Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Messages - BigBird

Trang: 1 ... 7 8 [9] 10
161
Thú chơi cu gáy mồi / Re: Tai ai tốt nhất?
« vào lúc: 30/05/2011 09:35:20AM »
Hihi, nhiều gáy cùng gáy 1 lúc quá thành ra cũng khó phân biệt đc :D hình như có 3 con thì phải bác Trelang nhỉ :D

162
Đợt vừa rồi em mang 1 chú Gáy đi tập mồi treo ở chỗ cây rậm hơi thấp gặp ngay phài con Bìm bịp này chứ mon men lại gần lồng định nhảy. May mà em ngồi núp gần đó thấy nên phải chạy ra đuổi ngay chứ Gáy mới đi tập mồi mà bắt phải con này thì thôi rồi  =(( Em kể chuyện mấy anh em cứ tiếc mãi bảo sao ko để bắt con Bìm bịp đó về ngâm rượu  =))

163
Tửu quán - Góc cười / Re: Giải trí có quà .
« vào lúc: 23/05/2011 10:26:31PM »
Nhiều bác đã có câu đối rất hay rồi, em thì chỉ phụ họa Con Cóc dựa vào câu đối với tiêu chí chủ đề "Cười một chút" góp vui cùng các bác thôi nhé.

Chơi Cu sướng - Sướng chơi Cu

Đêm nghe vợ kể não nề
Sinh con đẻ cái muôn vàn cái khô (khổ)
Thôi thì chỉ tại con "Cu"
Sướng trong giây lát thành ra nỗi này :D

Đồng quê - Rừng rú anh tài
Chỉ vì háu đá nên sa Cầu từ (tử)
Vào lồng sống cứ ậm ừ
Ăn sung ở sướng khổ người chăm thôi

Ôi chao cái thú gác Cu
Được nghe nó đấu khi Cu ở rừng
Khi về lòng cứ rối tung
Mình chăm Cu bổi vợ chăm Cu mình  =))

164
Tửu quán - Góc cười / THƠ vịnh Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:42:47PM »
Thơ của cụ Lê Xuân Rương, hơn 80 tuổi ở tại đội 7 xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa-  theo lời của cụ thì cụ là con cháu của một gia đình có đến 4 đời chơi chim gáy và bài thơ này do các cụ để lại

1.   Chọn chim mồi đất

Muốn làm mồi đất dễ thôi
Con nào mã phấn thì tôi bắt về
Mã phấn màu trắng trông xa
Bốn phương dễ thấy để mà đấu tranh
Tranh thung, chiếm cứ một vùng
Con nào bay đến thì lùng đánh ngay
Thấp chân mà lại sa cườm
To đuôi, kín cộm cánh thời chéo sang.
Đứng trên hòn đất rõ ràng..
Múa manh đôi cánh, nhịp nhàng cả đuôị


2. Chim mồi lồng

Con nào ngạt kéo mới tài
Mỏ đinh, cườm dắt gù dài lại hay
Ngực quả thị, đầu táo gai
Cổ cao, lông dắt gù dài dai phong
Nói qua đến màu sắc lông
Mã vôi, mã sắt, mã hồng, xám tro
Dù kim hay là thổ pha
Con nào đít đỏ tiếng ca hiền lành
Đắt khách mà lại lành hanh
Sa cầu, máy cánh miệng nhanh tiếng mời
Thoăn thoắt nhưng được đủ lời
Giọng cao sáng ngời lại trong
Lèo hụt, mơ, vấp đủ vành.
Sa cầu, máy cánh trong lồng khéo thay.
Giọng cao tiếng thấp mới hay.
Mở miệng đã thấy lời hay thảo hiền..
Lời ca như nhịp xỉa tiền.
Bốn phương nghe thấy đã liền đến ngay.
Âm thanh, má ấm mới hay.
Gù vấp, gù đuổi mà hay quá chừng.
Cườm vàng lông dắt mỏ đinh.
Xin ai đừng có chê khinh đít hồng.
Đít xanh hay xám bỏ đi
Cũng là tạm được một khi đít vàng.
Chân thấp mình đứng hiên ngang.
Vảy to, màu đỏ lại càng rất hay.
Mấy lời nhắn bạn mê say.
Chơi chim phải biết dở hay phân trần.
Thơ chim giúp bạn xa gần.
Đọc thơ nghiên cứu góp phần vui chung./.

165
Tổng quan về chim cu gáy / Phân giọng Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:37:30PM »
Bài viết này do em sưu tầm từ nhiều nguồn của nhiều người khác nhau, em post lên để mọi người tham khảo nhé.

Phân giọng cu:
Một con cu gáy hay trước tiên phải là con chim có nhiều tiếng ( Chu, vấp, dặm, dặm vặt, cục cù, và nhiều gụ vặt, gụ dài, gụ vấp...).

Chu:  có thể có chu đơn, chu đôi, chu chồng, chu hồi. Ví dụ sau tiếng thúc (cục cù cu ) con chim thêm 1;2 huặc một hồi tiếng cu ( cục cù cu...cu...cu...cu...cu).
-  1Chu:  là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ
VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu

Vấp:  là sau hặc trước tiếng thúc ( cục cù cu) có thêm 1;2; hoặc 3 tiếng cục ( cục cù cu...cục...cục...cục cù cu).
-  Vấp:  Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Còn đôi lúc sau mỗi tiếng thúc có cả chu và cả vấp ( cục cù cu; cục...cu)
Lèo:  là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.

Dặm:  Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù:  cù… grù (vd:  cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiêù làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.

Con chim gáy có nhiều tiếng dặm và nhiều tiếng dặm vặt thường là con chim rất vui lồng và quyến dũ người nghe ( cục cù cu, cù cu, cù cu) và có lúc cù cu thành một hồi dài ta thường gọi đó là con chim có nhiều dặm vặt; dài hơn dặm vặt là một hồi gụ gọi là gụ phóng. Còn có con chim sau một tiếng thúc còn có một tiếng cục rất bé ( tiếng cục này khác hẳn tiếng vấp và gần giống tiếng chu)người ta gọi là con chim có dặm thừa.

1.   Một con chim gáy đực nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:

Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cuc cu cu...cu là bổ tứ. Cúc cu cu…cu..culà bổ ngũ v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.

Gáy trận: Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân, hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá con chim hay dở. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ:  chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả 3 loại trên

Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng chúc đầu xuống và máy nhẹ hai cánh và gáy:  cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ
là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ

VD Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu Cúc cu cu..cu

Lèo:  là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. VD Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.

Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Vd Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
Chim trống gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù:  cù …grù . Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù:  Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu

2.   Hình thức phải đẹp,thân mình cân đối,lông sáng màu,đầu nhỏ,mắt bé,ko được lồi,con ngươi đen nhiều,chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi,cườm dầy,hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp

Tiếng gáy ta có thể chia làm 2 loai chính:

Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm,(âm thanh ở tần số thấp)
Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao)

Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha)

Thường thường mình thấy cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm ko nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu

Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp

3.   Gáy gọi:  Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ. Cuc cu cu cu là bổ tứ. Cúc cu cu…cu là bổ ngũ v..v.. Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.

Những con gáy gọi 4 tiếng là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa

Tiêu chuẩn này ko quan trọng để đánh giá 1 con chim hay

Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng ko biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng

Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy:  cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ

Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này,và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh
Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng,chim gáy ko ngoại lệ,khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi

Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là,cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc nhưng thêm 1 ít hạt kê,đỗ xanh,vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường ,đừng lo khi cho chế đọ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất(90%)

Thỉnh thoảng ta hạ thổ xuống cho chim được tiếp xúc với đất hay cát ẩm xong cho chim ra tắm nắng nhẹ độ nửa giờ.Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất(thời gian độ 10'>15')
Nuôi cu gáy đực gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều,ta cho lồng cu đực gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần(mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên)

4.   Tướng chim gáy hay:

Đầu phải tròn, lông đầu màu xanh xám, mắt dữ, vệt lông đen phải kéo dài qua khoé mắt
Thân hình dáng như bắp chuối, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại ( Đuôi vót) Lông ép sát mình, Chân khô (có nhiều vảy môc trắng) Chân màu đỏ tươi là chim non đấy.

Quan trọng nhất là cườm và phao

Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim:  các cụ có câu "Kim nổ, thổ vừng" Nổ tức là hạt cươm màu trắng trên cổ chim to tròn chim có cườm này thường gáy giọng kim Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiêù. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng OK

Phao:  ( Vùng lông phía dưới đuôi che phủ khu WC)

có 3 loại phao chính:  Xám, Hồng, Trắng ngoìa ra còn có loại phao pha trộng giữa 3 màu này

Chim phao xám lâu nổi nhưng khi đã nổi thì siêng gáy nếu chon làm mồi thì khi đi đánh bẫy không bỏ vệt (Lúc gáy lúc không)

Phao hồng:  Chim phao hồng dễ nổi hơn phao xám nhưng không bền chim bắng lọai phao xám

Phao trắng:  Nhanh nổi nhưng không bền chim

5.   tiêu chí lựa chọn chim cu gáy:

1-  Về mầu lông:

-  Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại:

+ Mã kẻ mực:  Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn
+ Mã phấn hồng:  Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi.
+ Mã sậm tía:  là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.

2-  Cách phân biệt chim đực-  cái:

-  Chim đực: 
+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
+ Mỏ to, gồ.
+ Dáng đứng:  khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp).
+ Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
+ Khi gáy:  Chim đực có khả năng đảo giọng.

3-  Mầu chân chim: 

-  Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.
-  Chim có móng trắng, được cho là chim hay.

4-  Hình dạng lông cách chim: 

-  Có hai loại chính:
+ Loại hình tròn (quy me?):  chim nuôi mau nổi, không bền chim
+Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?):  chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.

5-  Đặc điểm của chim theo vùng:

-  Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng:  Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp,lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.

6.   Cu thuộc vào loại tốt nhất ... phải có những điểm đặc biệt sau:

-  Nhứt Huỳnh kiên:  Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng.Loại này hiếm khi gặp được.

-  Nhì Liên giáp:  Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.

-  Tam Quá khoé:  Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.

-  Tứ Chân khô:  Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.

-  Ngủ Liên hoàn:  Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.

-  Lục Cườm rựng:  tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.

Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:

-  Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.

-  Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.

-  Chim có móng trắng gọi là bạch đề:  chị cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.

-  Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, cọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.

Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi(cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."

Còn về giọng gáy của chim Cu thì tác giả VIỆT CHƯƠNG viết:

"...chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
-  Giọng Trơn:  Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
-  Giọng Một:  Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
-  Giọng Hai:  Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
-  Giọng Ba:  Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).

-  Giọng Cà lăm:  Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính:  Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim.

-  Âm Thổ:  Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:
1/Thổ đồng:  âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.
2/Thổ bầu:  âm trầm mà ồm to lên.
3/Thổ sấm:  âm trầm mà rền như tiếng sấm.
4/Thổ dế:  âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.

-  Âm Đồng:  Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:
1/Đồng pha thổ(âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).
2/Đồng pha son(âm càng lúc càng ngân vang)
3/Đồng pha kim(âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).

- Âm Son:  Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
1/Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).
2/Son pha kim âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).

-  Âm Kim:  Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:
1/Kim pha son
2/Kim pha thổ
3/Kim pha đồng

Chim cu gáy có hai giọng gáy chính đó là THỔ và KIM


*Cách phân biệt về dáng (dùng để chọn chim bổi mộc)

-  giọng thổ là những con ngực nở, bầu hơi ở cổ to. Cườm dầy, nhỏ, đều, nhiều cườm đen. cánh mũi(khe hỏe của lỗ mũi) khít .Hai vai rộng

- giọng kim là những con ngực lép vai hẹp, mình mỏng. Cườm thưa, to hạt nhiều hạt mầu trắng. Cánh mũi hở, bầu hơi nhỏ

*Nghe

-  giọng thổ là giọng ấm, trầm và được chia thành thổ đồng, thổ ồm(thổ bầu), thổ gầm, thổ dền, thổ mềm(thổ bùn), thổ pha.

+ thổ đồng âm ngân vang, có độ rung phản hồi(cực hiếm)

+ thổ ồm(thổ bầu)giọng ấm, ồm, chậm, âm tiết đều đều"cục cù cùcụ cù cù"

+ thổ gầm giọng trầm, to tiếng thứ nhất trầm, nặng tiếng thứ hai cao, to hơn tiếng thứ nhất và thứ ba"cục cú cùcục cú cù"

+ thổ dền tiếng ấm chậm,  kéo dài"cục cúc cù uuucục cúc cù uuu"

+ thổ mềm tiếng ấm âm tiết đều đều không có điểm nhấn"cục cù cùcục cù cù"

+ thổ pha là giọng pha giữa thổ và kim nhưng giọng vẫn ấm hoạc pha giữa giọng thổ nọ với giọng thổ kia(ồm với mềm, mềm với dền...)

-  Giọng kim là giọng trong, cao, vang xa.

+ kim còi là tiếng trong, nhỏ, gắt và mau"cọc cóc cau, cọc cóc cau"

+ kim đồng tiếng trong, và có độ ngân, rung phản hồi.

+ kim pha là giọng trong hơn và vang hơn giọng thổ

166
Cu gáy sinh sản / Re: Cách nuôi cu gáy đẻ
« vào lúc: 23/05/2011 09:20:28PM »
Em tìm thấy bài Gáy đẻ trong đống dữ liệu lưu trữ về Chim cò của em, bài này là sưu tầm của bác nào đó trc đây, giờ em xin phép post lại bổ xung thêm nhé.

CÁCH NUÔI CU ĐẺ:

Gáy đẻ cho ăn thêm cám cò nó sẽ đẻ đúng lứa hơn nhưng nên cho ăn đúng thời điểm và vẫn phải lấy thóc làm thức ăn chính, bổ sung cám cò và các loại thức ăn khác nữa (đậu, vừng, vỏ trứng nghiền, cát, sỏi, khoáng chất....). Khi có chim mái, nếu có hứng thú nuôi gáy đẻ nên chọn lấy 1 chú đực (nên chọn con đực già tuổi hơn và tốt nhất là đực đã thuần rồi) sau đó nhốt con đực cạnh lồng con mái định ghép cho chúng quen dần với nhau. Sau 1 thời gian tuỳ cảm nhận về chim nó đã thân thiện với nhau chưa thì nhốt chung vào 1 lồng nuôi gáy đẻ.

Mới đầu có thể chúng vẫn đánh nhau nhưng kệ nó - chỉ sau một thời gian nhất định là chúng sẽ quấn quít nhau thôi. Nói như  Bác Liêm là khi nào thấy chúng bắt chấy, bắt rận (tức là rỉa lông cho nhau) là ổn và một ngày đẹp trời nào đó nếu  đứng gần đó mà thấy con mái tự nhiên xù lông rồi gừ rừ....gừ rừ...cù...cù...rất hứng khởi có nghĩa là chúng vừa đực - mái với nhau đấy và việc còn lại là  hãy chuẩn bị chu đáo cho chúng cái ổ (có thể lấy cái rá nhựa nhỏ hoặc cái rế nồi bằng tre đan bán ngoài chợ và lót vào đó cho chúng cái xơ mướp hoặc thả ít rơm sạch vào lồng cho chúng tự làm ổ, nhưng tốt nhất là lấy cái xơ mướp và lót buộc cẩn thận để cố định ổ đảm bảo việc giữ nhiệt cho trứng trong quá trình ấp)

Em xin phép nói thêm về cái ổ của chúng:  lên làm cái ổ nhỏ chỉ đủ cho 1 con ấp thôi chứ đừng làm ổ rộng nhiều khi 2 con cùng vào ấp và như vậy có thể 2 con cùng nghỉ giải lao sẽ làm quá trình ấp không liên tục, mất nhiệt... ảnh hưởng tới việc trứng nở đúng ngày và dễ bị hỏng. Lót ổ bằng rơm sạch hoặc xơ mướp và tốt nhất là cuộn ổ, rải ổ cho đều và lấy dây nhỏ buộc xuống đáy ổ cho chắc tránh trường hợp khi chim ấp nó ẽ đảo trứng và đảo luôn lót ổ và như vậy có thể chố thì có rơm, chỗ thì trơ đáy ổ ra sẽ làm trứng không được an toàn và mất nhiệt.

Sau khi chúng đã quen nhau thì chuẩn bị ổ cho chúng luôn đi vì khi chưa đẻ chúng vẫn vào ổ nằm ấp (quê em gọi là ấp bóng). Và chắc chắn một điều đã rỉa lông cho nhau như vậy trứng sẽ có đực (nếu theo dõi sẽ biết được lúc chúng đạp mái). Việc làm ổ ấp trước cho chúng vào nằm là để chúng làm quen sẽ hạn chế được việc chim mái đẻ rớt trứng ra ngoài bị vỡ.

Chim ấp mấy lứa đầu dễ bị hỏng vì chim chưa quen hay bỏ ấp. Các yếu tố bên ngoài tác động làm chim bỏ ấp đó là: treo các lồng chim gáy khác cạnh chúng làm chim đực gù đấu, chim mái ghen tức; chủ nhân vì tò mò ngó xem nhiều quá hoặc cho nhiều người vào xem; chủ nhân dùng tay lấy trứng ra xem làm quả trứng có hơi lạ...vv..Tóm lại là hạn chế tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động. Khắc phục bằng cách che kín lồng lại để chúng được yên tĩnh, khi chúng đang ấp chỉ để hở chỗ đổ thức ăn và nước, không thèm ngó chúng nhiều làm gì cả; nếu muốn soi trứng để kiểm tra các  phải dùng dụng cụ chế tác hoặc lấy ngay cái thìa ăn cơm ấy múc trứng ra rồi nhẹ nhàng dùng hai đầu ngón tay cầm quả trứng lên xem chứ đừng cho trứng vào lòng bàn tay có nhiều mồ hôi gây mùi lạ chúng cũng bỏ ấp (tốt nhất là không làm gì cả).

Nếu vì 1 lý do gì đó mà các  thấy chúng bỏ ổ không ấp khoảng 2 ngày thì tốt nhất không tiếc nữa mà lấy luôn trứng ra và cho ăn theo quy trình, chỉ sau đó khoảng 5 ngày chim lại đẻ lứa mới.

Chim gáy đẻ cách nhật, quả đẻ trước và quả đẻ sau khác nhau về hình dáng (tròn, to và dài bầu dục). Dựa vào đặc điểm này các  có thể đánh dấu để phân biệt chim . mái, chim đực khi nó nở vì quả đẻ trước sẽ nở trước. Sau khi nở được khoảng 23 - 25 ngày thì tách chim non và lúc này chim non sẽ tự mổ ăn chứ cũng chẳng cần phải đút đâu. Khi tách chim non ra sau khoảng 5 ngày chim mẹ lại tiếp tục đẻ quả thứ nhất cho lứa tiếp theo, cách 1 ngày lại đẻ quả nữa và như vậy tính trung bình khoảng 45 ngày là ta có 1 đôi chim non.

Sau khi chim non nở đổ hết thóc đi và bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám (mua loại cám bán cân hạt dài, nhỏ như viên đá lửa ấy cho nó đỡ tốn chứ nếu cám chim đóng túi thì hơi đắt- nhớ phải hỏi là cám chim chứ nếu mua nhầm cám cho lợn là chim đi đấy vì cám lợn nhiều muối, mặn).

Mục đích cho ăn cám là để đảm bảo dinh dưỡng và cám mềm chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho con sẽ tốt cho chim con hơn. Sau khi nở khoảng 23 - 25 ngày chim non sẽ rời ổ tập bay, lúc này  để cho chim non ở thêm với bố, mẹ nó độ 5 ngày nữa thì tách ra lồng riêng và khi tách chim non cũng là lúc  cho chim bố, mẹ ăn thóc trở lại; nếu có thể bổ sung vỏ trứng nghiền nhỏ và đá ong cà nhuyễn nữa thì càng tốt để đủ chất tạo canxi cho lứa trứng mới. Khi tách chim non nên lựa buổi tối mà tách để chim bố, mẹ đỡ nhớ con ảnh hưởng tới lứa tiếp theo (khi tách nếu để bố mẹ nó nhìn thấy bố, mẹ nó sẽ bay nháo nhác, gáy gù liên tục). Chim non nếu để đủ ngày như trên mới tách thì khi tách ra  cho nó ăn gạo khoảng 1 tuần rồi hãy cho ăn thóc để đỡ hại dạ dầy, tuần tiếp theo cho ăn thóc đã ngâm qua nước cho ẩm, mềm và sau đó thì cho ăn như chim trưởng thành. Cũng có người muốn chim mau dạn người nên tách chim non sớm hơn nhưng nếu thế thì nuôi bộ hơi vất vả: ngào cám cho đủ độ dẻo rồi vê viên đút cho chim non ăn, trước khi đút nhúng viên cám qua nước lần nữa cho nó khỏi dẻo quá mà nghẹn chim.

Cu non sau khi biết mổ ta tách mẹ cho chúng ra ở riêng. Con mái đã được đánh dấu trứng từ trước hoặc bằng kinh nghiệm phân biệt trống mái các  để riêng ra để nếu muốn ghép thêm đôi đẻ nữa thì tiếp tục ghép với con trống trưởng thành khác. Hai con trống - mái này nếu nuôi để nghe gáy thì chúng cũng gù gáy chẳng kém gì nhau, có con mái gù gáy còn hơn con đực nhưng tỷ lệ thấp.

Về thức ăn của cu non ở 1 tuần đầu sau khi tách thì cho ăn gạo, sau đó là thóc ngâm qua nước cho mềm và dần dần cho ăn thóc và các thức ăn khác như cu trưởng thành tránh cho ăn gạo kéo dài chim sẽ quen gạo mà không thèm ăn thóc. Em đã bị 1 chú non quen ăn gạo giờ cho thóc vào nó không ăn mặc dù đã bỏ đói rồi mới cho thóc vào nhưng nó vẫn không thèm đoái hoài đến thóc.

Nuôi được tầm 2 - 3 tháng nhổ lông đuôi và bổ sung thức ăn như vừng, đỗ xanh, dầu gấc...để thúc cho chim mau nổi và nghe đâu có  còn luyện được cả cu non thành mồi nhưng chắc vất vả hơn là cu bẫy về; còn muốn luyện thành cu khách thì cái anh nuôi non lên rất hợp các  ạ vì chim non dạn người hơn.

CÁCH NUÔI CU NON:

1. Mua 2 chai nhựa nhỏ (lớn gấp 4 lần chai thuốc nhỏ mắt, hình dáng cũng giống như chai thuốc nhỏ mắt vậy đó), 1chai dùng đựng cám chim ăn, 1 chai đựng nước cho chim uống. Lấy cám thức ăn của chim khoảng chừng 3 muỗng canh trộn với 1 ít nước nóng (đừng nóng quá) khuấy lên cho cám tan ra sẽ được 1 chén nhỏ bột nhão giống như hồ dán giấy vậy đó. Múc cám đã khuấy đổ vào chai nhựa cho đầy và đậy nắp lại, cắt 1 lỗ nhỏ trên đầu nắp để khi cho ăn ta xịt nó vào miệng chim non (nếu nó không tự mở miệng thì ta lấy tay mở miệng nó ra, bóp chai nhựa cho bột nó xịt ra, mỗi lần xịt vào miệng chim lượng bột vừa đủ tránh chim bị mắt nghẹn, một vài lần chim non sẽ tự mở miệng đòi ăn, khi quen rồi nó sẽ đòi ăn la Chét Chét nhứt đầu với nó luôn).
Cứ như thế chỉ trong 5, 6 ngày là chim con sẽ lớn và tự ăn được ( khi thấy chim con đã mọc cánh đầy đủ rồi thì lấy cám và hạt kê thả dưới đáy lồng, theo bản năng chim con sẽ tự mổ ăn và quen dần ).

2. Chim con thường khó cho ăn, vì loài cu cườm khi đói chỉ kêu iết iết iết chứ không chịu mở miệng ...nên người nuôi phải mớm mồi ngày 4 cử ... dùng đậu phộng nữa hạt bóp mềm ...bạch miệng đút vào 6, 7 hạt sau đó dùng ống tiêm không kim bơm nước vào, dùng tay rờ vào bầu diều thấy no là được ...sau đó ta cho ăn vài hạt lúa đả ngâm nước ...cẩn thận coi chừng xóc lúa vào cổ .... bỏ trong lồng 1 ít lúa, một ít đậu phộng, một ít nước uống ....

3. Để cho nó há miệng thì làm thế này: nếu dùng tay phải để cầm mồi đút cho chim thì, tay trái, ngón trỏ và ngón cái tạo một vòng tròn, đưa mỏ chim vào đó sao cho tay sát vào đầu chim. Tức là mỏ chim đã lọt hẳn ra ngoài, cái vòng tròn do tay tạo ra , cho vòng tròn này (do ngón cái, và trỏ, tạo ra) ôm sát vào mỏ chim một chút ko chặt quá, tức lúc này nó đang nằm ở ranh giới gữa mỏ và đầu , thì chim sẻ hả miệng ra, tay phải dùng hổn hợp mồi đã chuẩn bị sẵn đút cho chim.
 



167
Tổng quan về chim cu gáy / Re: Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:09:03PM »
III/ LỒNG VÀ PHỤ KIỆN.

1, Lồng và phụ kiện nuôi cu gáy.
2, Lồng và phụ kiện đánh bẫy cu gáy.
a, Lồng đôi: Lồng tròn hay lồng hột xoài được ngăn làm đôi, để có thể cùng lúc co thể mang hai mồi ra rừng tác chiến. Thông thường, lồng đôi được dùng trong những mó cần hai mồi như đánh dất, hay đờn cò (gáo) đóng...vì những món này thường cần hai mồi một lúc: một đánh, một bẹo.
 
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/39.jpg[/img]

b, Dò đất: Những bẫy nhỏ theo kiểu thắt chân, được cắm ngang hướng di chuyển của bổi khi đánh. Dò thông thường được làm theo hai mẫu:
--- Chân đồng (hay nhôm) + thân cáp inox + dây thắt chỉ dù + khuyết (khoen) đồng hay cước...
--- Chân đồng (hay nhôm) + thân cước + như trên

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/40.jpg[/img]

c, Đờn cò (lụp gáo): Là loại lụp có hình dáng giống như đờn cò, hay gáo múc nước vùng miền tây nam bộ. Đờn có có nhiều loại tương tự về nguyên lý vận hành:
--- ĐC đóng: Dùng đóng vào gốc cây, từ sát mặt đất cho đến hết tầm với.
--- ĐC gác (sào, treo...): Có thêm sào có thể tháo ráp với lụp. Khi đánh sẽ treo hoặc gác lên cành trên cao.
Ngoài ra phần lụp để chứa mồi có thể trên hoặc dưới thân chính. Cần bật, bath đóng có thể đặt phía lụp hay đầu thân chính.

thuyet-hoctromechim
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/41.jpg[/img]

d, Lụp sân trên: là một loại lụp bẫy phổ biến của miền ngoài, Lụp thường được làm từ mây tre. Sân, cánh sập và cầu tử được bố trí phía trên lụp.

 
mayrau-namnhi
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/42.jpg[/img]

e, Lụp thượng (lụp lếch, lụp chạy...): Lụp có sân, cầu tử, và cánh sập được bố trí phía trước, khi đánh dùng sào gác lụp lên cành ngang. Điều đặc biệt của lụp thượng là cầu tử được đặt dọc theo cành thế, chim tấn theo cành thế, từ từ tiến sát lụp, khi đã lên cầu tử và bước tiếp qua khớp cầu sẽ kích hoạt cánh sập.

 
 trongnghia-trungsgtvt-cudat
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/43.jpg[/img]

f, Lụp treo: Một loại lụp nặng tính miền trung và đông nam bộ. Lụp treo bố trí sân, cầu tử, cánh sập phía trước tương tự như lụp thượng. Nhưng khi đánh thì không gác mà treo.

 
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/44.jpg[/img]

Lụp thái: một kiểu đáng để nghiên cứu.

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/45.jpg[/img]

Kèm : tức là thúc + gù
Nếu :
- Thúc 1 câu gù 1 tiếng thì là kèm mắc me.
- Thúc 1 câu gù 2 tiếng là kèm đôi, thúc 1 câu gù 3 tiếng là kèm ba
- Thúc 1 câu gù gù 1 sạc ( nhiều tiếng ) là kèm dây hay kèm bo.
- Thúc nhiều câu lâu lâu mới gù 1 sạc thì là kèm dặm.
Còn
- Dặm ( miền nam ) = lèo ( miền bắc ) ( thì cũng có nhiều kiểu phải ko các bác có con dặm ít tức lèo ít có con dặm nhiều tức nhiều lèo )
- Thúc lợi = chu
- Vấp : thì rõ rồi nhỉ
- Gù chồng đấu = gù là lăm ( một số địa phương )

168
Tổng quan về chim cu gáy / Re: Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:07:17PM »
5, Ức
Ức bầu: Ngực chim no tròn, oai vệ...

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/29.jpg[/img]

Ức sa (Ức xệ): Ức to tròn và xệ thấp.
Ức chẻ (Ức đôi): Mảng lông phủ ức chẻ đều, tạo ra một khe lõm giữa lồng ngực...

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/30.jpg[/img]

5, Chân.

To - nhỏ: Dựa trên kích thước của cặp cán.

Cao - thấp: Chiều cao từ đầu gối xuống đến bàn chân (chậu). Chân cao-thấp chưa hẳn là tướng chim cao - thấp, vì tướng chim cao hay thấp còn dựa vào trong tâm khi chim đứng tự nhiên.

Ngón chúa: ngón dài chính giữa. Ngón nội: ngón bên trong. Ngón ngoại: ngón bên ngoài. Ngón thới: ngón nhỏ nằm ở phía sau. Tương tự có móng chúa, móng thới...

Vảy nhặt - thưa: Số lượng vảy, mức độ dày khít hay thưa thớt, mà vảy đóng trên cán hay trên ngón.
Giao long (vảy rồng): Vảy đóng trên cán theo hai hàng, không bị đứt đoạn.

 

[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/31.jpg[/img]

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/32.jpg[/img]

Và rất nhiều những đặc điểm lạ khác...

169
Tổng quan về chim cu gáy / Re: Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:06:29PM »
HÌNH DÁNG:

Cườm vuông: Hạt cườm vuông vức.
Cườm tròn: Hạt cườm có hình dáng hơi tròn hay ovan...

MÀU SẮC:
Cườm lửa (cườm vàng): Hạt cườm thay vì trắng thì có màu nâu vàng, sắc lửa...

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/22.jpg[/img]

Cườm rựng: Cườm đóng ở chân khổ cườm, có màu hồng sẫm.
Nhất HUỲNH KIÊNG, nhì liên giáp, tam quá khóe, tứ chân khô, ngủ LIÊN HOÀNG (hoành), lục CƯỜM RỰNG. --->Bộ cườm được đánh giá cao như thế nào trong thú chơi cu gáy.

II/ CÁC BỘ PHẬN CƠ TRÊN CƠ THỂ.
1, Đầu.
2, Đuôi.
3, Cổ - Cườm.
4, Quy.
Lông quy (Lông chằm...): Mảng lông xếp thành từng lớp từ nhỏ đến lớn, bao phủ ngoài cánh.

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/23.jpg[/img]

Chấm bí (Điểm quy...):Là những chấm nhỏ màu sậm hơn thân lông quy, hình mủi mát. Mổi chú cu gáy có thể có chấm bí đậm - nhạt khác nhau.

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/24.jpg[/img]

Một điểm d0ộc đáo dễ phân biệt cu gáy phương Bắc (kể cả nam Trung quốc) với cu gáy phía Nam (cả Malaysia...) là: Phương Bắc có bộ quy không chấm bí hoặc chấm bí rất nhạc.

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/25.jpg[/img]

Quy tròn (Quy bầu...): Lông quy trông mập mạp, chóp ngọn no tròn. Quy bầu thường đi với điểm bí: Tức là chấm bí lớn và màu sắc đậm (Giống hạt bí ????????????).

 
 Kiwi-iwiK
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/26.jpg[/img]

Quy liễu: lông quy có hình dáng thon dài, phần ngọn có chóp nhỏ hơn quy bầu. Quy liễu thường đi với chấm kim: Tức là chấm bí nhỏ, màu nhạt.

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/27.jpg[/img]

Quy chẻ: Phần ngọn lông quy chẻ đều làm đôi. Một chú cu gáy có thể rất nhiều quy chẻ, thông thường thì không có hay rất ít. Hãy nhìn kỹ lại chú chim của bác Kiwi-iwiK. Quy chẻ đấy.

 

[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/28.jpg[/img]

170
Tổng quan về chim cu gáy / Re: Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:04:52PM »
II/CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ (TT).
...
3, Cổ - Cườm.
---CỔ.
Cổ lãi (cổ thắt...): Cổ nhỏ, dẹp, tóp lại ở phần giữa trong giống như cổ rắn...
Cổ rô: Cổ lớn, no tròn, phần chân phình to (trông giống cổ cá rô???).
Đuôi rùa: Phần lông trên đỉnh đầu tạo thành một chóp nhọn (hình chóp ngược), kéo dài và lấn sâu xuống khổ cườm (hình dáng có lẽ trông giống đuôi của rùa nên có tên gọi như vậy!?).

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/13.jpg[/img]

---CƯỜM.
Cườm là điểm nhấn về vẻ đẹp của một chú gáy. Là một tiêu chí được người chơi quang tâm đặc biệt khi đánh giá một chú gáy qua hình thể. Cườm được tạo ra từ một mảng lông đặc biệt. Lông cườm có màu đen phần gốc cho đến gần ngọn. Phần ngọn chẻ đôi và hai đỉnh có màu trắng. (Có lẻ trông giống hạt cườm!??).
Lông cườm:

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/14.jpg[/img]

Khổ cườm (bảng cườm...): Là phần diện tích được bao phủ bởi lông cườm, khổ cườm có hình dạng na ná hình thang...

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/15.jpg[/img]

KIỂU:
Cườm cao: Khổ cườm kéo cao lên phía gáy (ót).

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/16.jpg[/img]

Cườm sa: Phần dáy của khổ cườm rộng, hai góc đáy tràng vai và sa xuống ức.

  Kiwi_iwik
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/17.jpg[/img]

Cườm đơn (cườm chiếc, một dây...): Các hạt cườm xếp thành từng hàng một rõ ràng.
Cườm đôi (hai dây...): Các hạt cườm xếp ngay ngắn theo từng cặp hai hàng.

 

[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/18.jpg[/img]

   
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/19.jpg[/img]

Cườm loạn: Trật tự các hàng cườm lộn xộn, không theo hàng lối nhất định...
Liên hoàng (hoành?): Khổ cườm rộng, giáp với nhau cuống quanh hết cổ.

KÍCH CỠ:
Cườm sạn (cườm nổ, cườm lớn...): Hạt cườm (chấm trắng) lớn...

 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/20.jpg[/img]

Cườm tấm (cườm vừng, cườm mịn, cườm nhuyễn, cườm nhỏ...): Hạt cườm nhỏ. Lưu ý cườm nát do lông cườm bị tưa thì không thể xem là cườm nhỏ.


[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/21.jpg[/img]

171
Tổng quan về chim cu gáy / Re: Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:03:25PM »
2, Phao, đuôi.

---PHAO: Chỏm lông màu sáng nằm ở phía dưới bụng, kéo từ trên ghim xuống giáp đuôi.

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/9.jpg[/img]

Phao có màu sắc khác nhau, thông thường được chia làm bốn màu sau: xám, hồng, phèn (hơi vàng) và trắng.
Ví dụ: Phao xám:

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/10.jpg[/img]

---ĐUÔI.
Đuôi vót: Lông đuôi xếp lại gọn gàng, phần chóp đuôi gom nhỏ.

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/11.jpg[/img]

Đuôi thường thí phần chóp đuôi không vót mà hơi xoè ra:

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/12.jpg[/img]

172
Tổng quan về chim cu gáy / Re: Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:02:40PM »
II/ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ.

1, Đầu (kiểu đầu, mắt, mỏ và chỉ dàm).

---KIỂU ĐẦU.

Đầu bi (đầu tròn): Hình dáng đ ầu tròn.
Đầu xà: Đ ỉnh đầu hơi bằng, trông có vẽ hơi vuông và có góc cạnh.

---MẮT.
Mắt đóng (mắt sâu):

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 

[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/2.jpg[/img]

Mắt lộ (mắt lồi):

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 

[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/3.jpg[/img]

---MỎ.
Mỏ đinh: Mỏ thẳng, nhỏ và dài.

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 

[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/4.jpg[/img]

Mỏ quắp (mỏ quặp): Phần trấu của mỏ trên dài hơn bình thường và quắp xuống.

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/5.jpg[/img]

---CHỈ DÀM.
Chỉ dàm (chỉ mỏ, chỉ mắt): Tùy mổi vùng miền mà cách gọi khác nhau. Chỉ dàm là một dãy lông có màu đậm (đen) kéo dài từ mép mỏ (hoặc trên mép) đến khoé mắt.

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/6.jpg[/img]

Có thể rất mờ...

 
Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào hình.
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/7.jpg[/img]

Hoặc rất đậm.
 
 
[img]http://i720.photobucket.com/albums/ww203/bigbirdhn/Picture/CHIM%20CO/Tu%20dien%20Cu%20gay/8.jpg[/img]

173
Tổng quan về chim cu gáy / Từ điển Cu gáy
« vào lúc: 23/05/2011 09:01:45PM »
Em quá tâm huyết với topic này, rất chi tiết về Cu gáy cho mọi người học hỏi do bác Cafenong post lên để mọi người tham khảo với những hình ảnh minh họa rất sinh động. Vì "n" lý do mà topic này trên diễn đàn nơi nó sinh ra đã mất đi, tâm huyết với bài này nên em vẫn lưu trữ trên máy tính và up lại nhưng rồi cũng ko giữ đc. Em cũng đã gửi lại file dữ liệu bài này cho bác chủ cũ để bác lưu giữ bài quý báu này.

Giờ em xin phép bác Cafenong up lại để ACE tham khảo, bổ xung kiến thức về Cu gáy hơn nữa. Sau đây em up lại nguyên văn bởi người tạo ra nó:

Cafenong xin mạo muội mở topic này nhằm chia sẽ những hiểu biết ít ỏi của mình, và hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn những kiến thức trong niềm đam mê Cu gáy từ ae mọi miền. Với mong muốn: đây sẽ là nơi những người giàu kinh nghiệm đóng góp để ae mới tập chơi, hay ít có cơ hội thực tiễn có thể dễ dàng hơn trong việc cảm nhận thú chơi Cu gáy. Ngoài ra cũng rất mong ae mọi miền cùng tham gia cắt nghĩa các "thuật ngữ" của mổi vùng miền, đặc biệt là địa phương mình để mọi người trao đổi và hiểu thêm.

Theo Cafe thì có rất nhiều cách gọi khác nhau ở mổi vùng miền. Và mổi cách gọi có cái hay, cái độc đáo riêng. Hơn nữa cách gọi riêng còn gắng liền với tập quán hay văn hóa của từng địa phương. Chính vậy, sự phong phú về "thuật ngữ" sẽ thêm phần thi vị cho thú chơi này. Chúng ta không cần phải tìm ra và thống nhất một cách gọi chung cho mọi người, mọi miền. Đơn giản, không thể yêu cầu người miền Bắc "dạ" thay "vâng", hoặc ép ae miền Nam "vâng" khỏi "dạ".

Cafe mong muốn xây dựng topic này chậm rãi, thứ tự theo các phần chính:
--- Tổng quang: giới thiệu tổng quang.
--- Hình thể: Giải thích các thuật ngữ về hình thể.
--- Phụ kiện: Cách gọi và chức năng các phụ kiện.
--- Âm giọng: Phân tích về âm giọng.
--- Nước chơi: Giải thích các thuật ngữ về bài bản, cách chơi của một chú Cu gáy.
--- Khác: Những thuật ngữ trong quá trình nuôi, những thuật ngữ trong thú mồi
--- vv và vv...
Rất mong sự ủng hộ của các ae.

I/ TỔNG QUAN.
Tên gọi: Cu gáy, Cu cườm, Cu đất.
Tên Latin: Streptopelia Chinensis Tigrina.
Họ: Bồ câu Columbidae.
Bộ: Bồ câu Columbifornes.
 



Chim trưởng thành:

Đầu, gáy và mặt bụng nâu nhạt hơi tím hồng, đỉnh và hai bên đầu phớt xám, cằm và họng có khi trắng nhạt, đùi, bụng và dưới đuôi màu hơi nhạt hơn. Lông hai bên phần dưới cổ và lưng trên đen có điểm tròn trắng ở mút tạo thành một nửa vòng hở về phía trước cổ. Mặt lưng nâu, các lông có viền hung nhạt rất hẹp.

Lông bao cánh nhỏ và nhỡ phía trong nâu nhạt với thân lông đen nhạt, các lông phía ngoài xám tro. Lông cánh nâu đen có viền xám rất hẹp ởmút và mép ngoài. Lông đuôi giữa nâu thẫm, các lông hai bên chuyển dần thành đen với phần mút lông trắng.

Mắt nâu đỏ hay nâu với vòng đỏ ở trong. Mép mí mắt đỏ. Mỏ đen. Chân đỏ xám.

Kích thước:

Đực: cánh: 140 - 166, đuôi: 140 - 170; giò: 25 - 30; mỏ: 12 - 20mm. Cái: cánh: 140 - 160; đuôi: 135 - 170; giò: 21 - 31; mỏ 14 - 21mm..

Phân bố:

Cu gáy phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Xumatra.
Việt Nam: loài này có ở khắp các vùng, không cách xa những chỗ có trồng trọt.

174
CÁCH CHỮA ĐAU MẮT:

1. Đầu tiên cần nâng thể trạng của chim lên vì lúc này thể trạng chim khá yếu = cách cho cu ăn cám con cò ở cóng riêng. Ngoài ra vẫn có cóng thóc + kê + đỗ xanh

Bắt chim ra ngoài lấy bông y tế thấm nước sạch lau 2 bên bả cánh bị ướt của chim khi sạch rồi thì thấm khô đi. Nếu lông quanh mắt của chim cũng bị ướt bệt lại thì cũng làm vệ sinh như vậy.

2. Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%o) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiếp vào mắt cho chim vài giọt.Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần, thời gian thì khi nào thấy chim ko còn đau mắt nữa thì thôi.

- Chim gáy đau mắt thì dùng thuốc nhỏ mắt (loại nước) của người, nếu ngại bắt ra thì dùng bơm tiêm phun vào mắt cho nó. Dùng loại thuốc cloroxit 1%, ngày phun ba, bốn lần và chữa càng sớm thì hiệu quả càng cao.
- Cách thứ 2 có thể bôi thuốc mỡ loại cho nguời(TETAXILIN) ngày bôi 2 lần. Lưu ý trước khi bôi có thể dùng thuốc rửa mắt Natriclorid 0,9% để vệ sinh mắt cho chim...

Lấy type thuốc đau mắt Tetracycline bôi trực tiếp vào mắt và phết vào dưới hai bên cánh của nó. Chim hay rúc đầu vào gầm cánh lên khi rúc vào thuốc sẽ dính vào mắt. Nếu nặng quá, ngoài bôi trực tiếp vào mắt, gầm cánh có thể rửa sạch cầu đậu và chân chim, chờ khô và bôi thêm vào chân và cầu đậu ấy vì chim ngứa mắt nên rất hay lấy chân dụi mắt, thuốc sẽ theo đó mà dính vào mắt. (Bôi vào cầu để duy trì thuốc trong ngày cho nó dụi mắt).

3. Chữa đau mắt cho chim theo cách thông dụng như dùng ớt tươi trà vào mắt và 2 đầu cánh, ngày bôi 2 lần, nếu như chim mới bị đau mắt thì chỉ khoảng 5 ngày đến 1 tuần là khỏi...còn nếu chim bi đau lâu thì phải kiên trì...lưu ý nhớ kết hợp tắm nắng, hạ thổ và cho chim ăn đầy đủ dưỡng chất.

- Lấy quả ớt bóp nát, xát vào mắt nó rồi cho uống luôn nửa quả ớt chỉ thiên làm như thế 3 ngày là khỏi

4. Lấy 1/2 quả chanh vắt lấy nước, cho thêm chút muối và nước đun sôi vào, tất cả hỗn hợp đó chỉ khoảng 1/2 chén uống nước sau đó bạn lấy bông gòn nhúng vào dung dịch đó để lau rửa mắt cho chim, nhớ lau sạch cả cánh nhé chỗ chim hay dụi mắt vào đó. Lau thật sạch sau đó thấm cho khô lông

5. Dùng lá khổ qua núi hoặc khổ qua nhà, đập dập bôi lên mắt và cho ăn luôn, đảm bảo hiệu quả.

6. Theo ông Chung nghệ nhân chơi gáy:

- Nếu nó đau mắt, lấy quả ớt chỉ thiên, vắt lấy nước nhỏ vào mắt, rồi cấu một mẩu, nhét vào miệng". Đó là mẹo của các cụ, giờ thì đã có thuốc nhỏ mắt Rohto. Ông cười rồi lấy ra ống thuốc màu xanh dùng cho người.
7. Thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt: vắt múi chanh lấy nước bơm vào mắt ngày 2-3 lần là khỏi

CÁCH CHỮA ĐI ỈA:

1. Theo kinh nghiệm của các bậc tiền bối có thâm niên chơi cu nhiều năm cho biết, khi chim bị đi ỉa thì cho nó ăn mỗi lần 3,4 quả ớt thóc (ớt chỉ thiên) là ok

2. Để chữa bệnh đi ỉa hãy pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480mg (lấy1/2 viên - cách này hiệu quả hơn) hòa vào cóng nước cho chim uống thì sẽ cầm đi ngoài.

- Dùng 1 viên Berberin (loại dùng cho người ấy) pha vào cóng nước cho nó uống. Hết ngày thay cóng khác, theo dõi khoảng 3 hôm nếu không khỏi thì thay thuôc khác. Khi nào phân chim khô, có khuôn thì là hết bệnh. Đồng thời nên cho tắm nắng và hạ thổ đển chim tự bổ sung khoáng chất.

CÁCH CHỮA LÊN ĐẬU:

- Trường hợp chim bị lên đậu nguyên nhân là do ít được hạ thổ, ăn không đầy đủ chất..., có thể chữa được bằng cách dùng dao rạch chỗ bị lên đậu và dùng tay nặn ra hết đậu...bao giờ thấy ra máu đen thì thôi....là sẽ khỏi

- Còn hạt đậu của chim thì lấy dao Lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi làm), cứ thấy hạt đậu chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi. Lấy thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn.

- Mua thuốc trị đậu của gà cho vào nước uống chỉ 1 tuần sau là đậu biến mất ngay (thuốc tên là terramicyn-D)

- Bị lên đậu: Hay xuất hiến hiện ở khu vực xung quanh mỏ, và thường có 2 loại: THứ nhất là đậu có nhân trắng, loại này chữa đơn giản chỉ cần mổ ra nặn nhân đi và bôi thuốc sát trùng là khỏi, loại thứ 2 thì phức tạp hơn, nó ở dạng u thịt , có trích ra thì cũng chỉ vài ngày lại mọc, riêng với loại này thì mình chữa theo cách riêng của mình đó là lấy nắm lá lốt giã ra lấy nước cho chim uống và kết hợp lấy bã sát lên chỗ vừa trích, đảm bảo là nặng mấy thì cũng chỉ cần lần thứ 3 làm vậy là khỏi.....

- Thuốc Terramycin -D:Phòng chống, trị đậu cho gà và gia cầm. Cho uống định kỳ 3 tháng hay  lúc giao mùa. Nhỏ 5 giọt vào lọ nước 100ml khoắng đều cho chim uống (4 ngày thì bỏ -lại cho uống nước bình thường) Phòng chống bệnh lên đậu (khi chim đang bị lên đậu thì pha 7 giọt, uống trong 5 ngày, đậu sẽ khô và chim tự lấy chân gãi rụng), áp dụng cách này 2 năm không thấy chim bị đậu và đau mắt nữa.

@@@: trên đây là 1 số phương pháp em tổng hợp lại từ kinh nghiệm chữa bệnh cho gáy của nhiều người và bản thân. Mong rằng các bác cùng đóng góp kinh nghiệm để chữa, trị bệnh cho Cu gáy nhé.

175
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Bẫy Cu Gáy tại HN
« vào lúc: 22/05/2011 10:00:31PM »
Hôm nay 31/3/2011 em mồi thổ của em lại mới thu phục đc 1 em mã phấn, phao xám, to dài như con bồ câu khiếp quá. Em nó đã đc tặng luôn cho một người anh chơi thân đáng kính, một người Thầy của em trong việc chinh phục những loại chim lạ.

Lúc về nhà ông anh bắt ra để cắt lông cho vào lồng mới thấy rõ sự to dài của nó, chân cũng to, mốc trắng. Con này chim già quá các bác ạ. Mời các bác xem qua hình ảnh của em nó nhé.

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0972.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0973.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0974.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0975.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0976.jpg[/img]

Con mồi Thổ bắt em này, mải ra hạ lồng để gỡ rồi đi kiểm tra mấy cái bẫy chim Oanh, lúc quay lại thì bị mất mất con mồi Mã sẻ, có 1 cái lông qui trắng của em. Mất cả chim lẫn lồng bẫy của Ông Giàng mới đau. Thế là cặp mồi chủ chốt mà em phải đi mua từ chim nổi rồi nhưng bị suy chim, tập bao lâu mới lên đc mồi giờ chỉ còn mỗi 1 con. Buồn quá các bác ạ :crying::crying::crying::crying:

Chỉ còn lại đc vài hình ảnh của em nó lúc bắt đc con bổi tơ thôi.

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0917.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0918.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0919.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0920.jpg[/img]

Giờ em xin nhờ các bác Cu thủ ở Hà Nội và các bác chơi gáy ở HN nếu có thông tin gì về em nó thì báo cho em để em đi xin chuộc lại với nhé bởi vì tuy nó ko sát bổi nhưng là kỷ niệm đầu tay chơi Cu mồi của em :(:( Hơn nữa sức khỏe của nó rất kém, từ hồi em nuôi nó thì ko dưới 10 lần nó ốm xù lông nằm bệt dưới đáy lồng tưởng ra đi, em phải chăm nó hơn chăm con để cứu nó. Giờ về tay người khác mà ko biết cách chăm nó lúc nó ốm thì chắc chắn là em nó đi gặp các cụ ngay :crying::crying::crying:


176
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Bẫy Cu Gáy tại HN
« vào lúc: 22/05/2011 09:59:17PM »
Từ Tết ra tới giờ thấy các bậc tiền bối mở hàng thu phục được nhiều bổi quá rồi mà e mãi tới 10/3/2011 mới bắt thu phục tóm đc 1 chú bổi. Đi đánh từ ra Tết mãi chả đc nên chán đi bẫy loại khác, mấy hôm nay ngồi bãi bẫy ai ngờ lại ngồi ngay Thung của em nó, nghe giọng rền rền lại còn Gù có vẻ căng nên sáng nay em vác em mồi Thổ đi gác ké 1 kèo. Kết quả cuối cùng đây ạ

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0944.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0945.jpg[/img]

Sáng nay thời tiết có vẻ hơi xấu nên em nó chả thấy gáy gì cả làm con Mồi lỡ của em treo lên mãi chả thấy mở mỏ (hay chắc em ngồi xa quá nên nghe ko rõ) mãi lâu mới thấy em nó về nhập tàn. Mắt em thì cận, ngồi xa chỉ thấy em nó chuyền cành xuống cành thế rồi nghe tiếng gù vài sạc, chả hiểu mồi gù hay bổi gù sau đó tắt tiếng. Em mon men ra nhìn lên cây Sung nơi treo mồi để xem bổi nó đâu mà chả nhìn thấy gì, vào gần hơn nữa thì thấy lồng bẫy chúc phần phía cầu tử xuống. Đoán khả năng dính rồi nên vào tận nơi thì thấy đúng thật.

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0946.jpg[/img]

Đánh đc con này nhanh như đánh Chích chòe vậy các bác ạ, kể từ lúc chung cây thì chưa tới 10' thì đã xong trận đấu rồi. May mà mấy hôm trc ngồi ở bãi nghe thấy nó gáy rồi nên còn biết đc tiếng của nó nhưng khổ nỗi lúc đó ko phải là đấu với mồi nên em nghe thấy giọng gáy trơn ko, chả có bài bản gì cả :(


[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0947.jpg[/img]

Lần đầu tiên em đánh đc con đúng Mã Phấn, phao xám, to chim nên cầm nó ko hết đc trong lòng bàn tay chỉ sợ vọt mất, chân, mỏ cũng rất to, cườm vàng nhiều các bác ạ.


[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0949.jpg[/img]
Hình ảnh em nó nhốt tạm trong lồng tắm

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0954.jpg[/img]

Con bổi này là con thứ 4 mà em thu phục đc và là con bổi thứ 3 do con Mồi lỡ giọng thổ của em tóm.

Không hiều sao em rất có duyên với các loại khủng, hôm trước lại đập đc con rắn ở bãi này, bãi này loại chim gì to như con Ó  lông màu trắng đen lượn như đèn cù để tìm bắt chim. Sáng nay nó lượn ra phía cây treo mồi làm em sợ quá phải chạy ra để đuổi. Mùa này cây Sung chưa ra lá, trơ ra toàn cành nên treo mồi bị lộ quá. May mà :D


177
Những chuyến gác cu thú vị / Re: Bẫy Cu Gáy tại HN
« vào lúc: 22/05/2011 09:57:41PM »
20/11/2010 sau 3 ngày đi bẫy gáy cuối cùng e cũng bắt đc chú Bổi thứ 3 là 1 chú chim tơ nhưng rất gấu.

Ngày hôm kia chim về gù với mồi Thổ thì 1 đàn khoảng 5 con bay tới thế là nó đuổi đánh bọn kia bay toán loạn đi hết, lần thứ 2 thì cũng đang gù đấu với mồi thì 1 lố kia lại bay về chung cây sau đó 1 con bay đi làm cả lũ bay đi mất. Mùa này chim ghép đàn, bị mấy con phá đám hỏng hết cả cơm cháo bực kinh

Ngày hôm qua thì cú buổi hôm trc bị phá đám, trời gió to, lạnh nhưng vẫn cố mang chim đi bẫy. Chim về cây, tới gần lồng con Mồi Thổ nhưng chả thấy gù gẩm gì cả, sau 1 lúc thì nhảy bụp vào lồng. Ông anh họ nhìn thấy kêu nhảy dính rồi em ơi làm thằng e chạy ra để gỡ thì thấy 1 lố gáy bay ở cây đó ra, có chút nghi ngờ đi chầm chậm ra để ngó xem ntn thì thấy ông tướng đậu ở đầu bàn nhảy chứ chưa nhảy vào cầu tử nên bay đi mất. Tiếc ngẩn người vì nếu đợi thêm 1 lúc nữa để nó dẫm hẳn lên cầu tử thì mới sập, thấy nó giãy hẳn trong lưới phành phạch ra thì mới chạy ra sẽ chắc cú hơn. Báo hại 1 hôm ngồi rét run người.

Ngày hôm nay thì thấy trời lặng gió, quyết tâm đi 1 lần nữa thì mãi chả có con nào xuống gần lồng để đấu cả, toàn đậu cây xung quanh rồi biến mất tích. Ngồi chán quá vác sào ra để hạ lồng đi về thì thấy có tiếng gáy ở ngoài nên quay lại ngồi nán thêm 1 lúc nữa. Thấy con Mồi đốm qui trắng gáy gọi rồi làm 1 tràng gù dài thì thấy e nó bay về cửa lồng, mồi lại làm 1 tràng gù nữa thì thấy nhảy luôn. Rút kinh nghiệm từ ngày hôm trước nên e cứ để kệ nó tới 15 phút, thấy giãy khoảng 10 lần đến khi e xác định đc là chim Bổi giãy chứ ko phải là Mồi giãy vì ngồi cách lồng mồi quá xa, mắt lại còn cao ba nhá nữa thì e mới ra gỡ, báo hại cho e nó giãy trong lưới lâu nên phần nách hơi bị trầy.

Ra thấy là chim tơ nên thất vọng kinh nhưng mà cũng phải khen con Bổi này còn tơ mà dám nhảy lồng con Mồi gù đấu ác nhất của e. Con mồi này Lèo ra rất mau, cứ kè bất kỳ con bổi nào vào là nó gù như điên dại, giờ mới bắt đc chú bổi đầu tiên. Thế là 2 trong 3 con gáy e cất công mò lên tận Phú Thọ để bắt về tập làm mồi thì 2 con đã lập chiến công.
Được cái ông anh bị thằng e đầu độc vào chơi cu Mồi nên lúc bẫy đc gọi cho ông anh hỏi có thích nuôi bổi tơ ko để còn cho cậu em họ thì ông anh xin luôn  Tối nay ông anh đi làm về qua tặng ông ý luôn e Bổi tơ và chú chim Hoét hôm trước bẫy đc làm 1 mớ về nuôi cho đã

Ông anh đc cái có tay nuôi, 2 con bổi đầu tiên e bẫy đc từ tháng 6 mà tới tháng 10 là mới đc 4 tháng. Vừa rồi e hỏi tình hình ntn, ông anh kêu chớm nổi gù gáy ác lắm rồi. E lại gửi về con Bổi thứ 2 nhờ ông ý nuôi hộ đến giờ thì ông ý kêu con của mày gáy gù dã man, có cả Chồng đấu làm con của a bị ốp ko dám gáy mấy nữa. Thế là đưa cho ông anh cái lồng bẫy gáy nữa bảo cho chim vào để đi tập làm mồi dần. Ông anh vác đi đc 1 hôm thì hỏng phéng nó mất cái phần bàn sập, đang phải nhờ hàn, ko biết có chữa đc ko. Ở ngoài này đi tìm mua đc cái lồng bẫy gáy đúng là khó thật các bác ạ.

Và đây là hình ảnh con bổi và chú mồi hôm nay của em.

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0892.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0893.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0894.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0897.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0898.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0901.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0906.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0911.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0912.jpg[/img]

Chú Mồi có 1 cái lông qui trắng, chân bị khèo này ra lèo rất mau mà gù nhiều

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0917.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0918.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0919.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0920.jpg[/img]


178
Những chuyến gác cu thú vị / Bẫy Cu Gáy tại HN
« vào lúc: 22/05/2011 09:56:44PM »
Theo chân xách mồi cho các Cụ từ lâu nay, tới giờ em mới chính thức tự tay bắt được một chú bổi ở HN. Đánh từ 9h sáng tới 2h chiều 6/2/2010 mới tóm được em này
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0783.jpg[/img]
 
Em nó lượn đi lượn lại chung cây không biết đến bao lần, cuối cùng cũng bị thu phục
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0782.jpg[/img]
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0781.jpg[/img]
 
Rất tiếc lúc dính bẫy quên mất là điện thoại có camera để chụp, đến lúc về nhà cắt lông đuôi và lông cánh cho vào lồng rồi mới nhớ ra
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0780.jpg[/img]
 
Em nó phao xám đấy ạ nhưng e cho vào lồng rồi, lười ko bắt ra chụp phao và chân
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0779.jpg[/img]
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0777.jpg[/img]
 
Vì ngồi cách quá xa với cây treo lồng bẫy mà lại ngược gió nên ko thể nghe giọng chuẩn của nó như thế nào cả. Mỗi lẫn chung cây nó gù đấu với mồi thì chịu thua ko nghe thấy tiếng gì cả chỉ thấy đầu gật như bổ củi thôi, lúc nó gáy thì còn nghe đc bập bõm đc một tí. Tiếc quá đi đánh mồi cây mà ko nghe đc hết giọng và nước đấu của nó cứ như là đi giật lưới vậy.
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0776.jpg[/img]
 
Con bổi đánh đc đầu tay này đã được kỷ niệm luôn cho ông anh họ về nuôi
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0811.jpg[/img]
 
Đây là chân dung chú Mồi thu phục được em nó mới bắt ở Phú Thọ tháng trước xong. Hiện giờ vẫn bị đau mắt, đi ngoài vẫn chưa chữa khỏi, hơn nữa hôm nay thời tiết gió to và trời u ám nhưng vẫn ko cưỡng lại nổi thú đi bẫy nên vác liều đi. May mắn lại bắt đc bổi vào ngày xấu trời và đang trong tình trạng sức khỏe chim ko tốt.
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0808.jpg[/img]
 
Con này giọng Thổ, bổ 5 (miền Nam là bổ 2), gáy dư 5 tiếng. Thường loại gáy tiếng dư này làm mồi ko đc chuẩn lắm nhưng em nó thỉnh thoảng mới ra tiếng dư thôi còn đâu toàn gáy 3 tiếng.
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0806.jpg[/img]
 
Mang đi cùng với một con mồi bắt cùng đợt Phú Thọ tháng trước, lúc đầu bổi chỉ về đấu với con kia sau thì mới chuyển về đấu với con này. Con kia cầu tử lồng bẫy dở quá, có thanh tre để tháo rời ra gài riêng vào mà sáng nay đi vội nên quên ko mang đi thành ra cầu tử chỉ có mấy nan sắt đi theo lồng. Đến lúc hạ lồng đó xuống thì thấy lưới sập nhưng bị mắc, chắc là có con nào đã nhẩy vào lồng đó rồi nhưng lưới bị mắc ko sập được.
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0800.jpg[/img]
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0795.jpg[/img]
 
[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0793.jpg[/img]
 
Nhờ các bác xem con bổi có được nét gì ko chứ e bẫy ko nghe đc tiếng đấu nên mù tịt


179
2 con gáy non vừa mới ra ràng em mới tách ra hôm 17/5/2011 mời các bác xem :D

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05660.jpg[/img]

Con này nở từ quả trứng tròn, ra tổ đầu tiên. Lúc bắt ra tách lồng em xem chân thì thấy cả 2 chân đóng vảy Giao Long mà thích quá. Chim bố, mẹ chân ko có con nào vảy Giao Lòng mà đúc ra con đc như thế quả là may mắn. Hy vọng con này là chim Đực :D

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05662.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05664.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05665.jpg[/img]

Còn con này thì chắc sẽ là Mái ạ, 1 chân thì vảy đóng đc có 1 nửa nên ko gọi là Giao Long đc rồi :D

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05667.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05669.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05670.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05672.jpg[/img]

Đợt trc em ghép con Đực 2 chân Giao Long vào nhưng nó dữ chim quá, ghép vào bao lâu vẫn đánh con Mái nên phải tách ra. Đợt này em ghép con Chu Dây vào thì thấy có vẻ ổn hơn. Chim ko đánh Mái mà nuôi lồng quả Đào chưa nhìn thấy gù mà thả vào ghép thì gù dỗ mái ác mỗi tội ra lồng rộng nó giãy kinh quá ko biết có nên cơm cháo gì ko =))

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05675.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05678.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05683.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05684.jpg[/img]

Cặp Gáy Pháp lại làm nhiệm vụ ấp Phu tiếp. Đợt rồi em vẫn phải lấy con Thổ có Chu đơn gốc Phú thọ cũ ghép vào nhưng vẫn tiếp diễn hiện tượng mái ấp vài hôm là cu cậu lại đuổi đánh ko cho ấp nữa mới bực thành ra lại phải nhờ Vú em. Đk mà làm đc chuồng ghép đẻ như của bác Thanhchim thì tốt quá, chim vừa dễ đẻ, ấp mà cũng dễ ghép hơn.

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05685.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/DSC05686.jpg[/img]

@@@: em cập nhật lại bài này với mục đích đóng góp để anh chị em tham khảo thêm. 2 clips quay gáy đẻ mà thả ra nhà bác Liêm-Hà Nam hiện giờ em vẫn đang tìm lại trong đống dữ liệu của em. Nếu thấy sẽ up lại lên để các bác tham khảo sau nhé.

180
Hình ảnh 2 em gáy non phải nhờ tới Gáy Pháp ấp, nuôi hộ của em ngày hôm nay. 2 em này đang chuẩn bị ra ràng rồi. Con to hơn ra đứng tổ đầu tiên đúng là nở từ quả trứng tròn 2 đầu nên chắc là con Đực

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0995.jpg[/img]

Gáy pháp ấp, nuôi con đúng là tốt thật các bác ạ. Con Pháp trống ko hiểu làm sao bị sưng to tướng ở 1 bên đùi rồi sùi lên, da chỗ đó có màu vàng, em ko hiểu là bệnh gì nên mới đang phải bôi thuốc mỡ tetacylin vào. Ko dám cho nó uống kháng sinh vì đang trong thời kỳ mớm thức ăn nuôi chim non nên em sợ bị ảnh hưởng. Hy vọng em nó sớm khỏi bệnh.

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0997.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0999.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0008.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0006.jpg[/img]

[IMG]http://i828.photobucket.com/albums/zz206/Kinh3d/CHIM%20CO/IMG_0005.jpg[/img]


Trang: 1 ... 7 8 [9] 10
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent