Xem các bài viết

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.


Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Topics - Minhtri_cugay

Trang: [1] 2
1

Ngày nay trong cuộc sống hiện đại với điều kiện vật chất ngày càng đầy đủ hơn, nhiều gia đình có điều kiện đầu tư vào việc nuôi dạy con cái, nhưng cũng có nhiều phụ huynh cảm thấy khá lo lắng trước việc nhiều trẻ em không cảm nhận được giá trị cuộc sống, không hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ, hoặc việc trẻ em quá tập trung vào giáo dục tri thức dẫn đến mất cân bằng. Vì vậy, để trẻ phát triển toàn diện về cả kiến thức, kỹ năng và thái độ thì việc tập huấn luyện cho trẻ về kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và tu luyện đạo đức là vô cùng quan trọng. (Trích lời công ty tư vấn Tâm Việt).
 
Sau cuộc trao đổi với chị bạn cách đây 2 ngày, MT nảy ra ý định đăng tải thông tin về một số chương trình hè rất có ý nghĩa dành cho các con, xin cùng chia sẻ với các ACE:
1-                Chương trình 1:  Khóa Tu mùa hè 2015-TẠI CHÙA HƯNG KHÁNH - XÃ PHÙ LƯU TẾ-HUYỆN MỸ ĐỨC- HÀ NỘI

Thông tin xem tại website: http://tamviet.edu.vn/Desktop.aspx/Content/Ky-nang-song-tre-em/Khoa_Tu_mua_he_2015_tai_chua_Hung_Khanh_My_Duc_Ha_Noi/

2-    Chương trình 2:  Học kỳ Quân đội Tâm Việt 2015
Thông tin xem tại website: http://tamviet.edu.vn/Desktop.aspx/Content/Ky-nang-song-tre-em/Hoc_ky_Quan_doi_Tam_Viet_2015/

3-    Chương trình trại hè: 7 ngày sống có ý nghĩa

Thông tin xem tại website: http://aba.edu.vn/7-ngay-song-y-nghia/#more-228

Cụ thể: Các bác vào website xem cụ thể hơn, copy vào đây bị biến font

 
Khóa Tu mùa hè 2015 tại chùa Hưng Khánh (Mỹ Đức, Hà Nội)
Tâm Việt
Khóa Tu mùa hè 2015
TẠI CHÙA HƯNG KHÁNH - XÃ PHÙ LƯU TẾ
HUYỆN MỸ ĐỨC- HÀ NỘI

Nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh và có ý nghĩa thiết thực cho các em học sinh, sinh viên trong kỳ nghỉ hè. Tâm Việt kết hợp với Chùa Hưng Khánh tổ chức Khóa Tu Mùa Hè 2015 cho các em học sinh, sinh viên. Khóa Tu mùa hè sẽ là nơi các em được giao lưu, học hỏi và hơn hết là được trải nghiệm đời sống tu tập chốn thiền môn như ngồi thiền, tập ăn chay, tự giặt quần áo, rửa bát sau khi ăn cơm… Ngoài ra, các em sẽ được học giáo lý và nghe giảng các bài pháp phù hợp với lứa tuổi của mình, hướng các em đến hiếu kính với Ông bà, cha mẹ, với người lớn tuổi, xây dựng lối sống lành mạnh không trộm cắp, nói dối.

Bên cạnh đó khóa tu cũng hứa hẹn đem đến những bài học bổ ích, những trải nghiệm sâu sắc, những giờ phút trang nghiêm thanh tịnh để lắng lòng mình nhìn lại bản thân, giúp cho các em giữ được nét đẹp trong tâm hồn son trẻ, tạo dựng niềm tin và sức mạnh về lối sống lành mạnh, hướng đến đời sống chân thiện mỹ, xa rời các tệ nạn tiêu cực của xã hội. Thông qua khóa tu sẽ xây dựng và kết nối sợi dây tình cảm giữa con cái với cha mẹ, giữa học sinh và thầy cô, giữa bạn bè với nhau.

Ngoài ra, các em còn được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ, trao đổi kỹ năng sống…

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các em học sinh, sinh viên cũng như các bậc Phụ huynh. Năm nay, Tâm Việt và Chùa Hưng Khánh sẽ mở 03 khóa tu cho các em thanh thiếu niên, mỗi khóa trong thời gian từ 3- 6 ngày.

Lịch trình các khóa:

Khóa học
Lứa tuổi
Thời gian
Khai giảng
Bế giảng
Chỉ tiêu
Khóa 1
Từ 7-11 tuổi
3 ngày
5/6
7/6
300 người
Khóa 2
Từ 12-17 tuổi
3 ngày
12/6
14/6
300 người
Khóa 3
Từ 12-17 tuổi
6 ngày
16/6
21/6
300 người
Khóa 3
Trên 18 tuổi
6 ngày
23/6
28/6
300 người

Đối tượng tham gia: tất cả các em học sinh, sinh viên trên 7 tuổi đều có thể tham dự, không phân biệt tôn giáo. Tuy nhiên do điều kiện vật chất ở chùa có giới hạn nên tạm thời chưa nhận những trường hợp bệnh tật không thể tự chăm sóc được bản thân.

Kinh phí: Phụ huynh tự phát tâm đóng góp kinh phí khóa tu cho Ban Tổ Chức tùy theo điều kiện gia đình. Ban tổ chức sẽ dành toàn bộ chi phí mà phụ huynh phát tâm chi phí cho chương trình của các con. Số tiền quý phụ huynh đóng góp nếu thừa sẽ cúng dường vào chùa nơi các con tu tập, nếu thiếu ban tổ chức sẽ bù vào để tổ chức cho các con một chuyến đi hoàn mãn.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

A/ Đối với Thanh thiếu niên (chưa có CMND) hồ sơ gồm có:

1. Đơn đăng ký khóa tu mùa hè (theo mẫu của Tâm Việt) do cha hoặc mẹ, hoặc người bảo hộ đăng ký
2. Giấy Khai sinh
B/ Đối với thanh niên (từ 18 tuổi trở lên) hồ sơ gồm có:

1. Đơn đăng ký khóa tu mùa hè
2. Bản sao CMND
Lưu ý: Thiền sinh tham dự khóa tu mùa hè tại chùa Hưng Khánh cần mang theo những đồ dùng sau đây:

1. Đồ dùng cá nhân: ca nước, bàn chải đánh răng, khăn (tắm và lau mặt)
2. 02 bộ quần áo lam kiểu nhà chùa (Phụ huynh tự mua cho phù hợp với từng con)
3. Áo tràng Lam (Phụ huynh tự mua).
Phương tiện đi lại: Tâm Việt có tổ chức thuê xe đưa đón học sinh và phụ huynh học sinh từ Hà Nội về chùa Hưng Khánh tu học.
 
Hotline: 098 906 9119 (cô Lê Thị Vân Hải)

 
 
Yêu cầu:
1. Phụ huynh điền đủ thông tin vào phiếu đăng ký, ký tươi chụp lại ảnh gửi lại mail cho Tâm Việt:hailtv@tamviet.edu.vn (Lê Thị Vân Hải)
2. Hạn cuối cùng 23.5.2015
Sau ngày 23.5.2015 Tâm Việt sẽ thông báo đến phụ huynh con nào vào lớp nào để phụ huynh tiện theo dõi.
PHIẾU ĐĂNG KÝ KHOÁ TU MÙA HÈ
Kính gửi: Ban tổ chức khoá tu mùa hè Chùa Hưng Khánh.

Phụ huynh học sinh: …………………………………………….

Điện thoại:...............................................................

Ngày sinh: ………………… Nơi sinh: ...

CMND số: …………………Cấp ngày: …../…../……..Tại: ...................................................................................

Hộ khẩu thường trú: ...

...

Là phụ huynh của cháu: ………………………………. Pháp danh:........................................................................

Ngày sinh: …………………Nơi sinh: ...

Học sinh lớp: ………………Trường:...

Xin đăng ký cho cháu:. ...

được theo học khoá tu mùa hè. Khoá năm 2015

Với tấm lòng mong muốn cho các cháu tu dưỡng đạo đức để sau này trở thành người tốt cho gia đình và xã hội.

Chúng con xin cam kết :

1- Nghiêm túc chấp hành nội quy gửi con theo học tại Chùa.
2- Không gây khó khăn cho Chùa, nếu có rủi ro xảy ra tai nạn ngoài ý muốn hoặc do sự nghịch ngợm của cháu.
Kính xin Ban Tổ Chức Khoá Tu từ bi chấp thuận cho cháu được tham dự khoá tu mùa hè tại Chùa Hưng Khánh, Mỹ Đức, Hà Nội.

Hà nội, ngày …… tháng …… năm 2015
Kính đơn

 
NỘI QUY
Khoá tu mùa hè của Thanh Thiếu Niên
Để đảm bảo cho sự tu học có kết quả tốt. Yêu cầu các bạn Thanh Thiếu Niên đến tham dự khoá tu tạiChùa Hưng Khánh phải nghiêm túc chấp hành những quy định sau đây:
1. Không được sử dụng điện thoại di động, giữ tiền bạc riêng và các vật dụng không được phép sử dụng như: dao, kéo, côn gậy, kim chích...
2. Không được hút thuốc lá, uống rượu bia và những chất kích thích gây nghiện.
3. Không được mang thức ăn về phòng, chỉ được ăn tại nhà ăn (Trai đường).
4. Không được ra ngoài khu vực Chùa đã quy định. Trường hợp đặc biệt phải xin phép Thầy Quản Chúng.
5. Giờ sám hối, toạ thiền, học tập, chấp tác, tiểu thực, thọ trai không được đi trễ và vắng mặt..
6. Không được la hét, lớn tiếng gây ồn ào, tranh cãi lẫn nhau làm mất sự thanh tịnh, hoà hợp trong Thiền môn.
7. Nam - nữ không được ngồi nói chuyện, tiếp xúc riêng, nếu có việc cần trao đổi thì phải xin phép ban tổ chức và phải đi từ 2 người trở lên.
8. Khi sử dụng đồ dùng của các bạn phải hỏi mượn, không được tự ý lấy. Giờ chỉ tịnh nếu không ngủ thì nằm im tại chỗ, không được đi ra ngoài.
9. Phải tiết kiệm và giữ gìn tài sản của Tam Bảo, không bẻ hoa, hái trái, cây cảnh.
10. Tắm giặt vệ sinh phải đúng nơi quy định. Đi vệ sinh xong phải dội cầu sạch sẽ và phải tiết kiệm nước.
11. Sáng, trưa sau khi ngủ dậy phải xếp chăn màn gọn gàng, để ngay hàng thẳng lối.
12. Mượn những vật dụng của Chùa trước khi ra về phải trả lại đầy đủ. Nếu mất phải bồi thường để cho người sau mượn dùng.
13. Các em chấp hành nội quy tốt sẽ được tuyên dương trước đại chúng.
14. Nếu em nào vi phạm những điều quy định tại điều 2, 4, 6, 8 sẽ bị gửi trả về gia đình ngay trong ngày vi phạm.
15. Nếu em nào vi phạm những điều quy định trên (ngoại trừ điều 2, 4, 6, 8):
a. Lần thứ nhất nhắc nhở riêng.
b. Lần thứ 2 nhắc nhở trước đại chúng.
c. Lần thứ 3 sám hối trước đại chúng.
d. Lần thứ 4 trả về gia đình.
Cam kết của cháu và gia đình.
(hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Chùa)
CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC KHÓA TU MÙA HÈ 2015
Tại Chùa Hưng Khánh, Mỹ Đức, Hà nội
v 4h30: Báo thức.
v 5h00 - 5h30: Khóa lễ buổi sáng, Tập Thể dục- lắng nghe câu chuyện đầu ngày.
v 6h00 - 6 h30: Dùng điểm tâm theo gia đình.
v 7h00 - 8 h15: Pháp thoại theo chủ đề.
v 8h45 - 9 h45: Vấn Đáp.
( Xoay quanh chủ đề giảng sư đã trình bày)
v 10h00 - 10 h30: Sinh hoạt vui chơi. (Gia Đình nhỏ- Hạnh Phúc to)
v 11h00 - 11 h45: Ăn cơm trong chánh niệm.
v 12h00 – 13h30: Nghỉ trưa.
v 14h00 - 16 h00: Thiền tọa, niệm Phật & sinh hoạt vui chơi. (Tham gia các trò chơi theo chủ đề)
v 16h00 - 17 h30: Tắm giặt.
v 18h00 - 18 h30: Ăn cơm.
v 19h00 - 20 h00: Thời kinh Tịnh Độ.
Tụng kinh Vu Lan (Kinh báo hiếu), Kinh Phúc Đức…
v 20h15 - 20 h30: Tịnh tọa
v 21h00: Ngủ trong tỉnh giác
Đến với Khóa tu mùa hè 2015 các con cũng sẽ được tham gia và trải nghiệm:
1. Được quý Thầy hướng dẫn một số oai nghi cần thiết của người Phật tử khi đến chùa: Chắp tay, xá chào, Lễ lạy, Cúng quá đường…
2. Tham gia đêm Hoa Đăng nguyện mong cha mẹ sức khỏe, an lành. Cũng như viết thư gửi nỗi nhớ tới Cha Mẹ.
3. Chương trình Tu học vui chơi: Rung Chuông Chùa…
4. Chương trình Văn nghệ:
Nguồn:  Tâm Việt
Bài đã đăng:
Học kỳ Quân đội Tâm Việt 2015
Học kỳ Kỹ năng sinh tồn Tâm Việt hè 2013
Chương trình đào tạo KỸ NĂNG SINH TỒN - HÈ 2012
Chương trình đào tạo "HỌC KỲ KỸ NĂNG TÂM VIỆT" - Hè 2012
Chương trình đào tạo "KỸ NĂNG SỐNG DÀNH CHO TRẺ EM" - Hè 2012
Giao lưu kỹ năng sống với chủ đề “Con là người xuất sắc” với con em cán bộ ngân hàng Maritime Bank
Cập nhật hình ảnh chương trình đào tạo "Kỹ năng sinh tồn" - Khóa 02
© Bản quyền 2007 - 2015 của Tâm Việt Group
Trụ sở: 347 Đội Cấn, Ba Đình, Hà N
(Nguồn: http://tamviet.edu.vn/Desktop.aspx/Content/Ky-nang-song-tre-em/Khoa_Tu_mua_he_2015_tai_chua_Hung_Khanh_My_Duc_Ha_Noi/)
 
 
 
 
 
Chương trình trại hè-Học kỹ năng sống
 
7 NGÀY SỐNG Ý NGHĨA
Tháng Năm 13, 2015 Administrator 7 Ngày Sống Ý Nghĩa
Làm thế nào để con bạn sống tự lập và có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống?

Làm thế nào để con bạn thực sự biết quý trọng cuộc sống?

3- 7 ngày sống ý nghĩa

Thời gian: Khóa 1 (2- 8/6), Khóa 2 (8-14/6), Khóa 3 (14 – 20/6), Khóa 4 (20 – 26/6), Khóa 5 (26/6-2/7), Khóa 6 (2/7 – 8/7)

Địa điểm: Khu biệt thự Quang Minh – Sóc Sơn – Hà Nội

Học phí: 4,500, 000 VNĐ/học sinh.

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1: SỐNG TỰ LẬP

Cuộc sống ngày càng phát triển và sự quan tâm của bố mẹ dành cho các con ngày càng nhiều, không những về vật chất mà còn cả về tinh thần. Thế nhưng, đôi khi những sự quan tâm quá của phụ huynh dành cho các con cũng ảnh hưởng không tốt đến các con, làm cho các con có thói quen ỉ lại vào những người khác, không phát huy được tính sáng tạo và chính kiến của mình. Chính vì thế, trong ngày 1 này các Chuyên gia sẽ cố gắng để xây dựng cho con tính tự lập và đặt dấu son cho sự trưởng thành của con.

 

THỜI GIAN
NỘI DUNG
KẾT QUẢ
HÌNH ẢNH
7h30-9h30
-Khởi động-Khởi hành + game trên xe.
-HV làm quen với nhau và hiểu đươc mục đích của khóa học
9h30-11h
- Nghỉ ngơi, nhận phòng, quân tư trang, đồ dùng cá nhân.
-Học viên học cách quản lý, sắp xếp gọn gang
11h30-14h00
Ăn trưa + Nghỉ trưa
Xây dựng thói quen ăn uống thanh lịch
14h00-15h
TÁC PHONG HỌC VIÊN-Hướng dẫn cách gập chăn màn, gập quần áo, cách dọn dẹp.
-Xây dựng tính kỉ luật, cẩn thận và giúp đỡ trong đời sống cá nhân
15h-16h
-Xây dựng văn hóa  HỌC VIÊN: hết mình, kỉ luật, giúp đỡ.
- Xây dựng những thói quen tích cực, hết mình.
16h-17h30
Game Teambuilding:GIAN NAN THỬ LÒNG CAN ĐẢM
-Hiểu được tầm quan trọng của việc gắn kết, làm việc và học tập cùng bạn bè.
17h30-18h15
Tắm giặt + vệ sinh cá nhân
Xây dựng thói quen vệ sinh
19h15-21h
Xây dựng đội nhóm vô địch
Ngày 2: SỐNG KIÊN CƯỜNG

Với mục đích giúp các con kiên trì theo đuổi mục tiêu, quyết tâm không bỏ cuộc, các hoạt động được thiết kế dựa trên việc đưa ra các tình huống khó khăn để cùng tìm ra cách giải quyết. ABA sẽ chia sẻ kỹ năng sinh tồn và xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm cho các con.

 

THỜI GIAN
NỘI DUNG
KẾT QUẢ
 
7h – 7h30
Chuẩn bị quân trang và kỹ năng phòng vệ
Chuẩn bị trước chuyến đi vất vả, gian nan
8h-9h
Kỹ năng băng bó vết thương
Phát huy khả năng bảo vệ bản thân và những người xung quanh
9h – 9h30
Game: Thực hành kỹ năng băng bó vết thương
Thực hành những kỹ năng vừa học được và áp dụng thực tế

2


  Thưa các anh em cu thủ thân mến,

               Chuyên mục 'Góc trà đá cu gáy' mới được khai trương  :d, hôm nay MT xin góp vui với các bác về một cuốn sách vô cùng hấp dẫn. Nghe thấy sách chắc là nhiều bác cảm thấy chán ngắt rồi vì quá bận rộn với bao công việc gia đình và xã hội, và vì đọc sách thì chẳng thích như ngồi ngắm cu gáy tẹo nào  :d. MT cũng vậy, từ hồi chuyển sang nuôi cu gáy thì cũng không còn nhiều thời gian rảnh để mà đọc những cuốn sách có độ dài trên 50 trang. Thế nhưng những cuốn nghe như kể chuyện thì rất hay, những cuốn như 'Đắc Nhân Tâm' thì chắc là hàng triệu người đã từng đọc rồi.

  Chiều qua trong lúc buôn dưa lê với các anh chị giáo viên ở phòng nước, MT đã được nghe giới thiệu về cuốn sách 'Đàn ông đến từ Sao Hỏa- Đàn bà đến từ Sao Kim' được dịch ra Tiếng Việt rồi, và những người đọc nó thì vô cùng tấm tắc khen ngợi. Vì sao vậy? MT không cần phải viết giới thiệu dài dòng nữa, mà xin trích dẫn một số dòng trong trang đầu của cuốn sách:


Bạn có thể click hoặc copy đường dẫn tới link này bên dưới:
http://download2.rada.vn/data/file/2014/Thang08/12/dan_ong_den_tu_sao_hoa_dan_ba_den_tu_sao_kim.pdf

(Men are from Mars, women are from Venus)

                 MỤCLỤC
Lời cảmơn
Lời giới thiệu lần xuất bản bìa mềm
Lời giới thiệu

1. Đàn ông đến từ Sao Hỏa Đàn bà đến từ Sao
Kim
2. Ngài giải quyết và Ủy ban cải thiện gia đình
3. Đàn ông giữ kín những bí mật trong khi phụ nữ
rất thích bày tỏ
4. Làmthế nào để động viên người khác giới
5. Bất đồng ngôn ngữ
6. Đàn ông giống như dây cao su
7. Phụ nữ giống như những con sóng
8. Khám phá những nhu cầu tình cảm khác nhau
của chúng ta
9. Làmthế nào để tránh những bất đồng
10. Dành được thiện cảmtừ người khác phái
11. Làm thế nào để giãi bày những cảm xúc khó
nói
12. Làm thế nào để đề nghị và đón nhận sự giúp
đỡ
13. Gìn giữ sự kỳ diệu của tình yêu


Cuốn sách này thực sự đã giúp đỡ được hàng triệu độc giả, trong đó có chính tôi. Nó cũng sẽ giúp bạn. Không có sự sáng suốt mới mẻ này, tôi không nghĩ rằng mình sẽ có được cuộc hôn nhân hạnh phúc hômnay hoặclà một ngườicha giàu đức hy sinh đến vậy đối với các con tôi. Những vấn đề đã làm cho tôi tức điên người cách đây hai mươi năm trong quan hệ với vợ mình, Bonnie, cũng thường xảy ra ngày hômnay.


Sự khác biệt hômnay là tôi đã khoan dung, biếtchấp nhận, và thấu hiểu hơn. Tôicó thể hiểu được những lời và phản ứng của vợ tôi đúng hơn và tôi biết rõ hơn làmthế nào để đáp lại cô ấy. Tôi có thể là một chuyên gia về sự giao tiếp và những khác biệt về giớitính, nhưngBonnie vàcáccon gáitôithì vẫn là những bíẩn đối với tôi. Dù sao đichăng nữa, cuốn sách này có thể giúp chúng ta thêmkhoan dung và biết thathứ khi người nào đó không đáp lại theo đúng cách mà chúng ta mong đợi. May mắn thay, sự hoàn hảo không phải là một đòi hỏi bắt buộc để tạo ranhữngmối quan hệtuyệt vời.

Sự sáng suốt về giới tính giúp chúng ta thêmkhoan dung và biết tha thứ khi người nào đó không đáp lại theo đúng cáchmà chúng ta mong đợi.
Với những áp lực ngày càng gia tăng trong công việc và sự mong đợicao hơn, kéo dài hơn vềsự lãngmạn ở nhà, các mối quan hệ ngày nay đang thách thức hầu như tấtcả mọi người. Hiểu biết tốt hơn về việc người bạn đờicủa bạn xuất phát từ đâu chắc chắn sẽ làmmối quan hệ của các bạn dễ dàng hơn. Sự khoan dung gia tăng đối với những người khác biệt giữa các bạn không có nghĩa là chấp nhận thụ động một mối quan hệ đầy những vấn đề hay không có cảm xúc nồng nàn. Thay vào đó, sự thích ứng lànhmạnh này được dựa trên sự sáng suốt thực sự, nó sẽ giúp chúng ta hiểu người bạn đờicủa chúng ta hơn và đáp lại họ theo cách đầy tình yêu thương hơn và gợicảmứng tốt nhất đối với họ.


Bạn không thể và cũng không nên cố thay đổi người bạn đời của mình. Đó là vấn đề của chính họ. Vấn đề của bạn là thay đổi cách giao tiếp, phản ứng để đáp lại người bạn đờicủa bạn.

 Với sự sáng suốt mới mẻ này, bạn đã có được thêmsự thông thái và sức mạnh để thay đổicách tiếp cận của bạn. Nhờ giao tiếp tốt hơn, bạn
có thể đemlạisự trợ giúp mà bạn đang tìmkiếmmột cách có hiệu quả hơn và đáp lại, bạn sẽ thành công hơn trong việc nhận được sự
trợ giúp mà bạnmuốn.

Với sự sáng suốt mới mẻ này, bạn đã có được thêm sự thông thái và sức mạnh để thay đổicách tiếp cận của bạn hơn là tìmkiếmsự thay đổicủa người bạn đời.Một vài người dùng sai những khái niệmtrong cuốn sách này. Họ dùng những ví dụ và những lời giải thích để bào chữa về việc không tạo ra những thay đổi quan trọng nhằm giúp cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, tôi chỉ ra rằng đàn ông thường cần "vào hang"của họ đểthư giãn nghỉ ngơi trong ngày. Tuy nhiên, điều này không thể bào chữa cho việc bạn cứ ở lì trong hang suốt ngày. Mặt khác, tôicũng chỉ ra rằng phụ nữ nóichung có nhu cầu lớn hơn trong việc chia sẻ những cảmgiác của mình như là một cách để đương đầu vớisự căng thẳng tinh thần.
 Điều này không có nghĩa là phụ nữ có thểcứ liên tục haymong đợi người đàn ông dừng lại lắng nghe bất cứ cái gìcô ta muốn nói hay bất cứ khi nào cô ấy cảmthấy thích làmđiều đó.

Thậmchí ngay cả sự sáng suốt cũng có thể bị dùng sai. Nhưng nếu bạn đang tìmcách dùng những sự sáng suốt này để hiểu người bạn đờicủa mình tốt hơn, để tôn trọng người khác theo cáchmà họ coi là quan trọng và bộc lộ những nhu cầu của chính bạn theo cách mà họ có thể hiểu được, thì như vậy, cuốn sách này đã có hiệu quả đối với bạn rồi.

Nếu bạn đang tìm cách dùng sự sáng suốt này để tôn trọng người khác theo cách mà họ coi là quan trọng thì như vậy,cuốn sách này đã có hiệu quả đối với bạn rồi.

..........................

Nào chúng ta cùng đọc và chia sẻ với nhau nhé, cuốn  này dùng chủ yếu cho cánh đàn ông đó  :d.

Hy vọng đọc xong, các bác sẽ được bà xã ủng hộ nhiều hơn nữa trong mọi vấn đề của cuộc sống, kể cả việc cùng chăm sóc và dọn vệ sinh cu gáy giúp các bác nữa  :d :d :d

(MT đã post đường link để tải về máy, và gửi kèm theo bài này để anh em tiện theo dõi nhé)

3
lồng và phụ kiện / Trại tập trung mới nhà MT :)-
« vào lúc: 24/09/2014 07:10:06PM »

 Thưa các bác cu thủ thân mến,

        Sau mấy tháng ròng rã, công việc sửa sang một phần nhà cửa MT đã dần hoàn thiện. Và cũng đến lúc này MT cũng mới có thời gian chú ý nhiều hơn đến  nơi ăn chốn ở của cu gáy trong nhà  :d. Đã vào năm học, không còn nhiều thời gian chạy marathon mỗi sáng xách các lồng cu gáy lên sân thượng phơi, và lại cất vào lúc chiều tối  :d Những hôm có cơn mưa chợt đến thì cả nhà lại điện thoại nháo nhác giục nhau lên cất cu gáy vào nhà  :   :d

Trong đợt MT đi công tác vừa rồi, 2 bà mẹ ở nhà không còn sức mang vác các lồng cu mỗi ngày,  đã tự đi mua nguyên liệu là lưới, bạt che, và tận dụng các thanh sắt, inoc còn lại sau quá trình xây dựng, để làm sào treo và quây lưới xung quanh cho đàn cu gáy ở lan can trên sân thượng. Niềm vui chưa được bao lâu thì mấy trận mưa to do ảnh hưởng của bão ập đến làm cho mái nhựa thông minh bị sứt nút thép buộc, và nước mưa lại tuôn rơi tuôn rơi... :d :d các lồng cu gáy trở nên nặng trĩu vì nước mưa.

Thế là hôm rồi, bà ngoại nhà MT quyết tâm gọi thợ inoc vào quây cái gầm cầu thang trên sân thượng lại, có nẹp nhôm và lưới mắt cáo đàng hoàng, làm chưa xong thì trời đã tối, thế là MT lại lội nước mưa đi mua thêm bóng đèn cho thợ làm, và giờ đây chỉ cần mất chưa đầy 10 phút mỗi sáng để mở Trại tập trung và mang cu gáy ra ngooài treo, tối lại tập kết vào một nơi rất thuận tiện  :d, xin chia sẻ với các bác vài hình ảnh về chỗ treo và trại tập trung cu gáy mới nhà MT:

- Đây là chỗ treo cu gáy hàng ngày






- Và đây là trại tập trung mới dưới gầm cầu thang sân thượng







4
Tượng gỗ - Gỗ lũa / Tượng Phật và ghế sofa chạm trổ
« vào lúc: 17/08/2014 08:33:39AM »
 MT mới chụp được 1 tượng Phật bằng gỗ khá đẹp, và bộ ghế so fa chạm trổ cầu kỳ ở Sơn Đông (quê hương của Võ Tòng), mời các bác xem nhé :





Bộ ghế so fa chạm trổ:

1-




2-



3-



4-


5-


6- Ghế nhỏ




7- Tranh gỗ liền một khối




5
Tâm sự- Nhật ký / Du lịch qua ảnh- Thượng Hải-Bắc Kinh
« vào lúc: 16/08/2014 07:47:50AM »
 
Tuần này, MT tranh thủ bám càng làm một chuyến sang Thượng Hải- Bắc Kinh du ngoạn. Mặc dù trong thời điểm hiện nay, quan hệ giữa 2 nước không được tốt đẹp lắm, nhưng từ ngày xem phim 'Chuyện tình Thượng Hải' trên TV đến giờ, MT luôn mong muốn có dịp được sang ngắm cảnh tại một trong những thành phố thương mại lớn nhất thế giới này.

Mời các bác du lịch qua những tấm ảnh MT tự chụp nhé:

Phố mua sắm:

1-   

2-   

3-   

Khu phố Tây:


1-   

2-   

6
Tâm sự- Nhật ký / Dạy con có hiếu với cha mẹ !
« vào lúc: 17/07/2014 12:19:16PM »
                                                                           Dạy con có hiếu với Cha Mẹ

Thưa các anh em cu thủ thân mến,

Cũng chỉ còn có hơn 2 tuần nữa là Mùa Lễ Vu Lan năm Giáp Ngọ lại tới rồi, Mùa Lễ Vu Lan- Lễ Báo Hiếu với cha mẹ ngày càng được nhiều gia đình để tâm tới. Tất nhiên không chỉ vào dịp này con cái nên ngoan ngoãn hiếu thảo với cha mẹ mà điều đó nên được thực hiện vào các ngày trong năm.

Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều phụ huynh than phiền với nhau rằng con mình ngày càng trở nên quá bạo dạn trong cuộc sống, không biết ngại ngần là gì, rồi con quá ích kỷ, không biết chia sẻ đồ dùng của mình với anh chị em trong nhà và bạn bè xung quanh, rồi con hãy dỗi, hoặc quá nóng tính, thế nên khái niệm ‘có hiếu với cha mẹ’ ngày càng trở nên xa vời trong cuộc sống đầy đủ vật chất và tiện nghi nhưng đầy gấp gáp này, hoặc có thiếu thốn một chút thì cũng được bố mẹ nhường hết phần ngon nhưng không cảm nhận được tình thương yêu của bố mẹ, cứ nghiễm nhiên tận hưởng.

Mấy năm gần đây, một số gia đình ở Hà Nội cứ đến hè là lại gửi con lên Thiền Viện Trúc Lâm tham dự khóa học tu, không phải là học để tu làm sư làm thầy, mà là được học về giáo lý làm người, làm con vv, hoặc là vào một doanh trại bộ đội để được rèn luyện nề nếp kỷ luật như trường Thiếu sinh quân ngày xưa. Nhược điểmcủa những khóa này là kéo dài nhiều thời gian và mất cũng khá nhiều phí.

Sáng nay sau cuộc nói chuyện với một cô học trò, đồng thời cũng là cô giáo dạy nhạc, MT đã được biết tới một khóa học dạy con có hiếu với Cha Mẹ được thực hiện ngay tại một ngôi chùa cách Hà Nội không xa lắm. Khóa học này chỉ diễn ra trong 5 ngày, và hoàn toàn miễn phí, được diễn ra tại CHÙA YÊN PHÚ, ở Thanh Trì, Hà Nội. Khóa học có tên KHÓA TU-SÁNG ĐẠO TRONG ĐỜI, vừa kết thúc vào ngày hôm qua, năm nay thu hút được hơn 500 bạn trẻ tham gia (xem ảnh). Nội dung về khóa học này có đăng trên trang báo của Hội Phật Giáo. Nhưng những thông tin bên trong thì cô học trò của MT kể thế này:

Các bé, các bạn trẻ được bố mẹ gửi vào tham gia khóa học trong 5 ngày. Sáng nào các em cũng phải thức dạy từ 4h30, học tụng kinh, nghe giảng về giáo lý, đặc biệt là khi nghe giảng về đạo hiếu, nhiều em khóc òa lên nói là nhớ mẹ  =((. Rồi các em được dạy cách chăm sóc bản thân, cách giặt quần áo vv, nói tóm lại là những kỹ năng sống cần thiết; đến giờ nghỉ thì có nhiều hoạt động vui chơi, văn nghệ, ví dụ như trò chơi ‘Đuổi hình bắt chữ’, ‘Rung chuông Chùa’ vv, đến bữa các em cũng ăn cơm chay tập thể. Hỗ trợ các Sư Thầy có mấy chục cô tình nguyện viên, mỗi cô phụ trách chăm sóc và quản lý hơn 10 em, và cô học trò của MT là một trong số các tình nguyện viên và Ban Tổ Chức khóa học.

Mặc dù khóa học chỉ kéo dài có 5 ngày nhưng nhiều em được nhận xét là tính cách mềm mại và thuần hơn. Có nhiều em cũng tham gia khóa học này nhiều hơn một lần.

Sau khi nghe cô học trò kể chuyện, và đọc tham khảo các bài báo về khóa học này, MT cứ tiếc hùi hụi vì đã không nắm được thông tin sớm hơn để cho cu non tham dự khóa học. Năm sau nhất định cu non sẽ được lên đó để được các Thầy dạy dỗ, và biết ứng xử như bố mẹ mong muốn, và MT sẽ kể chuyện cho các bác nghe sau.

Vài hình ảnh về khóa học mời các bác tham khảo.









7
                                                                                         ẤM TÌNH THƯƠNG

Từ  nhỏ tới giờ, MT thường cảm thấy day dứt nhiều hơn trước các con vật bị ngược đãi hoặc bị bỏ hoang, chứ không nghĩ ngợi nhiều về con người, ‘vốn có thể ăn hầu hết các loài động vật khác’  :d_. Đi Công Viên Thủ Lệ về lần nào cũng thấy chạnh lòng trước cảnh các động vật gầy rơ xương, đói ăn rệu rã.

Ngay cả thời là sinh viên trường Ngoại ngữ, trong giờ học kỹ năng Nói Tiếng Anh, khi bốc phải câu hỏi: ‘Sau này bạn mơ ước sẽ làm gì?’ . MT đã dõng dạc trả lời trước cả lớp: ‘Mình mơ ước sẽ mở được trang trại thu gom động vật bị bỏ hoang’.

Các bạn liền hỏi lại: ‘Sao không chăm sóc người mà lại chăm sóc động vật?’
-‘Vì đã có quá nhiều tổ chức chăm sóc làm từ thiện với con người rồi, còn các động vật kém phát triển hơn thì chưa có nhiều tổ chức để ý tới’.
……………………..
Thế nhưng, sáng Chủ nhật vừa rồi, sau khi ra dợt cu gáy với anh em được một lát, ngồi chưa ấm chỗ thì cô em họ gọi điện báo tới tận nhà đón đi làm từ thiện. Dù trong năm vẫn luôn có đóng góp cho các hội một cách gián tiếp, dù hơi gấp gáp nhưng tranh thủ được tuần không có lớp học, MT vôi thu xếp ngay. Qùa ra mắt của MT dành cho các bé là 40 gói bim bim to.

Xin chia sẻ với các ACE một số bức hình buổi đến gặp mặt của MT hôm đó:

Đây là hình ảnh nhóm làm từ thiện đang thổi bóng bay phát cho các trẻ em Khoa Nhi- Viện Châm Cứu Trung Ương đặt tại Phố Thái Thịnh-Hà Nội.



ảnh 008


ảnh 013

Vì chỉ có mỗi cái bơm bóng nên một anh ra sức bơm, còn chị áo đen thì ra sức vặn bóng hình que phát cho các bé. Người nhà cầm bóng chờ đến lượt được bơm đứng vòng trong vòng ngoài. MT tự nhủ hôm sau phải phóng lên Hàng Mã mua thêm ngay cái bơm bóng. Nhìn các bé háo hức với bóng bay rất thương.

Trong khi chờ đến lúc múc cháo phát miễn phí cho các bé, MT tranh thủ chụp vài tấm hình các bé ở đây.


 ẢNH 010

Bệnh nhi ở đây đa số đều mắc chứng bệnh BẠI NÃO. Triệu chứng là người các bé cứ mềm oặt ra, đầu không dựng thẳng được, suốt ngày phải có người nhà bế trên tay, nhiều bé trí tuệ còn không phát triển.


Anh 019
Lại một em bé bị bệnh BẠI NÃO nữa. Lúc bình thường mặt bé buồn thiu, đờ đẫn. Đến khi mẹ vỗ tay thì cười toe toét thật đáng yêu.



Ảnh 022

Đây là em bé của một bà mẹ người Yên Bái. Có lẽ người mẹ này là dân tộc Thái, vốn theo phong tục khi kết hôn thì tóc búi cao.


ẢNH 014
Trong khi đó số người xuống ngồi chờ đến lúc lấy cháo ngày càng đông.


Ảnh 028

Việc tổ chức nấu cháo được thực hiện tại nhà một tình nguyện viên mở trường mầm non tư thục tại nhà, được cấp phép nấu cháo cho trẻ em mầm non theo quy định Vệ sinh an toàn thực phẩm, đặt tại đường Lạc Long Quân, cách Bệnh Viện châm cứu mười mấy km. 6h30 sáng là lúc các tình nguyện viên bắt đầu nấu cháo bằng những chiếc nồi rất to, vừa nấu vừa khuấy liên tục. Cháo ở đây có cả thịt và rau. Sau khi nấu xong, cháo được trút vào các thùng nhựa cách nhiệt rất to….

Đúng 10h30 phút,  3 thùng cháo đã được chở đến tầng 3 của Bệnh viện. Đội tình nguyện nhanh chóng triển khai đội hình, các cô tình nguyện viên gấp rút phân chia công việc: người múc cháo, người thu phiếu, người phát bim bim, người thì mang cháo về phòng bệnh nhi nếu nhiều suất quá. Vì là lính mới nên MT chưa được phân công múc cháo, mà chỉ đứng sớ rớ xung quanh học việc dù già hơn các em tình nguyện viên đến mấy lần  :d.




Anh 031


Ảnh 030

Đây là tấm tích-kê nhóm tình nguyện phát cho các bệnh nhi từ chiều thứ 7 hôm trước. Chủ nhật vừa rồi có 159 tích-kê được phát ra, và nhóm đã nấu tới gần 170 suất cháo.

Ảnh 036

Chưa đầy 30 phút sau, nhóm tình nguyện đã phát xong gần hết cháo, không còn bệnh nhi nào phải chờ đợi nữa. Vì đây là công việc thường trực, nên khi xếp hàng, một người thường lấy cháo cho cả phòng nên cháo hết rất nhanh.




Ảnh 033


Ảnh 035
Hình ảnh một em bé được mẹ bón cháo, cậu chàng đang khóc đòi mẹ phải bế đi ăn rong xuống dưới sân.

……………
Sơ lược về tổ chức ẤM TÌNH THƯƠNG:
Vì mới tham gia buổi đầu tiên, nên MT cũng mới chỉ nắm được một chút thông tin chính yếu về tổ chức này:

Tổ chức ẤM TÌNH THƯƠNG là một tổ chức do một nhóm tình nguyện viên lập nên, không thông qua bất cứ một cơ quan nào, để đảm bảo số tiền và quà tài trợ được phát trực tiếp đến tay bệnh nhi. Trụ sở gặp nhau của các tình nguyện viên và cũng là kho nhận quà đặt tại quán cà fe 198 Thái Thịnh.

Hoạt động chính: Tối thứ bảy các tình nguyện viên nấu xôi, rồi chia thành các nhóm đi phát cho người vô gia cư ở khu vực Phố Cổ,  hồ Hoàn Kiếm, chân Cầu Long Biên, phát quần áo, chăn chiếu cho họ, hỏi thăm tình hình sức khỏe vv. Các nhóm thường đi phát đồ ăn cho tới tận 1-2 giờ sáng, các tình nguyện viên nữ thường phải có các bạn nam đi kèm.

Sáng Chủ nhật: sẽ nấu cháo và tập kết phát cháo cho bệnh nhi tại Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ưong, chủ yếu là các tình nguyện viên nữ. Phát từ 10h đến 11h30 là kết thúc.
………..

Kết luận- Cảm nghĩ:

Nhìn các thiên thần cười rạng rỡ, trong lòng MT cũng cảm thấy xúc động quá. Các bé thật đáng thương. Hy vọng Bệnh viện sẽ châm cứu chữa khỏi cho các bé, trả các bé về với thế giới hạnh phúc. Hy vọng Ấm Tình Thương sẽ còn được nhiều người quan tâm hơn nữa. Giờ đây, vào mỗi sáng Chủ nhật, ngoài dạy học, đi dợt cu với anh em, MT còn có thêm một hoạt động mới nữa, để mỗi khi đi về trong lòng cảm thấy ấm áp hơn, thanh thản hơn.








8
Các thứ khác / Ký sự qua ảnh- Cam Pu Chia phiêu lưu ký
« vào lúc: 01/03/2014 05:10:48PM »

Ký Sự Qua Ảnh- Cam Pu Chia phiêu lưu ký

Nhóm MT bắt đầu hành trình vào sáng thứ 5, ngày 20 tháng 2 năm 2014. Mục đích của chuyến công tác lần này là tham dự Hội thảo về Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh- Campuchia do nhiều tổ chức tài trợ, trong đó có tổ chức Giáo dục Quốc Tế IDP. Mục đích của hội thảo là cung cấp thông tin cập nhật về các xu hướng nghiên cứu đương thời cho những ai quan tâm để chuẩn bị cho những bước nghiên cứu tiếp theo. Tại hội thảo này mỗi người đều chuẩn bị một đề tài để lên thuyết trình, có thể là một công trình nghiên cứu, một đề tài mà mình đã từng tham gia vv.


 



 

Đến Thủ đô Phnom Penh, sau buổi Hội thảo về Nghiên Cứu diễn ra vào ngày thứ hai, buổi chiều MT và một cô bạn cũ thời đại học rủ nhau đến Bảo tàng Quốc Gia- National Museum để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của Campuchia.





 





 










Trong bào tảng trưng bày rất nhiều tượng Phật, tượng Shiva, vv
 


Sau  khu Tượng là đến Khu Dệt may, dưới đây là một mẫu hoa văn tiêu biểu. Cô nhân viên coi bảo tàng đang chăm chú thêu một bức tranh thêu chữ thập giống như vẫn thường thấy ở Hà Nội.

 



Sau khi nghe cô hướng dẫn viên của Bảo tàng giới thiệu chi tiết về các vị thần khác nhau ở Campuchia, 2 đứa sung sướng ra tham quan khu vườn phía sau bảo tàng để chiêm ngưỡng kiến trúc ở đây.

 



 




 




Hình ảnh Chú Voi là hình ảnh thường trực tại các công trình kiến trúc ở Campuchia
 





9


  Hôm nay là ngày 27-2, ngày Thầy Thuốc Việt Nam. Trong không khí tưng bừng TRI ÂN THẦY THUỐC ở khắp các bệnh viện, xin gửi tới các anh em cu thủ, và phu nhân của các cu thủ đang là bác sĩ, y tá, hộ lý, hay đơn giản là đang công tác tại các bệnh viện lời chúc

                                           SỨC KHỎE- NHIỆT HUYẾT- TẬN TÂM
 
                                                THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
             
                                                                       :d

10
Những Người Sống Quanh Tôi

Chờ đến lúc được ngồi một mình tĩnh lặng, cảm xúc tràn về thì không biết đến bao giờ, tranh thủ lúc giờ giải lao, MT kể mấy dòng ký ức phục vụ các bác cho thêm phần phong phú  :d Chủ đề chính là Những Người Sống Quanh Tôi, những người mà MT đã quan sát, tiếp xúc và trò chuyện từ nhỏ tới giờ. Vì viết rất vội theo cảm xúc nên nhiều chỗ chưa được thật chau truốt…

1-   Thầy  Gáy Mồi

         Thầy Gáy mồi là một hình mẫu người đàn ông của gia đình  trong con mắt của mọi  người lúc bấy giờ. Vốn là một sĩ quan quân đội, chuyên ngành Toán học, Thầy người miền trong, nói giọng nhỏ nhẹ, Thầy luôn để lại ấn tượng nhẹ nhàng cho người tiếp xúc.

         Nhà Thầy Gáy mồi nằm ở dãy trên trong khu gia đình, xung quanh là hàng rào quả lạc tiên mà mỗi chiều về đứng chờ bố mẹ, lũ trẻ con thường nhấm nháp những quả xanh quả chín, cảm nhận cái mùi ngai ngái, hương vị thơm ngon của chúng và nghĩ về thế giới bí ẩn trong ngôi nhà bên trong chưa một lần được đặt chân tới. Vợ Thầy vốn là học trò của Thầy ngày xưa, cùng quê, cao lớn. Gia đình Thầy sinh được một anh con trai và một chị con gái, đều xinh xắn, học giỏi. Lũ trẻ gái bấy giờ rất ngưỡng mộ anh con trai có biệt danh ‘chim sẻ thối tai’ vì anh rất hay bị viêm tai.

      Cứ mỗi chiều đến, khi các gia đình chuẩn bị cơm nước xong, Thầy Gáy mồi lại ăn mặc chỉnh tề, quần áo sơ vin, khoác tay vợ đi dạo một vòng từ nhà xuống tận cuối khu gia đình, nơi có cái đầm nước trong vắt gió thổi lồng lộng. Vợ chồng Thầy đi dạo nhẹ nhàng, chầm chậm, vừa đi vừa trao đổi chuyện trò rất nhẹ nhàng, tình cảm. Chao ôi, trong khi các gia đình tất bật tắm rửa cho con cái, cho lợn gà tăng gia thêm ăn, nấu cơm rửa bát, hình ảnh vợ chồng Thầy đi dạo cứ in đậm trong tâm trí lũ trẻ, cái cảnh đó mới xa xỉ làm sao.


       Sau này, khi khu gia đình mở lớp luyện thi đại học cho con em cán bộ trong trường, Nấm cũng vào học lớp của Thầy. Vẫn phong cách thoải mái, giọng nói nhẹ nhàng, Thầy Gáy Mồi hiếm khi khoe kể về gia đình hay con cái của mình. Thầy có vẻ hợp luyện thi cho những học sinh giỏi nên lũ học sinh thi khối D như Nấm học khá vất vả. May thay phụ  huynh của Nấm cũng là dân chuyên Toán nên dần dà Nấm học tốt hơn, thích nhất là làm phần Đạo hàm, Nguyên hàm và Hình học Giải tích, ngày thi Đại học chỉ có Nấm và vài bạn được điểm 10 môn Toán.


       Mười năm trôi qua, vẫn giữ nguyên nếp sống giản dị ngày xưa, cứ mỗi chiều về vợ chồng Thầy Gáy Mồi lại khoác tay nhau chầm chậm di dạo quanh khu gia đình- giờ đã toàn nhà cao tầng bê tông chắc chắn. Có lúc Nấm bắt gặp hai vợ chồng Thầy đi chợ cùng nhau, trong lòng Nấm lại thấy cảm động. Nghe mọi người kể chuyện, Thầy Gáy Mồi còn nuôi dưỡng cả mẹ vợ mà không thấy than phiền một lời với bất kỳ người nào. Có một thời gian khoảng 2-3 năm, vợ Thầy gáy mồi là nhân viên văn thư cho bố của Nấm, những hôm vợ Thầy bị đau mắt, Thầy lại đi bộ gần 1km sang nhà gặp bố Nấm xin phép cho vợ nghỉ làm.

       Về sau gia đình Thầy quyết định để cô ở nhà, Thầy cũng xin nghỉ hưu sớm để chuyên về giảng dạy các lớp luyện thi. Hai con của Thầy giờ đã khôn lớn. Anh con trai tiếp bước truyền thống toán học của dòng họ Hà Huy, giờ đã là Tiến sĩ và làm ở Viện Toán, nhưng sau này chuyển sang giảng dạy ở Mỹ, lấy một cô vợ cũng rất xinh xắn và giỏi giang là học trò của bố. Còn chị con gái cũng có vẻ đẹp dịu dàng, cũng yên bề gia thất với người chồng cũng là Tiến sĩ nước ngoài.

       Hình ảnh gia đình Thầy Gáy Mồi luôn in đậm trong tâm trí Nấm. Nấm luôn ao ước mình cũng có một gia đình đầm ấm như vậy, cuộc sống giản dị, ngày lũ trẻ đi học, tối về mẹ ngồi chấm bài, bố dạy các con học, cùng chuyện trò, ca hát. Chao ôi, ước mơ vẫn hàng ngày được vun đắp, nhưng để xây dựng được một gia đình như vậy thật gian nan biết bao!    :-SS

Bài học rút ra từ câu chuyện trên: Gia đình và con cái là tài sản lớn nhất của mỗi người. Thà có một gia đình giản dị, êm ấm với những đứa trẻ ngoan học giỏi còn hơn là có nhiều kim ngân trong nhà nhưng không được bình an!

11
Các dòng cu khác / Những bí mật về các loài chim
« vào lúc: 11/12/2013 12:00:06PM »
Những bí mật về các loài chim

Nguồn: Vietnamnet.

Bạn có thể tự tin rằng minh biết tên rất nhiều loài chim khác nhau trên thế giới, tuy nhiên, nhưng vẫn có rất nhiều bí mật về chúng mà bạn chưa từng biết tới.
<>



Loài chim bay được nặng nhất là chim otit lớn (tên khoa học Otis tarda), sống ở đông bắc và nam châu Phi. Trọng lượng trung bình của chúng là 19- 20kg.
 





Loài chim không biết bay nhưng chạy nhanh nhất là đà điểu châu Phi. Tuy rất nặng nhưng có thể chạy với tốc độ 72 km/h.

 





Loài chim lặn được sâu nhất là chim cánh cụt hoàng đế, sống ở biển Ross, Nam Cực. Năm 1990, người ta gắn thiết bị đo vào chân một con chim cánh cụt và xác định được con chim này đã lặn sâu tới 483m.



 


Một số loài chim bay được ở cả dưới nước, như chim hải âu rụt cổ (Fratercula cirrhata). Chúng bay theo đúng nghĩa như khi bay trên không, vỗ cánh để chuyển động về phía trước và liệng lên xuống trong môi trường nước.



 


Trong số các loài chim, chim kiwi ở New Zealand, trứng đẻ ra to nhất so với thân hình chúng. Kiwi không có đuôi, không bay được, cánh ngắn ngủn, nhưng cơ bắp ở chân rất khỏe, móng vuốt sắc nên mỗi đêm chúng đi kiếm mồi vài kilomet. Loài chim này là biểu tượng của New Zealand, được vẽ trên quốc huy và tiền của nước này. Dù được bảo vệ nhưng số lượng giảm nhanh chóng, từ vài chục triệu con, sau 100 năm chỉ còn vài chục nghìn con kiwi.



 


Công có bộ lông đẹp nhất trong số các loài chim họ gà, nhưng giọng thì “không thương được”. Công lông xanh (pavo muticus) là biểu tượng của Myanmarr, công thường (pavo cristatus) là biểu tượng của Ấn Độ và Iran.

 




Cú Bắc cực hoặc cú trắng (Bubo scandiacus) là loài chim lớn nhất Bắc cực, chiều dài thân 55-65cm, sải cánh 150- 160cm, nặng 1,5 đến 2kg. Đây cũng là loài cú duy nhất có lông màu xanh da trời.



 


Vẹt amazon là loài chim bắt chước tiếng người rất giống. Bắt chước giỏi nhất là vẹt amazon đầu vàng. Nó có thể nói được thành câu vài chục từ. Có loài bắt chước tiếng chó sủa, mèo kêu, chim hót hoặc tiếng nổ của xe máy, tiếng rầm rì đều đều của máy hút bụi…
 





Сhim ưng săn (Falco peregrinu) là loài chim nhanh nhất trong thế giới động vật nói chung. Khi bay rượt theo con mồi, tốc độ của nó có thể đạt 322km/h hoặc 90m/s. Song đó là khi lao thẳng đứng. Còn bay ngang, nó bay chỉ nhanh bằng chim cắt.



 


Сhim chân dài nhất là hồng hạc (Phoenicopterus roseus). Tùy loài, chân dài  từ 1m đến 1,4 m. Chúng sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng có loài di trú.

 





Loài bồ nông lớn nhất là bồ nông lông đốm. Nó cao đến 180cm, sải cánh 3m. Xương rỗng và rất nhẹ, cả bộ xương chỉ chiếm 10% cân nặng, cho nên bồ nông không lặn được. Bồ nông nâu là ngoại lệ, nó lao xuống nước từ độ cao 20m với tốc độ rất cao.



 


Tính phàm ăn của những con chim kim tước (Bohemian Waxwing Bombycilla garrulus) nhỏ bé thật phi thường. Chúng có thể dùng mỏ bứt các quả mọng ra khỏi cành rồi nuốt chửng không ngưng nghỉ, hết cành này sang cành khác, hết cây này sang cây khác. Khối lượng chung của quả mọng chúng ăn hàng ngày gấp khối lượng của chính chúng vài ba lần.

 




Hải âu không nề hà gì uống nước biển mặn chát vì trong cơ thể của nó có những tuyến lọc muối thành nước ngọt để dùng.



 


Trên lãnh thổ của Nga có 6 loài chim cốc (Pygmy Cormorant Phalacrocorax), song chỉ 2 loài được đưa vào Sách đỏ. Hai loài lớn nhất sống tại Nga thì khá hiếm nhưng các loài kia sống ở châu Âu lai rất đông từ 650.000 đến 1,15 triệu con.


12


  Tình hình là nếu Thiên thời, địa lợi, nhân hoà  :d  thì mình sẽ được đi tham dự hội thảo về chuyên môn tại thủ đô Phnompenh- Campuchia sau Tết Âm lịch 2014. Năm ngoái 2 đồng nghiệp của mình đã sang đó theo tuyến HN-TP Hồ Chí Minh (máy bay), rồi từ đó bắt xe khách sang Siem Riep. Chơi ở Siem Riep rồi về Phnompenh báo cáo.

-Bác nào đã từng sang Campuchia cho mình hỏi thăm thời gian này đi xe khách sang Siem Riep có an toàn không? 2 đồng nghiệp của mình đi xe khách vì để ngắm cảnh ven đường, và cũng để dành dụm tiền sang kia đi ngắm cảnh  :d. Nếu không an toàn thì có thể bay sang Phnompenh.

- Mình nghe bạn mình nói là ở Nam Vang có chợ chim, không biết ở Siem Riep cũng có chợ chim hay không? Ở đó họ bán những loại chim nào?

Mình có 1 tháng để quyết định có đi hay không, nhờ các bác tư vấn với ạ  :d Nếu mà sắp xếp được vụ này thì sẽ kết hợp vào chơi với một số anh em cu thủ bạn bè  :d. Liệu có bác nào làm hoa tiêu giúp không nhỉ  8->

Xin cảm ơn các bác  :d

           

13
Mình lang thang trên mạng, tìm được bài viết này,  mời các bác cùng đọc. Bài viết công phu lắm, mới đăng ngày 23-10-2013

                                                                  Đệ nhất phong lưu những thú chơi gác cu, gà kiểng...

Nguồn: http://www.thegioitrongta.com/
 
Ở Sài Gòn, thú chơi chim, cây, hoa, cá kiểng… khá thịnh hành; tuy nhiên cái nghề nuôi gà kiểng hay gác cu xem chừng còn lạ lẫm với nhiều người. Vì mê thú phong lưu, có người sẵn sàng từ chối mức lương cả ngàn USD, vợ đẹp, con ngoan để về một vùng đất hẻo lánh, xa xôi gây dựng nên giống gà quý. Lại có người xem tập tính của gà như một triết lý sống để răn dạy con cái. Rồi có người mải miết suốt cuộc đời chỉ ham thích mỗi cái thú gác cu…

 

Bốn đời phong lưu một thú chơi


Trong một lần xuống Cà Mau, tôi được tiếp kiến ông Ba Thành, người được coi là truyền nhân của ông tổ nghề gác cu ở Cà Mau. Năm nay ông Thành đã hơn 80 tuổi, cả cuộc đời ông là một thiên truyện về cái nghề chơi này. Ông Ba Thành sống trong 1 ngôi nhà nhỏ ở TP. Cà Mau. Vây quanh nhà ông là gần 30 chiếc lồng cu thi nhau gáy. Mỗi ngày ông tiếp hàng chục lượt khách, chủ yếu là đệ tử, sư đệ đồng môn đến học hỏi kinh nghiệm. Ông Ba Thành kể nghề chơi này đối với gia đình ông mang tính gia truyền. Bắt đầu từ ông cố, truyền lại cho ông nội, rồi đến cha ông và truyền lại cho ông, tính đến nay đã 4 đời, cộng lại gần 200 năm chơi cu.
 
Ông Ba Thành nói, chính cái nghề chơi này đã đưa ông đến xứ Cà Mau, nơi tận cùng của đất nước rồi cắm rễ lại đây, chứ kỳ thực ông quê ở Sóc Trăng. Thân sinh ông học đến tú tài thời Pháp, lại giỏi cả Hán-Nôm và võ nghệ cao cường. Sinh thời ông dạy học ở đô thành Sóc Trăng, nhưng vì mê gác cu, bạn bè rủ rê, ông chấp nhận về Cà Mau sống, làm một ông giáo làng để thỏa chí chơi cu.
 
 Trong ký ức ông Ba Thành, hồi 9, 10 tuổi đầu đã lẽo đẽo đi theo cha học nghề gác cu, được ngồi nghe các bậc cha chú đàm luận về cái đạo của nghề chơi. Ông Ba Thành nói thời đó cái thú chơi này chỉ dành cho những bậc thượng lưu, nho nhã. Người chơi gác cu tâm hồn phải sáng, “thoát tục”, có được phong thái ung dung, tự tại thì mới dành hết tâm trí, niềm đam mê cho cuộc chơi, mới thưởng thức được cái hay, cái thú của phong lưu.
 
 

Theo ông Ba Thành, chim cu có ít nhất 7 giọng khác nhau được chia ra: sấm, đồng, thổ, đồng kim, đồng chuông, thổ thùng (sền), đồng thổ. Giọng nào cũng hay nhưng dân chơi chim thường chuộng con có giọng đồng thổ hơn vì là giọng dịu dàng nhất. Sách “Phong lưu cũ mới” của ông Vương Hồng Sển cho rằng: những con chim cu nào gáy được tiếng ba, tiếng bốn, tiếng năm mà dân trong nghề gọi là ba, bốn hay năm “cốt” tức: “Rục cu… cu… cu…” thì đó là chim bạc, chim vàng. Dân trong nghề thừa nhận chỉ cần 3 cốt thôi đã là chim quý, còn từ bốn, năm cốt thì quá hiếm.
 
 

 

Một con chim cu của ông Ba Thành ở Cà Mau có tuổi đời hơn 20 năm
 
Tuy nhiên chim quý phải được chứng minh bằng bản lĩnh và sự khôn ngoan nơi “trận mạc”. Ông Ba Thành bảo, con chim mồi tốt phải biết bo, kèm, dập tốt khi lâm trận. Nghĩa là nó phải khéo ăn, khéo nói, văn hay, chữ tốt, biết “xuất khẩu thành thơ” phun châu nhả ngọc, nói sao cho đối thủ phải hết đường chống đỡ, giận quá mất khôn mà lao vào cạm bẫy

Riêng về âm giọng của cu, cũng được chia ra nhiều loại, chim gáy có tiếng “thổ” có nghĩa là chất giọng trầm, ấm; chim gáy có tiếng “còi” tức giọng thanh, cao; nếu chất giọng nằm giữa 2 thứ gáy trên còn được gọi là tiếng “pha”.


Về hình thức, con cu nhìn phải đẹp, thân hình cân đối, lông màu sáng, đầu nhỏ, mắt bé, con ngươi đen nhiều, cườm dầy, quấn kín cổ, chân phải dài màu đỏ son, lông che kín xuống đầu gối. Đối với những chú chim như thế, có giá cả mấy chục triệu đồng.
 
 
Theo ông Thành, hiện tại ông đã qua tuổi bát tuần mà vẫn chưa có người con nào nối nghiệp để bước sang đời thứ năm của một gia đình phong lưu, nhưng ông già vẫn ung dung sở hữu gần 30 con cu mồi “chiến”. Tôi hỏi liệu cái nghề chơi này của gia đình ông sẽ dừng lại ở đời thứ tư, ông cười hiền đầy tự tin nói: “Các con tôi bây giờ mỗi đứa một nghề, nhưng khi “đến tuổi” tự khắc chúng sẽ thấy cần chơi!”.
 
Những thú chơi là cả một gia tài

Từ ngày bỏ quê ra phố, anh Sỹ Tân (quận Gò Vấp) gửi lại mấy con cu mồi cho bạn bè nuôi, lòng buồn nao nao. Những tưởng Tân bỏ luôn thú chơi tao nhã này. Nào ngờ vừa đặt chân lên Sài Gòn, Tân mới biết rằng ngay chỗ mình ở trọ, có 1 hội gác cu. Bạn “đồng môn” đông quá cỡ, trong danh bạ điện thoại của Tân hiện giờ đã có hơn 50 người. Theo Tân ước tính, chỉ riêng quận 12, Hóc Môn, Gò Vấp, đã có hàng trăm người chơi phân thành nhiều nhóm. Tân bảo, ở Sài Gòn, chơi gác cu còn “máu me” hơn các tỉnh.

Theo thân thế và địa vị xã hội, dân chơi gác cu Sài Gòn có thể tạm thời chia làm 2 loại khác nhau, một thuộc loại bình dân, có gì chơi đó, một loại khác là giới thượng lưu, sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu một chú chim ưng ý. Giới thượng lưu mỗi lần “xuất quân” đi toàn bằng xe xịn cả trăm ngàn đô nên cuộc chơi của họ rất tiện nghi, sang trọng. Tân kể cho tôi, nhiều người chơi cu sẵn sàng bỏ ra cả trăm triệu để được sở hữu một cặp chim cu ưng ý.

Riêng con cu mồi của Tân, lúc mua trị giá 7 triệu, sau 2 năm, có người trả lên 20 triệu nhưng Tân nhất quyết không chịu bán. Tân kể: “Người chơi gác cu cũng như một nghệ sĩ chơi đàn. Nghệ sĩ nào muốn đàn hay thì phải có cây đàn tốt, cũng như người gác cu, phải có được con cu mồi giỏi. Mình bán con cu giỏi, cũng như nghệ sĩ bán cây đàn tốt nhất thì còn gì là nghề chơi nữa. Cho nên đối với con cu này, giá nhiêu mình cũng không bán”.
 
 
 

(Anh Nguyễn Hải Đăng bên chú gà Mã Lại xám đuôi quạt quý hiếm của mình. Giá mỗi con gà như thế thường lên tới cả ngàn USD.) (Trông có giống bác Tún nhà mình không hả các bác  :)))

Con cu mồi được ngã giá 20 triệu ấy, Tân mua lại của một bạn “đồng môn” hồi còn ở Cà Mau, tính đến nay cũng được 17 năm kể từ ngày bắt ở rừng về. Nếu tính cả tuổi rừng, ước chừng cũng trên dưới 20 năm tuổi. Theo ông Ba Đức ở Cà Mau, một người có trên 50 năm trong nghề chơi thì đó là một con chim hay, giọng “thổ”, một chất giọng mà dân chơi ưa chuộng.


Theo ông Ba Đức, trong số các loại chim cu thì chim Huỳnh Kiền là loại được nhiều người săn lùng nhất. Đây là con chim có bộ cườm vàng đóng từ trên đầu “ót” xuống tới bờ vai, tất cả các hột cườm đều vàng. Đối với loài này thì những con có bộ lông màu nâu đỏ mới có bộ cườm như thế. Chim Huỳnh Kiền có nhiều đặc tính như gù nhiều nhất, nuôi lâu ra mồi nhất, khó chịu, nóng tính nhất và rất hiếm gặp, được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất cu”.


Ông Ba Đức cho biết, cái thú vị nhất của thú chơi này không phải là giá trị của con cu đắt rẻ thế nào, tập tính của cu ra làm sao mà là lúc ngồi “gác cu”, xem con mồi và con bổi (cu rừng) vờn nhau đấu khẩu. Lúc đó chúng sẽ bộc lộ hết bản chất đâu là “tiểu nhân” đâu là “quân tử”.

Theo thuộc tính của loài chim cu, chúng sống thành từng đôi một. Một cặp vợ chồng nhà cu chiếm một khoảng không gian nhất định để làm lãnh địa sống (sau mùa lúa chín, chúng nhập bầy đi tìm thức ăn, xong ai về nhà nấy chọn 1 cây làm nhà – dân gác cu gọi là “cội”) nên khi người gác cu đưa bẫy, bên trong có chim mồi vào đúng lãnh địa của chim rừng, con chim rừng thấy có đối thủ dám xâm phạm lãnh địa, thế là cuộc chiến diễn ra.
 
 
 


 
 
Con chim rừng khôn ngoan giống như người “quân tử”, có ‘văn hóa” nên trước hết nó phải dùng lý để đấu khẩu với kẻ xâm phạm để tìm hiểu nguyên nhân, thấu tình đạt lý.

Lúc đó người chơi cu núp trong lùm cây thưởng thức, muỗi cắn không dám đập, sâu chạm không dám gãi. Hai con chim trên cành cây đẩy nhau quyết liệt có khi cả buổi trời bất phân thắng bại mặc cho người chơi nấp trong lùm cây đói mờ cả mắt, cuối cùng phải “thu quân”, hoặc con mồi đuối lý, tâm phục khẩu phục, người gác cu phải tính đến chiến lược mới. Hoặc nếu gặp con chim rừng thất học, hồ đồ, lòng dạ “tiểu nhân” thấy khách lạ đến nhà, không phân biệt bạn thù, nóng nảy, hét lên vài câu rồi xông vào chiến thì sập bẫy. Gặp loại ấy, người gác cu mất đi hứng thú.

Ông Ba Thành kể, thế giới loài cu có những con khôn đến kỳ lạ, không dễ gì dụ được chúng vào bẫy. Chúng thà đổi vùng tìm “cội” mới chứ không dễ bị đánh lừa. Người chơi gặp những con cu như vậy mới hứng thú và quyết bắt cho bằng được rồi về thuần chủng làm cu mồi. Suốt 70 năm lang thang khắp các nẻo làng quê, các vùng miền, ông Ba Thành nghiệm ra một chân lý đối với người chơi cu phải biết trọng nghĩa khinh tài, phải biết nhớ câu “Vật khinh, hình trọng” để phân biệt chánh tà.

Nếu có con chim hay, chim tốt, người xấu hỏi mua bao nhiêu cũng không bán, gặp người tốt, để kết tình tri kỷ thì tặng không, một xu cũng không nhận. Phải biết giữ cốt cách ấy thì nghề chơi mới lâu bền được. Bởi gác cu, ngoài cái thú tiêu giao để ngẫm ngợi cuộc đời, để được những ngày tháng tự tại ung dung cùng trời cuối đất thì không có mưu cầu gì khác.

Bỏ phố về quê “thuần” gà quý


Nhà biên kịch Võ Đắc Dự, một người có tiếng mê gà kiểng, từng kể với tôi: “Có lần, bé Nhí con gái mình thả dế cho gà ăn. Không may chú gà con mới 3 ngày tuổi tham lam ngậm một con dế mèn khá to. Thấy thế, gà mẹ đuổi theo và mổ liên tiếp. Bé Nhí sợ gà mẹ đánh gà con không chịu nổi nên chạy vào gọi ba “can ngăn”.

Sau một hồi “đánh” con, cuối cùng gà con buộc lòng phải thả chú dế, gà mẹ chỉ chờ có thế, liền mổ ngay ăn. 2 bố con ngồi quan sát suốt cả buổi chiều, thấy chú gà con làm “nũng” và giận mẹ suốt mấy giờ đồng hồ. Gà mẹ cà mỏ vào mình gà con làm lành. Mình giải thích cho con gái rằng gà mẹ sợ gà con mắc ghẹn khi nuốt một chú dế to nên cố tình đánh để gà con nhả ra. Sau đó 2 mẹ con giận nhau. Mẹ con nhà gà cũng giống như người vậy. Nếu con không ngoan sẽ bị bố mẹ đánh thôi”. Cái cách nuôi, quan sát gà, đủ biết người chơi tinh tế đến nhường nào…
 
 
 


Anh Nguyễn Hải Đăng (quận 10), làm nghề kinh doanh với mức thu nhập gần 1000 USD/ tháng. Tuy nhiên anh đã bỏ mức lương hấp dẫn, vợ đẹp, con ngoan để về Tây Ninh làm một người nông dân thực thụ với mục đích bảo tồn giống gà Che Mã Lại đuôi quạt đã bị thất truyền mấy chụcnăm nay. “Hồi 8 tuổi, mình đã theo các anh lớn trong vùng ra chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu xem gà và mê gà từ đó. Đến một lần, người bạn từ Cần Thơ lên chơi than thở muốn kiếm một con gà kiểng tặng cho con trai mà tìm hoài không thấy.

Mình lấy làm ngạc nhiên: “Trước năm 1975, gà Che nuôi thịnh hành, bán dọc chợ khắp miền Nam mà giờ chả lẽ không có?”. Anh Đăng chia sẻ. Từ đó, anh Đăng ấp ủ, nung nấu trong đầu ý nghĩ nuôi, phổ biến gà Che Mã Lại. Nói là làm, năm 2006, anh xuống Tây Ninh thuê đất nuôi gà, từ bỏ hẳn việc kinh doanh.

“Lúc thấy tôi bỏ việc, cô tôi bức xúc hỏi: “Mày về đó làm nghề gì Đăng?”, tôi trả lời: “Dạ, con nuôi gà kiểng”. Bả ngạc nhiên” “Bộ gà cũng nuôi kiểng được à?”, tôi liền liệt kê một loạt các danh sách gà kiểng, vẻ đẹp, đặc tính  của từng loại suốt gần một giờ liền, tuy nhiên cô cứ lắc đầu quây quẩy: “Bộ hết nghề làm rồi sao đi nuôi gà?!”.

Mấy anh bạn tôi ở nước ngoài cũng gọi về hỏi sao từ bỏ mức thu nhập gần 1000 USD/ tháng để đi làm một nghề mà chẳng có tương lai gì hết vậy. Ngay cả ba tôi cũng cho rằng tôi là một người khùng, hơn 40 tuổi đầu mà chưa nên trò trống gì cả. Tôi phải giải thích nhiều lần ba mới hiểu và ầm ừ cho qua chuyện”.

Từ ngày bỏ phố về quê nuôi gà kiểng tới nay, anh đã phải bán 2 miếng đất với hơn 3000m2 để “cho gà ăn”: “Thấy tôi nuôi nhiều gà nên có người khuyên nên nuôi thêm trăn, con nào bệnh thì làm mồi cho trăn ăn luôn khỏi lây lan bệnh. Tuy nhiên tôi kiên quyết không chịu. Con nào bệnh thì tôi tách riêng ra chăm sóc tới cùng, nếu chẳng may nó chết thì đem chôn”, anh Đăng chia sẻ.

Anh mê gà đến nối mỗi buổi sáng, nằm nghe tiếng gà gáy, có thể biết được con gà nào đang gáy, ở chuồng số mấy. “Nhiều lúc, mình chỉ cần búng tay vào là lông của nó liền xòe ra, mỗi con có một dáng đi rất vui vẻ, nhanh nhẹn, vừa đi, trong miệng như phát ra tiếng cúc cúc rất vui tai. Khi cất tiếng gáy rất to và đều giống gà rừng, mỗi con anh đều đặt tên cho nó.


“Anh nhìn xem, con “Cốt Đòn” kia thuộc đuôi một lớp, văn võ song toàn, bước đi mạnh mẽ, sung túc; hay như chú gà “Cốt Lông” kia, bộ đuôi 2 lớp, dáng đi oai phong lẫm liệt, đẹp Phụng vĩ, tiếng gáy rất thanh thoát”. Vừa nói, anh vừa chỉ vào một chú gà quý đang bươi cát và nói.

“Nhìn chúng dễ thương thế, có bán hết cả cơ nghiệp để bảo tồn giống gà này tôi cũng chấp nhận”, cứ có khách đến thì Đăng có dịp khoe gia tài của mình. Hiện nay trang trại của anh Đăng có gần 400 con gà Mã Lại, chi phí cho chúng ăn mỗi ngày lên tới cả triệu bạc tuy nhiên để bảo tồn giống gà quý, anh đã không ngần ngại chi trả, mà còn có ý định mua đất ở Hóc Môn (TP. HCM) để chuyển đàn gà về cho gần nhà.


Anh Đăng cho biết: “Sau năm 1975 cuộc sống khó khăn, tất cả gà Che bị lai tạo xử thịt. Do không ai chơi, nên giống gà thuần chủng mất dần. Người ta ghét gà Che vì “gà Che đạp mái lai tạo cho ra giống gà nhỏ con, không có lợi về mặt kinh tế, nên thấy gà Che lai vãng lại gần là xua đuổi, đập chết. Lúc đó, kinh tế khó khăn, không ai nuôi kiểng, mà nuôi gà thịt thì quá nhỏ”.

 Đối với một “hoa hậu” gà Mã Lại đuôi quạt, phải đạt được các yếu tố như hình dáng phải cân đối từ đầu, lưng, bộ chân. Phần đầu cái mào và cái tích phải cân đối với khuôn mặt, cái tai màu trắng; bộ đuôi xòe lên như chú công trống đang tỏ tình, gương mặt phải đỏ, dáng đi phải sung túc. Màu sắc được ưa chuộng thường có bộ lông màu trắng (gà Nhạn) đặc biệt là Bạch nhạn (lông trắng, mỏ trắng, tích tai trắng, chân, móng, cựa trắng.

Đó là những kinh nghiệm quý báu đối với dân chơi, còn trong cuốn sách “Phong lưu cũ mới” của nhà Khảo cổ học, chuyên sưu tầm đồ cổ Vương Hồng Sển xuất bản năm 1961 trang 107 có viết: Gà Che tên đầy đủ là Monche (tiếng Campuchia) có nghĩa là: Gà Rừng xứ thổ. Sau khi Pháp qua xâm chiếm 3 nước Đông Dương làm thuộc địa đã đưa giống gà này vào. Từ gà Che có xuất xứ từ Campuchia.

Hồi đó các loại gà dưới 1,2kg đều gọi là gà Che. Tuy nhiên ở Việt Nam, sau khi du nhập vào do giống gà này nhỏ con, lại hay đi kiếm ăn trong các bụi rậm, bụi tre và từ “Che” cũng gần giống với từ “Tre” nên lâu ngày người dân gọi luôn là gà Tre. Tuy nhiên đối với những người nghiên cứu và chơi gà một cách cẩn thận, họ luôn dùng từ gà Che chứ không phải gà Tre như nhiều người vẫn gọi hiện nay.
 
 

 

Nhiều người chơi gà từ khắp các tỉnh miền Nam đổ về một quán cà phê ở Tây Ninh để cùng nhau trao đổi và chiêm ngưỡng những con gà quý
 
Theo tìm hiểu của người viết, gà Che Mã Lại gọi là gà Mã Lại (hoặc gà Mái lại theo tên gọi cách đây hơn 50 năm) du nhập vào việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20 do các vị Công sứ người Pháp khi sinh sống, làm việc tại Việt Nam và các nước châu Á. Khi du nhập vào Việt Nam có 2 dòng gà Mã Lại kiểng và dòng Mã Lại đá với đặc điểm với chân cao (thấp hơn gà Che việt Nam), bộ đuôi tôm (một lớp đuôi). Gà Mã Lại kiểng đặc điểm với chân thấp, bộ đuôi xiên.


Truyền thụ đam mê

Hiện tại, ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam, anh Đăng là người sở hữu nhiều gà Mã Lại đuôi quạt nhất. Tuy nhiên, người có công lai tạo ra giống gà này không phải là anh mà chính là ông Bảy Cư, ngụ tại quận 8. Năm 2006, ông đổ giống thành công gà Mã Lại đuôi quạt và sinh ra con đầu tiên đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, con gà có hình dáng giống chú công đực đang xoe đuôi tỏ tình.

Bộ đuôi của chú gà thẳng đứng, đẹp như đuôi công. Bây giờ ông Bảy Cư đã già, gần 80 tuổi, không có nhiều điều kiện để phát triển giống gà này. Tuy nhiên ông vẫn còn một vài “hoa hậu” gà cất kín sau nhà, lâu lâu mới đem ra ngắm và ít khi khoe ai.

Theo nhiều người trong nghề chơi gà kiểng thì, hiện nay, số người nuôi gà kiểng ở TP. HCM còn quá ít, họ lại vướng nhiều thủ tục pháp lý, chính quyền địa phương còn mang tâm lý e ngại, lúng túng trước những người nuôi và chơi gà kiểng nên nhiều người dạt về các vùng ven TP. HCM như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để chơi. Đích thân ông Bảy Cư cũng nhiều lần lên trạm thú y huyện đăng ký các thủ tục pháp lý, kiểm dịch để chăn nuôi một cách hợp pháp.

 Ông kể: “Tuy nhiên các cán bộ ở đây hỏi số lượng bao nhiêu, tôi trả lời khoảng 400 con. Mấy ổng bảo biết rồi, về đi, có thể số lượng gà của tôi nuôi ít quá chăng? Nhiều lúc tôi cũng lo, vì gà mình tuy ít, nhưng mỗi con rẻ cũng tiền triệu đến vài chục triệu nếu không được đăng ký cấp phép chăn nuôi, kiểm dịch lúc có vấn đề xảy ra như dịch bệnh thì thiệt hại rất lớn, nên nếu không thực sự mê thì người nuôi cũng chùng tay”.
Nói về sự kỳ công của người chơi, ông Võ Đắc Dự cho biết: “Gà rất dễ mắc bệnh nên phải hiểu được tập tính của gà cũng như các loại bệnh để kê đơn, bắt mạch. Nhà chật mà nuôi hơn 30 chú gà nên ngày nào cũng phải lau chùi vài lần cho đỡ hôi. Đôi lúc muốn cho bớt bạn chơi nhưng cô con gái nhất quyết không chịu. Mà tính mình, gặp gà đẹp thì mắc mấy cũng mua nên gà cứ thế ngày một nhiều hơn. Việc chăn nuôi ngày càng vất vả. Được cái gà gáy suốt ngày và mọi người ai cũng thích nghe tiếng gáy dân dã đó.

Cứ mỗi sáng, người chơi gà kiểng thường tự tập tại các quán cà phê theo từng nhóm vài ba người cốt là để thi thố vẻ đẹp và “khoe” nhau chứ mô hình chưa được nhân rộng vì sợ dịch bệnh. Các chú gà cưng thuộc dòng gà Tân Châu, gà Thái Lan, gà Serama…  đi qua, đi lại và thỉnh thoảng cất tiếng gáy vang.

Nhiều con gà thuộc loại rất hiếm, giá thị trường hiện nay từ 30 – 35 triệu đồng/con. Một số con khác thì có tiếng gáy vang xa, lảnh lót. Số còn lại thì có thế mạnh là chiếc đuôi dài thướt tha hoặc có đuôi xòe như cây quạt, trông khá lạ mắt. Nếu đi sâu tìm hiểu thì mới thấy ở cái xứ Nam Bộ này cũng có nhiều thú chơi kỳ công đến tuyệt diệu.

Theo phunutoday

 (:d :d  :d  Bài này có phóng đại tí nào không ạ? Bác Tún thử kiểm chứng thông tin ở Cà Mau xem thế nào nhé  :d)



 
 

14
Tửu quán - Góc cười / Chuyện tình chim cu...
« vào lúc: 15/10/2013 07:03:35PM »
  Chờ mãi không thấy có cu thủ nào...bật mí chuyện tình yêu của mình, nên minhtri chuyển sang ......nghiên cứu chuyện tình chim cu vậy  :)). Hôm nay lang thang trên mạng, tình cờ tìm được 1 câu chuyện khá hấp dẫn của một cu thủ già viết về chim cu, mời cả nhà cùng đọc giải trí  :d

                                       Chuyện tình Chim cu

                                                         Tác giả: YC

   

Nhà tôi cạnh nhà lão nuôi chim cảnh, thực ra cũng chẳng cảnh giả gì đâu. Do được lĩnh tiền đền bù đất nổi giầu khan lão ta mới mua mấy lồng chim về nuôi, tuy mới nuôi nhưng ai đến chơi lão cũng khoe rằng nhà lão đã 30 đời nuôi chim  từ chim sẻ, họa mi, chim gi ,chim gáy đến đà điểu, công, trĩ, đều đã qua tay nhà lão nuôi tất .Ấy thế nhưng  nhìn vào mấy lồng chim của lão chỉ thấy chiếc lồng nhốt con cu gáy đực là có giá còn mấy lồng kia toàn là chim sâu chim sẻ bọn trẻ trong làng bắt được bán rẻ cho.

...Lãoquý con cu gáy lắm,lão tự trào "nó" chính là bộ mặt chơi chim của lão,lão khoe nó là thằng bổ tư , nghĩa là khi gáy nó phải bổ đầu 4 lần theo nhip 4 tiếng gáy "cúc cù cu...cu " .Những người nuôi chim khác và cả ngoài tự nhiên cũng vậy chỉ rặt những thằng bổ 2 cùng lắm là bổ 3 .Chỉ quái nhân,dị tướng mới nuôi được thằng bổ 5 mà như thế cũng chỉ hơn lão có một "cu"nữa thôi.

Con chim này là lão lừa được của thằng bạn đồng ngũ ở huyện bên ,thằng  chả nuôi chim lâu rồi mà dốt lão mới dèm mấy câu mà đã bán đổ bán tháo con chim quý.Khi lão xách chim  về rồi, nghe người ta nói thằng chả tiếc tái mặt .Quả là con chim đó gáy hay thật nghe rất "dền" ,dền là từ chuyên môn của cánh nuôi cu gáy nói về chiều sâu của tiếng gáy nó không to không vang không chói tai mà truyền đi được rất xa. Ngay trên đầu mà ta nghe như từ xa vọng lại.

Con chim được nuôi ăn đầy đủ sức lực sung mãn nên gáy hăng lắm. Gáy suốt từ sáng sớm đến tối trẫm. Rồi một hôm một ả gáy mái từ đâu bay đến, nó chao lượn mấy lần  qua cái lồng nhốt thằng bổ tư. Lão chủ chim mắt sáng lên rồi như cao thủ võ lâm luyện xong  bí kíp,lão la lớn" thành công rồi". Đoạn tăng tả chạy đi đâu đó, một lúc sau quay về trên tay là một cái bẫy xập.Lão chuyển thằng bổ tư sang đấy rồi treo lên cành cây gần nhà , sau một hồi quen chỗ thằng bổ tư bắt đầu gáy .Tiếng gáy gọi tình nghe mới tha thiết làm sao, có lẽ từ khi làm kiếp chim đến giờ chuyên bị nhốt trong lồng  không có bạn tình, nên nó gáy nghe thực lòng lắm ,truyền cảm lắm, thương mến thương nhiều lắm ,làm xúc động tới muôn loài,đồ vật và hoa lá cỏ cây,trừ lão nuôi chim .Thế rồi điều phải đến đã dến. Ả gáy mái quay lại ,nhưng lẽo đẽo theo nó là một chú gáy tơ , vóc dáng thua xa thằng bổ tư,  nhỏ con hơn gầy hơn nơi cổ mới lốm đốm vài sợi lông cườm ,ả mái bơ nó nhưng nó cứ quấn lấy.

Nếu được thả ra chỉ cần một chưởng  thằng bổ tư đủ  làm nó tán đởm kinh hồn  cao chạy xa bay, nhưng đấy là nếu,  chữ "Nếu" ấy  nằm tận trong dạ dầy lão nuôi chim cơ, bởi vậy nó chỉ còn cách dùng tiếng gáy dể cưa cẩm bạn tình. Nhưng thằng kia nó cũng gáy, gáy nhiều nữa là khác .Cái cổ vài sợi cườm cũng xù  lên bổ xuống "Cuc ..cu" hai tiếng .Hóa ra nó chỉ là thằng bổ hai, bổ hai bì bổ tư sao được còn thua người ta hẳn 2 "cu" nữa cơ mà. Nhưng nó lại có ưu thế tự do ở ngoài .Nếu thằng bổ tư chỉ có mỗi cách dùng tiếng gáy hay để tỏ tình thì nó vừa gáy lại vừa có thể dùng hành động  mà dùng hành động thường thể hiện được nhiều khí chất lãng mạn hơn.

Thế cho nên mỗi lần con gáy mái sán lại gần thằng bổ tư là nó cũng nhảo theo khiến thằng trong lồng tức điên lên gân cổ quắc mắt giơ vuốt đập cánh vào nan lồng phành phạch ,cả hai hoảng quá lại lượn ra đậu ở cành cây bên cạnh .Nhìn qua khe cửa  thấy hết , lão nuôi chim sướng như mê đi,người ta bảo phúc bất trùng lai , thế mà giờ nhà lão cả hai phúc đực phúc cái cùng đến..chà..chà...cứ dền dứ đi, lúc nữa thôi con mái sẽ lao vào một cửa.Lạ gì cái giống mái tìm được bạn tình ưng ý là nó lao vào như thiêu thân, đố mà cản được," thà một phút huy hoàng rồi phụt tắt"mà lị,một giây bên anh bổ tư còn hơn cả đời bên thằng bổ hai.

"S,sập.".  thế là xong.Thằng tình yêu đơn phương kia thế nào cũng lao vào cửa còn lại để cứu"S,sâp.."  xong nốt ,phen này chúng mày chết với ông,...Sợ nói độc mồm súi quẩy lão lẩm nhẩm nói lại "phen này chúng mày sướng với ông"... .Rồi đây lão sẽ thành huyền thoại ,thành nỗi mơ của làng chơi chim ,chỉ trong một buổi mà bắt được cả đôi chim đực chim cái. Ấy là tính thế nghĩ thế ,có điều lão không ngờ là cái tình của thằng bổ hai nó lại lớn đến  vậy bao nhiêu lần con mái sán đến cái lồng bẫy là bấy nhiêu lần nó xông ra cản  mặc cho thằng bổ tư đứng trong chửi ra như tát nước vào mặt, cứ dùng dằng đến tối vẫn chưa con nào sập bẫy, lão cay cú lắm ở đời chưa có thằng nào dám xọc ngang vào việc làm ăn của lão như thế vừa đưa thằng bổ tư vào nhà lão vừa nguyền rủa thằng bổ hai là thằng tình yêu đơn phương, rồi lão hằn học "Mai chúng bay sẽ biết tay ông,".

Hôm sau, ngay từ sớm lão nuôi chim đã treo cái lồng bẫy trong có nhốt thằng bổ tư lên cành cây cũ, rồi  hăm hở đi .Một lúc sau thì thằng bổ tư gáy .Đúng ra mà nói thằng bổ tư cũng yêu thật lòng, gáy thật lòng, cả đời chim cu tù hãm trước một mái đẹp thế sao mà không yêu cho được. Có điều nó không biết cái lồng nó ở là thứ giết đồng loại .Nó cũng chưa đủ thông minh để nghĩ ra cái chuyện không ăn được thì đap đổ ,bởi vậy tiếng gáy của nó cũng chân tình thiết tha như tiếng gáy của bao đồng loài khác.

Chừng nửa buổi thì ả gáy mái đến, thằng bổ hai vẫn cúc cung tận tụy bám theo, thật đúng là đẹp trai không bằng chai mặt .Rồi tuồng cũ lại diễn. Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy, đến gần trưa thì lão chủ chim về trên tay lão là khẩu súng hơi to tướng ,nghe đâu những 12 Kg hơi nhìn hai con chim ngoài lồng lão cười khẩy,đoạn rón rén đến bên gốc cây có treo thằng bổ tư dương súng lên nhắm thẳng vào thằng bổ hai ,nhưng thằng này tinh quá cuộc đời phong trần chắc dã nhiều lần bị người ta ngắm bắn, nó lao vut lên nấp vào tán cây to cạnh đấy .Tức trào máu lão chuyển hướng súng vào con chim mái lúc này đã chuyển đến đậu  trên ngọn cây treo thằng bổ tư, tức là ngay trên đầu lão ,rõ thật là...thôi nó không ăn được thì ông ăn vậy.

Trong lúc thằng bổ tư mừng rỡ nhảy cuống quýt,lão nín thở lấy đường ngắm .Tôi không dám nhìn cảnh này,cúi nhổ mấy gốc cỏ ,cầu mong cho lão bắn trượt tôi hình dung cảnh lão vặt lông chim từng nắm lông chim bay tứ tung người ta bảo lông chim nó nhớ bầu trời nên khi bị vặt ra nó bay lên cao lắm...cao lắm... .Giá có ai hét to một tiếng  con chim mái kia  bay đi thì hay biết mấy ,nhưng người hét không thể là tôi, sao có thể vì con chim mà mất tình làng nghĩa xóm ... .Phạch...bôp...bộp...bộp...cái ác tuột xích lưỡi hái thần chết đã vung lên ,có cái gì đó bay vi vút trên đầu tôi  mệt mỏi đứng dậy xem. Lão chủ chim đứng như trời trồng trừng trừng nhìn lên ngon cây.-Có trúng không tôi hỏi  sang .Thay câu trả lời lão chửi đổng chửi đoảng, mẹ cha nó, mình sắp bóp cò thì thằng bổ hai từ cây cao kia nhao xuống dọa choảng thằng bổ tư, hai thằng nó làm ầm lên mình sợ con mái bay mất bắn vội thế là trượt .Tôi thở phào nhẹ nhõm nhìn  ra phía chân trời có hai chấm đen sải cánh bên nhau đang bay về phía xa...xa lắm...
   

15
                                                                      Giao lưu với bác Chủ tịch Câu lạc bộ Cu gáy Hà nội

Phần 2: Thi cu gáy

Tiếp sau cuộc gặp gỡ với bác Mai Xuân Mấm- Chủ tịch Câu lạc bộ cu gáy Hà Nội tại nhà riêng, minhtri vẫn còn muốn gặp bác để học hỏi thêm nhiều điều còn băn khoăn chưa rõ. Chủ nhật hai tuần trước bác Mấm hẹn minhtri tại Đông Quan để xem các anh em dợt chim và hai bác cháu đã có cuộc chuyện trò vui vẻ. Được sự cho phép của bác Mấm và được Tổng điều hành duyệt bài, minhtri xin trích dẫn với các anh em nội dung cuộc nói chuyện thân mật này.


 
1-Cháu chào bác Mấm. Bác có thể cho cháu và anh em cu thủ biết một số quy định trong cuộc thi đấu cu gáy không ạ?


Thời gian thi đấu cu gáy thường là 15 phút. Cu gáy được treo trên giàn, mỗi giám khảo chấm khoảng 3 con. Các giám khảo đều thống nhất với nhau về các tiêu chí chấm và thang điểm có sẵn trong bảng chấm. Ví dụ như thế nào là chu, lèo, vấp là các giám khảo phải thống nhất với nhau rồi.

Căn cứ vào các tiêu chí chấm trong bảng, mỗi lần con cu gáy có yếu tố nào thì giám khảo gạch 1 gạch bên cạnh và chỉ tính 1 lần duy nhất.

Ví dụ: gáy 1 tiếng là được 1 gạch
           Gáy bổ 3: 1 gạch
           Gáy dặt: 1 gạch
           Gáy bổ tư: 1 gạch
           Gù trơn: 1 gạch
          Gù chồng đấu: 1 gạch

Nếu cu gáy lại lặp lại một kiểu gù trơn thì vẫn chỉ được 1 gạch, còn nếu chuyển sang kiểu gù chồng đấu hay gù kiểu khác thì gạch 1 gạch nữa. Sau đó tham chiếu vào bảng chấm và tổng hợp số điểm cho con cu gáy đó.

2-Con cu gáy được giải nhất thường đạt được bao nhiêu điểm ạ?
Con cu gáy được giải nhất thường đạt từ 300 – 400 điểm trở ra.



 

3-Cuộc thi cu gáy có mấy vòng ạ?

Hiệp 1 gọi là vòng đấu loại. Hết hiệp 1 sẽ chọn ra 10 con cu gáy đạt điểm cao nhất từ trên xuống dưới đưa vào vòng trong.

Hiệp 2 gọi là vòng chung kết. Vòng chung kết cũng diễn ra trong vòng 15 phút và thi đấu theo các tiêu chí trên, ngoài ra có thêm một số tiêu chí khác nữa như trong bảng chấm quy định. Ví dụ như vòng chung kết chấm thêm điểm mau sào, gáy bền và điểm âm tiếng hay (chỉ xét đến giọng kim, thổ, còi). Những chú chim nhiều giọng sẽ được điểm thưởng (chu, vấp, lèo, dặm, gụ xen).

Nếu 3 hay 4 con cu gáy có cùng điểm nhau thì sẽ đấu phân loại, ví dụ như con nào mau sào thì được chọn, hoặc là 1 tiêu chí nào đó do tổ trọng tài quyết định hôm đó.

4-Thế nào là một con cu gáy bài bản ạ?

Cu gáy bài bản phải biết chơi đầy đủ các loại tiếng, phải có hồi, có trận, vào đấu mau. Nên chọn con chim nuôi lâu trong lồng, và chọn con chim có tiếng tốt ngoài rừng. Chim khách cũng thi đấu được.


 
5-Bác có thể chia sẻ cho anh em cu thủ biết một số thông tin về chế độ dinh dưỡng cho cu gáy đấu không ạ?

Theo bác thì không phải quá cầu kỳ về chế độ dinh dưỡng cho cu gáy đấu.  (Qủa thực minhtri đã quan sát kỹ các lồng gáy của bác Mấm cả ở nhà và cả hôm đi dợt chim thì chỉ thấy có cóng nước và cóng thóc, ngoài ra không thấy có thêm cóng khoáng hay là một số loại ngũ cốc. Nhưng ở lồng gáy của các cu thủ khác hôm đó thì minhtri quan sát cũng phải có tới 3 hay 4 cóng thức ăn và nước).

6-Các cuộc thi cu gáy do Câu lạc bộ tổ chức thường diễn ra trong thời gian nào ạ?

Thường thì 3 tháng sẽ tiến hành thi nội bộ, và hội thi mở rộng có sự tham gia của các anh em cu thủ bên ngoài câu lạc bộ được dự kiến vào tháng 12 năm nay hoặc tháng 1 năm sau, tùy theo đợt cu gáy căng.


 
                   (Chú cu gáy ở lồng bên tay trái là cu Thái, gáy gù liên tục không nghỉ)

7-Giải thưởng của cuộc thi cu gáy có giá trị như thế nào ạ?

Giải thưởng phụ thuộc vào hai yếu tố: Thứ nhất là số lượng hội viên thi, thứ hai là phụ thuộc vào các nhà tài trợ cuộc thi hôm đó.

Các anh em là thành viên của câu lạc bộ thì đã đóng quỹ từ ban đầu rồi. Còn anh em ngoài hội đóng khoảng 200 nghìn.

Về nhà tài trợ thì có lần giải thưởng là 1 chiếc lồng cu gáy trị giá từ 3 triệu đến 4 triệu. Nếu không có nhà tài trợ thì trao cờ và giấy chứng nhận cho cu gáy đạt giải. Rồi sau đó anh em liên hoan. 

Cháu cảm ơn bác về những thông tin quý báu này ạ. Chúc bác luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục niềm đam mê cu gáy và truyền cảm hứng cho các thế hệ anh em cu thủ sau này. Sắp tới nếu có điều kiện, cháu và anh em cu thủ sẽ đến chơi với bác và tham gia thi cu gáy giao lưu.

                                                                                                                                                                      (Minhtri)




16
                                Phỏng vấn khách mời Offline lần 2 của Diễn đàn cugay.org


Sau ngày hội offline lần 2 của cugay.org tại Hà Nội, trời vẫn tầm tã mưa rơi, bác Mai Xuân Mấm, chủ tịch Câu lạc bộ cu gáy Hà Nội, khách mời danh dự của buổi off, có gọi điện cho minhtri kể rằng bác chuẩn bị đi chơi với các anh em trong hội, và kêu lúc nào rỗi thì minhtri đến nhà bác chơi. Sau phút ngỡ ngàng, minhtri bật cười nghĩ có lẽ bác cảm thấy lạ lùng khi thấy có sự xuất hiện của mấy cô “mái tơ”, “mái già” trong hội nên muốn tìm hiểu nguồn cơn. Nghĩ vậy nên minhtri vui vẻ nhận lời.


[img]http://i4.upanh.com/2013/0920/02//57544915.anhbacmam0.jpg[/img]


Một tuần sau, trên đường đi làm về, “mái già” tranh thủ lúc rảnh rỗi rẽ vào thăm bác. Đúng như dự đoán, bác Mấm nhiệt tình xởi lởi vừa bế cháu nội, vừa dẫn khách vào. Đón chào từ cổng là mấy lụp cu gáy bác Mấm treo cao tít trên góc cột nhà. Ngoài ra phía đối diện trước cửa bác có làm thanh ngang inox để treo một giàn cu gáy.  Thấy khách thích thú chụp ảnh cu gáy liên tục, bác Mấm phấn khởi kêu minhtri phóng thẳng lên sân thượng tầng 4 và chỉ nốt những em còn lại. Trên sân thượng ngoài một em két ra còn treo mấy em bổi, mồi và một dãy lồng bỏ không, có lẽ bác giữ lại làm kỉ niệm về thời chơi cu gáy của mình.

[img]http://i3.upanh.com/2013/0920/02//57545094.anhbacmam7.jpg[/img]


Sau khi các gáy đã ra trình làng ‘mái già’ là đến tiết mục ốp lồng. Bác Mấm lấy sào móc 1 lụp cu mồi vào ốp lần lượt với các lụp treo ở góc mái nhà cho chúng thi nhau gù gáy, rồi bác nhiệt tình giải đáp những câu hỏi ngộ nghĩnh của minhtri.


[img]http://i8.upanh.com/2013/0920/02//57544856.anhbacmam2.jpg[/img]


Và sau đây là trích dẫn cuộc trò chuyện thân mật giữa bác chủ tịch câu lạc bộ và “mái già” ham vui:

1- Cháu chào bác Mấm. Bác có thể giới thiệu sơ lược vài nét tiểu sử đánh cu gáy của bác cho anh em cu cò được biết với ạ?

Bác sinh năm 1945, quê ở Nga Hương, Nga Sơn, Thanh Hóa. Bố của bác làm nghề bắt chim, chủ yếu là chim ngói và chim gáy. Tháng 8 là mùa đánh chim ngói bằng lưới úp, khi đánh chim ngói thì chim gáy cũng xuống theo. Chim ngói thường đi thành từng đàn tới vài trăm con, còn chim gáy thì thường đi đôi với nhau.

Sau này bác chuyển sang đánh cu gáy bằng lụp. Bộ đội những năm 1963 đã biết mang lụp đi theo cùng. Lúc đầu bác vào Hải Quân, có ông mang 1 con cu gáy dọc đường lên đến Hà Trung thì đánh được 1 con chim, bác thấy vậy rất thích.

Sau bác ra đảo Hòn Mê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa nuôi rất nhiều loại chim. Ví dụ, sáo thì mang từ đất liền ra, còn ở đó đã có sân chim gáy.

Đến ngày 20-1-1967: máy bay đánh vào đảo, bác bị thương, được đưa vào đất liền đi điều trị. Đến năm 1968, anh em thương binh bộ đội được tuyển lại làm hậu cần.

Năm 1968, bác được điều về Cục Quân Nhu, Tổng Cục Kỹ thuật, làm trưởng ban điều tra hình sự ở đây.
Trong thời gian đó, có lúc xuống được đơn vị trong rừng núi là nơi thường có nhiều chim, anh em trong đơn vị mang lồng đi bẫy.

[img]http://i0.upanh.com/2013/0920/02//57544857.anhbacmam3.jpg[/img]


2- Trong quãng đời chơi cu gáy, bác có những kỉ niệm vui nào có thể chia sẻ cho anh em cu cò được biết không ạ?

Bác có nhiều kỉ niệm vui lắm. Kỉ niệm đầu tiên là hồi xưa bác vào Sài Gòn thì gặp một Việt kiều từ Thái Lan về, thấy bộ đội lại là cán bộ hình sự nên mời ra Bình Phước chơi. Ở đây ông già bẫy mấy ngày trời mới được một con chim, là một con chim già, ông quý lắm, bác hỏi mua nhưng ông không bán, nhưng sau ông lại tặng bác con chim đó, bác vui lắm.

Kỷ niệm thứ hai là có lần bác vào Đô Lương, Nghệ An mua một con cu gáy với giá chỉ có 10 nghìn/con, mang về đơn vị bỏ vào lồng. Anh em thấy hay vào xem, không  may làm con cu gáy bay mất, lúc đó bác buồn lắm. Thấy con cu đang đậu trên cây bạch đàn, anh em liền nảy ra sáng kiến là dùng xe cứu hỏa xịt vòi nước cực mạnh lên cây làm con cu quay tít rồi rơi xuống đất, thế là mọi người xông vào tóm được con cu. Sau đó bác mang về Hà Nội để nuôi.

3- Thế số phận 2 con cu gáy này bây giờ ra sao rồi ạ? Bác có còn nuôi 2 em nó nữa không ạ?


Con cu gáy bị bắt lại bằng vòi xịt nước cứu hỏa thì  một thời gian sau bị trộm vào khoắng mất cùng với cả một số quần áo lông của Đức. Còn con được tặng ở Bình Phước thì nuôi mãi 4-5 năm không thấy nổi, giọng kim, đến khi nổi thì bác để lại cho anh em vì bác cũng có nhiều anh em chơi cu gáy.


[img]http://i1.upanh.com/2013/0920/02//57544858.anhbacmam4.jpg[/img]


4- Bác có thể kể tên một số anh em cu thủ nhiệt tình mà bác quen biết không ạ?

Ông Doãn ở Khâm Thiên-Hà Nội: Hồi chiến tranh ông ấy đã 70 tuổi. Sau đợt chiến tranh phá hoại, nghe tin có con chim mồi nổi rất hay bán với giá 60đ, ông đã vào tận Thanh Hóa để mua con gáy đó.

Ông Thành ở Vọng Đức: rất nhiệt tình, đã thích con gáy nào là đến chờ từ 4h30 sáng ở đầu ngõ nhà bác để mua cu.


[img]http://i2.upanh.com/2013/0920/02//57544859.anhbacmam5.jpg[/img]


5- Bác phân biệt các giọng cu gáy bằng cách nào ?

Qua giao lưu học hỏi với anh em thì bác biết cách phân biệt giọng cu gáy. Ngày xưa các cụ hay chơi gáy bổ 5, bổ 6, tức là có hậu nhưng bây giờ người ta không thích loại đó nữa vì gáy dài như vậy thường sẽ ra ít bài bản.


6- Thế hiện tại các bác hay đi bẫy cu gáy ở đâu ạ?

Bác hay đi cùng anh em, có một cậu hay đưa đi bằng ôtô đến bẫy ở Mai Dịch hay Xuân Đỉnh.


7- Hiện nay các tiêu chí để chấm điểm cho một con cu gáy bài bản là gì ạ?

Có cả một bảng tiêu chí đã được in ra, cháu xem đây này. Có các tiêu chí gáy gọi, gù đơn, gù chồng đấu, gáy dặt (dặt, gù xen, vấp, dặm), lèo, chu vv. Lát nữa bác sẽ giải thích cụ thể cho cháu.


8- Cháu cảm ơn bác ạ. Bác cho cháu hỏi là trong tương lai làm thế nào để các cuộc thi cu gáy diễn ra ngày càng nhiều và trở nên quen thuộc với mọi người hơn?

Thực ra vấn đề này cũng đòi hỏi nhiều thời gian vì nuôi được một con cu gáy bài bản rất công phu, do đó chơi cu gáy không thể mang tính thương mại được. Một cuộc thi cu gáy không thể một lúc có tới 700 hay 800 con tham gia như cuộc thi chào mào được vì chim chào mào có tiêu chí chấm đơn giản hơn nên một giám khảo có thể quan sát được nhiều con, trong khi đó trong hội thi cu gáy thì một giám khảo cùng lắm chỉ chấm được vài con.


[img]http://i5.upanh.com/2013/0920/02//57544916.anhbacmam6.jpg[/img]
              Bác Mấm bên cháu nội và lồng quả đào

Cháu cảm ơn bác về những thông tin quý báu này ạ. Chúc bác luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục niềm đam mê cu gáy và truyền cảm hứng cho các thế hệ anh em cu thủ sau này. Sắp tới nếu có điều kiện, cháu và anh em cu thủ sẽ đến chơi với bác.

 
(Bài phỏng vấn đã được bác cugay_hn duyệt  :d và được sự đồng ý của bác Mấm)

17

Các bác xem có đúng như vậy không nè  :d


http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/


                    Khác biệt thú vị giữa đàn ông và phụ nữ

(Dân trí) - 1. Đàn ông sẽ trả gấp đôi để có được thứ mà anh ấy muốn. Phụ nữ chỉ chi một nửa tiền cho món đồ cô ấy không thực sự cần nhưng lại đang trong kỳ giảm giá.

2. Phụ nữ thường lo lắng cho tương lai cho đến khi cô ấy kiếm được một tấm chồng. Đàn ông chẳng lo nghĩ gì về tương lai cho đến khi anh ta lấy vợ.

3. Đàn ông thành đạt là người kiếm được tiền nhiều hơn số vợ anh ta sẽ tiêu. Phụ nữ thành đạt là người kiếm được một ông chồng như thế.

4. Để hạnh phúc bên một người đàn ông, bạn sẽ phải hiểu anh ấy rất nhiều và yêu anh ấy chút chút. Để hạnh phúc bên một người phụ nữ bạn lại phải yêu cô ấy thật nhiều và đừng có cố tìm cách hiểu cô ấy.

5. Đàn ông đã kết hôn sống thọ hơn đàn ông độc thân, nhưng đàn ông đã kết hôn lại sẵn sàng chết so với trai chưa vợ.

6. Bất kỳ người đàn ông đã kết hôn nào cũng nên quên đi những lỗi lầm của anh ta, bởi chẳng ích gì khi cả hai vợ chồng cùng nhớ về một thứ.

7. Đàn ông lúc tỉnh giấc và trước khi đi ngủ trông chẳng khác gì nhau. Phụ nữ thì xuống sắc hơn rất nhiều sau một đêm say giấc.

8. Phụ nữ lấy chồng và hy vọng anh ấy thay đổi nhưng chẳng suy chuyển được gì. Đàn ông lấy vợ chỉ mong cô ấy vẫn như xưa nhưng cô ấy lại thay đổi.

9. Phụ nữ luôn là người nói lời cuối cùng trong mọi cuộc tranh cãi. Bất kỳ lời nào người đàn ông nói sau đó sẽ khơi mào cho trận chiến mới.

10. Có 2 thời điểm đàn ông không hiểu đàn bà: Trước và… sau hôn nhân.


11. Phụ nữ trưng diện để đi mua sắm, đi tưới cây, đổ rác, trả lời điện thoại, đọc sách, check mail. Đàn ông chỉ ăn mặc chỉnh tề khi đến đám cưới hay đi dự tang lễ.

12. Phụ nữ biết mọi thứ về các con của cô ấy: Lịch hẹn với bác sĩ nha khoa, bạn thân của con, thức ăn khoái khẩu, giấc mơ, hy vọng, chuyện yêu đương và cả những lo sợ bí ẩn. Đàn ông chỉ lờ mờ nhận ra là có vài đứa nhóc ở chung nhà với mình.

13. Đám phụ nữ khi làm bạn với nhau thường nói những lời có cánh: “Trời ơi mình yêu mấy bồ quá”, và tình bạn đó chỉ kéo dài nhiều lắm thì 2-3 năm. Đàn ông khi tụ tập toàn nói tục, chửi thề, họ gọi nhau với những biệt danh chẳng mấy hay ho nhưng tình bạn thì kéo dài mãi mãi.


14. Phụ nữ chọn dầu gội đầu dựa trên các tiêu chí về hiệu quả, thương hiệu, mùi hương, thành phần, màu sắc, chất lượng, thiết kế mẫu mã, mức độ phổ biến, những nhận xét từ người đã dùng… Đàn ông chọn dầu gội đầu chỉ quan tâm một điều duy nhất: Có chữ “dầu gội” trên vỏ chai.

15. Đàn ông vào tiệm cắt tóc, trả vài chục nghìn để biến mái tóc từ tổ quạ thành húi cua. Phụ nữ bước từ tiệm ra sau khi đã trả đến tiền triệu và mái tóc cô ấy trông chẳng khác gì chưa khi cắt.

16. Phụ nữ một tối không về nhà. Hôm sau cô ấy nói với chồng là em ngủ lại ở nhà cô bạn. Ông chồng nhấc điện thoại gọi cho 10 cô bạn thân của vợ, chẳng cô nào biết đêm qua vợ anh ta đã đi đâu. Đàn ông một tối không về nhà. Anh ta nói với vợ rằng đã ngủ lại ở nhà anh bạn. Cô vợ điện thoại cho 10 người bạn của chồng. 8 trong số đó xác nhận chồng cô ngủ lại nhà họ tối qua, 2 người còn lại thậm chí còn nói như đinh đóng cột rằng chồng cô vẫn đang ở đó.


18
Cây cảnh / Cây cảnh 'còi' của Minhtri
« vào lúc: 09/09/2013 11:13:50AM »
       Thưa các mod và các anh chị em cu thủ yêu quý,


  Nhìn cây cảnh và hoa lan của anh em đẹp quá, mà minhtri thì tính cứ hay 'vui đâu chầu đấy'  :d nên cũng muốn góp vui.

   Cách đây vài tháng có một người quen ở Hải Hậu-Nam Định (vốn là đất trồng rất nhiều cây cảnh quý để bán cho Trung Quốc) có nhã ý tặng cho gia đình một gốc cây cảnh rất đẹp mà minhtri chưa kịp nhớ tên cây  :d nhưng vì gốc cây to quá không mang ngay lên được nên đành gửi lại  :d


   Vì điều kiện nhà ở HN không được rộng rãi thoáng mát như ở các vùng khác, nên không có nhiều không gian cho cây cảnh. Minhtri cũng thích hoa lan, nhưng thích nhất vẫn là hoa sen, dù sen 'sớm nở tối tàn' nhưng buổi tối nhìn sen có vẻ đẹp lung linh huyền ảo lắm  :d. Sau đó là đến hoa thược dược đơn và kép đủ các màu. Cứ nhìn thấy hoa thược dược là lại nhớ về vườn hoa năm xưa hai mẹ con vẫn trồng, và không thể cưỡng lại được trước vẻ đẹp thánh thiện của hoa  :d (dài dòng quá  :d)


     Bây giờ nhà chỉ có mỗi chậu si đá bé xíu, minhtri mua nhân dịp đi du xuân Lễ Chùa Thầy- Hà Tây-Hà Nội cùng với cơ quan đầu năm nay. Các gốc cây đều được xếp theo nhiều thế, và mỗi thế lại mang một ý nghĩa riêng. Có mỗi minhtri và 2 chị em 'dở hơi' khác hai tay vác các chậu cây như lực sĩ cử tạ băng băng lao hơn 200 bậc thang xuống chân Chùa và mang về HN, đây là 'của một đồng-công một nén' đấy ạ, mời các bác xem có phải đúng là cây si đá như người bán hàng giới thiệu không ạ:


                Sau 6 tháng chăm sóc, gốc cây si đá đã mọc thêm nhiều lá xanh non:






[/URL



              Chậu si đá này có 4 gốc, 2 gốc to tượng trưng cho bố mẹ, 2 gốc bé tượng trưng cho 2 cu non:


[URL=http://s790.photobucket.com/user/minhtri_cugay/media/caysida2_zps558103c0.jpg.html][/URL


 :d :d :d

19
Tâm sự- Nhật ký / Chúc mừng ngày Quốc Khánh 2-9
« vào lúc: 02/09/2013 10:57:51AM »

 Thưa các mod và các anh chị em cu thủ yêu quý,

              Ngày 2-9 thấy mọi người chúc mừng nhau từ sớm, nên minhtri cũng mạnh dạn gửi lời chúc tới toàn thể các mod và các anh chị em cu thủ trên diễn đàn yêu quý  :d. Chúc các mod và các anh chị em luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an, may mắn, thuận lợi  :d để thỏa sức cùng niềm đam mê cu gáy  :d.

Trân trọng

20
Tâm sự- Nhật ký / Chuyện tình...cu thủ
« vào lúc: 30/08/2013 06:21:27AM »
 Thưa các mod và các anh chị em cu thủ yêu quý,

          ‘Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ - Từ độ người đi …thương nhớ âm thầm’.

Mùa thu nắng trải vàng ấm áp, những cơn gió hiu hiu se lạnh, lá vàng rơi trên phố, mùi hoa sữa nồng nàn, … khiến cho lòng người cũng trở nên man mác, kỉ niệm..tình yêu lại ùa về… 8->

Mình và một số bạn cu thủ đã ấp ủ chủ đề này từ hơn một tháng nay, dạo này thấy các bác cũng có ..tâm trạng, nên hôm nay mạnh dạn mở chủ đề này để các anh chị em sau những giờ bàn tán sôi nổi về cu cò thì vào đây chia sẻ, trút bầu tâm sự, hoặc đơn giản chỉ là đọc bài và sống lại những kỉ niệm của chính mình thời học trò thơ ngây, vụng dại… :d

‘Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời hết vui khi đã vẹn câu thề’  :d, mình vẫn nhớ có một câu hát trong nhạc vàng như thế này’.

Nào, xin mời các anh chị em! Xin kính các bác...mở màn trước.

Trang: [1] 2
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent