trị sẽ chết.

Thông thường chim gáy khi đau mắt thường lấy cánh dụi (vì thế thường ướt ở vai cánh), trước đây thường hay lấy ớt xát vào cánh để con chim bị cay sẽ không lấy cánh dụi mắt nữa (ớt không tác dụng chữa mắt cho chim gáy), sau này sẽ còn làm hỏng giọng chim.
 
Siu tầm
« Sửa lần cuối: 05/08/2013 03:42:27PM gửi bởi Đồngquê »

Cu gáy tuyên quang

  • cugay.org tiêu khiển và bảo tồn
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 266
  • Thanks 34
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #2 vào lúc: 05/08/2013 03:05:30PM »
Quá hay cho một niềm đam mê. Cảm ơn anh.
Trên đời có bốn cái ngu
làm mai,gánh nợ,gác cu,cầm trầu.
Cu gáy. Niềm đam mê vô tận.

Hùng_bưởi2010

  • Đặc cách
  • Newbie
  • ****
  • Bài viết: 4
  • Thanks 3
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #3 vào lúc: 07/08/2013 02:55:25AM »
chao bac .thât phải có tâm mới ngồi sưu tầm mà viết đc môt bài viêt dài như vây .tôi cũng chỉ là thành viên mói vào hội nhưng cũng mạo muôi nói vài câu về bài viết này .đây là thật lòng muôn tốt hơn chư ko mang í gì ko khach quan .co gì thiếu sót mạo phạm bác cũng đừng giận .............giêng cá nhân tôi thấy bài này bác viết sai và ko đúng rât nhiêu...nhũng ae mói chơi người ta cần những kiến thưc thật sư .,néu kiên thưc mình có ko chăc chăn thì đừng  cố viết vào những kiến thức mình ko chăc chăn .minh viết thiêu người trong hội thấy xẽ bổ xung cho thành bài hoàn hảo ,mói có những kiên thưc tỏng hop thật sự cho ae mới chơi hay nhưng ai  cân dến nó.em noi có gì mao. pham cũng mong bác cho dó là lòi đóng góp thật sự mong cùng tôt hơn cho bản thân cũng như nhưng người chưa biêt.chào bác nhe.hen. bác ở diên đàn chém cùn đao thì thôi.em tên HUNG(bưởi)sn.1977.sdt.0932520888.n

cugaybinhthuan

  • Đam mê
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 280
  • Thanks 59
  • Học cách chấp nhận để vượt qua....
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #4 vào lúc: 07/08/2013 09:18:42AM »
chao bac .thât phải có tâm mới ngồi sưu tầm mà viết đc môt bài viêt dài như vây .tôi cũng chỉ là thành viên mói vào hội nhưng cũng mạo muôi nói vài câu về bài viết này .đây là thật lòng muôn tốt hơn chư ko mang í gì ko khach quan .co gì thiếu sót mạo phạm bác cũng đừng giận .............giêng cá nhân tôi thấy bài này bác viết sai và ko đúng rât nhiêu...nhũng ae mói chơi người ta cần những kiến thưc thật sư .,néu kiên thưc mình có ko chăc chăn thì đừng  cố viết vào những kiến thức mình ko chăc chăn .minh viết thiêu người trong hội thấy xẽ bổ xung cho thành bài hoàn hảo ,mói có những kiên thưc tỏng hop thật sự cho ae mới chơi hay nhưng ai  cân dến nó.em noi có gì mao. pham cũng mong bác cho dó là lòi đóng góp thật sự mong cùng tôt hơn cho bản thân cũng như nhưng người chưa biêt.chào bác nhe.hen. bác ở diên đàn chém cùn đao thì thôi.em tên HUNG(bưởi)sn.1977.sdt.0932520888.n
Bài này có lẽ copy về cho anh em đọc thôi. Nếu bác thấy chỗ nào sai thì nói ra luôn cho mọi người biết đi, để ae biết đường nữa. Và cũng để bác chia sẽ kinh nghiệm ra cho mọi người học hỏi

Q.Tuấn

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 726
  • Thanks 379
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #5 vào lúc: 07/08/2013 10:57:24AM »
chao bac .thât phải có tâm mới ngồi sưu tầm mà viết đc môt bài viêt dài như vây .tôi cũng chỉ là thành viên mói vào hội nhưng cũng mạo muôi nói vài câu về bài viết này .đây là thật lòng muôn tốt hơn chư ko mang í gì ko khach quan .co gì thiếu sót mạo phạm bác cũng đừng giận .............giêng cá nhân tôi thấy bài này bác viết sai và ko đúng rât nhiêu...nhũng ae mói chơi người ta cần những kiến thưc thật sư .,néu kiên thưc mình có ko chăc chăn thì đừng  cố viết vào những kiến thức mình ko chăc chăn .minh viết thiêu người trong hội thấy xẽ bổ xung cho thành bài hoàn hảo ,mói có những kiên thưc tỏng hop thật sự cho ae mới chơi hay nhưng ai  cân dến nó.em noi có gì mao. pham cũng mong bác cho dó là lòi đóng góp thật sự mong cùng tôt hơn cho bản thân cũng như nhưng người chưa biêt.chào bác nhe.hen. bác ở diên đàn chém cùn đao thì thôi.em tên HUNG(bưởi)sn.1977.sdt.0932520888.n

 hii chào Bạn

Bài này mình lang thang trên mạng thấy hay nên copy nguyên văn ko thêm bớt 1 câu nào  :d :d cho anh xem và tham khảo thôi ,nếu Bạn thấy chổ nào chưa đúng thì trích dẩn và giải thích thêm cho anh em học hỏi thêm  bat tay

TrungKiên72

  • Global Moderator
  • Hero Member
  • ****
  • Bài viết: 300
  • Thanks 144
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #6 vào lúc: 07/08/2013 11:54:16AM »
Sáng nay đọc bài viết của Hùng thấy vô lý quá nói suông ko có lập luận dẫn chứng gì. Bài viết trên cũng là một người am hiểu về cu gáy.

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #7 vào lúc: 07/08/2013 11:59:28AM »
Thanks bác Tuấn đã copy bài viết rất hay và bổ ích cho anh em học hỏi đúc kết và trải nghiệm .
« Sửa lần cuối: 07/08/2013 12:14:25PM gửi bởi cugayquangninh »
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

Đức Huy_Hạ Long

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 229
  • Thanks 53
  • Cu gáy Hạ Long
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #8 vào lúc: 07/08/2013 12:53:25PM »
chao bac .thât phải có tâm mới ngồi sưu tầm mà viết đc môt bài viêt dài như vây .tôi cũng chỉ là thành viên mói vào hội nhưng cũng mạo muôi nói vài câu về bài viết này .đây là thật lòng muôn tốt hơn chư ko mang í gì ko khach quan .co gì thiếu sót mạo phạm bác cũng đừng giận .............giêng cá nhân tôi thấy bài này bác viết sai và ko đúng rât nhiêu...nhũng ae mói chơi người ta cần những kiến thưc thật sư .,néu kiên thưc mình có ko chăc chăn thì đừng  cố viết vào những kiến thức mình ko chăc chăn .minh viết thiêu người trong hội thấy xẽ bổ xung cho thành bài hoàn hảo ,mói có những kiên thưc tỏng hop thật sự cho ae mới chơi hay nhưng ai  cân dến nó.em noi có gì mao. pham cũng mong bác cho dó là lòi đóng góp thật sự mong cùng tôt hơn cho bản thân cũng như nhưng người chưa biêt.chào bác nhe.hen. bác ở diên đàn chém cùn đao thì thôi.em tên HUNG(bưởi)sn.1977.sdt.0932520888.n

Đây là một bài viết về cu gáy và những người liên quan đến bài viết này đều là những bậc lão thành của những người yêu cu gáy Việt Nam đấy bạn ạ. Bạn sinh năm 1977, cũng chưa fải già nhưng ắt cũng không còn trẻ. Cái nào chưa đúng bạn fân tích cho anh em mở mang tầm nhìn chứ đừng fát biểu cụt lủn vậy. Học, học nữa, học mãi. Đối với chơi cu lại càng cần fải học.
Đam mê cu gáy...!

cugayquangninh

  • Hội cu gáy đấu org QNinh
  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 938
  • Thanks 473
  • 0978795666
    • Xem hồ sơ cá nhân
    • www.youtube.com/sonhacoi
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #9 vào lúc: 07/08/2013 01:28:56PM »
chao bac .thât phải có tâm mới ngồi sưu tầm mà viết đc môt bài viêt dài như vây .tôi cũng chỉ là thành viên mói vào hội nhưng cũng mạo muôi nói vài câu về bài viết này .đây là thật lòng muôn tốt hơn chư ko mang í gì ko khach quan .co gì thiếu sót mạo phạm bác cũng đừng giận .............giêng cá nhân tôi thấy bài này bác viết sai và ko đúng rât nhiêu...nhũng ae mói chơi người ta cần những kiến thưc thật sư .,néu kiên thưc mình có ko chăc chăn thì đừng  cố viết vào những kiến thức mình ko chăc chăn .minh viết thiêu người trong hội thấy xẽ bổ xung cho thành bài hoàn hảo ,mói có những kiên thưc tỏng hop thật sự cho ae mới chơi hay nhưng ai  cân dến nó.em noi có gì mao. pham cũng mong bác cho dó là lòi đóng góp thật sự mong cùng tôt hơn cho bản thân cũng như nhưng người chưa biêt.chào bác nhe.hen. bác ở diên đàn chém cùn đao thì thôi.em tên HUNG(bưởi)sn.1977.sdt.0932520888.n

Theo em :Bác cho là bài viết sai có lẽ do bác bất đồng quan điểm vùng miền thì phải  ? Tác giả của bài viết nầy ,theo từ tiếng là người miền nam , có những từ theo cách gọi khác với miền bắc ,  không cùng quan điểm nên bác cho là sai ,là em nghĩ .Vậy bác có thể chia sẽ dẫn chứng nêu những điểm trái chiều trong bài viết cho anh em được hiểu hơn được không??? Thân.
Sống ! Không chỉ nhận cho riêng mình .
Sơn- Hà Cối
https://www.facebook.com/cugayquangninh.son

thong1985

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 71
  • Thanks 16
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #10 vào lúc: 10/01/2014 11:32:10PM »
Thấy bài viết này hay coppy cho anh em xem'
Trong vũ trụ này luôn luôn tồn tại hai thái cực Âm và Dương ...cũng từ hai chữ âm - dương mà sinh ra thiện - ác , ngày đêm , trắng đen , đẹp và xấu ..vân vân và vân vân .... thế giới đã phân rõ ràng như vậy... nhưng cái thiện vẫn không thắng nổi cái ác ... cái ác cũng không triệt tiêu được cái thiện ...mà chúng song hành , cùng tồn tại ... cũng như cái đẹp và cái xấu vậy . Nếu không có cái xấu thì làm sao " có cái nào " để so sánh mà ta cho nó là đẹp ... suy rộng ra trong đạo chơi chim cu cườm cũng vậy nếu không có những con bổi dở thì ta làm sao biết được con bổi hay ... không có những con mồi dở thì làm sao mà ta biết được con mồi hay , con mồi may bổi ....

Trong cái nghệ thuật chọn và nuôi con mồi cũng vậy : đa phần các nghệ nhân đều có cách nghĩ khác nhau nên cách chọn một con bổi nuôi thành một con mồi cũng khác nhau ... người thì chọn bộ cườm , giọng gáy ... người thì chọn quy , chọn vẫy ... người thì chẳng chọn cái gì cứ bổi hay ngoài rừng thì đem về nuôi ...

Nguyên tôi sau nhiều đêm trăn trở và cảm thấy rất bất bình ...khi thấy những nghệ nhân mê cu gáy đối chọi với nhau , có sự phân chia ranh giới rõ ràng , không bao giờ ngồi chung một bàn uống cà phê , nếu có ngồi chỉ là gượng ép mà thôi , ngồi lâu thì sợ có cảnh kẻ u đầu người bể trán .... trước sự mất đoàn kết của những người có cùng đam mê , cùng sở thích như Nguyên ... tại sao vậy ?
Con chim thì ghét nhau giọng gáy ... còn con người lại ghét nhau tiếng nói nên hôm nay Nguyên mạo muội ghi đôi lời tâm sự thầm kín gởi đến bạn cùng đam mê ... với một hy vọng sau khi đọc bài viết này các anh em , các " nghệ nhân thật thụ " hãy xích lại gần nhau hơn ... vì nét đẹp và cũng vì nghệ thuật , đạo chơi chim cu cườm có từ ngàn xưa ...xin hãy phát huy nét đẹp truyền thống chứ đừng làm cho nó mai một mất đi ...

Có hai trường phái luôn luôn song hành mà Nguyên tôi tạm gọi là : Trường phái " thực tế " và trường phái " lý thuyết " ... sự mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế lúc nào cũng khác xa nhau ... ai cũng cho rằng mình giỏi nhưng cổ nhân có nói : " Cao nhân tất hữu cao nhân trị " ...hay nói nôm na núi này cao còn có núi khác cao hơn ... tại sao có trường phái " thực tế " , thế trường phái thực tế là gì ? Nguyên xin thưa :

- Các nghệ nhân nghiên về trường phái thực tế thường thì : tai nghe , mắt thấy họ mới tin ...nên khi những nghệ nhân này chọn bổi để nuôi thường thì họ chọn từ ngoài rừng . Biết được rõ ràng con bổi đó gáy giọng gì , lớn tiếng hay nhỏ tiếng , có kèm hay không ? kèm mắc me hay kèm bo , có gù phóng hay không .... cứ thấy ngoài rừng hay là đem về nuôi và luôn luôn nghĩ rằng mai này nhất định mình sẽ có con mồi hay vô địch ... nhưng theo Nguyên thì chưa chắc , tại sao chưa chắc ? ... con mồi phải có tướng tá , dáng dấp của một con mồi ... chứ tướng mà xấu quá ...mặc dù nó rất hay ở ngoài rừng , có nghệ nhân nuôi cả 40 đến 50 con bổi trong nhà mà khi nó nổi thành mồi thì chỉ có mấy con chơi được ... số còn lại toàn là cái đồ dở hơi , khoái thì gáy gù không ai chịu nổi còn không khoái thì cạy miệng cũng im ru ... có con gáy đến nỗi bổi không dám đến gần ...(thử mà nghĩ xem trong hàng vạn tinh binh mới có một vị tướng ... tại sao họ lại là tướng , có phải họ khác người không ? theo Nguyên thì không. Khi mới nhìn vào thì họ như bao con người khác cũng có mắt mũi miệng tay chân , đi , đứng như bao nhiêu người khác ... nhưng cốt cách của họ khác hơn một người bình thường .Nguyên xin đơn cử một vị tướng mà Nguyên có dịp ngắm nhìn tận mắt, bắt tay , trò chuyện đó là : Thượng tướng PHAN TRUNG KIÊN ... tai thì to , mặt thì bự , cổ thì ngắn ... tay chân, thân thể trông y như được đúc ra vậy ...giọng nói nghe như có âm lực rất hùng hồn , thử hỏi người như vậy có dị tướng hay không? ...)

Một con bổi hay , dáng đẹp ...khi trở thành một con mồi cũng chưa chắc là một con mồi hay . Tại sao chưa chắc ? chắc tao đập cho mày một cái quá Nguyên ... cứ từ từ ... một con mồi mà chỉ hay thôi mà không khôn thì không tài nào mà bắt bổi được ... cũng như hiện giờ Nguyên cũng có một con son ...nó gáy gù đến nổi bổi teo luôn , anh em trên diễn đàn nói đem nó xuống đất , ở trên cây nó còn kèm bo, kèm mắt me nhưng khi thả nó xuống đất nó gù không , gù suốt ...chả có con bổi nào dám đến gần ... làm sao mà gọi nó hay được mà chỉ gọi là con chim dữ thôi ...

Nói tóm lại ở trường phái thực tế ưu điểm và khuyết điểm như sau :

- Ưu điểm : Biết được con bổi đó hiền hay dữ , gáy lớn hay nhỏ , kèm phóng ra sao , có đủ bài bản hay không ...

- Khuyết điểm : Con nào ưng ý, gáy gù nghe đã lỗ tai là nuôi ... nhưng khi thành mồi thì chỉ có vài con là chơi được , số còn lại ...tự xử ...như vậy hơi tốn công nghen !

- Trường phái lý thuyết : mấy ông trường phái lý thuyết thường bị mấy ông thực tế cho là cái đồ dở hơi , cái đồ sách vở vớ vẩn ...nghe qua cũng tức nhưng xin đừng nóng ...nổi mụn đó nghen ! Thử hỏi nếu không học thì có nói được hay không ? đâu phải ai ai cũng nói được ... nói có sách , mách có chứng rõ ràng ... ai dám cãi .... nếu hiểu thấu đáo mọi ngỏ ngách ... trong nghề cũng như trong đạo chơi thì trường phái lý thuyết được xếp cao hơn trường phái thực tế một bậc . Tại sao vậy ?

* Nguyên xin đơn cử : có hai ông nghệ nhân của hai trường phái thực tế và lý thuyết rủ nhau vào tiệm bán chim cu bổi thì :

- Cái ông thực tế làm sao mà biết được con nào gáy to hay nhỏ , con nào kèm hay không kèm , con nào gù phóng hay không ...con nào bền hay không bền ... bó tay chưa ?

- Nhưng cái ông lý thuyết thì biết đấy : nhìn cái mỏ ta biết ngay con đó gáy nhanh hay chậm , nhìn cái lổ mủi ta biết nó gáy to hay nhỏ , nhìn bộ cườm ta biết ngay con đó gù nhiều hay ít , nhìn chóp mỏ + quy ta biết ngay con đó kèm hay không kèm ... nhìn cấp mình là biết ngay con đó có bền hay không ...
Ông thực tế đã thua chắc ...nhưng không cam lòng .... đi về nhà đem con mồi cực hay bắt bổi nhanh như điện ... mà quy , cườm chỉ có vài cọng lưa thưa ... ông nói này xem cho kỹ đi mà nói , nói mà không đúng thì tao cho một trận ... ông lý thuyết thua chắc kiểu này tiêu mất ... nếu tài nghệ của bạn bình thường thì bạn chịu thua đi ... còn nếu bạn đã lĩnh hội hết thì bạn sẽ có cách trả lời ...
Nên nhớ con chim cũng có ẩn tướng đó nghen Nguyên ví dụ : con dán cánh , con đeo tan ( lông trắng mọc trên đầu ) , con giao long ( chân có hai hàng vẫy như chân gà nòi ) , con móng trắng ...vân vân ...

Nhưng theo Nguyên nghĩ cái chuyện chơi mà tranh hơn thua làm gì , có lợi lộc gì đâu ? sao ta lại làm mất đi cái tình người ... Nguyên nghĩ cái đó mới quý , nó còn quan trọng hơn gấp bội cái chuyện chim cò .... mà còn bị người đời cho là ngu nữa ...

thu26389

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 224
  • Thanks 77
  • cứ chơi đi thời gian là câu trả lời tốt nhất
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #11 vào lúc: 11/01/2014 12:15:03AM »
'" Nhưng theo Nguyên nghĩ cái chuyện chơi mà tranh hơn thua làm gì , có lợi lộc gì đâu ? sao ta lại làm mất đi cái tình người ... Nguyên nghĩ cái đó mới quý , nó còn quan trọng hơn gấp bội cái chuyện chim cò .... mà còn bị người đời cho là ngu nữa ...''
 câu nói hay trong bài viết hay,nhân tiện nhắc đến chữ "Ngu'' mà mọi người thấy trong 4 Ngu''làm mai-lãnh nợ gác cu- cầm trầu'' theo em tuổi nhỏ uống chén rượu phát biểu liều hình như Ngu còn có nghĩa là hạnh phúc vui vẻ vì nước ta từng có tên Đại Ngu đấy là nói xa còn nói gần thì chơi cu mà không vui vẻ hạnh phúc thì ai chơi các bác nhỉ  L-)
NGƯỜI QUÝ HƠN CHIM QUÝ

thehien

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 84
  • Thanks 11
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #12 vào lúc: 11/01/2014 08:50:07AM »
chào bạn thông,ban cho mình hỏi con son đó bạn có chia lại k,nếu có bạn cho cái giá vao dt 0988.996.074 nha.Cám ơn

cugaydakmil

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 185
  • Thanks 37
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #13 vào lúc: 23/02/2014 07:41:47PM »
bài viết rất hay và bổ ích cho ace mới vào nghề.
 

võduyanh

  • Full Member
  • ***
  • Bài viết: 25
  • Thanks 3
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #14 vào lúc: 16/04/2014 09:48:59AM »
"nó hót"
Chào tất cả mọi người, theo như mình thì cu gáy không có "hót" mà lại là "gáy".
Ví dụ như : con cu nó gáy chứ làm gì có chuyện con cu nó hót.
Nhưng các loại chim: chào mào, chích chòe thì dùng từ "hót".

Huygia

  • Newbie
  • *
  • Bài viết: 1
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #15 vào lúc: 09/07/2014 10:14:31AM »
Mình là người mới tạp chơi Cu gáy, nhà hiện nuôi 3 chú chim bổi (mua đại ngoài chợ) sau 2 tháng chim đã khá dạn người và 2 em bắt đầu gáy, sau đây mình sẽ phương pháp thuần cu mình đang áp dụng để Anh Em cùng thảo luận nếu có gì chưa đúng Anh em hướng dẫn thêm.
1. Khi mới mang về cắt lông đuôi và toàn bộ lông cánh hehe cái này xác định nuôi cu là dài hơi mùa sau thay lông lại là đẹp thôi.
2. Chịu khó tắm nước cho em nó mỗi ngày (dùng bình xịt nước phun cho ướt) sau đó phơi nắng, nên tìm chỗ đông người mà phơi. Theo kinh nghiệm của tôi khi ướt lông chim cu rất dạn người.
 Rất vui khi tham gia diễn đàn, chúc Anh Em khỏe.

thinhbv

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 150
  • Thanks 28
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #16 vào lúc: 09/07/2014 04:48:40PM »
Bài này viết về chim cu gáy rất hay, đây là kinh nghiệm quý của các nghệ nhân thuần, chơi cu gáy. Học hỏi thêm nhưng phải được trải nghiệm từ chính mình. Trăm nghe chẳng bằng một thấy... trăm thấy không bằng một lần sờ. Chỉ có trải nghiệm mới thấu hiểu. Phải dẫn nguồn sách, trang web đã sưu tầm nhé. :-SS

cuty

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 114
  • Thanks 5
  • An nhàn, hạnh phúc
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #17 vào lúc: 02/11/2014 09:55:16AM »
Lên cho bài Viết hay bị chìm lâu nay! bat tay
 _yahoo_
 (*)(*)
« Sửa lần cuối: 02/11/2014 09:59:22AM gửi bởi cuty »
An nhàn & hạnh phúc

Artisan

  • Sr. Member
  • ****
  • Bài viết: 158
  • Thanks 40
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #18 vào lúc: 02/11/2014 03:55:49PM »
Bài viết sai nhiều lỗi chính tả lắm,  VD : súng cao su..thì viết súng cao xu. Chim gáy chỉ gáy thôi. Không hót được không thể dùng từ hót, nghe buồn cười :)). Mình tham dự hội thi cu gáy Đa Hội - Bắc Ninh lần 1, Ban tổ chức mượn đâu được ông MC già cứ lặp đi lặp lại có con chim hót được 6 thứ tiếng. Đến hết hội thi không ai nhắc nhở.

Cu_ĐL

  • Hero Member
  • *****
  • Bài viết: 1068
  • Thanks 166
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Bài viết hay quá
« Trả lời #19 vào lúc: 02/11/2014 05:05:44PM »
Bài viết sai nhiều lỗi chính tả lắm,  VD : súng cao su..thì viết súng cao xu. Chim gáy chỉ gáy thôi. Không hót được không thể dùng từ hót, nghe buồn cười :)). Mình tham dự hội thi cu gáy Đa Hội - Bắc Ninh lần 1, Ban tổ chức mượn đâu được ông MC già cứ lặp đi lặp lại có con chim hót được 6 thứ tiếng. Đến hết hội thi không ai nhắc nhở.
Đừng chấp nhất wa!!!! Nghe hiểu và cảm nhận thôi cụ ah!!!!! Vạch lá mà tìm sâu ah!!!! _khotro_ _khotro_ _khotro_ _khotro_
« Sửa lần cuối: 24/11/2014 11:42:45PM gửi bởi Cu_ĐL »

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent